1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đọc - hiểu truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 theo đặc trưng thể loại (Văn bản Một người Hà Nội)

128 947 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 659,29 KB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu văn học theo loại thế Ngay từ thời xa xưa, Arixtốt 384-322 TCN - một nhà triết học lỗi lạc của HyLạp cổ đại, người được Ăngghen đánh giá là “người bác học nhất

Trang 1

Trần Thị Quỳnh 1 Lóp K33C - Ngũ' Văn

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới Thạc sĩ Trần HạnhPhương, người đã luôn quan tâm, động viên và tận tình hướng dẫn tác giả trongquá trình thực hiện khoá luận này

Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cco giáotrong tố Phương pháp dạy học Ngữ Văn cùng tấ cả các thầy cô giáo trong khoaNgữ Văn đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tác giả học tập và nghiên cứu

Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2011

Tác giả

Trần Thị Quỳnh

Trang 2

Trần Thị Quỳnh 2 Lóp K33C - Ngũ' Văn

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan khoá luân tốt nghiệp: “Đọc - hiểu truyện ngắn Nguyễn

Khải sau 1975 theo đặc trưng thế loại” (Văn bản “Một người Hà Nội”) /à kết quả

nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Hạnh Phương.Các kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực và chưa được công bốtrong bất cứ công trình nào

Hà nội, ngày 1 tháng 5 năm 2011

Tác giả

Trần Thị Quỳn

Trang 3

Trần Thị Quỳnh 3 Lóp K33C - Ngũ' Văn

hKÍ HIỆU VIẾT TẮT

GV: Giáo viên

HS: Học sinh

CH: Câu hỏi

DKTL: Dự kiến trả lời SGK: Sách giáo khoa

SGV: Sách giáo viên

THPT: Trung học phổ thông

.MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

2 Lịch sử vấn đề

3 Mục đích nghiên cứu

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

5 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Trần Thị Quỳnh 4 Lóp K33C - Ngũ' Văn

6 Phạm vi nghiên cứu

7 Phương pháp nghiên cứu

8 Bố cục của khóa luận

1.1.2.2.Đặc điểm của hoạt động tiếp nhận văn học

1.1.2.3.Bạn đọc với vấn đề tiếp nhận văn học

1.1.3 Vấn đề đọc - hiểu

1.1.3.1.Khái niệm đọc - hiểu

1.1.3.2.Đọc hiểu là một con đường tiếp nhận tác phẩm văn học

Các cấp độ đọc - hiể

Trang 5

2.1 Vài nét về sự nghiệp của Nguyễn Khải

2.2 Vị trí của Nguyễn Khải ở nhà trường Phố thông

2.3 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975

2.3.1 Cốt truyện

2.3.2 Nhân vật

2.3.2.1 Nhân vật tư tưởng và nhân vật người kế chuyện

2.3.2.2 Nhân vật là những con người trong cuộc sống đời thường

2.3.2.2 Nhân vật là những con người mang chứa vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn

Trang 6

Trần Thị Quỳnh 6 Lóp K33C - Ngũ' Văn

2.3.3 Ngôn ngữ

2.3.4 Giọng điệu

2.3.4.1 Giọng triết lí, tranh biện

2.3.4.2 Giọng trầm lăng suy tư

2.3.4.3 Giọng cà kê, dân dã, hóm hỉnh

2.4 Đọc - hiểu văn bản “Một người Hà Nội” theo đặc trưng thể loại

2.4.1 Hướng dẫn HS tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh biểu tượng

Hướng dẫn HS tìm hiểu các nhân vậ

2.4.2 tHướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu Chương III: Giáo án thựcnghiệm: “Một người Hà Nội” Ket luận

Tài liệu tham khả

oPHẢN MỘT: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông là môn học vừa mang tính khoa học,vừa mang tính nghệ thuật Nó có khả năng thâm nhập vào thế giới tâm hồn bạn đọc,làm thanh lọc tâm hồn và hướng họ tới cái Chân - Thiện - Mĩ Do vậy dạy học NgữVăn chính là dạy và tập cho HS biết tiếp nhận văn chương một cách sáng tạo; bồi

Trang 7

Trần Thị Quỳnh 7 Lóp K33C - Ngũ' Văn

dưỡng năng lực tư duy văn học, tư duy thẩm mĩ đế mỗi em có thói quen tiếp nhận chủđộng những giá trị văn minh, văn hoá tinh thần của dân tộc và nhân loại Mặt kháccùng với Toán học, môn Ngữ Văn “có vị trí hàng đầu trong các môn học ở trường phốthông, trong đó Văn được xếp trước Toán” Sở dĩ như vậy là vì môn Ngữ Văn là “công

cụ cho tất cả các môn, công cụ tư duy, công cụ diễn đạt, công cụ học tập” (Lê TríViễn)

Tuy nhiên, trong thực tế giáo dục phố thông, môn Ngữ văn chưa thế hiện được

vị trí hàng đầu đó Chất lượng dạy và học Ngữ Văn còn tồn tại nhiều bất cập, hạnh chế.Ngày càng có ít những HS thực sự yêu thích và đam mê môn Ngữ Văn; thay vào đó làmột bộ phận không nhỏ HS tỏ ra bàng quan, thờ ơ với văn chương Điều này xuất phát

từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: Một số GV vẫn còn thói quen dạy học theo kiểutruyền thụ kiến thức một chiều, biến giờ học Ngữ Văn thành giờ đọc chép Nhiều GVchưa chủ trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của HS cũng như chưa chỉ ra chongười học những con đường tích cực chủ động đế thu nhận kiến thức Vì vậy, vấn đềcấp thiết luôn được đặt ra là phải thường xuyên đối mới phương pháp dạy học Trong

đó, dạy học Ngữ Văn theo con đường đọc-hiểu được xem là một giải pháp hữu hiệugóp phần cải thiện và nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ Văn ở trường THPT

Trang 8

Trần Thị Quỳnh 8 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Theo tinh thần đổi mới, cấu trúc chương trình và nội dung SGK được sắp xếptheo trục thể loại là chính Vì vậy hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản Ngữ Văn theo đặctrưng thể loại là một trong những hướng đi có nhiều ưu thế Nó không chỉ cung cấpcho HS những kiến thức cụ thể ở từng bài mà còn là cơ sở giúp các em nắm đượcnhững kiến thức chung về thể loại để có thể đọc- hiểu bất cứ một văn bản nào cùng thếloại

Nguyễn Khải là một trong những nhà văn lón của nền văn học Việt Nam nửasau thế kỉ XX Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn là một thể loại tiêu biểu trong sựnghiệp sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là những tác phẩm truyện ngắn sau 1975

SGK Ngữ Văn 12 tập 2 (Nâng cao) lựa chọn truyện ngắn “Một người Hà Nội” để

giảng dạy Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975, ngườiviết mong muốn những kiến thức này sẽ là cơ sở góp phần quan trọng vào việc đọc

hiểu văn bản “Một người Hà Nội” theo đặc trưng thể loại.

Là một sinh viên Sư phạm, một GV trong tương lai, thông qua đề tài này, ngườiviết mong muốn tích luỹ được những kinh nghiệm quý báu trong việc tiếp cận tri thức,phương pháp dạy học đổi mới và phương pháp nghiên cứu khoa học để phục vụ tốt chocông việc giảng dạy ở phổ thông trung học

Trang 9

Trần Thị Quỳnh 9 Lóp K33C - Ngũ' Văn

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu văn học theo loại thế

Ngay từ thời xa xưa, Arixtốt (384-322 TCN) - một nhà triết học lỗi lạc của HyLạp cổ đại, người được Ăngghen đánh giá là “người bác học nhất trong số những nhàbác học đương thời” đã đề cập đến vấn đề loại thể trong công trình nghiên cứu nổitiếng “Nghệ thuật thi ca” Trong công trình này, Arixtốt đã nói đến ba phương thức môphỏng hiện thực là: Tự sự, trữ tình và kịch Sau này, nhiều nhà nghiên cứu cũng thốngnhất chia toàn bộ tác phẩm văn học ra làm ba loại như trên xuất phát từ phương thứcphản ánh hiện thực của chúng Họ gặp nhau ở một điểm là khi tìm đến loại thể của vănchương không nên chỉ dừng lại ở hình thức cấu trúc

Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu văn học theo loại thể cũng được nhiều nhà nghiêncứu quan tâm, chủ yếu trên hai lĩnh vực: Lí luận và phưong pháp Thành tựu của nóđược áp dụng vào việc tổ chức xây dựng chương trình SGK Ngữ Văn

Trên lĩnh vực lí luận, các tác giả: Nguyễn Lương Ngọc, Thành Thế Thái Bình,

Hà Minh Đức, Trần Đình Sử, Phương Lựu đã có những đóng góp quan trọng vào sự

phát triến của ngành lí luận nước nhà Tiêu biểu là hai cuốn giáo trình “Lí luận văn

học” của Đại học Tống hợp do Hà Minh Đức (chủ biên) và của Đại học Sư phạm do

Trang 10

Trần Thị Quỳnh 10 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Phương Lựu (chủ biên) Nhìn chung các tác giả của hai cuốn giáo trình này đều tậptrung nghiên cứu vấn đề loại thể Song, ở mỗi tác giả lại có những kiến giải và cáchphân chia loại thế khác nhau Đồng thời ỏ mỗi loại thế lại đi sâu vào việc nghiên cứunhững thế loại nhở khác nhau

Trên lĩnh vực phương pháp, những tài liệu có liên quan trực tiếp và các tác giả

có dụng công biên soạn việc xác định vấn đề thể loại trong dạy học Văn ỏ nhà trường

phố thông phải kế đến “Vẩn đề giảng dạy tảc phẩm theo loại thể” (1970) của tập thể

tác giả Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn và Đàm Gia cấn.Cuốn sách đã góp phần làm rõ nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa loại thể và phươngpháp dạy học Văn Các tác giả đã đi sâu vào ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch Sau đó gợi

ý phân tích nhiều thể nhở hơn như: Thơ, biền văn, truyện, kí, hịch

Trong cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương” (theo loại thể), TS

Nguyễn Viết Chữ cũng nghiên cứu phương pháp dạy học văn chương theo loại thể.Trong đó, tập trung vào phương pháp dạy học các tác phẩm tự sự, trữ tình và phươngpháp chung dành cho các loại thể văn học nước ngoài - một bộ phận đặc biệt củachương trình văn học trong nhà trường

Trang 11

Trần Thị Quỳnh 11 Lóp K33C - Ngũ' Văn

GS Nguyễn Thanh Hùng trong “Học văn, dạy vấ/2”(2000) cũng đã dành mười

sáu trang cho việc cảm thụ và phương pháp dạy học thơ trữ tình

Như vậy, có thể thấy cả hai ngành lí luận và phương pháp đều đã có nhữngđóng góp quan trọng vào việc dạy học Văn ở nhà trường phổ thông theo đặc trưng thểloại

2.2 Những công trình nghiên cứu về đọc-hiểu

Đọc-hiểu từ lâu đã không còn là vấn đề mới lạ của khoa học về phương pháp.Nghiên cứu về hoạt động đọc và khả năng của nó trong giờ dạy tác phẩm văn chương

đã trở thành đối tượng rất đáng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoàinước

Trong tài liệu dịch, trước hết phải kế đến công trình “Phương pháp giảng dạy

văn học ở trường phô thông” của V.A.Nhicônxki (Nga) Ngay từ những dòng đầu tiên

khi bàn đến phương pháp dạy học bộ môn, cuốn sách đã rất chú ý đến hoạt động đọccủa HS Tác giả cũng đưa ra những ý kiến cá nhân về thủ thuật và phương pháp “đọcdiễn cảm” và đọc bình giá của GV

Trong giáo trình “Phương pháp luận dạy học” Ia.Rez đã trình bày một cách có

hệ thống các phương pháp và biện pháp dạy học Trong đó, tác giả đã đặt phương pháp

Trang 12

Teong công trình “Dạy đọc - hiếu là tạo nền tảng vẫn hoả cho người đọc” tham

gia hội thảo khoa học chương trình và SGK thí điếm THCS tháng 9/2000, GS NguyễnThanh Hùng đã chỉ ra việc đọc - hiểu văn bản góp phần hình thành, củng cố và pháttriển năng lực, nắm vững và sử dụng Tiếng Việt Vì vậy “Dạy đọc - hiểu là dạy cho HScách đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản, tò

đó hình thành được kĩ năng đọc và biết vận dụng chúng trong cuộc sống có hiệu quả”.Trên báo văn nghệ số ra ngày 14/2/1998, GS.TS Trần Đình Sử thông qua bài

viết “M5/Ĩ Văn - thực trạng và giải pháp” đã nhấn mạnh một trong ba mục tiêu của

dạy học Văn là “rèn luyện khả năng đọc - hiểu các văn bản, đặc biệt là văn bản văn họcnhằm tạo cho HS biết đọc văn một cách có văn hoá, có phương pháp, không suy diễntuỳ tiện, dung tục” Quan niệm về đọc văn của tác giả tiếp tục được trình bày rõ hơn

trong lời mở đầu cuốn “Đọc văn, học văn

Trang 13

Trần Thị Quỳnh 13 Lóp K33C - Ngũ' Văn

GS Phan Trọng Luận cũng là một trong những nhà khoa học đi vào vấn đề đọcvăn bản sớm nhất.Đặt vấn đề đối mới phương pháp dạy học Văn, trong chuyên luận

“Cảm thụ văn học, giảng dạy vãn học” tác giả đã phân tích rõ tầm quan trọng của hoạt

động đọc: “Đọc từ chữ đầu đến chữ cuối, đọc cho âm vang, đọc để tri giác, cảm giác

được bằng mắt bằng tai tò ngữ, hình ảnh, chi tiết ” Trong cuốn giáo trình “Phương

pháp dạy học văn ” (2001), tcs giả đã xem đọc diễn cảm là một trong ba phương pháp

thường dùng trong quá trình thâm nhập tác phẩm văn chương, cùng với phương pháp

so sánh và phương pháp tái hiện hình tượng

Như vậy qua một số công trình nghiên cứu kế trên, chúng ta có thế thấy rõ tầmquan trọng của việc đọc văn Vì vậy, để hoạt động dạy học văn ở nhà trương phổ thôngđạt hiệu quả cao, GV cần phải chú ý đến việc tổ chức, hướng dẫn cho HS đọc văn bản.2.3 Các công trình nghiên cún về truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975.Trong tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK lóp 12môn Ngữ Văn”,

với bài viết “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngan của Nguyễn Khải

sau 1975”, tác giả Đặng Thị Mây đã nêu lên những đổi mới trong quan niệm nghệ

thuật về con người trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải sau 1975

Trang 14

Trần Thị Quỳnh 14 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Tác giả Bích Thu trong bài viết “Giọng điệu trần thuật trong truyện ngan

Nguyễn Khải những năm 80 đến nay” trên Tạp chi Văn học số 10,1997 đã nêu khái

quát những vấn đề có liên quan đến giọng điệu trong các sáng tác của Nguyễn Khải sau

1975 Tác giả nhận định: “Trong cấu trúc các sáng tác sau 1975 nói chung, truyện ngắn

“Một người Hà Nội” và “Nắng chiều” nói riêng, Nguyễn Khải đã có ý thức đặt nó ỏ'những điểm nhìn khác nhau, đặt vào những cuộc thoại sinh động đã tạo nên một giọngđiệu nhẹ nhàng mà dí dỏm, đôi lúc có thâm trầm, sâu lắng đọng lại trong những lờibình luận tinh tế chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn”

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh trong bài viết “Mợí vài phương pháp tiếp cận

truyện ngắn sau 1975” trên trang Web Chuyen.qb.com đã /7ghiên cứu truyện ngắn

“Mọí người Hà Nội” ở phương diện điếm nhìn trần thuật Trong bài viết, tác giả đã chỉ

ra những điểm nhìn khác nhau trong truyện ngắn này

Nhìn chung, các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu từng vấn đề riêngcủa truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975.Tiếp thu gợi ý của các nhà nghiên cứu, ngườiviết đi vào tìm hiếu truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 với ba dặc trưng cơ bản.Ọua

đó vừa làm nổi bật những đóng góp nghệ thuật của nhà văn vừa phục vụ cho việc đọc

-hiếu truyện ngắn “Một người Hà Nội” theo đặc trưng thể loại.

Trang 15

4 Nhiệm vụ nghiên cún

4.1 Tìm hiếu lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết đọc - hiếu, thế loại tự sự

4.2 Nghiên cứu đặc điếm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975

4.3 Vận dụng vào quá trình đọc hiểu truyện ngắn “Một người Hà Nội” trong SGKNgữ Văn 12, tập 2 (Nâng cao)

5 ĐỐÌ tượng nghiên cứu.

Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975

6 Phạm vi nghiên cứu

Truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975

Khảo sát qua truyện ngắn “ Một người Hà Nội” (Chương trình Ngữ văn nângcao lớp 12)

7 Phương pháp nghiên cứu

Trang 16

Phần nội dung: Gồm ba chương

Chương 1 :Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Chương 2:Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975 và đọc - hiểuvăn bản “Một người Hà Nội” theo đặc trưng thể loại

Chương 3: Giáo án thực nghiệm

Trang 17

Trần Thị Quỳnh 17 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Giáo dục là một hoạt động có mục đích của nhà Sư phạm nhằm hìmh thàmh cho

HS những phẩm chất và năng lực nhất định Tuy nhiên, HS ở từng độ tuối, từng cấphọc khác nhau lại mang trong mình những đặc điếm tâm sinh lí rất khác nhau Đốitượng chủ yếu của hoạt động dạy học ở phố thông là các em HS ở độ tuổi từ 6-18,tương đương với ba lứa tuổi (Nhi đồng, thiếu niên, thanh niên) ở ba cấp học (Tiếu học,THCS, THPT).VÌ vậy để hoạt động giáo dục nói chung và hoạt đọng dạy học văn nóriêng đạt hiệu quả cao cần phải căn cứ vào đặc điếm và khả năng của từng đối tượng để

đề ra nhiệm vụ, đồng thời lựa chọn những phương pháp, phương tiện dạy học thíchhợp

Trong cuốn giáo trình “Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học Sư phạm’'’ các nhà

nghiên cứu đã chỉ rõ HS ở bậc THPT là các em HS giai đoạn đầu của lứa tuối thanhniên (từ 14, 15 tuối - 17, 18 tuổi) Ớ cấp học này, HS đã tích lũy được một lượng kiếnthức và kinh nghiệm sống tương đối phong phú Hoạt động học tập của các em đòi hỏitính năng động và tính độc lập cao hơn nhiều so với ở THCS và Tiểu học Đặc biệt, ởcuối bậc THPT, các em đã xác định được cho mình một hứng thú nhất định đối với mộtmôn học hoặc lĩnh vực tri thức nhất định nào đó có liên quan đến việc lựa chọn nghềnghiệp trong tương lai Bởi vậy, các em càng có ý thức rõ ràng hơn về nhiệm vụ, động

Trang 18

Trần Thị Quỳnh 18 Lóp K33C - Ngũ' Văn

cơ học tập của bản thân và có một thái độ học tập tích cực, tư giác Mặt khác, ở lứa tuổithanh niên, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức: Trigiác có mục đích đã đạt tới mức rất cao Quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thốngtín hiệu thứ hai và không tách khởi tư duy ngôn ngữ Bên cạnh ghi nhớ có chủ định,khả năng ghi nhớ trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngay một tăng lên rõ rệt trong hoạtđộng trí tuệ Đặc biệt, do sự phát triển của hệ thận kinh với cấu trúc phức tạp và chứcnăng của não phát triển, hoạt động tư duy của thanh niên HS có thay đổi quan trọng.Các em có khả năng tư duy ly luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo trọngnhững đối tượng quen biết đã được học ở trường Tư duy của các em chặt chẽ hơn, cócăn cứ và nhất quán hơn Đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triến

Những đặc điểm trên chứng tỏ HS ở THPT hoàn toàn có khả năng tư duy mộtvấn đề văn học vì vậy, trong hoạt động dạy học, GV bằng kiến thức và năng lực sưphạm phải biết cách tổ chức điều khiển hoạt động dạy học nhằm khơi gợi khả năng tưduy và tính tích cực, chủ động của HS

1.1.1.2 Lý luận dạy học hiện đại

Trong khoảng thời gian tương đối dài, hoạt động dạy học trong nhà trường phốthông ở Việt Nam gắn liền với phương pháp dạy học truyền thống theo kiếu truyền thụ

Trang 19

Trần Thị Quỳnh 19 Lóp K33C - Ngũ' Văn

kiến thức một chiều Theo đó, thầy giáo đóng vai trò trung tâm của mọi hoạt động.Người thầy bằng kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được trở thành người phán truyềnchân lý cho HS - những con chiên ngoan đạo Hoạt động dạy học không những khôngphát huy được tính tích cực chủ động của HS mà còn biến HS thành những nhân vậtthụ động chỉ biết nghe và tiếp thu một cách máy móc lời giảng của thầy, thậm chí rậpkhuân theo những gì thầy đọc cho chép Có thể hình dung mối quan hệ chính giữa thầy

và trò là quan hệ đon tuyến theo đường thẳng: Tri thức —» GV—»HS Ưu điểm củaphương pháp dạy học truyền thống là tiết kiệm thời gian, đồng thời lượng kiến thức mà

GV cung cấp cho HS là tương đối đầy đủ, liền mạch và có hệ thống Tuy nhiên, nhượcđiểm lớn nhất của phương pháp này là hạn chế hoạt động và triệt tiêu khả năng sáng tạocủa HS Đồng thời, dễ gây ra tâm lí chán nản, ức chế và làm giảm hứng thú học tập của

HS Vì vậy hiệu quả hoạt động chưa cao

Từ những hạn chế trên, đối mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếunhằm đáp ứng nhu cầu bức xúc của toàn xã hội Neu trước đây những kiến thức mà HS

có được chỉ đến qua “bộ lọc” của GV, GV dạy điều gì, HS biết điều ấy, nhất nhất tinlời GV, vâng lời GV thì giờ đây quan hệ ấy đã thay đổi Dạy học theo hướng đổi mới

đã chuyển từ dạy học lấy thầy làm trung tâm sang dạy học lấy trò làm trung tâm hay

Trang 20

Trần Thị Quỳnh 20 Lóp K33C - Ngũ' Văn

“dạy học hướng vào người học Vì vậy, vai trò và chức năng của GV trong cơ chế mới

cung thay đổi.GV không phải là nhạc công mà là nhạc trưởng điều khiển cho mọi nhạccông sử dụng hài hoà nhạc cụ của mình.HS cũng không phải là bình chứa như trước

mà là những ngọn lửa GV là người thắp sáng lên những ngọn lửa ấy Như vậy, đổimới phương pháp dạy học không làm hạ thấp vai trò của GV mà biến GV thành ngườiđịnh hướng, người tổ chức, điều khiển mọi hoạt động dạy học Mặt khác, nó cũng tạođiều kiện cho HS bộc lộ mình và cũng phải tích cực, chủ động trong mọi hoạt động đế

có thế tự mình chiếm lĩnh những tri thức

Đối với môn Ngữ Văn nói riêng, trước đây quan niệm về dạy Văn chủ yếu làgiảng Văn thì hiện nay dạy học Văn là dạy HS đọc - hiểu văn bản.Đứng trước một vănbản văn học thì cả GV và HS đều bình đẳng như nhau Vì vậy, GV không áp đặt cáchhiểu của mình cho HS mà chỉ là người hướng dẫn, tố chức cho HS đọc - hiếu Đọc -hiếu vì thế vừa là một hoạt động đặc thù vừa được xem là một chiến lược trong đốimới phương pháp dạy học Ngữ Văn ở nhà trường phố thông hiện nay

1.1.2 Vấn để tiếp nhận văn học

1.1.2 ỉ Khái niệm

Trang 21

Trần Thị Quỳnh 21 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Xung quanh vấn đề tiếp nhận văn học hiện nay đang tồn tại rất nhiều nhữngquan niệm và ý kiến đánh giá khác nhau của các nhà nghiên cứu

Theo ‘Tz> điên thuật ngữ văn học”: “Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm

lĩnh giả trị tư tưởng thâm mĩ của tác phấm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ vãn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài năng tác giả cho đến sản phấm sau khi đọc”.

Theo các tác giả biên soạn cuốn giáo trình “Lỷ luận văn học” do Phương Lựu chủ biên thì: “Tiếp nhận văn học là giai đoạn hoàn tất quả trình sảng tác ” của vẫn

Cùng quan tâm đến vấn đề này, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương trong cuôn

“Phương pháp tiêp nhận tác phâm văn học ở trường phô thông trung học” khăng

Trang 22

Trần Thị Quỳnh 22 Lóp K33C - Ngũ' Văn

định: “Tiêp nhận văn học là một quá trình” và “Quá trình tỉêp nhận là một quá trình

tâm lý phức tạp vừa mang tỉnh chủ quan vừa mang tỉnh khách quan

Như vậy, dù nêu định nghĩa dài hoặc ngắn với nội hàm tương đối khác nhausong hầu hết các khái niệm mà các nhà nghiên cứu đưa ra đã thể hiện rõ bản chất củaquá trình tiếp nhận văn học Đó là quá trình mà người đọc bằng vốn văn hoá cùng trítưởng tượng phong phú của mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phấm đểkhám phá, phát hiện và chiếm lĩnh những giá trị tư tưởng thẩm mĩ mà nhà văn gửi gắmqua lớp ngôn từ, hình ảnh Cũng có khi người đọc trở thành người sáng tạo văn bản,phá vỡ chuẩn mực mà tác giả gửi gắm trong văn bản; phát hiện thêm những tầng ýnghĩa mới, vượt khỏi ý đồ của tác giả, bố sung, hoàn thiện thêm những giá trị thấm mĩ,đem lại cho văn bản một cách hiểu mới, một giá trị mới, đôi khi bất ngờ Bởi vậy, theothời gian lịch sử, tiếp nhận văn học có tác dụng to lớn trong thúc đẩy ảnh hưởng vănhọc, biến một văn bản khô khan thành một thế giới sống đông, phong phú và đầy cuốnhút

1.1.2.2 Đặc điếm của hoạt động tiếp nhận văn học

* Con đường sản sinh tác phẩm của nhà văn

Trang 23

Trần Thị Quỳnh 23 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Sáng tác tác phẩm văn học là một quá trình Thoạt đầu hình tượng nghệ thuậtnảy sinh trong ý đồ nghệ sĩ và được phát triển thành một thế giới nghệ thuật trọn vẹn,tồn tại dưới dạng tinh thần trong ý thức người nghệ sĩ Sau đó nó được thể hiện vào mộtphương tiện vật chất nhất định, trở thành một văn bản có thế đem ra đọc Tuy nhiên, từlúc thai nghén cho đến khi đứa con tinh thần ra đời là cả một quá trình đầy rẫy nhữngchông gai, thử thách mà người nghệ sĩ phải vượt qua Vì vậy, lao động nghệ thuật ngoàitài năng thiên bẩm còn đòi hỏi bản lĩnh, lương tâm và trách nhiệm của nhà văn đối vớinghề nghiệp của mình

Thực tế, để làm ra được một tác phẩm “wỗi người cỏ cách làm của mình, cách

sáng tạo của mình, không băt chước của ai được” (Tô Hữu) Hoạt động này phụ thuộc

vào đặc điếm tâm lý, cá tính của nhà văn, đặc điếm thế loại mà nhà văn sáng tác Tuynhiên, quá trình sáng tác vẫn phải tuân theo các bước cơ bản như sau: Hình thành ý đồsáng tác —» Giai đoạn chuẩn bị —» Giai đoạn sửa chữa

* Sự tiếp nhận của bạn đọc

Người sáng tác nào, dù tâm hồn có bay bống đến đâu nhưng khi sáng tác cũngmuốn tìm đến những bạn đọc tri âm, tri kỷ, những người muốn cùng tác giả đi đếnnhững miền sâu kín nhất của cuộc đời, của trái tim, của tâm hồn, hay cũng muốn phiêu

Trang 24

Trần Thị Quỳnh 24 Lóp K33C - Ngũ' Văn

lưu trên những đoạn đường đầy mưa nắng, gập ghềnh, gai góc mà cực kì hấp dẫn Bởi

vì một tác phẩm chỉ thành công khi được bạn đọc và công chúng đón nhận

Quá trình tiếp nhận bất kì một tác phẩm văn học nào cũng phải tuân thủ theonhững bước nhất định Đó là một quá trình bắt đầu từ việc đọc, phân tích, cắt nghĩa vàcuối cùng là bình giá

• Đọc tác phẩm

Tác phẩm văn học là một hệ thống các kí hiệu ngôn ngữ được nhà văn tổ chức,sắp xếp theo một kiểu loại nào đó tuỳ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của nhà văn Vì vậy,trước một tác phẩm văn học, bước đầu tiên để tiếp cận với nó chính là đọc đế tiếp nhận

và bộc lộ kết quả tiếp nhận tác phẩm của mình với người khác và với chính mình Ởmỗi thể loại có một cách đọc riêng do sự chi phối của đặc trưng thể loại: Trữ tình cầnchú ý tới cảm xúc, nhịp điệu Tự sự thì chú ý tới cốt truyện, nhân vật, người kểchuyện, kết cấu Kịch chú ý tới xung đột kịch Vì vậy, khi đọc cần nắm vững nhữngđặc trưng của từng thể loại để có cách đọc phù hợp, hiệu quả

• Hoạt động phân tích

Tác phấm văn học là một chỉnh thế thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệthuật Phân tích tác phẩm văn học là một thao tác chia nhỏ, tháo gỡ tất cả các yếu tố cómối quan hệ vốn không thể tách rời nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật Hoạt động

Trang 25

Trần Thị Quỳnh 25 Lóp K33C - Ngũ' Văn

này sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về đối tượng Tuy nhiên, sau khiphân tích, mố xẻ để hiểu rõ bản chất đối tượng, người đọc phải tiến hành lắp ghép,tống hợp đế có thể nhìn nhận chúng ở tầm khái quát, cần chú ý là: Không nên phân tích

tất cả các yếu tố trong tác phấm mà “phải lựa chọn ra những yếu tổ cơ bản, sâu sắc

của tác phấm, biết đi sâu vào cảm xúc mãnh liệt, trung thực nhât trong thê giới nội tâm, vượt qua sự đầy đủ von quen thuộc và xáo mòn, kiếm tìm sự súc tích của ngôn ngữ nghệ thuật ”(Nguyễn Thanh Hùng).

• Hoạt động cắt nghĩa

Cắt nghĩa là hoạt động quan trọng trong cơ chế tiếp nhận văn chương Cắt nghĩa

là để làm rõ ý nghĩa tác phẩm, bắt đầu từ việc lý giải, cắt nghĩa các chi tiết, hình ảnh vàcác hình tượng trong tác phẩm Thông qua hoạt động cắt nghĩa, người đọc với nhữnghiếu biết, kinh nghiệm, trình độ của mình tìm ra nội dung, ý nghĩa và dụng ý nghệthuật mà nhà văn gửi gắm Vì vậy, có thể nói cắt nghĩa đem lại nhận thức chắc chắn,

có cơ sở về tác phẩm văn học Nó được xem là cơ sở để đánh giá mức độ hiểu của mỗingười vì có hiểu mới cắt nghĩa được Càng hiểu nhiều, hiểu kĩ thì sự cắt nghĩa sẽ càngtrở nên sâu rộng

• Hoạt động bình giá

Trang 26

Trần Thị Quỳnh 26 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Hoạt động bình giá là bước cuối cùng của quá trình tiếp nhận tác phẩm dựa trêncác kết quả thu lượm từ hoạt động đọc, phân tích, cắt nghĩa trước đó Với hoạt độngnày, người đọc có thể tự do bày tỏ những ý kiến, những nhận xét, đánh giá chủ quanmang đậm màu sắc cá nhân của mình về tác phẩm Trọng tâm của hoạt động bình giá

là cái mới về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Tuy nhiên, khi bình giá cần hếtsức tránh lối nói phiến diện, xuyên tạc, càng tránh sự nhại lại ý kiến đánh giá củangười khác một cách thiếu bản sắc

Như vậy, có thể thấy tiếp nhận văn học là cả một quá trình với cả một hệ thốngcác hoạt động được lập trình theo trình tự từ thấp đến cao: Đọc —» phân tích —>• cắtnghĩa —» bình giá Hoạt động đi trước là tiền đề cơ sở giúp người đọc thực hịên hoạtđộng tiếp theo Nhờ vậy quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học được diễn ra một cáchđầy đủ, trọn vẹn

1.1.2.3 Bạn đọc với vân đê tiêp nhận văn học

Nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm văn học là đế truyền thụ những khái quát, cảm nhận

về những vấn đề phong phú của hiện thực đời sống Ngay cả khi tác giả viết cho mìnhthì chính tác giả cũng là một người đọc Vì thế chỉ khi người đọc tiếp nhận, quá trìnhsáng tạo kia mới hoàn tất Không có người đọc, không có công chúng thì những cố

Trang 27

Trần Thị Quỳnh 27 Lóp K33C - Ngũ' Văn

gắng của tác giả, mọi giá trị của tác phẩm đều chỉ là những trang giấy bất động và hoàntoàn không có giá trị Bởi vì ngưòi nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm nhưng người đọc mớichính là những người thẩm định, quyết định sự tồn vong của chúng

Tiếp nhận văn học là một quá trình diễn ra trong tư duy, tình cảm, tâm lí, sinh lícủa bạn đọc và hoàn toàn phụ thuộc vào thị hiếu của bạn đọc Vì vậy có thể cùng mộttác phẩm, ở mỗi thời điểm ngay ở cùng một bạn đọc thì sự lĩnh hội cũng khác nhau.Mặt khác, sự tiếp nhận ở mỗi bạn đọc nông sâu khác nhau phụ thuộc vào tư chất cánhân của mỗi người, vào trình độ, năng lực tiếp nhận, vốn sống, sự hiểu biết văn họcnghệ thuật, vào nghề nghiệp của họ cũng như vào thời đại, xã hội mà họ sống Chẳnghạn, cùng đọc tác phẩm “Truyện Kiều” nhưng vua Tự Đức đọc xong thì đòi nọc tác giả

ra đánh cho một trăm roi, Chu Mạnh Trinh thì phê phán cô Kiều “đoạn trưòng đảng

kiếp tà dâm” còn Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh lại cho “Truyện Kiều” là “Quốc hồn, Quốc tuỷ: Truyện Kiều còn, nước Nam con'” Như vậy, ý nghĩa khách quan của

tác phẩm hoàn toàn được tiếp nhận khác nhau ở mỗi bạn đọc Điều đó do tính đa nghĩa,

đa chiều của hình tượng nghệ thuật quyết định.Do đó tác động thấm mĩ của tác phẩmcàng lớn thì độc giả tiếp thu càng đa dạng, điều đó tạo nên tính dị biệt trong tiếp nhận

Trang 28

Trần Thị Quỳnh 28 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Mặt khác, trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học, ben cạnh tính khách quan

cần đảm bảo thì người đọc cũng gặp phải muôn vàn những khó khăn, thử thách do “Sự

chuyên chế về khoảng cách ”(cách dùng của GS Đặng Thanh Lê) Đó là khoảng cách vềkhông gian, thời gian lịch sử, khoảng cách về tâm lí, ngôn ngữ, văn hoá, Vì vậy nóđòi hỏi người đọc phải luôn luôn vận động đế rút ngắn khoảng cách, tiến tới tiếp nhậntác phẩm một cách đúng hướng và toàn diện nhất Những khoảng cách này có thể khắcphục bằng nhiều giải pháp Trong phạm vi đề tài này, người viết chọn con đường đọc

và tiếp nhận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại với mong muốn vượt quahàng rào ngăn cách, chống chọi lại với “uy quyền của những khoảng cách”

1.1.3 Vấn đề đọc - hiểu

1.1.3.1 Khái niệm đọc - hiêu

Theo “Từ điển Tiếng Việt” (2009): Đọc là ‘ ẽ Tiếp nhận nội dung của một tập hợp kí hiệu bằng cách nhìn vào kỉ hiệu ”[ ,434 ]

Đọc tác phấm văn học là khâu đầu tiên, là tiền đề trong việc tiếp nhận tác phẩmvăn học Đọc không chỉ để lĩnh hội thông tin, làm giàu hiểu biết, làm phong phú tâmhồn mà còn góp phần hoàn thiện nhân cách của con người

Có nhiều quan niệm khác nhau về “đọc”, song có thế hiếu một cách chung nhất:

Đọc là một hoạt động đặc trưng của con người, một hoạt động mang tính văn hoá nhằm

Trang 29

Trần Thị Quỳnh 29 Lóp K33C - Ngũ' Văn

thoả mãn một nhu cầu của đời sống Đồng thời nó cũng phản ánh năng lực, tầm vănhoá của người tiếp nhận Đọc gắn liền với hiểu, bởi vì mục đích cuối cùng của đọc là

để hiểu

“Hiểu” theo “Từ điển tiếng việt” (2009) là “Nhận ra ỷ nghĩa, bản chat, lỉ lẽ của

cải gì, bằng sự vận dụng trí tuệ” “Hiếu” còn được xem là một cấp độ trong kĩ năng tư

duy bậc cao, được biểu thị như sau: Nhớ —» hiểu —» vận dụng —»phân tích, đánhgiá

Theo M.Bakhtin trong sách “Con người trong thế giới ngôn từ” thì “hiểu” trong

đọc - hiếu bao gồm nhiều hành động gắn liền nhau Đó là các hoạt động

- Cảm thụ (tiếp nhận) kí hiệu vật chất (màu sắc, con chữ )

- Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó được lặp lại trong ngônngữ

- Hiếu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh

- Đối thoại với ý nghĩa đó (tán thành, phản đối) trong nhận thức bao gồm

cả sự đánh giá về chiều sâu và chiều rộng

Trang 30

Trần Thị Quỳnh 30 Lóp K33C - Ngũ' Văn

GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong “Đọc - hiểu tác phẩm văn chương trong nhàtrường lại quan niệm: “Hiểu tức là nắm vững và vận dụng được Hiểu tức là biết kĩ vàlàm tốt”

Hiểu một cách khái quát thì “hiểu” là mục đích cần đạt tới của đọc Do đó đọcluôn gắn liền với nhiều mức độ hiếu và “hiếu không bao giờ giản đơn chỉ là hiểunghĩa” Trong dạy học Ngữ văn, hiểu không phải là đích cuối cùng mà mục đích cuốicùng của dạy học Ngữ văn là để biết, để sống, để làm và để chung sống với mọi người.Như vậy, đọc và hiếu là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệgắn bó chặt chẽ

Vậy đọc - hiểu là gì?

Theo PGS TS Nguyễn Thái Hòa trong “ vấn đề đọc - hiểu và dạy đọc

- hiếu - Tạp chí thông tin Sư phạm số 5, tháng 4/2004 thì: “Đoc - hiếu dù đơn giản hayphức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quanthị giác, thính giác để tiếp nhận, phân tích, giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, cấutrúc văn bản”

GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trên tạp chí Giáo dục tháng 7/2004 nhấn mạnh:

“Đọc - hiểu không phải chỉ là tái tạo âm thanh tò chữ viết mà còn là quá trình thức tỉnh

Trang 31

Trần Thị Quỳnh 31 Lóp K33C - Ngũ' Văn

cảm xúc, quá trình thấm nhuần tín hiệu nghệ thuật chứa mã văn hóa đồng thời với việchuy dộng vốn sống, vốn kinh nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng,thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có của tác phâm văn chương”

Hiểu một cách ngắn gọn thì: Đọc - hiểu là quá trình mà người đọc bằng hoạtđộng đọc thực hiện mục đích của việc đọc'

Trong dạy học Ngữ văn hiện nay, đọc - hiểu được coi là phương pháp dạy họcđặc thù Tuy nhiên, để hoạt động này diễn ra theo đúng nghĩa của nó thì trong quá trìnhdạy học, GV phải là người tổ chức cho HS khám phá được nội dung tư tưởng nghệthuật của tác phẩm Từ đó, có thể vận dụng kiến thức, phương pháp vào việc đọc và tạolập các văn bản tương đương Quan trọng hon đó là thông qua việc đọc - hiểu các tácphẩm văn chương, mỗi người sẽ rút ra cho bản thân những bài học kinh nghiệm quýbáu về cuộc đời, con người để sống “người” hơn

1.1.3.2 Đọc - hiêu là một con đường tiêp nhận tác phâm văn học

Trong thời đại bùng no công nghệ thông tin như hiện nay, con người có rấtnhiều cách khác nhau để tiếp nhận tác phẩm văn học Trong đó, đọc - hiểu là conđường đặc trưng giúp bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm Bởi lẽ văn chương là loại hình

Trang 32

Vì vậy, đọc - hiểu với nhiều cấp độ khác nhau như: Đọc thông - đọc thuộc, đọc

kĩ - đọc sâu, đọc hiểu - đọc sáng tạo, đọc đánh giá - đọc ứng dụng, không chỉ là hoạtđộng thông thường mà đã trở thành hoạt động văn hoá thể

hiện “tầm đón nhận” của mỗi bạn đọc Đọc - hiểu vì thế trở thành một phương pháp,

một con đường đặc trưng để tiếp nhận tác phẩm văn học ỉ 1.3.3 Các cấp độ đọc

Trang 33

Đọc thuộc: Đe thuộc phải đọc nhiều lần và có mục đích là ghi nhớ Vì thế

“thuộc” có thế hiếu là thuộc lòng với những văn bản trữ tình có quy mô vừa phải; lànhớ, có thể tóm tắt các chi tiết quan trọng, thuật lại những biến cố, sự kiện chủ yếu với các văn bản tự sự

Ở đây không được đánh đồng việc ghi nhớ, đọc thuộc với ghi nhớ máy móc vìthuộc lòng và ghi nhớ máy móc là hoạt động không có tính mục đích, có ý thức, đượctiến hành một cách có phương pháp

* Đọc kĩ - đọc sâu

Đọc kĩ là đọc nhiều lần, đọc và phát hiện ra kết cấu, các tình tiết, các nội dungchủ yếu trong văn bản Sở dĩ như vậy là vì mỗi văn bản là một tập họp các chi tiết, hìnhảnh, yếu tố Chúng được sắp xếp tổ chức chặt chẽ tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh

Trang 34

Trần Thị Quỳnh 34 Lóp K33C - Ngũ' Văn

nhưng vai trò lại không giống nhau, không bình đẳng với nhau Đọc kỹ là để phát hiện

ra những yếu tố có hàm lượng nghệ thuật cao trong văn bản

Đọc sâu là đọc để tìm ra logic của văn bản (hay còn gọi là cấu trúc nội tại củahình tượng nghệ thuật trong văn bản); hệ thống các luận điểm, phương pháp lập luậncác văn bản chính luận

* Đọc hiểu - đọc sáng tạo

Đọc hiểu là quá trình đọc kết họp với phân tích để hiểu được nội dung thông tincủa mỗi văn bản một cách chính xác, có lí Đọc hiểu cũng là mục đích đầu tiên của việcđọc văn bản Nhưng với những văn bản nghệ thuật không chỉ hiếu văn bản mà còn phảihiếu người làm ra văn bản muốn gửi gắm vào đó điều gì Như vậy với các văn bảnnghệ thuật hiểu gắn liền với sáng tạo

Đọc sáng tạo là đọc các văn bản nghệ thuật để lấp đầy những khoảng trống màngười nghệ sĩ đế dành cho độc giả thoả sức liên tưởng, tưởng tượng Đọc sáng tạo chophép người đọc thế hiện những chính kiến cá nhân, tiếp nhận tác phẩm theo cách củariêng mình

* Đọc đánh giá - đọc ứng dụng

Đọc đánh giá ở đây luôn có đánh giá chủ quan và đánh giá khách quan Đánhgiá khách quan đòi hỏi người đọc phải huy động những hiếu biết của riêng mình về văn

Trang 35

Trần Thị Quỳnh 35 Lóp K33C - Ngũ' Văn

hoá, văn học, lịch sử để đưa ra những nhận xét thoá đáng Còn đánh giá chủ quan chophép người đọc bày tở thái độ của mình về một vấn đề nào đó trong tác phẩm, có thểđồng tình hay phản đối tuy theo mối quan hệ của anh ta với tác phẩm hay tác giả.Trong mỗi tác phẩm nhà văn bao giờ cũng gửi gắm những bài học cuộc sống.Đọc ứng dụng phát hiện ra bài học cuộc sống ấy và vận dụng nó vào thực tiễn cuộcsống của bản thân Đây có thể coi là mục đích cao cả của việc dạy học Ngữ Văn: HọcVăn để làm người, để sống người hon, hoà nhập được với cuộc đời, chung sống với xãhội

Trên đây là những bước cơ bản của việc đọc - hiếu văn bản Ngữ Văn trong dạyhọc Xung quanh đó còn khá nhiều những ý kiến khác nhau về vấn đề này Trong dạyhọc người giáo viên hoàn toàn có thể vận dụng linh hoạt các bước trên, kết họp vớinhững phương pháp của mình để giờ học đạt hiệu quả cao nhất

1.1.4 Vẩn đề thế loại.

1.1.4.1 Khái niệm thê loại.

Thực chất, thế loại là một khái niệm kép gồm hai khái niệm : Loại và

thể

Trang 36

Trần Thị Quỳnh 36 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Loại (loại hình): Là một khái niệm lớn mang tính phương thức Cụ thế, loại làphương thức nhà văn sử dụng để nhận thức, khám phá đời sống khách quan, tái hiệnđời sống thông qua việc xây dựng các hình tượng nghệ thuật Từ xa xưa Arixtot (384 -

322 TCN) đã chia văn chương thành ba loại cơ bản: Tự sự, trữ tình và kịch, xuất phát

từ ba phương thức phản ánh đặc trưng Neu việc xây dựng hình tượng nghệ thuật thiên

về phản ánh tư tưởng, tình cảm, cảm xúc chủ quan của nhà văn về thế giới và nhân sinh

ta có tác phẩm trữ tình Neu tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện bằng conđường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống ta có tác phấm tự sự Khicác nhân vật, sự việc, câu chuyện trong tác phẩm tự sự được thế hiện tập trung, cô đọngđến mức có thế tự mình bộc lộ một cách độc lập trên trang sách hoặc trên sân khấukhông cần lời dẫn truyện của tác giả, như thế ta có tác phẩm kịch

Thể (thể tài) là hình thức tổ chức ngôn ngữ của tác phẩm Thể vô cùng phongphú đa dạng với nhiều hình thức thể tài cụ thể như: Truyện ngắn, truyện vừa, ký, phóng

sự, tuỳ bút

Trong nghiên cứu, để tiện cho việc xem xét, theo dõi sự biến đổi của các đốitượng người ta thường tách thể loại thành hai khái niệm nhỏ như trên Tuy nhiên, trongđời sống văn học, có thể hiểu thể loại “là dạng thức của tác phẩm văn học được hình

Trang 37

Trần Thị Quỳnh 37 Lóp K33C - Ngũ' Văn

thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của văn học, thể hiện sựgiống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điếm của các loại hiện tượng đờisống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ giữa nhà văn với các loại hiệntượng đới sống ấy [ ,299]

Như vậy nói đến vấn đề thể loại trong văn học là nói đến cách thức tổ chức cácyếu tố để tạo nên chỉnh thể tác phẩm với sự thống nhất của một nội dung nhất địnhtrong một hình thức nhất định Bởi vì mỗi tác phẩm văn học đều chỉ tồn tại ở một thểtài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình văn học nhất định Do đó, nókhông chi quy định cách khám phá, tái hiện hình tượng nghệ thuật của người nghệ sĩ

mà còn quy định cách giao tiếp, tiếp nhận tác phẩm văn học của bạn đọc

1.1.4.2 Thể loại tự sự

* Khái niệm tự sự

Văn chương là loại hình nghệ thuật ngôn từ mà ở đó sự đúng - sai của nó chỉ cótính chất tương đối Vì vậy cùng một vấn đề có thể tồn tại rất nhiều ý kiến đánh giá hayquan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu Khái niệm về tự sự cũng không phải làduy nhất

Trang 38

Trần Thị Quỳnh 38 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Theo “Từ điển Tiếng Việt”' “Tự sự là thế loại văn học phản ảnh hiện thực

băng cách kê lại sự việc, miêu tả tỉnh cách qua côt truyện tương đôi hoàn chỉnh”[ ,1378].

Theo các tác giả cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “Tự sự là phương thức

tải hiện đời sổng bên cạnh hai phương diện là trữ tình và kịch, được dùng làm cơ sở

đê phân loại tác phâm văn học

Theo SGK Ngữ Văn 10, tập 1: Tự sự (kể chuyện) là “phương thức trình bày

một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết luận, thế hiện một ỷ nghĩa

Như vậy, có thể hiểu một cách trung nhất về tự sự như sau: Tự sự là một thể loạivăn học, phản ánh hiện thực đời sống khách quan bằng cách trình bày một chuỗi các sựviệc, sự kiện nhằm mục đích: Giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người vàbày tỏ thái độ khen chê Đồng thời giúp người nghe hình dung được sự việc, hiểu ýnghĩa sự việc theo cách nhìn và thái độ của người kể

* Đặc trưng của thể loại tự sự

• Cốt truyện

Trang 39

Trần Thị Quỳnh 39 Lóp K33C - Ngũ' Văn

Cốt truyện là một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm tự sự Cốt truyện

được hiếu là “một hệ thống các sự kiện, các biển cổ, các chi tiết làm nòng cot đế thế

hiện diễn biến của cuộc song, những xung đột xã hội trong đó cỏ sự tham gia của con người với những tỉnh cách, hành động, ngôn ngữ, nội tâm trong các môi quan hệ và

Cốt truyện cơ bản có cấu trúc 5 thành phần: Mở đầu —» thắt nút —» phát triển

—» cao trào —» mở nút; song không phải bao giờ cốt truyện cũng bao gồm đầy đủ haytách bạch các thành phần nói trên Nó có thể chỉ gồm 3 thành phần sau: Mở đầu —»

phát triển —> mở nút Điều này phụ thuộc vào thời đại lịch sử và cá tính sáng tạo của

từng nghệ sĩ Tuy nhiên một điều cần lưu ý là cốt truyện không quyết định đến thànhcông hay thất bại của tác phẩm Người nghệ sĩ hoàn toàn có thể mượn cột truyện của

người khác để làm nên kiệt tác như trường hợp của Nguyễn Du: Từ cốt truyện “Kim

Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đã viết lên “Truyện Kiều”

mang linh hồn, cốt tuỷ Việt Nam Hay như trường họp của nhà văn Thạch Lam, truyệnngắn của ông dường như không có cốt truyện nhưng vẫn để lại ấn tượng bởi giọng vănnhẹ nhàng, truyền cảm, mỗi truyện như một bài thơ trữ tình đượm buồn

Lý luận hiện đại chia cốt truyện làm hai tuyến:

Trang 40

Trần Thị Quỳnh 40 Lóp K33C - Ngũ' Văn

- Tuyến nhân quả theo trình tự thời gian biên niên (có giá trị chất liệu) Cốttruyện theo kiểu này có đặc điểm nổi bật là: Sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc

nào xảy ra sau kể sau Chẳng hạn truyện cổ tích “Ông lão đánh cả và con cả vàng”

diễn ra theo trình tự: Cuộc sống nghèo khổ của vợ chồng ông lão trước khi đánh được

cá vàng —» khi được cá vàng đền ơn —» sau khi bị cá vàng trừng phạt

- Tuyến trật tự kể trước sau theo dụng ý nghệ thuật (có giá trị nghệ thuật) Vớikiểu cốt truyện này, các chi tiết, sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật có thế bị đảo

lộn không theo trật tự thông thường Chặng hạn, trong truyện ngắn “Chí Phèo ”, để tô

đậm quãng đường tha hoá của Chí, Nam Cao đã đế Chí xuất hiện ở đầu trang văn vớihình ảnh một thằng say rượu khi hắn đã trở thành con quỷ dữ bị mọi người xa lánh, xua

đuổi —> trở về quá khứ kế về tuổi thơ bất hạnh nhưng lương thiện trước khi bị Bá

Kiến bắt đi ở tù —» trở về hiện tại khi Chí thấm thìa bi kịch của cuộc đời mình Việc tổ chức cốt truyện nhằm thực hiện nhiệm vụ tạo ra những chiều hướngđường đời khác nhau cho các nhân vật, sự vận động của nhân vật trong môi trường,hoàn cảnh và từ đó cho thấy bản chất của chế độ xã hội mà nhân vật đang sống

• Nhân vật

Ngày đăng: 29/03/2015, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w