Sưu tầm, nghiên cứu hiện tượng “lóng” trong ngôn ngữ báo chí Đất nước đang phát triển đi lên, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh việc tiếp thu, chắt lọc nét đẹp tinh hoa ngôn ngữ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Tình, người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên khoa Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả luận văn
Phạm Thị Thu Hoài
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác
Tác giả
Phạm Thị Thu Hoài
Trang 5với mật độ xuất hiện dày đặc và khá phổ biến đó là tiếng lóng (Slang)
Vốn chỉ là một “biệt ngữ” xã hội, tiếng lóng là một dạng ngôn ngữ hẹp được sử dụng trong một nhóm hay cộng đồng nào đó, sống “kí sinh” trong lòng ngôn ngữ toàn dân Từ khi hình thành, tiếng lóng đã bị coi là “lệch
chuẩn” không được khuyến khích phát triển Nhưng đến nay, lối nói “lóng hoá” đang có cơ hội phát triển trong xã hội hiện đại Hiện tượng này ngày
càng có xu hướng phát triển mạnh, nhất là với giới trẻ ở các đô thị, khi nhu cầu giữ bí mật nội dung giao tiếp đang dần trở nên cấp thiết Một bộ phận không nhỏ tiếng lóng khi mất vai trò của mình, đã nhập vào ngôn ngữ toàn dân với giá trị tích cực Sự hiểu biết và vận dụng linh hoạt một bộ phận tiếng lóng tạo nên sự phong phú trong vốn từ ở cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Trong xu hướng dân chủ hoá hoạt động sáng tạo văn chương nghệ thuật, tiếng lóng ngày càng có vị trí và vai trò nhất định trọng cần được quan tâm
1.2 Lý do chủ quan
Con người khi giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn chú ý đến việc tổ chức lời nói như thế nào cho tốt, cho hay để người nghe có thể tiếp nhận dễ dàng Thực tế tiếng Việt hiện đại cho thấy, tiếng lóng ngày càng được nhiều nhóm
xã hội sử dụng hơn Không dừng lại trong ngôn ngữ của giới trẻ, tiếng lóng đang xâm nhập nhiều vào tầng lớp doanh nhân, trí thức, cho dù cộng đồng
sử dụng nó có muốn hay không muốn
Trang 6Hiện nay, báo chí đang đứng trước câu hỏi “viết cho ai”, “viết với mục
đích gì”, để thỏa mãn được yêu cầu đặt ra với nhiều đối tượng, thuộc các trình
độ văn hóa khác nhau không phải là điều dễ dàng Tìm hiểu về “Hiện tượng
lóng trên ngôn ngữ báo chí” là bước chân vào địa hạt khá rộng, trên một nền
tư liệu lớn, đồ sộ bao gồm: báo in, báo phát thanh và báo hình Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, ngôn ngữ báo phát thanh và báo hình còn để ngỏ,
với lý do đối tượng nghiên cứu là “hiện tượng lóng”, một hiện tượng ngôn ngữ “lệch chuẩn”, xuất hiện không nhiều lắm trên ngôn ngữ phát thanh truyền hình Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xin tập trung vào “hiện
tượng lóng” trên một số báo chí được giới trẻ hiện nay quan tâm, yêu thích
như: Tuổi trẻ cười, Sinh viên Việt Nam…và đặc biệt là báo Thế giới học
đường và Báo Hoa học trò
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Sưu tầm, biên soạn nghiên cứu hiện tượng “lóng” trong ngôn ngữ nói chung
Tiếng lóng là slang, cant (tiếng Anh), là argot, jargon (tiếng Pháp)
Không biết chích xác từ slang xuất hiện khi nào, nhưng từ năm 1736 đã xuất hiện từ điển Nathan Bailey‟s Canting Dictionary (thieving slang) Trong từ điển này, người ta sưu tầm từ ngữ của bọn trộm cắp (foot-pads),
ăn mày (beggars), dân lang thang (gypsies), bọn lường gạt (cheats), bọn đào ngạch, khoét vách, bẻ khóa (house-breakers), phu bốc vác (shop-
lifters), bọn cướp đường (highway-men)…Ban đầu phạm vi sử dụng của
tiếng lóng còn nhiều hạn chế, thường bắt gặp ở vỉa hè hay nơi chợ búa, dần dần tiếng lóng đã xâm nhập sâu rộng hơn vào ngôn ngữ chung của cộng đồng Nó không bị điều khiển hay chịu sự đè nén của thực tế xã hội, có thể
tự do hình thành và biến mất
Từ đầu thế kỷ XX, tiếng lóng Việt Nam đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Đây có thể coi là một chủ đề lý thú, nóng bỏng, thu hút được sự tò mò của nhiều cây bút và đông đảo độc giả Công
Trang 7trình đầu tiên về tiếng lóng trong tiếng Việt là bài viết mang tựa đề L‟argot
annamite (tiếng lóng trong tiếng An Nam) được đăng năm 1905 trong tập san BEFEO của trường Viễn Đông Bác Cổ (Hà Nội), của học giả nước ngoài J N
Cheon Sau 20 năm - năm 1925, khảo luận L‟argot annamite de Hanoi (Tiếng
lóng Việt Nam ở Hà Nội) của Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố chính thức được công bố… Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đầu ngành về Việt ngữ học
đã dồn nhiều tâm sức để nghiên cứu về vấn đề này Song cho đến nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh cách nhìn nhận, đánh giá về hiện tượng ngôn ngữ phức tạp này
Quan điểm thứ nhất lên án sự tồn tại của tiếng lóng, làm mất đi vẻ đẹp thuần túy, trong sáng của tiếng Việt Theo quan điểm này, Nguyễn Văn Tu và Nguyễn Kim Thản cho rằng: Tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, nó chỉ tồn tại trong xã hội có giai cấp và dần dần nó sẽ bị đào thải Vì vậy quan điểm này triệt để chống tiếng lóng, kiên quyết loại bỏ tiếng lóng ra khỏi ngôn ngữ cộng đồng Quan điểm này
đã được hai tác giả đề cập trong ấn phẩm “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1976) và “Tiếng Việt trên đường phát triển” (NXB Khoa học xã hội 1982)
Đi ngược lại với quan điểm trên, nhiều học giả và các nhà nghiên cứu tên tuổi đã lên tiếng bênh vực tiếng lóng, nhìn nhận tiếng lóng dưới cái nhìn khách quan Họ chấp nhận những giá trị tích cực, góp phần bổ sung và làm sinh động hơn cho ngôn ngữ toàn dân của tiếng lóng Đó là ý kiến phát biểu của Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh tại hội nghị “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” tổ chức tại Hà Nội năm 1979 Đồng thuận với quan điểm trên, Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “Từ vựng tiếng Việt” cũng đã đưa ra lý lẽ của mình bảo vệ một số tiếng lóng tốt, có giá trị thẩm mỹ và văn hóa (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1985)
Từ trước tới nay, đã có không ít công trình bàn về tiếng lóng Năm
1979, Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh đã có báo cáo khoa học về vấn đề này;
Trang 8hay đi sâu vào thực tế sử dụng trong từng ngành nghề, Chu Thị Thanh Tâm có bài “Tiếng lóng trong giao thông vận tải” (Ngôn ngữ và đời sống, 1998) Song khách quan nhìn nhận mức độ nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vài chương, đoạn trong các mục bàn về từ vựng học, tu từ học, phong cách học…chưa đi vào thống kê số liệu, xử lí và giải mã các thông tin có liên quan
Đến năm 2001, một chuyên luận độc lập nghiên cứu về tiếng lóng đã ra đời và chính thức được phát hành rộng rãi Đó là cuốn “Tiếng lóng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Khang do NXB Khoa học xã hội xuất bản Cuốn sách được chia làm hai phần: Phần I - Đặc điểm tiếng lóng Việt Nam, Phần II - Từ điển từ ngữ lóng tiếng Việt Sau đó, đến quý I năm 2008, Trung tâm Văn hóa
và Ngôn ngữ Đông Tây kết hợp với NXB Công an Nhân dân ấn hành cuốn
“Sổ tay từ - ngữ lóng tiếng Việt” Đây là một đóng góp rất đáng quý cho ngôn ngữ học, bởi tập hợp được nhiều nhất vốn từ ngữ lóng trong tiếng Việt với lời giải nghĩa khá thỏa đáng
2.2 Sưu tầm, nghiên cứu hiện tượng “lóng” trong ngôn ngữ báo chí
Đất nước đang phát triển đi lên, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, bên cạnh việc tiếp thu, chắt lọc nét đẹp tinh hoa ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc trên thế giới thì sự trong sáng, chuẩn mực của tiếng Việt lại đang chịu tác động ngược chiều, bởi không ít ảnh hưởng tiêu cực Ngày nay, dư luận đang lên tiếng cảnh báo về sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện, lai căng, vay mượn ngôn ngữ vô lối xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống xã hội Điều đáng nói là ngay cả một số cơ quan ngôn luận như báo chí cũng chấp nhận sự
dễ dãi, bất chấp quy luật chuẩn mực của ngôn ngữ
Báo chí ngoài chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận còn
có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả, đặc biệt là báo viết cho giới trẻ Tuy nhiên, những năm gần đây nhiều tờ báo dùng cả thứ ngôn ngữ chợ búa, mất thẩm mỹ lên các trang báo như “tanh tưởi”, “chuối”, “tởm lợm”… lối nói chuyện tếu táo đường phố như “buồn như con chuồn chuồn”,
“chán như con gián”,… gây cảm giác khó coi, đôi khi phản cảm cho độc giả
Trang 9lớn tuổi Trong sự phát triển của ngôn ngữ, tiếng lóng cũng chỉ là một trong nhiều hình thức ví von có thô tục, có thanh tao, có châm biếm,… nó chỉ phù hợp trong những ngữ cảnh nhất, góp phần làm cho câu chuyện thêm phong phú Có thể nói, hiện tượng “lóng” là một nét văn hóa khá mới, đi liền với cuộc sống, nó thỏa mãn nhu cầu của con người như vui vẻ, làm cho cách nghĩ
và sự tưởng tượng thêm linh hoạt, tuy nhiên cũng giống ẩm thực nếu “gia vị” quá đậm sẽ khó được chấp nhận
Tiếng lóng một hiện tượng ngôn ngữ xã hội khá phức tạp, đã được nhiều tác giả dày công nghiên cứu Tuy nhiên, việc gắn kết lý thuyết vào công việc nghiên cứu cụ thể trên văn phong báo chí còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả rõ rệt Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy một công trình nào dành toàn bộ dung lượng để nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm của ngôn ngữ “lóng” trên báo chí Một khối lượng lớn tiếng lóng vẫn trôi nổi, chưa được thống kê, phân loại và nhận định đúng mức về giá trị sử dụng
2.3 Đánh giá kết quả nghiên cứu của những người đi trước và những vấn
đề còn bỏ ngỏ
Ngôn ngữ lóng - loại khẩu ngữ đặc thù dùng trong giao tiếp phi chính thức đã được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, hiện tượng này mới thực sự dành được sự quan tâm của nhiều học giả trong nước, với số lượng công trình và bài viết khá đáng kể Theo nhìn nhận khách quan của người nghiên cứu:
- Các tác giả đều thừa nhận sự tấn công mạnh mẽ của ngôn ngữ lóng vào ngôn ngữ toàn dân
- Bước đầu chỉ ra giá trị, vai trò cũng như hạn chế của nó trong hoạt động giao tiếp
- Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố ngôn ngữ này trong hoạt động giao tiếp trên hai khía cạnh là ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
- Thiết lập được hệ thống từ ngữ lóng thường dùng và bước đầu chỉ ra ý nghĩa biểu hiện của chúng trong văn cảnh
Trang 10- Nhiều ý kiến đánh giá về hiện tượng này còn phiến diện, một chiều
Từ thực tiễn sinh động đó đã thôi thúc chúng tôi bắt tay tìm hiểu về hiện tượng “lóng” sử dụng trên một số báo chí dành cho giới trẻ hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thống kê, phân loại, miêu tả và đánh giá các hiện tượng “lóng” sử dụng trên báo chí về các phương diện ngôn ngữ, cho thấy sự phong phú, sinh động của hiện tượng “lóng” trong thực tế nói chung và trên báo chí nói riêng Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn góp phần làm sáng rõ đặc điểm và cách thức
sử dụng của hiện tượng này trên báo chí
Ngoài mục đích nói trên, khi nghiên cứu vấn đề này, người viết hy vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về hiện tượng “lóng” trong tiếng Việt và nghệ thuật sử dụng hiện tượng này trên báo chí hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số khái niệm liên quan đến hiện tượng “lóng”
- Thống kê các hiện tượng “lóng” sử dụng trên báo chí và tiến hành miêu tả, phân loại
- Tìm hiểu vai trò, chức năng và nghệ thuật của hiện tượng “lóng”, qua đó đưa ra những nhận xét bước đầu về xu hướng phát triển của hệ thống từ vựng này
Trang 114 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
chí dành cho giới trẻ Các chuyên mục được lựa chọn khảo sát là những trang thông tin, giải trí, bài viết chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm…của tuổi mới lớn Những chuyên mục này sẽ giúp luận văn có một nguồn tư liệu khá phong phú khi tìm hiểu vấn đề về hiện tượng lóng Thêm nữa, luận văn có ý muốn chọn đối tượng nghiên cứu là các báo gần gũi với học sinh THPT, bởi ở lứa tuổi này ngôn ngữ “lóng” xuất hiện nhiều và sinh động hơn cả Cụ thể các chuyên mục được lựa chọn khảo sát bao gồm:
STT
TÊN CHUYÊN MỤC
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hiện tượng “lóng” được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong giao tiếp thường nhật Song khác các nghiên cứu trước đây, từ lóng được mở rộng trên toàn phạm vi ngôn ngữ để phân tích Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu hiện tượng “lóng” trên báo chí, đặc biệt là các báo dành cho giới trẻ (Hoa Học Trò, Thế giới học đường) từ 2006 trở lại đây
Từ việc nghiên cứu ngôn ngữ “lóng” với tư cách là một bộ phận từ vựng, chúng tôi đi vào miêu tả hiện tượng này trên các bình diện cấu trúc
và ngữ nghĩa
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
5.1 Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp nghiên cứu này được chúng tôi dùng để thống kê, phân loại những hiện tượng “lóng” đã sử dụng trên báo chí
5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Trước hết, chúng tôi dùng phương pháp này để phân tích các kết quả khảo sát Qua đó, chúng tôi tiến hành tổng hợp chúng lại thành từng nhóm và tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được
5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi muốn đối chiếu, so sánh cách thức sử dụng hiện tượng “lóng” trực tiếp và gián tiếp, từ đó tìm ra giá trị tích cực và tiêu cực của hiện tượng “lóng” trên báo chí
6 Những đóng góp của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Các kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống
lí luận của ngôn ngữ học xã hội qua hiện tượng “lóng”, từ đó làm sáng rõ những mặt tích cực, hạn chế của bộ phận từ vựng này
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng để góp phần làm phong phú thêm cho các chuyên đề dạy học về từ vựng Đồng thời, đưa ra hướng tạo lập và phát triển vốn ngôn ngữ hiện nay
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Cấu trúc của hiện tượng “lóng” sử dụng trên một số báo chí
dành cho giới trẻ
Chương 3: : Đặc điểm ngữ nghĩa của hiện tượng “lóng” sử dụng trên
một số báo chí dành cho giới trẻ
Cuối cùng là Thư mục tham khảo và Phụ lục
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát về ngôn ngữ báo chí
Trước hết, ngôn ngữ văn học giàu tính hình tượng, giàu khả năng gợi cảm Thứ hai, ngôn ngữ văn học giàu tính biểu cảm Thứ 3, ngôn ngữ văn học giàu tính hàm súc, cô đọng Trong khi đó, ngôn ngữ báo chí lại có những nét đặc trưng khác biệt Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ của những sự kiện, cần phải mang tính chính xác, cụ thể, không hư cấu, luôn phản ánh chính xác hiện thực Ngôn ngữ báo chí cần phải có tính chất định lượng rõ ràng Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ có tính chất bình giá, ngôn ngữ báo chí cần phải mang tính khuôn mẫu
Ảnh hưởng qua lại giữa văn học và báo chí là ảnh hưởng song phương,
đa chiều Tuy nhiên cũng phải khách quan thừa nhận rằng, văn học môn khoa học cơ bản với bề dày lịch sử lâu đời đã trở thành cái gốc, dòng sữa mẹ trong lành nuôi dưỡng báo chí phát triển Hướng tác động từ văn học tới báo chí là hướng tác động thuận chiều: vừa mạnh mẽ hơn, vừa sâu sắc hơn
Đi theo sự phát triển của nhiều loại hình thông tin đại chúng, ngôn ngữ
báo chí cũng dần tách ra theo từng ngành riêng Trong đó, ngôn ngữ báo viết
và ngôn ngữ báo mạng phục vụ nhu cầu đọc của công chúng bằng thị giác
Do đó, nó cần rõ ràng, khúc chiết và có thể sử dụng kèm nhiều hình ảnh bổ
Trang 14trợ Trái lại, ở ngôn ngữ báo phát thanh, chỉ thông qua thính giác, người nghe
có thể tưởng tượng ra hình thái, quy mô, diễn biến của sự kiện đang xảy ra Đối với thể loại này, ngoài nghệ thuật sử dụng từ ngữ là các từ tượng hình, tượng thanh cần quan tâm đến trật tự câu sao cho thật ngắn gọn, dễ hiểu
Ngôn ngữ báo hình thu hút được sự quan tâm của công chúng nhiều hơn cả
Lợi thế lớn nhất của thể loại này là những hình ảnh sống động, ngôn từ bám sát khuôn hình và dễ nảy sinh cảm xúc cho người xem.Việc tiếp nhận thông tin bằng thị giác bao giờ cũng sâu hơn, hiệu quả hơn bằng thính giác Hơn nữa, đối với thể loại báo hình, công chúng có sự phối kết hợp giữa xem bằng mắt và nghe bằng tai nên lợi thế hơn nhiều so với các thể loại báo khác Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi dành sự quan tâm cho thể loại báo in được xuất bản định kỳ (đặc biệt là các báo in dành cho giới trẻ) Tiêu chí lựa chọn của chúng tôi xuất phát từ cách thức trình bày, báo in thể hiện nội dung trực tiếp trên bề mặt câu chữ, người đọc không khó khăn trong việc tìm kiếm và lưu trữ
1.1.1.1 Chức năng của ngôn ngữ báo chí
1.1.1.1.1 Chức năng cung cấp thông tin
Báo chí ra đời trước hết do nhu cầu nắm bắt thông tin của cuộc sống hiện đại Hàng ngày, con người giao tiếp, trao đổi thông tin thường xuyên với nhau về mọi lĩnh vực của cuộc sống như: các sự kiện chính trị - xã hội, kiến thức chuyên ngành hay những vấn đề tâm lý được người đọc quan tâm… Xã hội đang phát triển lên từng ngày, nhu cầu về sự hiểu biết ngày một tăng cao, báo chí trở thành công cụ đắc lực, hữu hiệu trong việc chia sẻ thông tin, khắc phục tình trạng nghèo nàn tri thức cho độc giả
Cung cấp thông tin là chức năng đầu tiên của báo chí Để thực hiện tốt chức năng này ngôn ngữ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực Các thông tin được lựa chọn đảm bảo tính xác thực, lành mạnh, mở rộng sự hiểu biết, hướng tới sự phát triển toàn diện cho con người Ngôn ngữ phải lý trí, không
Trang 15nặng tính cá nhân và gạt ra ngoài những suy nghĩ mang tính chủ quan của người làm báo
1.1.1.1.2 Chức năng tác động và định hướng dư luận
Hiện nay cuộc sống đang hối hả với sự bùng nổ của các thông tin, sự kiện trong và ngoài nước Những sự kiện ấy được công chúng biết đến qua những kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình) và đưa ra những nhận xét, bình luận Điểm đáng lưu ý là bất kỳ một sự kiện chính trị - xã hội nào khi đưa lên trang báo, đều mang cái nhìn, thái độ của cả một cơ quan ngôn luận làm ra nó Vì thế, đây không phải là sản phẩm ngôn ngữ của riêng cá nhân, mà của một tập hợp những phát ngôn viên có cùng chính kiến
Chức năng tác động và định hướng dư luận luôn đi kèm với chức năng cung cấp thông tin Thực tế cho thấy, khi lĩnh hội thông tin bao giờ tâm lý người đọc cũng đi qua các bước: sự tiếp nhận và sự phản hồi Trước một sự kiện, người ta có thể phản ứng theo cách này, cách kia tùy theo quan niệm và
sự hiểu biết của mình Tuy nhiên, phần lớn sự phản ứng đều đi theo hai hướng, sự kiện ấy ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mình và vấn đề về quyền lợi được quan tâm hơn cả
Chức năng tác động và định hướng dư luận là chức năng quan trọng của ngôn ngữ báo chí Bởi dưới sự tác động và định hướng của báo chí, con người ta biết đến sự kiện và hiểu được bản chất sự kiện, biết phân biệt đâu là cái đúng cái sai, đâu là thật, đâu là giả…từ đó bạn đọc có được cái nhìn rõ ràng, không mơ hồ và gắn liền với thực tế
1.1.1.1.3 Chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng
Khi thực hiện chức năng tác động và định hướng dư luận, báo chí tự nó
đã có sức quy tụ bạn đọc hướng về phía mình Sự thu hút của ngôn ngữ báo chí tạo nên khả năng tập hợp, tổ chức quần chúng Bởi lẽ, bạn đọc không phải
là đối tượng “nói sao cũng được, bảo gì nghe đấy”,… ngày nay độc giả
không chỉ đọc thuần túy, mà gắn với tư duy “đọc - hiểu”, do đó người cầm bút phải có sự hiểu biết sâu rộng, nắm được tâm lý của đối tượng mình đang
Trang 16hướng đến Tạo được niềm tin từ phía bạn đọc, báo chí đã góp phần tạo nên sức mạnh to lớn, chuyển hóa sức mạnh tinh thần thành sức mạnh vật chất Bạn đọc tìm đến với báo chí nhiều hơn, tương ứng với số lượng báo xuất bản của tòa soạn tăng lên, người viết có điều kiện tốt để yên tâm sáng tác
Để thực hiện tốt chức năng tập hợp và tổ chức quần chúng, ngôn ngữ báo chí thiên về việc kêu gọi mang tính chất mệnh lệnh, cầu khiến như: “hãy, không thể, phải đoàn kết…” Nhưng độc giả sẽ không tin vào những khẩu hiệu hô hào “suông”, muốn biến lời nói thành hành động đòi hỏi phải có “sản phẩm”, kết quả nghiên cứu cụ thể, đó là những bài viết có chất lượng, đáp ứng thị hiếu của người đọc trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định
1.1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí
1.1.1.2.1 Tính thẩm mỹ và giáo dục
Báo chí muốn trở thành món ăn tinh thần của đông đảo bạn đọc đòi hỏi ngôn ngữ được sử dụng phải mang vẻ đẹp ngôn từ Trên các trang báo, dù người viết muốn đưa ra những ý kiến tranh luận thẳng thắn, mang tính gay gắt thì cũng phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng tính thẩm mỹ, không dung tục hay phát ngôn thô lỗ Muốn làm được điều này, người viết phải có sự suy nghĩ, lựa chọn ngôn từ phù hợp, để vấn đề cần bàn đảm bảo rõ nghĩa mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cần có
Tính thẩm mỹ trong ngôn ngữ báo chí phải đi liền với tính giáo dục Dù
là trao đổi hay tranh luận thì hướng cuối cùng mà báo chí hướng tới là chân lý
và lẽ phải Bởi báo chí là phương tiện giúp con người mở mang sự hiểu biết, thức tỉnh con người khi suy nghĩ còn mơ hồ lệch lạc và góp phần điều chỉnh con người theo các quy phạm xã hội về nhân phẩm, đạo đức,…
Người làm báo không thể đứng ra tuyên bố “bài viết này của tôi mang
tính giáo dục”, bởi phát ngôn như vậy không tạo được niềm tin của số đông
Nghĩa là tính giáo dục không thể hiện rõ nét trên bề mặt ngôn từ mà chìm sâu dưới tầng lớp ý nghĩa của câu chữ Do đó, trong quá trình đọc, người đọc tự hiểu và tự rút ra ý nghĩa cho bản thân mình Để đảm bảo tính giáo dục, việc
Trang 17đưa tin phải trung thực, không biến tấu, “sao chép thất truyền” mang tính khách quan và lành mạnh
1.1.1.2.2 Tính hấp dẫn và thuyết phục
Báo chí muốn nhận được sự mong đợi và đón đọc của đông đảo công chúng cần có sức hấp dẫn và thuyết phục Đây có thể coi là điều kiện sinh tồn của từng loại báo Không ai có thể đủ kiên nhẫn là bạn đọc trung thành của loại báo mà nội dung trang nào cũng nghèo nàn, nhàm chán Sức hấp dẫn, thuyết phục thể hiện trên hai phương diện là nội dung và hình thức
Về phương diện nội dung: các tin được lựa chọn đăng tải phải đổi mới từng ngày, đa dạng và phong phú Tin đưa phải có tính nhanh nhạy và cập nhật Nội dung phản ánh phải mở rộng tới nhiều đối tượng, tạo ra nhiều chiều hướng trong dư luận, không bó hẹp hoặc dừng lại ở suy nghĩ riêng của tác giả
Về phương diện hình thức: Ngôn từ phải đi kèm với cách thể hiện có sức cuốn hút Từ cách lựa chọn nội dung đăng tải đến hình thức trình bày, tất
cả phải mang tính đồng sáng tạo, có khả năng tạo nên sự kết hợp bất ngờ, gây
ấn tượng và tác động mạnh đến tri giác của độc giả
Tính hài hòa, hấp dẫn về nội dung và hình thức sẽ giúp báo chí chinh phục được cả những độc giả khó tính nhất Cùng một đề tài như nhau, nhưng cách khai thác khác nhau sẽ gây được cảm tình và sức thuyết phục khác nhau
Sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn các biện pháp chơi chữ, với những ngôn
từ “bất thường” đầy cá tính sẽ tạo nên sở trường và phong cách riêng cho
từng chuyên mục
Về vấn đề này Hoàng Trọng Phiến đã cho rằng những hiện tượng bất thường trong sử dụng ngôn ngữ có thể xem như biện pháp hấp dẫn của ngôn ngữ báo chí Tuy nhiên, đó phải là những hiện tượng bất thường mang tính sáng tạo và có mục đích chứ không phải là hiện tượng sai về kết hợp từ Đảm bảo được điều này sẽ tạo điều kiện cho báo chí phát huy được tính hấp dẫn lành mạnh, sáng tạo và có định hướng
Trang 181.1.1.2.3 Tính ngắn gọn và biểu cảm
- Ngắn gọn là xu hướng chung của báo chí hiện đại Điều này thể hiện rõ qua việc khảo sát các bản tin, một dạng chuyên mục thuộc loại khô khan của phong cách báo chí Tính ngắn gọn là yêu cầu mang tính tất yếu, xuất phát từ chức năng đầu tiên của báo chí là đưa tin nhanh Đặc trưng này thể hiện ở việc sử dụng các câu có cấu trúc cú pháp ngắn, ít mở rộng các thành phần phụ như định ngữ, bổ ngữ,… thường xuất hiện các kiểu câu rút gọn, tỉnh lược
- Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, cách nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân Nguồn gốc của tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí rất phong phú và đa dạng Đó có thể là sự kết hợp linh hoạt ngôn ngữ báo chí với thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay là sự vay mượn các hình ảnh, từ ngữ, cách diễn đạt trong văn học nghệ thuật Ngoài
ra, tính biểu cảm còn thể hiện khá rõ nét ở lối chơi chữ, cách nói lái, dùng từ
ẩn ngữ hay đơn giản là việc thể hiện ý kiến bình giá mang tính cá nhân Nếu ngôn ngữ không có tính biểu cảm, ngôn từ khô khan thì chúng chỉ có thể tác động một chiều vào thị giác người đọc, khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn Tính biểu cảm là nhân tố tác động mạnh mẽ đến lý trí và tình cảm của bạn đọc, làm cho họ đạt tới một trạng thái tâm lý, cảm xúc mà người viết mong muốn, điều đó cũng có nghĩa là người viết đã thực hiện được mục đích mà mình đặt ra
1.1.2 Những quan niệm về ngôn ngữ sử dụng trên báo chí
1.1.2.1 Sự chuẩn mực của ngôn ngữ báo chí
Chuẩn mực của ngôn ngữ hay gọi tắt là chuẩn ngôn ngữ được xét trên hai phương diện: chuẩn phải mang tính chất quy ước xã hội và chuẩn phải phù hợp với quy luật phát triển nội tại của ngôn ngữ trong từng giai đoạn lịch sử
Theo Vũ Quang Hào (trong “Ngôn ngữ báo chí”), cho đến nay xoay quanh vấn đề chuẩn ngôn ngữ còn khá nhiều điều chưa thống nhất Việc bàn bạc, tranh luận diễn ra khá sôi nổi và phức tạp không chỉ đối với các nhà
Trang 19nghiên cứu nước ngoài, mà đây cũng là một vấn đề hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
+ Nhóm các nhà khoa học Nga Xô Viết (U-sa-cốp, Ô-giê-gốp, li-va-nốp,…) nhấn mạnh đến tính chất xã hội của chuẩn ngôn ngữ, xem chuẩn là hiện tượng xã hội và phát triển có tính lịch sử Quan niệm này đúng nhưng có phần hơi phiến diện, vì nó đã bỏ qua quy luật phát triển bên trong của cấu trúc ngôn ngữ
Pô-+ Cô-sê-ri-u (Tiệp Khắc cũ) xem chuẩn là tổng hợp những sự thể hiện các yếu tố trong cấu trúc ngôn ngữ đã được tách ra và củng cố trong thực tế
sử dụng Điều đó có nghĩa hệ thống ngôn ngữ là những hình mẫu trừu tượng, còn chuẩn ngôn ngữ là sự thể hiện hình mẫu đó bằng chất liệu ngôn ngữ
+ Trường phái ngôn ngữ học Praha coi chuẩn là một hiện tượng bên trong của cấu trúc ngôn ngữ, còn việc thể hiện chuẩn là một hiện tượng ngoài ngôn ngữ, có tính chất xã hội Trường phái này không chấp nhận có một cái chuẩn chung tổng hợp, theo họ không thể đánh giá đồng đều những biểu hiện ngôn ngữ bằng những tiêu chuẩn định sẵn, mà phải dựa trên chức năng hoạt động của các yếu tố ngôn ngữ
+ Kô-xtô-ma-rốp và Lê-ôn-chép,… cũng đồng quan điểm với trường phái Praha Theo đó, chuẩn ngôn ngữ chỉ có thể được xác định trong bối cảnh giao tiếp cụ thể Quan điểm này cho rằng, không có cái chuẩn chung cho ngôn ngữ sử dụng giống nhau ở mọi tình huống giao tiếp, mà chỉ có hệ thống chuẩn được áp dụng tùy vào từng tình huống và tính chất giao tiếp
+ Phần lớn các tài liệu ngôn ngữ học ở Việt Nam đều cho rằng: chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ đã được xã hội đánh giá, lựa chọn và sử dụng Sự đánh giá lựa chọn đó không thể đạt được sự nhất trí hoàn toàn, do vậy tính chất bắt buộc cũng như tính chất ổn định của chuẩn chỉ là tương đối Chuẩn không phải là quy định mà là quy ước, không phải là luật mà chỉ mang tính chất chỉ dẫn
Trang 20Chuẩn ngôn ngữ báo chí, hiểu một cách đơn giản là ngôn ngữ được xuất hiện trên trang báo, phải là những ngôn từ dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với công chúng Hiểu được nội dung từ bề mặt ngôn từ sẽ giúp độc giả hiểu được các kênh thông tin mà người viết muốn truyền tải
Tuy nhiên, nếu coi chuẩn ngôn ngữ là mẫu ngôn ngữ đã được xã hội đánh giá, lựa chọn và sử dụng, thì sự lựa chọn nói trên không những không loại trừ mà còn cho phép, thậm chí đòi hỏi sự lựa chọn của cá nhân trong phạm vi giao tiếp nhất định Khi sự lựa chọn đạt đến trình độ sáng tạo, được cộng đồng đón nhận, thì đây cũng chính là cơ hội tiếp sức cho “lệch chuẩn” mới ra đời
1.1.2.2 Hiện tượng “lệch chuẩn” trên ngôn ngữ báo chí
Ngôn ngữ trên báo chí hiện nay đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng Nguyên nhân chính là do sự phân biệt ranh giới chưa thật rạch ròi giữa
“chuẩn” và “lệch chuẩn” Chuẩn ngôn ngữ trên báo chí bao gồm hai nội dung
cơ bản là cái đúng và sự thích hợp Viện sĩ V.Vi-mô-gra-đốp đã lấy cấu trúc ngôn ngữ làm tiêu chuẩn đánh giá cái đúng Ông cho rằng “Tất cả những cái
gì mới, đang phát triển, được các quy luật nội tại của quá trình phát triển ngôn ngữ thừa nhận, phù hợp với cấu trúc của nó, dựa vào những xu thế sáng tạo của nhân dân, dựa vào các quá trình mang tính tích cực trong lĩnh vực ngữ pháp, ngữ nghĩa, sử dụng từ,… đều không thể bị cho là không đúng, không thể bị phủ nhận căn cứ vào thị hiếu và thói quen cá nhân”.[23,17] Như
vậy có thể hiểu rằng cái đúng là cái được cộng đồng ngôn ngữ hiểu và chấp nhận Nó là một trong những điều kiện để công nhận tính chuẩn mực của ngôn ngữ Từ đây có thể suy ra cái sai, cái “lệch chuẩn” là cái mà người tiếp nhận không hiểu, không chấp nhận, bởi nó không phù hợp với chuẩn mực chung, không được thừa nhận và lựa chọn sử dụng một cách chính thống
Điều bất thường trong xã hội hiện nay là các nhà báo trẻ khá ưa dùng cách nói “lệch chuẩn” và bình thản sử dụng tạo nên phong cách của riêng
Trang 21mình Thống kê sự khủng hoảng của tiếng Việt ở mọi phương diện trên báo chí là một việc làm công phu và tỉ mỉ Thực tế cho thấy, sự khủng hoảng này đang diễn ra ở mọi cấp độ, mọi lúc - mọi nơi và biến dạng dưới mọi hình thức Hiện tượng phổ biến trong văn phong của các nhà báo trẻ là biến cái sai thành thói quen có hệ thống, dần dần từ thói quen nghiễm nhiên biến nó trở
thành cái đúng Ví dụ xì – tin (style), là một từ sai nhưng lại được sử dụng với
mật độ dày đặc trên các báo (đặc biệt là báo Hoa học trò), nhưng cho đến nay không có một tiếng nói nào đề nghị sửa đổi và nó vẫn được đông đảo bạn trẻ
ưa chuộng sử dụng
Ví dụ sự quy ước 1 xịch = 1 chục, 1 lít = 1 trăm, 1 củ = 1 triệu đang
được sử dụng phổ biến, rộng rãi Lúc đầu, đây chỉ là sự quy ước riêng của một nhóm người, song với nét cá tính mới mẻ, hiện đại nó nhanh chóng lan tràn trong cộng đồng ngôn ngữ Cho đến nay, cách dùng này đã trở thành một thói quen “khó sửa đổi”, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nó cũng được vận dụng một
cách có hệ thống Xin dẫn ra một ví dụ làm minh chứng: “Zời ạh! Phóng xe
vượt đèn đỏ 50 xịch, không gương không giấy tờ 4,5 lít; cố ý gây tai nạn 3 củ…vị chi là 3 củ rưỡi Thế có chết tôi không!”
Mặc dù bị coi là thứ ngôn ngữ phi chính thống, phi chuẩn mực nhưng
“tiếng lóng” có một đời sống vô cùng sôi động Khó có thể thống kê chính xác mỗi ngày một người sử dụng trung bình bao nhiêu tiếng lóng, cũng như tần xuất nó góp mặt trên một số báo Nhưng phải thừa nhận rằng ngoài lý do giữ bí mật nội dung giao tiếp, tiếng lóng còn có khả năng nói tránh, thay thế cho những từ ý nhị, khiếm nhã Bởi thế mà “tiếng lóng” giàu sắc thái biểu cảm hơn so với những từ nguyên nghĩa, việc tìm hiểu trở nên lý thú và không
rơi vào trạng thái nhàm chán Cách nói “hàng mới quen, đảm bảo còn nguyên
đai nguyên kiện”, cánh mày râu sẽ thấy thú vị hơn so với cách nói “cô gái này mới quen,vẫn còn trong trắng” Chính bởi ngôn từ phong phú, cách
truyền tải nội dung linh hoạt, tinh tế mà tiếng lóng được đông đảo tầng lớp trong xã hội sử dụng Ngày nay, hiện tượng lóng được đưa vào văn phong báo
Trang 22chí như một phương tiện tu từ, phản ánh chân thực tính cách nhân vật và hiện thực đời sống
1.1.3 Thực trạng ngôn ngữ sử dụng trên báo chí hiện nay
Chưa bao giờ vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí lại bị lên án gay gắt như hiện nay Đã có nhiều lời cảnh báo về việc sử dụng ngôn từ thiếu chọn lọc, dập khuôn theo mô típ, chưa kể đến những lối diễn đạt vụng về, thiếu trong sáng Thực trạng trên đang trở thành vấn nạn, được đưa ra góp bàn tại những hội thảo chuyên đề có liên quan Qua phân tích, cắt nghĩa, nguyên nhân chính là do những “căn bệnh” đã ăn sâu, khó sửa chữa như căn bệnh sính ngoại, bệnh dùng từ không đại chúng, bệnh bắt chước, bệnh cẩu thả trong lựa chọn câu từ…
Căn bệnh phổ biến cần nhắc tới đầu tiên đó là “bệnh sính ngoại” Đây
là căn bệnh thường bắt gặp ở những cây bút trẻ Biểu hiện dễ thấy là sử dụng một cách tràn lan, vô tội vạ ngôn ngữ ngoại quốc, đặc biệt là tiếng Anh Những từ được “chêm” một cách tự do, bất quy tắc xuất hiện ngày một nhiều, không chỉ đan cài trong nội dung mà hiên ngang xuất hiện trên các trang bìa, tít báo Qua khảo sát một số tờ báo Sinh viên Việt Nam năm 2009, chúng tôi nhận thấy mật độ sử dụng tiếng Anh trên báo này rất cao Dẫn chứng báo Sinh
viên Việt Nam số 45 tháng 12/2009 qua các tiêu đề: “Phải trở thành Manager
trẻ”, “Làm caddie trên sân golf đồi cù”, “Đại sứ S class”… không biết mục
đích cụ thể của tác giả là gì, song vô tình đã trở thành rào cản ngôn ngữ không đáng có cho độc giả Những từ, cụm từ nhiều âm tiết trong tiếng Việt được thay thế bằng những từ tiếng Anh có phát âm ngắn, cấu tạo đơn giản Hiện
nay báo chí thay khu nghỉ dưỡng bằng resort, gọi người hâm mộ là fan, gọi
giới trẻ là teen Đây có thể coi là căn bệnh sính ngoại hay lối nói “nửa tây,
nửa ta” trong giao tiếp Ví dụ “mày ok hay không ok cũng phải call lại cho nó
chứ Chẳng pro chút nào cả” Những tiếng lóng, tiếng bồi được sử dụng một
cách vô tội vạ nhiều khi gây nên sự ức chế, phản cảm Cách nói chếch ao,
Trang 23chếch in (làm thủ tục trả hoặc lấy phòng khách sạn), so - ri em, anh pho - ghét mất (anh xin lỗi em, anh quên mất), hay nêm cạc (name card – danh thiếp)…
những cách nói khó hiểu là nguyên nhân dẫn tới hiểu nhầm tệ hại
Thiết nghĩ, chúng ta nên cổ vũ sự sáng tạo của giới trẻ, vì ngôn ngữ nào cũng cần có sự thay đổi, biến chuyển Song khách quan nhìn nhận, việc kết hợp tự do tiếng nước ngoài chỉ đem lại những cách hiểu không rõ ràng, đặc biệt là trên ngôn ngữ báo chí chính thống Báo chí được xuất bản để phục vụ cho số đông, mà quần chúng biết và sử dụng thành thạo tiếng Anh không nhiều Người Việt không thể lúc nào cũng mang bên mình cuốn từ điển tiếng Anh để đọc một tờ báo Việt Vậy nên những người cầm bút nếu muốn sử dụng theo mục đích của mình cần chú thích rõ ràng để mọi người cùng hiểu
Căn bệnh thứ hai phải kể đến đó là “bệnh dùng từ không đại chúng”
Đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến trên báo chí hiện nay, biểu hiện của nó là sử dụng nhiều những ngôn từ khó hiểu, gây nhiễu, những thuật ngữ chuyên ngành, từ bản địa… xa lạ với độc giả Điều này đã vi phạm
nguyên tắc hoạt động của báo chí là “tính nhân dân, tính đại chúng” Chủ tịch
Hồ Chí Minh - người thầy của báo chí Cách mạng Việt Nam cũng đã đưa ra
yêu cầu đối với nội dung của bài báo “viết sao cho đơn giản, dễ hiểu, thiết
thực, sao cho mỗi đồng bào, mỗi chiến sĩ đều đọc được, hiểu được” Ngày
nay trình độ dân trí và nhận thức của đại bộ phận nhân dân cũng đã tăng lên đáng kể, song cũng chưa phải đã đồng đều giữa các vùng miền, các nền văn hóa Do đó, cần phải lựa chọn ngôn từ mang tính phổ quát, ai đọc cũng có thể hiểu được nội dung báo muốn truyền tải
Ngoài những căn bệnh trên, nhà báo hiện nay còn mắc nhiều lỗi vụng
về trong cách diễn đạt, câu từ không gọt giũa, trau chuốt, thành phần trong câu tự do chuyển đổi vị trí mà không mang lại hiệu quả nghệ thuật Cẩu thả trong cách lựa chọn ngôn từ, bắt chước những môtíp có sẵn, cách đặt vấn đề
Trang 24“cũ kỹ” tạo ra sự sói mòn, nhàm chán như “có một kiểu thăng quan như
thế!”, “có một giáo sư như thế!”, “có một thời kỳ như thế!”…
Ngôn ngữ Việt Nam giàu và đẹp, nghề báo là nghề dùng ngôn từ để khởi tạo dư luận, những gì báo chí viết ra được coi là chuẩn mực, người đọc nghe theo, học theo và làm theo; Bởi vậy, những người làm báo cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy vốn ngôn ngữ của dân tộc, làm cho báo chí đến gần độc giả hơn và được công chúng đón nhận nhiệt thành hơn
Thực tế, hiện nay sự “lệch chuẩn” trên báo chí đang thịnh hành và phát triển thành một xu hướng mới, được đông đảo bạn đọc đón nhận với biểu hiện hứng thú Ngôn từ bị biến tấu theo những phong cách riêng, trẻ trung, mới
mẻ Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đi sâu tìm hiểu về hiện tượng “lóng”, một hiện tượng ngôn ngữ sinh động, đang lấn sân vào văn phong báo chí một cách hết sức tự nhiên
1.2 Khái quát về hiện tƣợng lóng
1.2.1 Những cách hiểu về hiện tượng lóng
Tiếng lóng xuất hiện từ lâu và khá phổ biến, ra đời và phát triển như một phương tiện giao tiếp có tính khu biệt Ban đầu phạm vi sử dụng của tiếng lóng còn nhiều hạn chế, thường bắt gặp ở vỉa hè hay nơi chợ búa; đối tượng sử dụng chủ yếu là các nhóm tội phạm, dân chơi, buôn bán… Dần dần tiếng lóng xâm nhập sâu rộng hơn vào ngôn ngữ chung của xã hội, nó không
bị điều khiển hay chịu sự đè nén của thực tế xã hội, tự do hình thành và biến
mất “Thông thường tiếng lóng được hiểu là những từ ngữ của lớp người phe
phẩy, lưu manh, trụy lạc muốn che đậy những hành động bất chính và cũng là hậu quả của cách ăn nói suồng sã, thô tục, phản ánh lối sống thấp kém, thiếu văn hoá” [31.26,27]
này khá phổ biến trong giới trẻ và được sử dụng rộng rãi như một trào lưu mới Điểm khác biệt so với các ngôn ngữ khác là hiện tượng lóng chấp nhận
cả cách nói sai, nó phá vỡ chuẩn mực của những quy tắc đã trở nên cố hữu
Trang 25Chẳng hạn, nhiều câu thành ngữ, tục ngữ, giới trẻ có thể thay đổi bằng cách
làm “teen hóa” nó Có thể dẫn ra đây một ví dụ, ông cha ta có câu “đàn gảy
tai trâu” ám chỉ những người chậm hiểu, hay khó nắm bắt một vấn đề không
thuộc thế mạnh của mình Để thay cho cách nói truyền thống giới trẻ phát
ngôn thành “muỗi đốt inox” Về nội dung không khác nhưng về cách thể hiện
đã khác nhau rất nhiều Cách nói của các bạn trẻ có phần hiện đại, dí dỏm và hài hước đúng chất tuổi teen Song không ít người coi đây là một hiện tượng xuyên tạc ngôn ngữ, ngôn từ không lành mạnh làm cho ngôn ngữ thêm tối tăm, cần gạt nó ra ngoài ngôn ngữ giao tiếp Bàn về hiện tượng ngôn ngữ này cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất
V Huygô nhận định rằng: Tiếng lóng là gì? Là quốc gia, đồng thời là quốc âm; đó là sự đánh cắp dưới hai hình thức: nhân dân và ngôn ngữ Tiếng lóng vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một kết quả xã hội Tiếng lóng căn bản là gì? Là ngôn ngữ của khốn cùng Mọi nghề, mọi nghiệp, có thể mọi ngẫu nhiên của hệ thống xã hội và hết thảy các hình thức của trí tuệ, đều có tiếng lóng của nó Về phương diện thuần túy văn học, nghiên cứu tiếng lóng
có thể kỳ thú hơn nhiều khoa học khác
Các nhà nghiên cứu Việt Nam những năm gần đây cũng dành rất nhiều thời gian bàn luận về hiện tượng này Theo các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ
Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến: “Tiếng lóng nói cho giản dị là một bộ phận
từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những
sự vật, hiện tượng, hành động,… vốn đã có tên gọi trong vốn từ chung nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình”.[17.224]
Theo Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”:
“Tiếng lóng bao gồm các đơn vị từ vựng thuộc loại thứ hai trong biệt ngữ tức
là tên gọi “chồng lên” những tên gọi chính thức Hiện tượng tiếng lóng là phổ biến đối với mọi tập thể xã hội Hầu như tất cả các tập thể xã hội nào đã
có cái gì chung về sinh hoạt hay về sản xuất, làm việc thì đều có những tiếng lóng của riêng mình…” [13.253]
Trang 26Hoàng Thị Châu đưa ra khái niệm về tiếng lóng: “Tiếng lóng là loại
ngôn ngữ chỉ cốt nói cho một nhóm người biết mà thôi, những người khác không thể biết được Vì mục đích của biệt ngữ và tiếng lóng là che đậy việc làm không cho nhóm ngoài biết, cho nên tất cả những từ ngữ gì có thể khiến người ta phỏng đoán được nội dung công việc đều bị thay thế nhất là trong đám người làm những nghề bất lương bị xã hội ngăn cấm như cờ bạc, bọn ăn cắp, bọn buôn lậu” [16.56]
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm tiếng lóng như sau: “Tiếng lóng là
những từ ngữ được sử dụng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ không phải toàn dân sử dụng mà thôi” [21.288]
Lưu Văn Lăng cho rằng: “Tiếng lóng là một thứ tiếng ước lệ có tính
chất bí mật, một lối nói kín đáo của bọn nhà nghề dùng để che những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết Nó thường có trong những hạng người làm nghề bất lương, tầng lớp lưu manh hoặc tầng lớp con buôn trong
xã hội có giai cấp”.[33.75]
“Đại từ điển tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên đưa ra khái niệm
tiếng lóng: “Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng trong một tầng lớp
hoặc một nhóm người nào đó, cốt chỉ để trong nội bộ hiểu với nhau mà thôi”
[50.1636]
Phạm Văn Tình cho rằng: Tiếng lóng là một ngôn ngữ thuộc một nhóm người dùng để giao tiếp, mục tiêu để hạn chế phạm vi trao đổi Vì vậy ban đầu mang tính chất là ngôn ngữ bí mật Từ lóng có thể xuất phát từ mong muốn mang lại sự vui vẻ, điểm xuyết cho cuộc nói chuyện vui Tiếng lóng xưa nay được xem là gắn với đối tượng không đàng hoàng, mờ ám nhưng thực tế không như vậy Tiếng lóng được sử dụng trong bộ đội, lực lượng điều tra, công an… nhằm không lộ bí mật hoặc dùng trong một số ngành nghề nhất định mang tính đặc thù Từ lóng càng bí mật càng giá trị Khi từ lóng được xã hội hóa thì trở thành “từ lạ” Từ lóng dễ bị đào thải, chỉ có một số từ lóng tồn tại lâu dài và trở thành ngôn ngữ toàn dân hiện nay
Trang 27Với cùng một đối tượng là hiện tượng lóng, rất nhiều quan niệm đưa ra thể hiện những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau Tổng hợp các ý kiến cho thấy, cách hiểu hiện tượng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ của bọn lưu manh, bất chính,… là cách hiểu còn hẹp hòi, phiến diện, chưa phản ánh đúng thực tế Ngày nay tiếng lóng đã mở rộng phạm vi sử dụng, mỗi tầng lớp trong
xã hội có chung một hoàn cảnh sống đều có thể tạo ra ngôn ngữ riêng cho tầng lớp mình, đó có thể là những đường nét căn bản giống con chữ Latinh, cũng có thể “chệch” đi tùy vào người sáng chế và tiếp nhận nó, thứ ngôn ngữ rất riêng ấy được gọi là hiện tượng “lóng”
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của hiện tượng “lóng”
1.2.2.1 Nguồn gốc hình thành hiện tượng “lóng”
Trong tiếng Anh, khái niệm “slang” (tiếng lóng) ra đời vào thế kỷ XVIII, mang nét nghĩa tương đương với từ “cant” (nghĩa gốc của từ này là
lời nói không thành thật, tính đạo đức giả và sau này được mở rộng nghĩa để chỉ các thành viên thuộc từng nhóm xã hội cụ thể)
Trong tiếng Việt, hiện tượng lóng hay tiếng lóng xuất hiện từ bao giờ
cho đến nay chưa có lời giải thích thỏa đáng Ban đầu “slang” chỉ liên quan
đến ngôn ngữ của nhóm xã hội đóng kín như tội phạm, tù nhân và ma túy… những con người thuộc tầng lớp dưới đáy của xã hội
Tuy nhiên, nhờ vào nội dung ngữ nghĩa “chỉ những điều bí mật” cho riêng các thành viên trong nhóm, do vậy hiện tượng lóng ngày càng có cơ hội phát triển rộng rãi khi người tham gia phát ngôn có nhu cầu
Trong những năm gần đây, hiện tượng “lóng” đang phát triển mạnh mẽ
và rầm rộ như vũ bão Trong xã hội đang dần hình thành nên một hoặc nhiều tầng lớp người nói những thứ tiếng Việt khó hiểu, xa lạ với ngôn ngữ toàn dân Đó là thứ tiếng Việt mà từ cách phát âm, dùng từ, kết cấu ngữ pháp đều mang dáng dấp của kiểu ngôn ngữ bị pha tạp, biến dạng, bất thường… gọi
chung là “lóng hóa”
Trang 28Các yếu tố “bất thường” được sản sinh từ những từ ngữ bình thường, vẫn tồn tại trong ngôn ngữ toàn dân, tuy nhiên ý nghĩa mà nó biểu hiện có sự sai khác đi, chúng ta quen gọi là “lệch chuẩn” Có thể kể tên một số trường
hợp như: hàng tiền đạo (răng cửa), hàng nghĩa địa (sản phẩm quá hạn sử dụng), thăm bà ngoại (vượt biên), nhập viện (vào tù)… hoặc các từ mới do nhóm xã hội đó tạo ra như : xao li (nói dối, nói láo), xê (một chỉ vàng)… Đó
cũng có thể là những từ, hay những tên gọi được biến dạng theo quy ước của các nhóm xã hội: từ hóa yếu tố tạo từ (làm cho nó trở thành từ, được dùng độc
lập) như Vitamin E (thèm đàn bà), Vitamin T (thiếu tiền), Vitamin D (dâm tục, háo sắc), hay tự do kết hợp với yếu tố xưng gọi cô Loan (Đài Loan), chú Thái (Thái Lan), bác Phi (Phi-lip-pin)… hoặc có thể là những yếu tố nước ngoài
được đưa vào giao tiếp để che đậy nội dung mà chỉ người trong cuộc mới hiểu
được hàm ý, ví dụ như: chốn biu rô (chốn văn phòng), toa với moa kết nghĩa
ami (mình với cậu kết bạn với nhau)… trong các nhóm ngôn ngữ riêng, thì
những ngôn ngữ như trên có thể coi là “của nhà làm ra” do đó ít chịu sự phản đối vì ai cũng có thể hiểu được
Từ một khái niệm “lóng” hạn hẹp về nội dung và ý nghĩa, thuật ngữ
“lóng” đã mở rộng ngoại diên hoạt động và phạm vi sử dụng Giờ đây, hiện tượng “lóng” ngoài những đặc thù vốn có “giữ bí mật nội dung giao tiếp” còn
có thêm những đặc điểm mới, đi kèm những sắc thái khác thường làm tăng tính hấp dẫn cho phát ngôn
1.2.2.2 Điều kiện sản sinh của hiện tượng “lóng”
1.2.2.1.1 Bên cạnh sự tăng trưởng chóng mặt về mặt từ vựng, cấu trúc ngôn ngữ… hiện tượng lóng đang có xu hướng gia tăng, nó vượt ra ngoài cả khả năng nắm bắt của những “chuyên gia” thành thạo nhất
Theo ước tính mỗi ngày có thêm 5 từ hoặc cụm từ lóng được sinh ra để đáp ứng nhu cầu giao tiếp Người Việt trẻ thậm chí không thể hiểu hết ý nghĩa của các từ đó, mặc dù hàng ngày, hàng giờ chúng vẫn xuất hiện với tần xuất khá cao, mang hơi thở mới lạ của thời đại
Trang 29Và để đối phó với thực tế đó, các nhà nghiên cứu đang gắng sức biên soạn từ điển tiếng lóng thật đầy đủ, hy vọng người sử dụng có cái nhìn tổng thể hơn, toàn diện hơn về hiện tượng hết sức tự nhiên này Đây có thể coi là công cụ đút túi hữu hiệu, phục vụ đắc lực cho giao tiếp, đặc biệt khi người lớn muốn biết giới trẻ đang nghĩ gì và họ sẽ làm gì
Ngày 17/11/2005 tác giả Jonathon Green sẽ cho ra đời cuốn “Cassell‟s Dictionary of Slang” (Từ điển tiếng lóng Cassell) với không dưới 12.500 mục tra cứu Tiếp sau công trình nghiên cứu này, cuốn sách “The New Partridge Dictionary of Slang” (Tân từ điển tiếng lóng Partridge) lần đầu tái bản có bổ sung sau 20 năm, được các nhà từ điển nổi tiếng Tom Dalzell và Terry Victor biên tập Cuốn từ điển mới chứa tới 65.000 mục tra cứu, trong đó có hàng ngàn từ và cụm từ lóng mới xuất hiện khoảng 5 năm trở lại đây
Đã có rất nhiều cách lý giải về điều kiện sản sinh của hiện tượng lóng, song các chuyên gia đầu ngành trên thế giới đều khẳng định tiếng lóng mới phát sinh chủ yếu có nguồn gốc từ người Mỹ da đen, nhạc hip-hop, nhạc Grime (một dạng hip-hop ở London); Vậy lý do thứ nhất đưa ra là giới trẻ thích bắt chước các rapper nổi tiếng Theo giáo sư David Crystal của Đại học
Reading, tác giả Bách khoa thư Cambridge về tiếng Anh, cho biết: “Trong
gần 1/3 dân số thế giới sử dụng ngôn ngữ này, có nhiều biến thể tồn tại khắp châu lục”
Lý do thứ hai khiến hiện tượng lóng phát triển quá nhanh chính là do
Internet Theo Jonathon Green nhận định: “Trước phải mất 20 đến 30 năm,
một từ lóng Anh - Mỹ mới có thể vượt Đại Tây Dương để ảnh hưởng đến tiếng Anh của người Anh Bây giờ có khi chỉ chưa đầy 20, 30 phút sau nó đã lan toả khắp thế giới” Điều đó đủ cho thấy, sức tấn công mạnh mẽ của hiện
tượng lóng vào ngôn ngữ, nó đang và sẽ tạo ra một luồng gió mới cho trên ngôn ngữ thế giới nói chung và ngôn ngữ Việt nói riêng
1.2.2.1.2 Sự phát triển của hiện tượng lóng là một quá trình biến đổi
tự nhiên Hiện nay trong giao tiếp, giới trẻ thường ưa chuộng sử dụng các loại
Trang 30từ vựng (tính từ, động từ, danh từ…) mang ấn tượng mạnh, để tạo sự hài
hước, hóm hỉnh Những từ như cá chìm (công an mật), nghẽo (xe máy), máu
khô (tiền dự trữ), bóc lịch (đi tù), sách ba xu (loại sách có nội dung nghèo nàn
rẻ tiền), ổ quỷ (nơi chứa gái mại dâm),… xuất hiện nhiều trên các kênh thông
tin đại chúng, đặc biệt trên các báo dành cho giới trẻ Đã không còn xa lạ, nếu
ta bất chợt nghe thấy phát ngôn “thầu giầu nhỉ !” thì lập tức có thể hiểu ngay
đối tượng đang được tập trung chú ý là một người có rất nhiều tiền; hay thấy một thanh niên đi xe máy lượn lách điêu nghệ trên đường phố, ai đó đưa ra lời
bình luận “xà lách tởm không?”…Và cũng theo biến tấu ngẫu nhiên này,
nhiều tiếng lóng bị sử dụng một cách thô tục, gây phản cảm cho người trong
và ngoài cuộc Kiểu như hỏi bạn bè đã ăn cơm chưa thành “mày đớp chưa?”, hỏi thăm sức khỏe người lớn thành “dạo này nhìn cụ ngon ngẻ quá!” Không
dừng lại ở đó, lối nói bỗ bã kiểu “chợ búa” cũng lấn sân vào nơi công sở
“chào đại ca, hết giờ làm đội hình nhà mình đi làm tý máu nhỉ?” (ăn tiết canh
tục hơn Trả lời phỏng vấn trên báo điện tử, GS Đinh Văn Đức cho rằng: “Nó
giúp ngôn ngữ phong phú hơn và phục vụ nhu cầu cuộc sống tốt hơn Đặc biệt nước ta sau đổi mới, đời sống xã hội thay đổi nhiều và phát triển nhanh
kể cả vốn từ, lối nói, phong cách giao tiếp”
Trang 31Trong tự nhiên thực thể nào cũng có hai mặt, mặt trái của hiện tượng này là tính tự phát và không có kiểm soát, đây là nguyên nhân gây nên nhiều bức xúc trong xã hội Từ thực tế đó, thông tin đại chúng nói chung và báo chí nói riêng cần có sự bàn bạc, định hướng, giúp giới trẻ ý thức và tự điều chỉnh theo hướng tích cực
1.2.3 Vai trò của hiện tượng lóng
1.2.3.1 Phương tiện giao tiếp có tính khu biệt
Hiện tượng lóng trong đó bao gồm từ lóng, mật mã lóng, tín hiệu lóng không dùng chung cho số đông quần chúng, chỉ phục vụ cho một nhóm người riêng biệt trong xã hội nên nó có tính khu biệt Theo các tác giả Đái Xuân
Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương Toàn: “Tiếng lóng là ngôn
ngữ riêng của một nhóm xã hội hoặc nghề nghiệp có tổ chức gồm các yếu tố của một hoặc một số các ngôn ngữ tự nhiên đã được chọn lọc và biến đổi đi nhằm tạo ra sự cách biệt ngôn ngữ với những người không liên đới Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu Thông thường, tiếng lóng được sử dụng nhằm mục đích che giấu đối tượng giao tiếp đồng thời là phương tiện tách biệt của một nhóm người ra khỏi phần còn lại của xã hội” [38.277] Nhóm xã hội nào
có chung một hoàn cảnh, một cách sống, có thể tạo ra một số từ ngữ riêng chỉ dùng trong nội bộ của mình, những từ như vậy đều thuộc phạm vi “hiện tượng lóng” mang giá trị khu biệt được dùng làm phương tiện giao tiếp Ngoài những từ ngữ lóng chuyên dùng cho tầng lớp lưu manh, trụy lạc trong xã hội thì các tầng lớp khác như học sinh, bộ đội, công nhân,… cũng có những tiếng lóng của giới mình vì mục đích vui đùa, hay giữ bí mật điều muốn nói
1.2.3.2 Phương tiện phản ánh hiện thực cuộc sống
còn là hiện tượng chung trong giao tiếp bằng ngôn ngữ của các dân tộc khác Nhiều nhà ngôn ngữ học đã đi sâu vào nghiên cứu về tiếng lóng Các nhà văn như V.Huy Gô, H.Ban Zắc cũng đã tốn bao công sức và giấy mực bàn về
Trang 32tiếng lóng mà người đời vẫn cho là “ngôn ngữ của những kẻ khốn cùng” “
ngôn ngữ của những người ngu tối” V.Huy Gô cho biết tiếng lóng bị coi “đó
là ngôn ngữ của những tên khổ sai, những nhà ngục, của tất cả những gì khả
ố nhất trong xã hội ( ) thứ ngôn ngữ xấu xí, lo âu, thâm hiểm, phản bội, có nọc, ác độc, ám muội, đê hèn, sâu sắc, bất hạnh của kẻ khốn cùng” [49.371], những từ ngữ này dị dượm và đượm một nét gì cầm thú quái đản (…) cảnh hoạn nạn tối lắm, nhưng tội ác còn tối hơn nữa Hai cái đen tối ấy hỗn tạp tạo nên tiếng lóng Tối mò trong không khí, tối mò trong hành động, tối mò trong tiếng nói” [49 367,368] Banzắc cũng đã từng trăn trở nói “cái tiếng nói của bọn bịp bợm, bọn cờ bạc, gian lận, bọn trộm cướp và giết người, gọi là tiếng lóng…” [8.188] Qua ngôn ngữ lóng, một thế giới sống động ẩn sau câu
chữ dần dần mở ra, khi lung linh huyền ảo, lúc dị dượm đen tối…Tất cả mọi hiện tượng như sự khác biệt của ngôn từ, mật mã, tín hiệu… góp phần vẽ nên trước mắt độc giả một bức tranh về cuộc sống chân thực đang hiện hữu
1.3 Cơ sở tạo hiện tƣợng lóng
1.3.1 Cơ sở tâm lý
Trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp, con người luôn đặt mình vào những tình huống khó xử Có những điều muốn nói song lại khó nói, có những điều nói ra lại bị cho là thô tục, không lịch sự, làm mất lòng người nghe, cũng có trường hợp nói ra người nghe lại dễ chạnh lòng,…Vấn đề này ông cha ta đã từng dạy:
“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Để giải quyết tất cả những vấn đề đó, người làm báo luôn phải suy nghĩ tìm cho được cách nói hay, thân thiện để vừa lòng người nghe và cũng là để thể hiện sự phong phú về vốn từ của mình Muốn vậy, người làm báo phải tìm đến các biện pháp tu từ, trong đó có “hiện tượng lóng”
Như vậy, hiện tượng lóng trên báo chí là sản phẩm của cá nhân (người viết bài) lâm thời chuyển đổi tên gọi không phù hợp nhằm mục
Trang 33đích tâm lý nhất định Vì thế, giá trị biểu hiện của tên gọi mới chỉ được hiểu trong văn cảnh mà nó xuất hiện Nếu tách ra khỏi văn cảnh, những giá trị đó không tồn tại
Theo Đinh Trọng Lạc, những văn cảnh thường buộc người nói (viết) lựa chọn cách diễn đạt Trường hợp này đối với ngôn ngữ “lóng” rất đa dạng Chẳng hạn, khi thấy một chàng trai trẻ yêu một cô gái lớn tuổi hơn mình,
ngôn ngữ lóng gọi tên sự việc trong văn cảnh này là phi công trẻ lái máy bay
bà già, hay gặp một thanh niên thích lạng lách, đánh võng trên đường phố,
ngôn ngữ lóng gọi tên anh hùng xa lộ Rõ ràng dùng ngôn từ lóng trong
trường hợp này che giấu sự chê bai, phản ứng không hài lòng đối với chủ thể
Hay để nói tránh những từ chỉ hoạt động tế nhị, sinh hoạt bài tiết, tạo cho người nghe cảm giác ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự, người nói (viết)
thường sử dụng những tiếng lóng kín đáo để thay thế như: đi vũ trụ, đi hái
hoa, đi karaoke có nghĩa lóng là đi vệ sinh, hay áo tơi, áo khoác, áo mưa, giày, mũ có nghĩa là bao cao su tránh thai,…
Hay để tạo ra cách nói uyển chuyển, tăng tính biểu cảm và hình tượng cho lời nói, khi giãi bày tình cảm, nam / nữ thường dùng những hình ảnh đặc
trưng cho giới tính làm tên gọi cho mình như: con trai (phái mày râu, phe đầu
đinh,…), con gái (phe kẹp nơ, tóc dài, chân dài, tóc vàng hoe…) Theo chúng
tôi, cách gọi tên này tạo nên sắc thái trẻ trung, đáng yêu về mặt hình thức nhưng vẫn bộc bạch được nội dung biểu đạt, cũng như đối tượng mà người nói (viết) muốn nhắc tới
1.3.2 Cơ sở ngữ nghĩa
Từ ngữ lóng tiếng Việt được hình thành trên cơ sở vốn từ của tiếng Việt Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trên văn bản báo chí, hiện tượng
“lóng” được tạo ra từ các vật liệu có sẵn và bằng các phương thức tạo từ vốn
có Để tạo ra những hiện tượng “lóng” khác nhau, người ta sử dụng linh hoạt
sự chuyển nghĩa của từ theo nhiều hình thức khác nhau
Trang 34- Chuyển một nét nghĩa của từ cho nhau:
a Sự màu mỡ được phù sa bồi đắp
sử dụng thay cho nhau Ví dụ: “Dịp này các bạn hơi phì nhiêu một chút,
cố gắng tích cóp tiền bạc để đi quấn tóc, hút mỡ bụng nhé!” [TGHĐ, Số
48+49, T88, 2009]
Có thể minh họa rõ hơn bằng các thí dụ sau:
+ Đeo ba lô ngược: người phụ nữ mang thai (khai thác nét nghĩa hình
dáng chiếc balô để ngược tạo nghĩa lóng “bụng mang thai của người phụ nữ”)
+ Diễn viên: kẻ trộm cắp điêu nghệ (khai thác nét nghĩa khả năng
diễn xuất tài tình để tạo nghĩa lóng chỉ sự biến báo nhanh tới mức không bị phát hiện)
+ Hàng: gái mại dâm (khai thác nét nghĩa kẻ mua dâm và bọn chủ chứa
coi đây chỉ là thứ hàng hóa có kẻ mua, người bán)
- Chuyển hoàn toàn nét nghĩa của từ này cho từ khác:
Đây là trường hợp tạo hiện tượng “lóng” bằng cách người nói (viết) sử dụng những từ không có một nét nghĩa nào giống để thay thế (hai từ khác nhau hoàn toàn về nghĩa) Như vậy, ở đây từ được thay thế mang một nét nghĩa hoàn toàn mới do từ thay thế mang lại Tuy nhiên, nét nghĩa này chỉ mang tính lâm thời và nó chỉ tồn tại trong một hoàn cảnh và khoảng thời gian nhất định Có thể coi đây là hình thức tạo từ lóng cơ bản nhất, phổ biến nhất của tiếng Việt
Trang 35Ví dụ 1: Từ củ hành trong phát ngôn:
“Củ hành nó đi, nó đang ở trong rừng kìa!” (ngôn ngữ của các game thủ), thì từ “củ hành” ở đây mang nét nghĩa là “bắn, giết
Ví dụ 2: Từ tanh tưởi trong trường hợp:
“…học hành tanh tưởi làm nức lòng các thần dân chung lớp” [TGHĐ,
Số 99, T8, 2010], từ “tanh tưởi” ở đây lại có nghĩa là học rất giỏi
Từ củ hành không có một nét nghĩa nào chung với từ bắn, giết, hay từ
tanh tưởi không có nét nghĩa nào chung với giỏi song chúng lại được dùng để
thay thế cho nhau, mang sắc thái biểu cảm mới mẻ, tạo sự chú ý đối với người tiếp nhận
- Chuyển sắc thái biểu cảm của từ đồng nghĩa cho nhau:
Ví dụ 1: “Mang trong mình ánh hào quang của sự nổi tiếng, ai cũng
phải ghen tỵ và không khỏi ngưỡng mộ cô khi sở hữu một gia tài „kếch xù”…
[TGHĐ, Số 34, T48, 2009]
Ví dụ 2: …“chương trình được tổ chức bởi kênh truyền hình Discovery
và hãng điện thoại Nokia khá là xôm tụ…” [HHT, Số 671, T17, 2008]
Ví dụ (1) + (2) hay từ kếch xù và xôm tụ đều mang nét nghĩa chỉ sự nổi tiếng, có nhiều tài sản, song so với nghĩa từ giàu có đã có sự thay đổi về sắc
thái biểu cảm
Trong tiếng Việt nói chung và tiếng lóng nói riêng, vốn từ đồng nghĩa
vô cùng phong phú và đa dạng Những từ đồng nghĩa giống nhau hoàn toàn
về nghĩa nhưng mỗi từ lại mang sắc thái biểu cảm khác nhau Trong phạm vi báo chí, khi sử dụng từ đồng nghĩa thay thế cho nhau, bao giờ các nhà báo cũng phải xem xét đến sắc thái biểu cảm của từ cho phù hợp với văn cảnh giao tiếp
Từ lóng kếch xù, xôm tụ mang sắc thái biểu cảm khác với từ giàu có
thông thường:
Kếch xù: mang sắc thái biểu cảm trầm trồ, ngưỡng mộ
Giàu có: mang sắc thái biểu cảm trung bình
Xôm tụ: mang sắc thái biểu cảm suồng sã
Trang 361.3.3 Cơ sở văn hóa
Việt Nam là một nước nông nghiệp, nên mọi người sống trong làng, xóm luôn phụ thuộc lẫn nhau Vì vậy, người Việt Nam rất coi trọng, giữ gìn mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng Thậm chí, năng lực giao tiếp (dưới hình thức nói và viết) được người Việt Nam xem là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá con người
“Vàng thì thử lửa thử than Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”
“Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên”
Đặc điểm này của văn hóa giao tiếp ở người Việt cũng chi phối đến việc tạo hiện tượng “lóng” Bởi điểm nổi bật, khác biệt của ngôn ngữ lóng chính là đặc tính suồng sã, tạo không khí thoải mái, không khoảng cách Cơ
sở văn hóa giao tiếp chi phối nhiều đến việc tạo hiện tượng lóng chính là hệ thống các đặc tính của lời nói ra trong phát ngôn
- Lời nói ra có tính thân mật hóa (suồng sã), xét trên vị thế giao tiếp ngang hàng nhau: Đây chính là cơ sở mà người nói luôn luôn chọn lựa tiếng lóng phù hợp để tạo ấn tượng, thu hút tối đa sự tò mò, thích thú của người nghe
Ví dụ: “ mong muốn “nhổ giò” thành những chàng bạch mã hoàng
tử và công chúa ngủ trong rừng” [TGHĐ, Số 99, T5, 2010]
Từ một mơ ước bay bổng, lãng mạn được biến thành các chàng hoàng
tử, nàng công chúa như trong truyện cổ tích, người viết sử dụng từ nhổ giò
mang nét nghĩa chỉ “sự trưởng thành” khiến phát ngôn chuyển sang màu sắc thân mật, vui vẻ với ngôn từ được bình dân hóa
- Lời nói ra thể hiện sự kín đáo, tế nhị: đây là cơ sở lý giải vì sao khi cần nói cần nói đến hoạt động sinh hoạt bài tiết người ta thường nói lóng thay
cho cách nói thông thường Ví dụ: đi vệ sinh nói thành đi William Cường (viết tắt WC), bậy bạ không đúng quy định gọi là thả bom…
Trang 37Ví dụ: “Ai chẳng biết Zac có hai chú cún giống Úc…Bạn bè đến nhà
thấy chúng cứ đi “thả bom” khắp nơi” [HHT, Số 721,2007]
Hay muốn phê phán, nhạo báng trực tiếp thói “trưởng giả học làm sang”, thay cho thái độ mỉa mai, người viết dùng từ lóng “quý sờ tộc”
Ví dụ: “Nhưng nhậu nhẹt, vũ trường không làm cho T cảm thấy mình
là người quý sờ tộc” [TGHĐ, Số 104, T14, 2010]
lóng sẽ làm cho ngôn ngữ nhã nhặn hơn, giảm độ xem thường đối với đối
tượng, hành động được nhắc đến Như dùng cách gọi: chim lạ, nai tơ, bò
lạc, bông hoa nhỏ… để chỉ gái mại dâm còn rất trẻ, hay cách gọi gà để
phân biệt gà chiến, gà nòi chỉ gái mại dâm hạng sang, gà bám để chỉ gái
mại dâm trên tàu xe,…
1.4 Tiểu kết
Hiện tượng lóng một thực tế sinh động mà hầu như bất kỳ ngôn ngữ nào trên trái đất đều có, dù muốn hay không Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lý thuyết của luận văn Đó là những vấn đề về ngôn ngữ báo chí nói chung, trong đó đi sâu vào ngôn ngữ báo in dành cho giới trẻ Về chức năng và đặc trưng chúng tôi đã chỉ dẫn ra các nội dung chính bao gồm: chức năng (cung cấp thông tin, tác động và định hướng dư luận, tập hợp và tổ chức quần chúng), đặc trưng (tính thẩm mỹ và giáo dục, tính hấp dẫn và thuyết phục, tính ngắn gọn và biểu cảm) Lý giải cơ sở tạo dựng hiện tượng “lóng” như: cơ sở tâm lý, cơ sở ngữ nghĩa và cơ sở văn hóa Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản đó, chúng tôi đưa ra những quan điểm, nhận định ngôn ngữ sử dụng trên báo chí, sự chuẩn mực về mặt ngôn từ và một số nguyên nhân chính dẫn tới sự “lệch chuẩn” Đi từ những thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách khái quát về hiện tượng “lóng”, dẫn ra những cách hiểu khác nhau về hiện tượng ngôn ngữ này, nguồn gốc, điều kiện sản sinh, cũng như vai trò của nó với tư cách là một bộ phận của ngôn ngữ Dựa vào lý thuyết về phân loại từ vựng, chúng tôi đi sâu tìm hiểu hiện tượng lóng trên bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa ở những chương tiếp theo
Trang 38CHƯƠNG 2 CẤU TRÖC CỦA HIỆN TƯỢNG “LÓNG”
SỬ DỤNG TRÊN MỘT SỐ BÁO CHÍ DÀNH CHO GIỚI TRẺ 2.1 Khảo sát thống kê
Ở chương mở đầu, chúng tôi đã giới thiệu cơ sở lý thuyết để xác định hiện tượng lóng (bao gồm: chữ viết, ký hiệu, mật mã) Kết quả khảo sát cho thấy, trên báo chí hiện nay hiện tượng này khá phổ biến, xuất hiện nhiều hơn
cả dưới dạng chữ viết thông thường Bản thân các hiện tượng lóng này lại được chia thành những tiểu loại với lượt sử dụng khác nhau Xét trên bình diện ngữ pháp, chúng được cấu tạo dưới dạng từ, cụm từ, ngữ cố định Bên cạnh những từ lóng quen thuộc được sử dụng nhiều lần, không ít từ chỉ xuất hiện 1 đến 2 lần và chỉ tồn tại trong ngữ cảnh cụ thể
Khảo sát các chuyên mục trên nhiều lĩnh vực như tin tức cập nhật, văn học nghệ thuật, thông tin giải trí,…và các chuyên mục khác cho thấy: trong
165 số báo Hoa học trò và 85 số báo Thế giới học đường, chúng tôi đã thống
kê được 604 hiện tượng lóng (không kể sự trùng lặp) Trong đó, hiện tượng lóng xuất hiện nhiều dưới dạng cấu tạo chữ viết bao gồm từ, cụm từ, câu với
số lượng 551, dưới dạng mật mã là 23 ký tự ( tương ứng với 23 chữ cái trong tiếng Việt) và 30 kí hiệu lóng biểu hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau
Qua khảo sát chúng tôi đưa ra bảng thống kê sau:
Bảng 2.1 Thống kê các dạng thức của hiện tượng lóng
điều này không phải là một sự ngẫu nhiên mà là một việc làm có chủ ý, nhằm đạt được mục đích diễn đạt Trên cơ sở khảo sát, chúng tôi tiến hành tìm hiểu cấu tạo ngữ pháp và chức năng ngữ nghĩa của hiện tượng lóng
Trang 392.2 Phân loại hiện tƣợng lóng dựa theo cấu trúc ngữ pháp
2.2.1 Hiện tƣợng lóng có cấu tạo là từ, cụm từ
- Trên cứ liệu 604 hiện tượng “lóng” khảo sát được, con số cấu tạo là
từ, cụm từ lên tới 529, trong đó hiện tượng lóng cấu tạo là từ chiếm 431 tương ứng với 71,5 % Tiếp tục phân tích chúng tôi nhận thấy, trong 431 hiện tượng khảo sát được có tới 262 được cấu tạo bởi các từ đơn, chiếm 43,52% Xem bảng 2.2
Bảng 2.2 Thống kê hiện tượng lóng cấu tạo là từ đơn
2.2.1.1 Hiện tượng lóng có cấu tạo là từ
- Qua bảng khảo sát cho thấy, với cấu tạo là các từ đơn, hiện tượng
lóng là động từ chiếm tỷ lệ % cao nhất với 103 từ chiếm 39,3 %
Hiện tượng lóng có cấu tạo là động từ thường nằm ở vị trí liền kề với danh từ trung tâm, biểu thị trạng thái, hành động của chủ thể đã nêu ở danh từ
trung tâm Một số dẫn chứng tiêu biểu thường bắt gặp như: chém gió (ba hoa, khoác lác), cá chép (chép bài)…
Ví dụ 1: Chuyên mục “Chánh văn”
“Bốn thằng chúng em chơi thân với nhau từ khi bước chân vào cấp 3 Thế nhưng 1 trong 4 thằng lại “inlove” T là cậu bạn thân của em Hôm trước T nói với em là hắn tăm được một cô bé cùng tuổi (từ năm lớp 10 kia)
Em chỉ sợ nó mải “iu” mà quên mất học hành thôi” [HHT,Số 732,
T48,2007]
(tăm: dành sự để ý đặc biệt tới một ai đó)
Trang 40Ví dụ 2: “Trong lúc hai đứa vẫn còn đang tám đủ thứ chuyện…”
[HHT,Số 732, T43,2007]
(tám: nói đủ thứ chuyện không có chủ đề)
- Đứng ở vị trí thứ 2 là các hiện tượng lóng được cấu tạo bởi các tính
từ, với số lượng 89 từ chiếm tỷ lệ 34 %
Các hiện tượng lóng có cấu tạo là tính từ thường đi liền sau danh từ trung tâm, để biểu thị đặc trưng và tính chất đã nêu ở danh từ trung tâm Khi đứng liền sau trung tâm, chúng có cơ hội thể hiện vai trò, ý nghĩa của mình
Vị trí này thường ngắn gọn và không bị dẫn nối bởi các quan hệ từ Ví dụ
như: bà chằn (khó tính), cá hấp (hấp), chân dài (người mẫu)…
Ví dụ 1: “Cả lớp đã coi chuyện hai đứa chăm sóc nhau như thế là
đương nhiên, hình ảnh thì đầy rẫy rồi, chỉ chờ ngày công khai bằng lời nói thôi Nhưng “ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu” Đó chính là Hùng Nó không tồ, gà thì càng không Nhưng những chuyện trên nếu nó có để ý, thì nó cũng sẽ giải thích hồn nhiên theo đúng cách của nó”.[HHT, Số 681,
T15,2007]
(gà: tỏ ra ngốc nghếch, không biết gì)
Ví dụ 2: Chuyên mục “Chánh văn”
“Em có một người bạn trước đây phải nói là rất nát, không chịu học
hành mà chỉ chơi bời rồi đánh nhau thôi Nhưng đột nhiên bạn ấy nói với em
từ giờ sẽ thay đổi chuyên tâm vào học hành vì nghe những lời khuyên của em Bạn ấy nói động lực giúp bạn ấy vượt qua tất cả những thứ đó chính là tình yêu” [HHT, Số 746, T47,2007]
(nát: sa đọa, hư hỏng)
Hiện tượng lóng là danh từ giữ vai trò là nòng cốt trong câu (thường là chủ ngữ), nêu tên sự vật hiện tượng đang được nhắc tới Qua khảo sát, số liệu thống kê được là 59 từ chiếm 22,5 %
Ví dụ 1: “ Dế càng xịn càng làm chủ máy dễ xao nhãng trong lớp học
Sở hữu một chú “dế chúa” T.Đ hứa như đinh đóng cột với mẹ: “con sẽ không