1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt

101 649 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Về mặt lí luận, thông qua việc tìm hiểu, khái quát các quan điểm cơ bản của các chuyên gia nghiên cứu về câu hỏi nhằm xây dựngkhung lí thuyết cho việc thu thập và phân tích số liệu, đề t

Trang 1

KHẢO SÁT CÂU HỎI BẰNG NGÔN TỪ

TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC HÌNH THÁI

VÀ GIÁ TRỊ NGỮ DỤNG TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP

TS ĐỖ QUANG VIỆT * PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tổng quan và lý do chọn đề tài

Câu hỏi giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong giao tiếp, như

Goffman (1987:11) đã nhấn mạnh: “Mỗi khi người ta nói chuyện với

nhau là có thể nghe thấy những câu hỏi và câu trả lời” Dưới góc độ

hình thái Benveniste (1966:130) coi câu hỏi như một trong “ba dạngthức” phản ánh “ba hành vi ngôn ngữ cơ bản của con người” Còn đốivới Diller (1980:162), dưới góc độ nghiên cứu lý thuyết về các hành

động ngôn ngữ thì “câu hỏi là một trong ba loại hành động ngôn ngữ

quan trọng đầu tiên của con người” KerbratOrecchioni (1991:5)

-người có chung quan điểm với Diller - nhấn mạnh vị thế đặc biệt của

câu hỏi: “Câu hỏi là một trong ba hoạt động cơ bản, độc đáo và phổ

dụng nhất, tất cả các hành động lời nói khác hoặc là hình thành từ hoạt động hỏi hoặc chỉ là các dạng thức đặc biệt của nó mà thôi”.

Một vài những trích dẫn trên đây có lẽ đã đủ để khẳng định rằng câuhỏi đóng một vai trò rất quan trọng và trên thực tế nó đã thu hút sự quantâm đặc biệt của giới ngữ học dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau.Trong lĩnh vực nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Việt, các nhànghiên cứu ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của quan điểm truyền thốngnhư Nguyễn Kim Thản (1975, 1997), Hồ Lê (1979), Hoàng TrọngPhiến (1980), Nguyễn Phú Phong (1994), Diệp Quang Ban (1989,1998) đã miêu tả, phân loại câu hỏi dựa trên tiêu chí hình thái-cúpháp Dưới ánh sáng của lý thuyết hành động ngôn ngữ, lý thuyết hộithoại, gần đây một số nhà nghiên cứu đã đề cập, cắt nghĩa, phân loạicâu hỏi theo mục đích lời nói trong giao tiếp Đó là Lê Đông (1994,1996), Cao Xuân Hạo (1991, 2000)

Đối với tiếng Pháp, nhiều công trình đã nghiên cứu câu hỏi trên cácbình diện khác nhau: ngữ âm Grundstrom (1973), Fontaney (1987,1991) ; cú pháp: Dubois và Lagane (1973), Grévisse (1975), Monnerie

* Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ & Kiểm định chấtlượng, Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội

88

Trang 2

(1987), Gardes-Tamine (1988), Wagner và Pinchon (1991) .; ngữnghĩa: Cornulier (1982) Một số công trình khác tập trung tìm hiểu cácgiá trị ngữ dụng của câu hỏi: Borillo (1978, 1979, 1981), Apostel(1981), Ducrot (1983), Diller (1984), Nguyễn Việt Tiến (2002) Một

số công trình mới đây có xu hướng xem xét câu hỏi như một hành độngngôn ngữ trong tương tác hội thoại, chẳng hạn như: Jacques (1981),Traverso (1991), Kerbrat-Orecchioni (1986, 1991a, 1994, 2001), Các công trình nghiên cứu đi trước về câu hỏi đã đạt được nhữngkết quả vô cùng to lớn, nhưng câu hỏi vẫn luôn là chủ đề rộng lớn cómột sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiềunhà ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lí học, dân tộc học

Trong xu thế toàn cầu hóa và giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộngcủa nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, những nghiêncứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ nhằm tìm hiểu những tương đồng vàkhác biệt của tiếng Việt với các ngôn ngữ phổ dụng trên thế giới, chophép tránh được những trở ngại trong giao tiếp, xung đột trong vănhóa là cần thiết và ngày càng trở nên cấp bách Tuy nhiên theo nhữngnguồn tư liệu mà chúng tôi tiếp cận được, ngoài một số bài viết đăngtrên các tạp chí chuyên ngành hoặc hội thảo khoa học, chưa có mộtcông trình hoặc chuyên luận nào tiến hành khảo sát đối chiếu một cáchđầy đủ và có hệ thống về câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp

Trong bối cảnh đó, đề tài nghiên cứu Khảo sát đối chiếu câu hỏi bằng

ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng trong tiếng Việt và tiếng Pháp được chúng tôi đăng ký thực hiện.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài sẽ tiến hành khảo sát đối chiếu câu hỏi bằng ngôn từ trongtiếng Việt và tiếng Pháp trên cơ sở những thành tựu của các nghiêncứu cơ bản đi trước, nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt vềmặt cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng của câu hỏi trên cứ liệu lờithoại phim

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu cấp ĐHQG do TrườngĐại học Ngoại ngữ quản lí, nhóm thực hiện đề tài xác định đối tượng

và phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

3.1 Đối tượng nghiên cứu khảo sát là các phát ngôn nghi vấn mang

một trong các dấu hiệu hình thức sau:

- Trong tiếng Pháp:

Trang 3

+ “est-ce que” đứng đầu câu hoặc “hein?”, “non?”, “oui?” hay

“n’est-ce pas?” ở cuối câu.

+ Các từ hỏi “qui/qui est-ce qui” (ai), “que/qu’est-ce que” / “quoi” (gì), “quel” (nào), “lequel” (cái nào), “quand” (khi nào), “ó” (ở đâu), “pourquoi” (tại sao), “combien” (bao nhiêu), “comment”

(thế nào)

+ Đảo trật tự Chủ ngữ-Động từ

+ Dấu chấm hỏi (?) (ở dạng viết)

- Trong tiếng Việt:

+ Các tiểu từ hỏi dùng trong câu hỏi tồn bộ: à, ư, chăng, chắc,

chứ, hoặc đấy à, đấy ư, nhỉ, (cĩ) được khơng, (cĩ) phải khơng, (cĩ) đúng khơng?, những cụm từ để hỏi: cĩ khơng?, đã … chưa?

+ Các đại từ hỏi dùng trong câu hỏi bộ phận: từ để hỏi nhằm vào

các thành phần được hỏi: ai?, gì?, nào?, (ở) đâu?, thế nào?, bao

giờ?, khi nào?, tại sao?, để làm gì?, bao nhiêu?.

+ Liên từ hay/hay là (ou) trong câu hỏi lựa chọn.

+ Dấu chấm hỏi (?) (ở dạng viết)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu này, nhĩm thực hiện đề tài hồn tồn ýthức được tính phức tạp đặc biệt và các bình diện rộng lớn của câuhỏi Nếu xét dưới gĩc độ cấu trúc ngữ pháp, câu hỏi được biểu đạtthơng qua các dấu hiệu từ vựng, hình thái-cú pháp, cú pháp hoặc ngơnđiệu Với tư cách là một hành động ngơn ngữ, câu hỏi tồn tại dướidạng trực tiếp hoặc gián tiếp 1 tùy theo phát ngơn cĩ dấu hiệu nghi vấnhay khơng Khi đĩng vai trị là một đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc hộithoại, câu hỏi cĩ mối quan hệ đa chiều với các đơn vị ở cấp độ caohơn (tham thoại, cặp thoại ), với câu trả lời, với các chủ thể giao tiếp

và tình huống giao tiếp Ngồi ra trong thực tế giao tiếp, câu hỏi cịnđược biểu đạt dưới dạng phi ngơn từ thơng qua hành vi ngoại ngơncủa người nĩi (điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, thân thể ) Do điều kiện vàkhả năng cịn hạn chế, nhĩm đề tài sẽ chỉ tập trung khảo sát câu hỏibằng ngơn từ mang dấu hiệu nghi vấn ở cấp độ cặp thoại dưới gĩc độ

1 Chúng tơi đồng ý với nhận xét của Kerbrat-Orecchioni (2001:88),theo đĩ khi nĩi tới câu hỏi, các thuật ngữ “trực tiếp” và “gián tiếp” dễ gâynhầm lẫn, vì chúng vừa quy chiếu tới sự phân biệt về mặt cú pháp lại vừahàm chỉ sự phân biệt về mặt dụng học: chẳng hạn đối với biểu thức ngữ vi

“Je vous demande quelle heure il est.” (Tơi hỏi anh mấy giờ rồi), câu hỏi

này là trực tiếp (hoặc tường minh) về mặt dụng học, nhưng lại là câu hỏigián tiếp về mặt ngữ pháp

90

Trang 4

hình thức và ngữ dụng trong hai tập ngữ liệu gốc, được xây dựng từ

lời thoại trong kịch bản phim “Sóng ở đáy sông” và “Đông dương” (Indochine).

Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài như đã nêu trên sẽ khôngbao gồm các câu hỏi nằm trong khuôn khổ các tam thoại (có ba chủthể giao tiếp khác nhau), những phát ngôn nghi vấn không có cấu trúchỏi, các yếu tố cận ngôn (ngôn điệu), các yếu tố ngoại ngôn (cử chỉ,động tác, nét mặt )

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu này, nhóm đề tài sử dụng cả hai phươngpháp luận nghiên cứu: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

- Nghiên cứu định tính thông qua việc khái quát những quan điểm

cơ bản về câu hỏi của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ điển hìnhnhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc thu thập và phân tích dữ liệu

- Nghiên cứu định lượng thông qua việc thống kê, phân tích dữliệu nhằm đưa ra những nhận xét, bình luận về những tươngđồng và khác biệt về mặt hình thức và giá trị ngữ dụng của câuhỏi trong hai thứ tiếng

Để giải quyết những nhiệm vụ của nghiên cứu định lượng, nhóm

đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như so sánh, đốichiếu, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được nhằm đưa ranhững bình luận, nhận xét có cơ sở khoa học

5 Cơ sở xây dựng tập ngữ liệu gốc

Xây dựng được một tập ngữ liệu về câu hỏi từ các hội thoại thực

sẽ là cơ sở có độ tin cậy cao cho việc tiến hành một nghiên cứu về câuhỏi, một hành động ngôn ngữ đặc biệt phức tạp Tuy nhiên, đây là mộtviệc làm đầy khó khăn, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và kinhphí Trong khuôn khổ một nghiên cứu đối chiếu về câu hỏi trong tiếngViệt và tiếng Pháp, nhóm đề tài lựa chọn một phương pháp xây dựngtập ngữ liệu gốc khả thi hơn thông qua việc thu thập ngữ liệu từ cáclời thoại trong kịch bản phim Việc lựa chọn này dựa trên những cơ sởsau đây:

- Về mặt lý thuyết: theo quan điểm của Kerbrat-Orecchioni (1996:

207-224) mặc dù các đối thoại tiểu thuyết (hoặc phim ảnh) thuộc loại

“nhân tạo” hay “hư cấu” (đối lập với hội thoại “tự nhiên”), nhưng lờithoại tiểu thuyết (hoặc phim) là thuộc dạng văn nói và tương đối gầnvới hội thoại thực Mặt khác, lời thoại phim cung cấp rất nhiều loạicâu hỏi đa dạng

Trang 5

- Về mặt thực tiễn, phương pháp lựa chọn ngữ liệu này cho phép thu

thập một khối lượng lớn dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn, điềunày hoàn toàn phù hợp với mối quan tâm của chúng tôi về tính kinh tế

và tính khả thi của nghiên cứu

6 Ý nghĩa của nghiên cứu

6.1 Về mặt lí luận, thông qua việc tìm hiểu, khái quát các quan điểm

cơ bản của các chuyên gia nghiên cứu về câu hỏi nhằm xây dựngkhung lí thuyết cho việc thu thập và phân tích số liệu, đề tài sẽ gópphần làm sáng tỏ thêm một vài khía cạnh về mặt lí thuyết của câu hỏitrên bình diện hình thức (câu nghi vấn) và ngữ dụng (các giá trị ngôntrung của câu hỏi) trong tiếng Việt và tiếng Pháp

- Việc nghiên cứu khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ ở cấp độ cặp thoạidưới góc độ dụng học, trong một chừng mực nào đó, sẽ cho thấy cácgiá trị cơ bản và đa dạng của câu hỏi trong giao tiếp, mối quan hệ giữacâu hỏi với câu trả lời, giữa người hỏi và người được hỏi và giữa câuhỏi với tình huống giao tiếp

- Việc khảo sát câu hỏi dựa trên cứ liệu lời thoại phim sẽ cho thấynhững giá trị, độ tin cậy cũng như những mặt hạn chế của cứ liệu vănhọc trong phân tích diễn ngôn

- Cuối cùng, việc so sánh đối chiếu một hành động ngôn ngữ (câuhỏi) trong hai thứ tiếng có nguồn gốc văn hóa khác nhau sẽ cung cấpthêm những thông tin, chứng cứ và đưa ra những giả định về tính phổquát và tính đặc thù của ngôn ngữ trong giao tiếp

6.2 Về mặt thực tiễn, những kết quả thu được của đề tài sẽ góp phần

chỉ rõ những tương đồng và khác biệt về mặt hình thức và ngữ dụngcủa câu hỏi bằng ngôn từ trong tiếng Việt và tiếng Pháp, làm tài liệuquy chiếu cho những nghiên cứu đối chiếu khác về câu hỏi dựa trên cứliệu hội thoại “tự nhiên”

Mặt khác, những hợp phần của đề tài có thể được dùng làm tàiliệu tham khảo trong giảng dạy tiếng Pháp cho người Việt Nam ở bậcđại học và sau đại học

7 Những công bố liên quan đến đề tài

- Bài báo So sánh đối chiếu câu hỏi về mặt hình thức trong tiếng

Việt và tiếng Pháp, đăng trên Tạp chí Ngoại ngữ của Đại học Quốc gia

Hà Nội, số 2/2008

- Bài báo So sánh đối chiếu câu hỏi dưới góc độ ngữ dụng trong

tiếng Pháp và tiếng Việt, dự kiến sẽ gửi đăng trên Tạp chí Ngoại ngữ

của Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1/2009

92

Trang 6

8 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính văn của đề tài đượcchia thành 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về câu hỏi dưới góc độ hình thức và ngữ

dụng

Trong chương 1, nhóm thực hiện đề tài sẽ khái quát hóa nhữngquan điểm cơ bản về câu hỏi trên hai bình diện hình thức và ngữdụng của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ điển hình nhằm xâydựng cơ sở lí luận cho việc thu thập và phân tích dữ liệu

Chương 2: Nghiên cứu khảo sát câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng

Pháp dưới góc độ hình thức và ngữ dụng

Đây là chương trọng tâm và chính yếu của đề tài Trước khi tiếnhành thống kê, phân loại dữ liệu, nhóm tác giả trình bày cơ sởtiếp cận và xây dựng tập ngữ liệu gốc Kết quả thống kê số liệutrong hai tập ngữ liệu gốc sẽ được mô tả, phân tích, tổng hợp, sosánh đối chiếu nhằm tìm hiểu những tương đồng và khác biệt vềmặt cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng của câu hỏi trongtiêng Việt và tiếng Pháp

về câu hỏi mà chỉ tìm hiểu và tóm lược một số vấn đề cơ bản nhất trên

cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước nhằm xây dựng mộtkhung lí thuyết phục vụ cho việc thu thập và phân tích số liệu

1.1 Xác định và mô tả câu hỏi dưới góc độ hình thức

1.1.1 Trong tiếng Pháp, các nhà ngữ pháp theo quan điểm truyền

thống như Jean Dubois và René Lagane (1973) dựa trên tiêu chí hìnhthức để xác định và phân loại câu nghi vấn, theo đó câu nghi vấn đốilập với các loại câu khác như câu kể, câu mệnh lệnh, câu cảm thán

và câu nghi vấn được chia thành nghi vấn trực tiếp/nghi vấn gián tiếp,nghi vấn toàn bộ/nghi vấn bộ phận Cũng như Jean Dubois và RenéLagane, Monnerie (1987) sử dụng những tiêu chí hình thái-cú pháp đểphân loại câu nghi vấn Theo tác giả, trong tiếng Pháp, câu nghi vấnđược nhận diện từ những câu có một trong những dấu hiệu hình thức

Trang 7

sau: cụm từ “est-ce que”, đảo chủ ngữ hoặc láy lại chủ ngữ là danh từ

bằng một đại từ, các từ để hỏi, ngữ điệu (trong văn nói), trong vănviết, câu hỏi luôn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?)

Wagner và Pinchon (1991) cũng dựa trên những tiêu chí hình thức

để xác định và phân loại câu nghi vấn, theo đó câu nghi vấn mangnhững đặc trưng sau: thể loại hỏi trực tiếp, gián tiếp hay gián tiếp tự

do, phạm vi hỏi toàn phần hoặc bộ phận, dấu hiệu hình thức, ý nghĩacủa các dấu hiệu đó

Chúng tôi lựa chọn trích dẫn, như một ví dụ minh họa, nghiên cứucủa Wagne & Pinchon (1991:575-583) để trình bày câu nghi vấn trongtiếng Pháp vì việc mô tả câu nghi vấn trên phương diện hình thức củacác tác giả này dường như rõ ràng và điển hình nhất Wagne &Pinchon chia câu hỏi thành câu hỏi toàn bộ và câu hỏi bộ phận

1) Câu hỏi toàn bộ

a/ Câu hỏi có chứa đại từ nhân xưng

- Đại từ nhân xưng làm chức năng chủ ngữ

[1] “T’es-tu bien amusée hier?” (G Flaubert) (Bạn đã vui chơi

suốt ngày hôm qua phải không?)

- Đại từ nhân xưng thay thế cho một danh từ hoặc một đại từ làmchủ ngữ

[2] “Des champs est-il reparu?” (Diderot) (Những cánh đồng lại

xuất hiện ư?)

b/ Câu hỏi sử dụng ngữ điệu

[3] “Il se porte bien au moins?” (J Anouilh) (Ít ra là anh ta vẫn

khỏe chứ?)

c/ Câu hỏi sử dụng “est-ce que”

[4] “Est-ce qu’elle ne m’aide pas dans le ménage?” (J Giraudoux)

(Cô ta sẽ không giúp tôi việc nội trợ ư?)

2) Câu hỏi bộ phận.

a/ Hỏi thành phần chủ ngữ.

[5] “Qui te l’a dit?” (Racine) (Ai đã nói với anh điều đó?)

[6] “Quel sot t’a donné cet ordre?” (Beaumarchais) (Kẻ ngu ngốc

nào đã ra lệnh cho anh thế?)

[7] “Est-ce vous qui êtes monsieur Bossuet?” (V Hugo) (Ông có

phải là Bossuet không?)

b/ Hỏi thành phần vị ngữ.

- Câu hỏi đảo chủ-vị

[8] “Qui es-tu? Quelle sorte d’homme est-ce” (Anh là ai? Anh là

dạng người nào vậy?)

94

Trang 8

[9] “Quel est votre petit nom” (G Flaubert) (Tên của anh là gì

vậy?)

- Câu hỏi sử dụng ngữ điệu

[10] “Toi tu es comment” (J Giraudoux) (Anh thế nào rồi?)

- Câu hỏi sử dụng “est-ce que”

[11] “Qui est-ce que vous êtes?” (Ơng là ai?)

[12] “Qu’est-ce que je deviens, moi?” (J Anouolh) (Tơi đã trở

thành gì?)

c/ Hỏi thành phần tân ngữ.

- Câu hỏi đảo chủ-vị

[13] “Que prétends-tu encore?” (J Giraudoux) (Bạn cịn địi hỏi

cái gì nữa?)

- Câu hỏi sử dụng ngữ điệu

[14] “Tu as combien de jours de permission?” (J Giraudoux) (Bạn

cĩ bao nhiêu ngày phép?)

- Câu hỏi sử dụng “est-ce que”

[15] “Qui est-ce que vous avez rencontré? - Qu’est-ce que vous

dites?” (Ơng đã gặp ai? Ơng nĩi gì?)

[16] “Qu’est-ce que tu ferais dans ces villages de la plaine?” (A.

Chamson) (Bạn sẽ làm gì trong những ngơi làng ở đồng bằng?)

- Câu hỏi hỏi thành phần trạng ngữ

+ Câu hỏi sử dụng cấu trúc đảo chủ vị

[17] “Comment t’appelles-tu?” (J Giraudoux) (Bạn tên là gì?) + Câu hỏi sử dụng “est-ce que”

[18] “Comment est-ce que qu’il va? - Où est-ce qu’il travaillle?”

(Nĩ cĩ khỏe khơng? - Nĩ làm việc ở đâu?)

[19] “Comment est-ce que vous appelez ce monument gigantesque

que vous avez là au bout de la rue?” (Victor Hugo) (Anh gọi

cơng trình khổng lồ ở gĩc phố là gì nhỉ?)

Nĩi chung, khi giao tiếp người ta ít dùng dạng câu hỏi đảo chủ vị.Dạng câu hỏi này chủ yếu được dùng trong văn viết Tuy nhiên cũngkhơng phải hồn tồn như vậy

Trong ngơn ngữ tiểu thuyết, kể chuyện hay hồi ký, để phân biệt

với ngơn ngữ nĩi, phần lớn dạng câu hỏi sử dụng “est-ce que” hay câu

hỏi sử dụng ngữ điệu đều cĩ phần phụ làm rõ chủ ngữ

[20] “Quel âge est-ce qu’elle a, votre sœur?” (G Sand) (Chị gái

anh bao nhiêu tuổi?)

[21] “Vous reviendrez demain, n’est-ce pas, madmoiselle Fischer?”

(H De Balzac) (Ngày mai cơ sẽ quay trở lại chứ tiểu thưFichischer?)

Trang 9

Tĩm lại, các nhà ngữ pháp theo quan điểm truyền thống của Pháp

đã tương đối thống nhất trong việc sử dụng tiêu chí hình thức để nhậndiện và phân loại câu hỏi, theo đĩ câu hỏi mang một trong các dấuhiệu hình thức sau:

a/ Câu hỏi tồn bộ:

- “est-ce que” đứng đầu câu hoặc “hein?”, “non?” hay “n’est-ce

pas?” ở cuối câu,

+ tính từ hỏi: “quel (nào)”,

+ trạng từ hỏi: “quand (khi nào)”, “ó (đâu)”, “pourquoi (tại sao)”, “combien (bao nhiêu)”, “comment (thế nào)”,

+ đại từ hỏi : “qui (ai)”, “que/quoi (gì)”, “lequel/laquelle (cái

“Moi”), cách thức này khơng thể áp dụng trong văn nĩi.

Cũng như các nhà ngữ pháp Pháp, tác giả đề xuất những dấu hiệuhình thái-cú pháp của câu nghi vấn để phân biệt với câu khẳng định

mà khơng đưa ra định nghiã câu nghi vấn chân chính

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (1983:202), các tác giả lại định

nghĩa câu nghi vấn dựa trên việc giải thích về mặt ngữ nghĩa của thuật

ngữ, theo đĩ, “Hỏi là đặt một câu hỏi nĩi chung để yêu cầu một câu

trả lời”.

Diệp Quang Ban (1998:226) dựa trên mục đích sử dụng lại chorằng câu hỏi thường được dùng để diễn đạt một điều khơng biết hoặccịn chưa chắc chắn nhằm nhận được một câu trả lời, một lời giải thích

từ người nhận được câu hỏi

96

Trang 10

Như vậy, các tác giả đã nêu trên đây mới chỉ đưa ra những tiêu chíphân loại câu nghi vấn cũng như các dấu hiệu riêng về ngữ âm, từvựng và cú pháp của câu hỏi, chứ chưa đưa ra một định nghĩa đíchthực nào, và câu hỏi được xem xét như một hiện tượng ngôn ngữ trongmột hệ thống khép kín.

Mô tả câu hỏi trong tiếng Việt

Trong phần này, chúng tôi trích dẫn nghiên cứu của Nguyễn KimThản (1975) để giới thiệu các dạng câu hỏi tiếng Việt Theo tác giả, vềhình thức câu hỏi tiếng Việt có thể chia thành 3 loại

a/ Câu hỏi toàn bộ: thông tin cần hỏi liên quan đến giá trị thật của

toàn bộ nội dung mệnh đề Câu hỏi toàn bộ được hình thành từ câu kểnhờ một số cách thức sau:

- Thêm vào cuối câu kể một số ngữ thái từ chuyên dụng như à, ư,

chăng, chắc, chứ hoặc đấy à, đấy ư Ví dụ:

[25] Nó biết điều đó - Nó biết điều đó chăng?

- Thêm có hoặc đã vào trước thành phần vị ngữ và thêm không hoặc chưa vào cuối câu kể:

[26] Anh Nam đến đây Anh Nam có đến đây không?

Anh Nam đã đến đây chưa?

- Thêm cụm từ hỏi (có) phải không hoặc (có) được không vào cuối

câu kể:

[27] Anh (sẽ) đi Anh đi (có) phải không?

Anh đi (có) được không?

b/ Câu hỏi bộ phận: Thông tin cần hỏi chỉ liên quan đến một bộ phận

của câu Để hình thành dạng câu hỏi này, đại từ nghi vấn được sửdụng để thay thế cho một thành phần của câu Ví dụ:

Trang 11

Trong văn nói, để diễn đạt sắc thái tôn trọng, lịch sự hoặc thânmật, câu hỏi trong tiếng Việt thường được đi kèm với một số từ chỉtình thái Những từ này làm giảm sắc thái gay gắt thường thấy ở cáccâu hỏi ngắn Vì vậy việc sử dụng các từ tình thái này là rất cần thiết

để đặt câu hỏi để đảm bảo sự lịch sự trong giao tiếp

[35] Ai đi? - Ai đi ạ? (Câu hỏi lịch sự)

[36] Ai đi đấy nhỉ? (Câu hỏi thân mật)

c/ Câu hỏi lựa chọn: Người hỏi đặt câu hỏi nhằm mục đích yêu cầu

người trả lời lựa chọn một trong số các thành phần cho sẵn trong câu

hỏi Dạng câu hỏi này được hình thành với liên từ hay, hay là Để tạo

nên câu hỏi loại này có những cách thức sau:

- Hai từ hoặc hai cụm từ tạo nên sự lựa chọn được nối với nhau

bằng liên từ hay, hay là Ví dụ:

[37] Anh hay tôi đi?

[38] Anh đi hay ở?

[39] Anh đi nhanh hay đi chậm?

[40] Hôm nay hay ngày mai anh đi?

[41] Anh đi hay tôi đi?

- Sử dụng từ hỏi sao, có thể đi kèm hoặc không với từ hay sau câu

phủ định Ví dụ:

[42] Anh không đi (hay) sao?

[43] Không phải nó làm (hay) sao?

- Từ hoặc cụm từ được hỏi được đặt giữa có và hay không, đã và

hay chưa, có phải và không, đã phải và chưa Ví dụ:

[44] Anh có đi hay không?

[45] Anh đã đi hay chưa?

[46] Anh có nấu cơm hay không?

[47] Anh đã nấu cơm hay chưa?

Như vậy, câu hỏi trực tiếp trong tiếng Việt được hình thành nhờnhững cách thức sau:

- Sử dụng đại từ nghi vấn

- Sử dụng ngữ thái từ ở cuối câu kể

- Sử dụng liên từ trong câu lựa chọn

[48] - Bao giờ nó đến? Quand viendra-t-il? (Tương lai)

[49] - Nó đến bao giờ? Quand est-il venu? (Quá khứ)

98

Trang 12

Mặc dù có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận và nghiêncứu câu hỏi như một cấu trúc ngôn ngữ trong một hệ thống khép kín,song việc xác định và phân loại câu hỏi dưới góc độ hình thức của cácnhà ngữ pháp truyền thống Pháp và Việt, theo chúng tôi, là cần thiết

và không thể bỏ qua, vì nó làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo vềcâu hỏi trên các bình diện khác Chúng tôi sẽ sử dụng những tiêu chíphân loại này để tiếp cận, thu thập và phân tích số liệu các câu hỏitrong tiếng Pháp và tiếng Việt trong khuôn khổ nghiên cứu này

1.2 Sự cần thiết phải mô tả câu hỏi dưới góc độ phát ngôn

Chúng tôi chia sẻ quan điểm của A Borillo (1978) và củaRichard-Zappella (1990:151) cho rằng những đặc điểm về hình thứcchưa đủ để lập ra những tiêu chí phân loại câu hỏi; thật vậy, có mộtkhoảng cách nào đó giữa một phát ngôn được xác định dưới góc độ cúpháp như một câu hỏi hay câu kể và lực ngôn trung của nó Chính vìvậy, một câu đã được xác định theo tiêu chí hình thức là câu hỏi hoàntoàn có thể mang lực ngôn trung khác và hoạt động như một câukhẳng định hoặc một câu mệnh lệnh Lyon (1970) đã từng nhận định

là rất khó để có thể phân loại một số câu

“Thật vậy, một câu có hình thức giống câu hỏi như “Bạn muốn

đến đây đây không?” lại có thể tương đương về mặt ngữ nghĩa với một câu mệnh lệnh “Hãy đến đây! Bạn muốn chứ?”, và thật khó để xếp câu này vào một dạng thức nhất định” (1970:236) 2

Vì vậy, việc miêu tả câu hỏi dưới góc độ hình thái-cú pháp và hệquả của nó sẽ không cho phép thấy rõ hết các dạng thức của câu hỏi,cũng như không cho phép nhận ra các cơ chế mà qua đó các dạng thứccâu hỏi được phân định một cách khác nhau và hoạt động theo các tiêuchí lập luận-ngữ nghĩa

Mặt khác, nếu cho rằng câu hỏi trực tiếp là câu độc lập và câu hỏigián tiếp là câu chính phụ thì chưa đủ để nhận ra hết các tính chất phátngôn của từng loại câu này

Nếu phân tích sâu hơn một chút, nghĩa là nếu ta không giới hạnviệc miêu tả câu hỏi ở cấu trúc hình thức, ta sẽ nhận thấy “hỏi” nghĩa

là “hành động” để đạt được một mục tiêu nào đó xét về mặt diễn ngôn.Điều này đòi hỏi ở người nói hai việc, vừa phải tính đến mặt nội dung

2 Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “En fait, une phrase

manifestement interrogative comme “Veux-tu venir ici?” ( ) peut être équivalente sémantiquement à la phrase impérative “Viens ici, veux-tu?” ( ) et on a du mal à la classer dans une modalité plus qu'une autre”

(1970:236)

Trang 13

lẫn ý nghĩa mà anh ta đưa vào nội dung biểu đạt Đây cũng là cơngviệc đồng thời của người nghe vì anh ta phải hiểu được ý nghĩa hàm

ẩn trong nội dung câu hỏi

Theo Richard-Zappella (1990), dường như thật khĩ cĩ thể nghiêncứu câu hỏi mà khơng đặt câu hỏi vào mối quan hệ ràng buộc lẫn nhaugiữa cú pháp, ngữ nghĩa và phát ngơn Nhận định này cùng chungquan điểm với A Borillo (1978:3) khi cho rằng cần thiết phải tính đếnlực ngơn trung của phát ngơn:

“Việc diễn giải nội dung mệnh đề của câu hỏi phải đi kèm với

việc diễn giải ý nghĩa hàm ẩn mà người hỏi muốn ám chỉ Để làm được điều đĩ cần phải hiểu được dụng ý của người hỏi trên phương diện là một hành động ngơn ngữ được phát ngơn trong một tình huống diễn ngơn cụ thể Nĩi cách khác, phải nhận biết được hiệu lực ngơn trung của câu được phát ngơn.” 3

Việc nhắc lại nhận định trên của A Borillo (1978) là cần thiết vìmột mặt, nhận định này cho thấy những giới hạn của nghiên cứu mơ tảcâu hỏi theo ngữ pháp truyền thống, mặt khác, tác giả cịn làm sáng tỏmột số mối quan hệ, thiết lập tính hợp lệ của một số phạm trù tươngđồng như sự tồn tại của các yếu tố từ vựng và việc biểu hiện của một

số hiệu lực phát ngơn

A Borillo coi cấu trúc nghi vấn trực tiếp như một dạng phái sinhcủa cấu trúc nghi vấn gián tiếp khi động từ của câu hỏi gián tiếp cĩ giátrị ngữ vi yêu cầu thơng tin; hai loại mệnh này cĩ sự tương đồng vềnghĩa, đặc biệt là sự tương đồng giữa động từ ngữ vi trong câu hỏigián tiếp và các yếu tố ngữ điệu trong câu hỏi trực tiếp

Xét dưới gĩc độ này, sự phân biệt câu hỏi trực tiếp và gián tiếp lạinằm ở một cấp độ khác, đĩ là sự tồn tại hay khơng của động từ ngữ vi,

cụ thể là động từ demander (hỏi) và dire (nĩi) gắn với khái niệm “yêu

cầu thơng tin”

Cách nhìn nhận này cho phép tác giả chia câu hỏi thành hai loạisau:

- Tất cả các câu hỏi gián tiếp mà động từ dẫn do nghĩa từ vựnghay cách sử dụng khơng thể đĩng vai trị ngữ vi;

3 Chúng tơi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “A l'interprétation du

contenu propositionnel de l'interrogation doit s'ajouter l'interprétation de

la signification que se propose de lui donner le locuteur Pour cela, il faut comprendre l'emploi qu'il veut en faire, en tant qu'acte de langage, dans la situation particulière de discours ó il l'énonce En d'autres termes, il faut reconnaỵtre la valeur illocutoire de la phrase énoncée”.

100

Trang 14

- Các câu hỏi gián tiếp có giá trị ngữ vi và các câu hỏi trực tiếptạo thành một tổng thể dưới tất cả các dạng thức của nó.

Khi ta có các phát ngôn (chúng tôi trích dẫn những ví dụ của tácgiả):

[50]a - “Dites-moi si vous partez!” (Nói cho tôi biết liệu anh có đi

không!)

[51] - “Je vous demande si vous partez.” (Tôi hỏi anh liệu anh có

đi không.)

[52] - “Est-ce que vous partez?” (Anh có ra đi không?)

[53]b - “Je vous dirai si je pars” (Tôi sẽ nói với anh là tôi có đi

Như vậy, một mệnh đề về mặt cấu trúc cú pháp được coi như làmệnh đề hỏi có thể được hiểu dưới góc độ hiệu lực ngôn trung trênmột trục đi từ “yêu cầu thông tin” tới “mệnh lệnh” thông qua “một yêucầu xác nhận”

Nếu, theo nguyên tắc, việc người nói thông qua một hành vi hỏi

về mệnh đề (P) kêu gọi người đáp trả lời về một điều gì đó, cũng đồngnghĩa với việc người hỏi thể hiện rằng anh ta không có khả năng haykhông biết về điều đó; nhưng theo tình huống giao tiếp, câu hỏi còn cóthể mang một ý nghĩa khác

Nói cách khác, một câu hỏi không phải nhất thiết chỉ có giá trị hỏithông tin, trên thực tế, câu hỏi cũng có thể biểu đạt một sự khẳng địnhhoặc phủ định

[56] - A: Ne m’aimez-vous pas? (Bà không yêu tôi phải không?) [57] - B: N’est-elle pas ridicule de s’attacher tant à un chat? (Bà

ta chẳng thật buồn cười hay sao mà lại gắn bó với một conmèo như thế?)

Ví dụ A gần giống như một câu nhấn mạnh, gây áp lực mà ta có

thể thấy dưới dạng “Vous m’aimez, n’est-ce pas?” (Bà yêu tôi, không

phải vậy hay sao?) Còn trong ví dụ B, câu hỏi được dùng để kiểm tralại sự đồng thuận của người đáp

Trang 15

Ngược lại, một câu hỏi không phủ định lại có giá trị phủ địnhmạnh Ví dụ câu hỏi:

[58] - “Est-il pensable que vous n’oubliez rien?” (Có thể nghĩ là

anh không quên gì chứ?)

có nghĩa là điều đó hoàn toàn không bao giờ xảy ra Trong trường hợpcác ví dụ trên đây, ngữ pháp truyền thống sử dụng khái niệm câu hỏithực và câu hỏi giả

Như vậy, những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa các câu hỏitrong những ví dụ trên không thuộc phạm vi cấu trúc mà thuộc phạmtrù biến đổi lực ngôn trung do tình huống giao tiếp tạo nên Khôngphải luôn có sự đồng nhất giữa hình thức của phát ngôn với chức năngcủa phát ngôn trong diễn ngôn Trên thực tế, có những câu hỏi thựckhông hề mang cấu trúc hỏi và có những câu mang cấu trúc hỏi lạihoàn toàn không phải là câu hỏi thực

Việc người hỏi đưa ra một phát ngôn hỏi và phát ngôn đó đượchiểu đúng theo lực ngôn trung phụ thuộc vào cả những cơ chế hìnhthức lẫn chuẩn mực trong hoạt động giao tiếp, tức là những quy tắcphi ngôn ngữ Đó chính là những quy ước xã hội chế định tương táchội thoại mà chủ thể giao tiếp cần phải biết

Chính vì vậy không thể nghiên cứu câu hỏi mà không nghiên cứumối quan hệ giữa người hỏi và người đáp

J Milner (1973:17) đã đưa ra quan điểm của mình khi định nghĩacâu hỏi:

“Cho dù đưa ra một định nghĩa sơ lược thế nào về câu hỏi thì

định nghĩa đó không thể được xem xét mà không dựa trên mối quan hệ liên nhân giữa người nói và người nghe: người ta đã chỉ ra rằng việc phát ngôn đơn thuần những câu hỏi phải được đưa về cặp hỏi đáp trong đó có một câu hỏi và một câu trả lời tiềm ẩn.” 4

Như vậy, mọi câu hỏi đều đồng thời đặt người hỏi và người đápvào tình huống giao tiếp, hay nói một cách chính xác hơn là người hỏiphát ngôn một câu hỏi dựa trên những gì anh ta nghĩ về tình huống

4 Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Quelle que soit la

définition minimale qu'il faudra proposer de l'interrogation, elle devra comporter qu'on ne peut l'interpréter en dehors du rapport interpersonnel entre un locuteur et un auditeur: on a pu montrer que la formulation même des seules questions doit être ramenée au couple d'une certaine demande et d'une "réponse virtuelle”.

102

Trang 16

giao tiếp, về khả năng của người đáp và cả về điều mà anh ta mongđợi ở người đáp.

Từ những phân tích này, Richard-Zappella (1990:160) đi đến nhậnđịnh rằng việc phân chia sự “(hiểu) biết” giữa người hỏi và ngườiđược hỏi về mệnh đề xác tín của câu hỏi dường như tạo nên tiêu chíphân biệt các giá trị khác nhau của câu hỏi Theo quan điểm này, tácgiả đã tập hợp các giá trị khác nhau của câu hỏi vào bảng tra hai cửa 5

(tableau à double entrée) dưới đây dựa trên việc phân ba khái niệm

“(hiểu) biết” (hiểu biết, hiểu biết mờ nhạt, không hiểu biết) của ngườihỏi (theo trục ngang) và người đáp (theo trục dọc)

Sais-tu que P est venu ?

(Cậu có biết Pierre đến rồikhông ?)

Pierre est-il venu ?

(Câu hỏi yêu cầu

thông tin)

6

Pierre n’est-il pas venu?

(Pierre không đến sao ?) (Câu hỏi yêu cầu xác nhận)

BIẾT ? Question d'examen(Câu hỏi kiểm tra)

5 Bảng tra hai cửa cho thấy giá trị của mỗi thông số ở giao điểm mộtdòng hay một cột

Trang 17

Bảng 1: Mô tả các giá trị phát ngôn của câu hỏi dựa trên việc

phân chia “Hiểu biết giữa các chủ thể giao tiếp

1 Phẫn nộ: Người hỏi không chờ đợi câu trả lời

3 Người hỏi cung cấp một thông tin cho người được hỏi thông quacâu hỏi

4 Người hỏi và người đáp bình đẳng, người hỏi tìm kiếm câu trả lời

5 Hỏi vờ: Hình tam giác này có lẽ không đặc biệt phải không?

6 Yêu cầu thông tin

7 Hỏi để yêu cầu xác nhận

8 Câu hỏi tu từ

Tóm lại, giống như mọi hành vi ngôn ngữ khác, một câu hỏikhông thể được diễn giải nếu không tính đến mối quan hệ liên nhângiữa người hỏi và người được hỏi, câu hỏi được biểu đạt để gửi cho ai

đó Các giá trị ngôn trung rút ra được qua phân tích sự hoạt động củacâu hỏi dưới góc độ phát ngôn trên cơ sở sự phân ba khái niệm “(hiểu)biết” của người hỏi và người được hỏi sẽ là cơ sở lý thuyết quan trọngtrong nghiên cứu câu hỏi với tư cách là một hành động ngôn ngữ tronggiao tiếp

Trên cơ sở những nhận xét và phân tích trên đây về sự cần thiếtphải tiếp cận và xem xét câu hỏi dưới góc độ phát ngôn, chúng tôi tiếnhành tìm hiểu các giá trị ngôn trung của câu hỏi thông qua các nghiêncứu của các tác giả đi trước nhằm xây dựng một khung lí thuyết choviệc khảo sát câu hỏi trên bình diện ngữ dụng trong tiếng Pháp vàtiếng Việt

1.3 Nghiên cứu câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học

1.3.1 Định nghĩa

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn giới thiệuđịnh nghĩa về câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng học của hai tác giảđiển hình sau đây:

Trong một nghiên cứu về câu hỏi dựa theo lý thuyết về hành động

ngôn ngữ trong giao tiếp, Kerbrat-Orecchioni (1991:14) cho rằng “câu

hỏi là phát ngôn được đưa ra nhằm mục đích chính là nhận được một thông tin từ người được hỏi”.

Như vậy, quan điểm này của tác giả hàm ẩn hai luận điểm sau:

- Cần thiết phải đối lập câu hỏi (yêu cầu một thông tin) với câu kể(cung cấp một thông tin) và đối lập hành vi yêu cầu một lời nói (hành

vi hỏi) với hành vi yêu cầu một hành động (hành vi thỉnh cầu)

104

Trang 18

- Hành vi hỏi và hành vi thỉnh cầu thuộc cùng một nhóm hành vicao hơn, đó là hành vi yêu cầu.

Điều này có thể được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:

ĐIỀU KHIẾN XÁC TÍN

Hỏi Thỉnh cầu

Sơ đồ 1: Hành vi hỏi trong mối tương liên vói các hành vi quanh nó

Cao Xuân Hạo (1991:212) lấy tiếng Việt làm ngôn ngữ quy chiếu

và dựa trên khái niệm giá trị ngôn trung, đã định nghĩa câu hỏi chính

danh như sau: Câu hỏi chính danh là những câu hỏi yêu cầu một câu

trả lời thông báo về một sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực.

Hai định nghĩa trên của hai tác giả có quốc tịch khác nhau, dựatrên các ngôn ngữ quy chiếu khác nhau, được công bố cùng một thờiđiểm (1991), có sự trùng hợp kỳ lạ về quan điểm Tìm hiểu về sựtrùng hợp về quan điểm này chúng tôi thấy hai tác giả trên đã chia sẻ

quan điểm nghiên cứu về câu hỏi chính danh 6 với Borillo (1978),Schegloff (1980), Ducro (1981, 1983) và Gofman (1987)

Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi sẽ dựa trên địnhnghĩa của hai tác giả trên làm cơ sở để phân biệt giá trị ngôn trung đặcthù của câu hỏi (yêu cầu một thông tin) so với những giá trị ngôntrung khác của hành động ngôn ngữ này

1.3.2 Phân loại câu hỏi trong tiếng Pháp và trong tiếng Việt theo quan điểm ngữ dụng

Khi tiến hành nghiên cứu này, nhóm đề tài dự định xây dựng mộtbảng phân loại các dạng câu hỏi trong tiếng Pháp và tiếng Việt dướigóc độ ngữ dụng, để làm cơ sở cho việc thu thập và phân tích dữ liệu.Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây một số bảng phân loại của các tácgiả Pháp và Việt nhằm đề xuất một bảng phân loại tổng hợp phù hợpnhất cho vấn đề nghiên cứu

1.3.2.1 Phân loại câu hỏi trong tiếng Pháp

6 Theo thuật ngữ của Cao Xuân Hạo (1991)

Trang 19

1) Sử dụng tiếng Pháp như ngôn ngữ quy chiếu, Kerbrat-Orecchioni

(1991:18-23) cho rằng có bao nhiêu tiêu chí phân loại thì có thể lập rabấy nhiêu bảng phân loại câu hỏi, cụ thể các tiêu chí phân loại có thể là:

a/ Thành tố của câu mà câu hỏi nhắm vào: dựa trên tiêu chí này,

người ta phân biệt câu hỏi bộ phận và câu hỏi toàn bộ, câu hỏi lựachọn chỉ là một trường hợp đặc biệt của câu hỏi toàn bộ

b/ Tiêu chí hình thức: dựa trên tiêu chí này, ta có thể phân loại câu

hỏi tùy theo phát ngôn có chứa hay không một cấu trúc hỏi, như vậy ta

sẽ có hành vi hỏi trực tiếp và hành vi hỏi gián tiếp

c/ Mối quan hệ giữa câu hỏi với ngữ cảnh đúng ngay trước nó, với

tiêu chí này ta có thể có loại câu hỏi-đáp Theo Borillo (1978:674 sqq)

thì loại câu hỏi này bao hàm cả câu hỏi-vọng (question-écho).

d/ Bản chất của thông tin được yêu cầu: với tiêu chí này ta có câu hỏi

“điều tiết” hoặc câu hỏi “siêu giao tiếp”

e/ Khung cảnh phát ngôn của câu hỏi: tiêu chí này có tính đến cặp

câu hỏi-câu trả lời trong mối quan hệ với những đặc điểm của ngườihỏi và người trả lời

f/ Hành vi ngôn ngữ gián tiếp: thường là một cấu trúc hỏi trong chu

cảnh giao tiếp nhất định có giá trị ngôn trung khác với giá trị yêu cầumột thông tin, chẳng hạn như xác tín gián tiếp, thỉnh cầu gián tiếp,v.v

Như vậy, dựa theo quan điểm của Kerbrat-Orecchioni, ta có thểphân loại câu hỏi tùy theo các loại tiêu chí khác nhau, hay nói cáchkhác, với mỗi loại tiêu chí phân loại (hay một góc độ nghiên cứu) ta

có một bảng phân loại câu hỏi nhất định

Quan điểm phân loại câu hỏi của Kerbrat-Orecchioni đưa ra như

đã trình bày trên đây mang tính chất tổng quan chứ không đi sâu vàovào một bảng phân loại nhất định dựa trên một loại tiêu chí cụ thể nào

2) Với suy nghĩ làm sao có thể xác định tối đa các giá trị ngôn trung

của câu hỏi nhằm xem xét các dạng thức khác nhau của câu hỏi thăm

dò, trên cơ sở những nghiên cứu của các chuyên gia về câu hỏi,Richard-Zappella (1990:164-178) đã phân biệt 10 loại câu hỏi trongtiếng Pháp dựa theo những giá trị phát ngôn của chúng trong giao tiếp

1- Câu hỏi-yêu cầu thông tin, Ví dụ:

[59] Tu pars quand, en France? J’ai un courrier à te confier (Khi

nào anh đi Pháp? Tôi có một phong thư nhờ anh chuyển hộ.)Đây là một phát ngôn, theo định nghĩa của Kerbrat-Orecchioni(1991), nhằm có được thông tin từ người được hỏi

106

Trang 20

2- Câu hỏi-yêu cầu xác nhận thông tin (hay mong muốn người được

hỏi đồng thuận với thông tin đưa ra) (Question de confirmation) Ví dụ: [60] Tu as bien envie de sortir? (Anh vẫn muốn ra đi phải không?)

(Câu trả lời người hỏi chờ đợi là “vâng”)

[61] Tu n’es donc pas parti? (Vậy là em đã không ra đi ư?) (Câu

trả lời người hỏi chờ đợi là “không”)

Nguồn: A Grésillon (1981: 66)Trong trường hợp này, hỏi nhằm khẳng định lại một giả thiết chứkhông phải để yêu cầu một thông tin mà người hỏi không biết Khi đặtcâu hỏi này, người hỏi không chờ đợi có được một thông tin từ phíangười trả lời mà mong muốn người trả lời khẳng định lại hoặc xácthực lại giả thiết ban đầu về sự tình đưa ra

3- Câu hỏi-thông báo (question notificative)

[62] “Tu te rappelles pas qu’il y avait un arbre ici autrefois?”

(Anh không nhớ là trước đây đã có một cái cây ở đây ư?)

A Borillo (1978:617)Theo A.Borillo, câu hỏi loại này không được xây dựng trên cấutrúc cú pháp của câu nghi vấn nhưng lại được cấu tạo với một lớp

động từ dẫn nhất định như savoir (biết), voir (nhìn), entendre (nghe),

remarquer (nhận thấy), se souvenir (nhớ) Với loại câu hỏi này, người

nói hỏi xem người nghe có biết, có nhớ một sự kiện nào đó thì đồngthời lại báo cho người nghe hay cung cấp cho người nghe thông tin về

sự kiện đó: như vậy câu hỏi dạng này không nhằm tìm kiếm thông tin

mà ngược lại cung cấp thông tin

Về mặt hình thức, câu hỏi loại này nhằm yêu cầu xác nhận thông

tin bằng từ “si” (liệu) nhưng việc truyền tải thông tin cùng với động từ

dẫn đã đem lại giá trị ngôn trung khác Vì vậy A Borillo đã xếpnhững câu hỏi này vào loại câu hỏi thông báo chứ không phải loại câuhỏi tu từ phủ định

4- Câu hỏi-yêu cầu hành động (Question de demande d’agir ou de

proposition de faire)

[63] - “Pourquoi ne pas rejoindre les autres?” ou “On y va?” (Tại

sao lại không gặp lại những người khác? - Chúng ta đi thôichứ?)

[64] - “Tu peux me passer le sel?” (Anh có thể đưa cho tôi lọ muối

được không?)

Những câu hỏi loại này không hàm ý yêu cầu một câu trả lời bằngngôn từ mà yêu cầu một hành động Khi biểu đạt một lời đề nghị dướidạng một câu nghi vấn, người hỏi dường như buộc người được hỏi

Trang 21

làm một việc gì đó, thực hiện một hành động cụ thể được nêu ra trongcâu hỏi Nếu người được hỏi đưa ra một câu trả lời bằng ngôn từ thìngười hỏi sẽ không thực hiện được ý định giao tiếp, tình huống giaotiếp này là thất bại.

5- Câu hỏi-đáp (Question-réplique)

Khác với những dạng câu hỏi trên đây, câu hỏi loại này thực sự

mở đầu cho việc đặt ra một loạt các câu hỏi tiếp theo Thật vậy, vớicâu hỏi-đáp, người hỏi muốn trở lại một mệnh đề xác tín hay một câuhỏi nêu ra trước đó nhằm tiến triển thêm trong lập luận của mình Câu

hỏi-vọng (question-écho) là một ví dụ điển hình của dạng câu hỏi-đáp [65] Loc 1: Je t’ai vu hier.

Loc 2: Tu m’as vu hier?

Chủ thể giao tiếp 1 đưa ra một thông tin, chủ thể giao tiếp 2 thấynghi ngờ, bối rối về thông tin này liền đưa ra câu hỏi dựa trên mệnh đềxác tín của thông tin, câu hỏi này có vai trò khởi động cặp thoại, làmcho chủ đề giao tiếp được tiến triển

6- Câu hỏi-kết thúc (question clôturante)

[66] Loc.1- Q1: Mais alors, vous êtes brouillé?

Loc.2 - R = Q2: Brouillé? Pourquoi veux-tu que nous soyons

brouillés?

(- Thế là anh lại giận à?

- Giận? Tại sao cậu lúc nào cũng muốn chúng ta giận nhauthế?) J et J.C Milner (1975)Giống như câu hỏi tu từ, câu hỏi kết thúc dạng Q2 đã giới hạn tối

đa biên độ câu trả lời, nói cách khác, câu hỏi dạng này giảm khả năngcan thiệp của người được hỏi Người đối thoại từ chối không tham giavào vấn đề mà người hỏi đề cập và vì thế kết thúc giao tiếp Câu hỏi-kết thúc (Q2) được đưa ra để đáp lại một câu hỏi trước đó (Q1) đượcchủ thể giao tiếp L1 coi như câu hỏi tu từ Chủ thể giao tiếp L2 tỏ ýphản đối lại lối nói tu từ cường điệu này

7- Câu hỏi tu từ (question rhétorique)

[67] “Est-ce que je ne suis pas ton ami?” (Tôi không phải là bạn

của cậu à?)

[68] “Est-ce de ma faute si tout va mal?” (Có phải lỗi của tôi nếu

như mọi thứ đều tồi tệ?)

A Borillo (1978:714)Câu hỏi tu từ quy về một tình huống không tìm kiếm thông tin,cũng không tìm kiếm sự xác nhận một thông tin Dạng câu hỏi này

108

Trang 22

hoàn toàn đối lập với việc yêu cầu đưa ra thông tin, do vậy khoảngcách câu hỏi-câu trả lời bị thu hẹp, thậm chí thu hẹp tới O.

8- Câu hỏi kiểm tra (question de vérification ou d’examen)

[69] Tu pars demain? - Tu le sais bien!

[70] Qui a écrit Madame Bovary? - * Vous le savez bien!

Đây là dạng câu hỏi giả tượng ngôn ngữ; trong đó các chủ thểgiao tiếp đều biết rõ các quy tắc của trò chơi, và một khi không tuântheo thì giao tiếp chấm dứt Người hỏi đã biết câu trả lời, tự mình đãxây dựng được câu trả lời và không hề chờ đợi trừ trường hợp có thêmnhững chi tiết mới Người được hỏi cũng biết là người hỏi đã có câutrả lời và không hề muốn tìm kiếm thông tin Như vậy dạng câu hỏinày không nhằm nhận được một thông tin mà nhằm kiểm tra xemngười được hỏi có nắm được, có biết thông tin đó không

9- Câu hỏi-đáp của cùng một chủ thể giao tiếp (question-réponse à

[71] “Comment la reproduction de la force de travail est-elle

assurée? Elle est assurée en donnant à la force de travail le moyen matériel de se reproduire: par le salaire.” (Việc tái sản

xuất sức lao động được đảm bảo như thế nào? Nó được đảmbảo bằng cách cung cấp cho người lao động một phương tiệnvật chất để tái sản xuất đó là tiền lương.)

Althusser (1970)

10- Câu hỏi vô nhân xưng (question anonyme)

[72] “Faut-il restreindre le droit de grève des fonctionnnaires?”

(Có cần thiết phải hạn chế quyền đình công của các công nhânviên chức không?)

Dạng câu hỏi này phổ biến trong các phương tiện thông tin đạichúng, và nhằm gửi tới các chủ thể không xác định mà chúng ta gọi làcông chúng Sự vắng mặt của chủ thể giao tiếp được thể hiện rõ trongcâu hỏi

Các dạng câu hỏi được phân loại theo giá trị ngữ dụng nêu ra trênđây chưa hẳn là đã đầy đủ Lí do, theo chúng tôi, là tác giả chỉ nhằmphân biệt các loại câu hỏi có giá trị ngôn trung khác nhau để phục vụ

Trang 23

cho mục đích nghiên cứu câu hỏi thăm dò, một thể loại diễn ngôn đặcthù trong giao tiếp Như vậy, danh sách này còn có thể kéo dài nếu tatính đến tất cả các sắc thái khác nhau của các giá trị hàm ẩn chứatrong câu hỏi Kerbrat-Orecchioni (2001:87) đã chỉ ra những giá trịngữ dụng khác của câu hỏi trong những trường hợp đặc biệt như: câu

hỏi điều tiết (questions régulatrices), câu hỏi dạm (questions

préliminaires), câu hỏi lễ nghi (questions rituelles), câu hỏi phi lí

(questions absurdes) hay câu hỏi chơi (questions ludiques), câu hỏi giễu cợt (questions canulars) hay câu hỏi bẫy (questions pièges).

3) Trong công trình nghiên cứu của mình mang tiêu đề Hỏi và câu

hỏi theo quan điểm ngữ dụng học trên cứ liệu tiếng Pháp có so sánh với tiếng Việt, trên cơ sở tham khảo những nghiên cứu cơ bản về câu

hỏi của nhiều tác giả, xuất phát từ những phân tích và nhận xét của tácgiả trong việc tiếp cận câu hỏi và hành vi hỏi trên bình diện ngữ dụng,Nguyễn Việt Tiến (2002:79) đã đề xuất một cách phân loại câu hỏitheo các thang giá trị của chúng trên một trục phân bố như sau:

Câu hỏi thực

1 Câu hỏi – yêu cầu thông tin

2 Câu hỏi – đáp

3 Câu hỏi kiểm tra

4 Câu hỏi – yêu cầu xác nhận

5 Câu hỏi – yêu cầu hành động

ngữ dụng như một lời yêu cầu thông tin mà người nói chưa biết

và cần biết 7, tác giả đã phát hiện ra các thang bậc giá trị ngôntrung khác nhau của câu hỏi đi từ câu hỏi thực nhất đến câu hỏi

7 Xem Kerbrat-Orecchioni (1991) và Cao Xuân Hạo (1991)

110

Trang 24

giả nhất và sắp xếp chúng trên một trục phân bố tương đối hợp lí.Tác giả đã nhất quán trong việc sử dụng tiêu chí phân loại: giá trịngôn trung đặc thù của từng loại câu hỏi so với giá trị của câu hỏi-yêu cầu thông tin, có tính đến việc xem xét câu hỏi trong cặp hỏi-đáp, trong mối quan hệ với các chủ thể giao tiếp và các thông sốcủa tình huống giao tiếp Tuy nhiên có một số điểm chúng tôimuốn trao đổi cùng tác giả như sau:

- Liệu còn tồn tại trong tiếng Pháp các dạng câu hỏi “cơ bản”khác nữa không? Tiêu chí để phân định các loại câu hỏi “cơ bản”với các loại câu hỏi “không cơ bản” là gì? Theo chúng tôi có lẽchỉ có thể nói tới câu hỏi “cơ bản” khi dựa trên những kết quảnghiên cứu định lượng quy mô, được tiến hành trên cơ sở một ngữliệu thật phong phú cả về số lượng lẫn chủ điểm giao tiếp Có lẽ ởđây nên nói tới phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vàonhững dạng câu hỏi mà tác giả cho là “cơ bản” trong những tình

huống phát ngôn điển hình Bản thân tác giả cũng thừa nhận một

trong những nhược điểm của cách làm này là bảng phân loại chưa bao gồm hết tất cả các loại câu hỏi (2002:124).

- Các loại câu hỏi như câu hỏi-thông báo, câu hỏi kết thúc, câuhỏi-đáp của cùng một chủ thể giao tiếp, câu hỏi vô nhân xưng, câuhỏi dạm, câu hỏi lễ nghi, câu hỏi phi lí, câu hỏi giễu cợt, câu hỏibẫy mà các tác giả đi trước nêu ra được trình bày ở phần trên sẽđược phân bố thế nào trong bảng phân loại này?

- Chúng tôi hoàn toàn chia sẻ với tác giả khi đề cập đến đặc tính

biến đổi của giá trị tại ngôn của câu hỏi: giá trị của phát ngôn

luôn gắn chặt với tình huống phát ngôn: giá trị của một câu hỏi

sẽ khác nhau khi nó được phát ngôn trong các tình huống giao tiếp khác nhau Mặt khác, trong cùng một tình huống giao tiếp, một phát ngôn có thể được diễn giải với với nhiều giá trị tại ngôn khác nhau (2002:124) Theo chúng tôi, đặc tính biến đổi của giá

trị tại ngôn của câu hỏi mà tác giả đề cập bắt nguồn từ tính nướcđôi hay tính pha tạp ngữ dụng của câu hỏi Nói cách khác trongcùng một câu hỏi tiềm ẩn hai hay nhiều giá trị tại ngôn khác nhau;tùy theo ý định giao tiếp trong tình huống giao tiếp cụ thể, giá trịtại ngôn nào đó sẽ được nổi trội hơn giá trị tại ngôn khác TheoKerbrat-Orecchioni (2001:96), trong diễn ngôn thực hầu hết cácphát ngôn đều có tính nước đôi hoặc pha tạp, người ta phải xemxét lại sự khẳng định về các hành động ngôn ngữ “thuần khiết”

Để chứng minh cho luận cứ của mình, Kerbrat-Orecchioni đã dẫn

Trang 25

nhiều ví dụ, có thể trích dẫn dưới đây một trong số những ví dụ

đó: hiếm có câu hỏi với từ hỏi “pourquoi (ne pas)” hoạt động đơn

thuần như một lời yêu cầu giải thích: phát ngôn thường hàm chứa một giá trị ngôn trung thứ hai có lực ngôn trung nổi trội hơn một yêu cầu giải thích: một gợi ý, một lời phê phán, một lời trách móc hoặc phản đối 8

Trên cơ sở tìm hiểu và phân tích một số bảng phân loại câu hỏitheo giá trị ngữ dụng của các tác giả kể trên, chúng tôi lập ra một bảngphân loại bao gồm những giá trị ngôn trung khác nhau của câu hỏinhằm đưa ra một tập hợp các giá trị ngôn trung đa dạng nhất có thể,cho phép quy chiếu các loại câu hỏi sẽ được thu thập và phân tíchtrong tập ngữ liệu của đề tài nghiên cứu

Các dạng

câu hỏi Giá trị ngữ dụng Ví dụ

1 Câu hỏi - yêu

cầu thông tin Nhằm nhận được một thông tin từ

người được hỏi

- Pierre est-il venu?

(Pierre đã đến chưa?)

2 Câu hỏi kiểm

tra Nhằm kiểm tra xem người được

hỏi có nắm được thông tin tích lũy hay không

Quels sont les différents types de pollutions que vous avez étudié?

(Anh đã nghiên cứu các loại

ô nhiễm môi trường nào?)

3 Câu hỏi - yêu

cầu xác nhận Yêu cầu xác nhận lại một giả thiết,

một thông tin

(au téléphone) - Je suis bien

chez M Deramond?

Qua điện thoại - Đây có phải

số máy nhà ông Deramond không ạ?

4 Câu hỏi dạm Chuẩn bị cho một

câu hỏi tiếp theo được cho là đặc biệt táo bạo

- Vous me permettez de vous poser une question?

(Anh cho phép cho tôi hỏi anh một câu chứ?)

5 Câu hỏi lễ nghi Nhằm đảm bảo

các quy tắc lịch sựtrong giao tiếp

- Comment allez-vous? / ça va?

(Ông có khỏe không ạ?)

6 Câu hỏi - yêu

cầu một hành Nhằm yêu cầu người được hỏi - Pouvez vous me passer votre journal?

8 Chúng tôi tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: “… il est très rare

qu’une question en “pourquoi (ne pas)” fonctionne comme une simple demande d’explication: l’énoncé se charge systématiquement d’une valeur seconde, mais souvent dominante, de suggestion, critique, reproche ou protestation”

112

Trang 26

động thực hiện một

hành động phi ngôn từ nào đó

(Ông làm ơn cho tôi mượn

tờ báo của ông một chút có được không ạ?)

7 Câu hỏi tu từ Nhằm thách thức

người được hỏi khả năng bác bỏ hoặc thậm chí đưa

8 Câu hỏi kết

thúc Đi sau một câu hỏi được coi như

là câu hỏi tu từ nhằm kết thúc giao tiếp

Mais alors, vous êtes brouillés?

- Brouillés? Pourquoi

veux-tu que nous soyons brouillés?

(- Thế là anh lại giận à?

- Giận? Tại sao cậu lúc nào cũng muốn chúng ta giận nhau thế?)

9 Câu hỏi cung

cấp thông tin Nhằm cung cấp thông tin thông

qua hình thức là một câu hỏi

- Tu n’es pas au courant de la prochaine visite du Président Chirac au Vietnam?

(Bạn không biết cuộc viếng thăm sắp tới của Tổng thống Chirac tại Việt Nam à?)

10 Câu hỏi-đáp Mang giá trị liên

kết hội thoại (siêugiao tiếp)

- Je t’ai appelé hier (Tôi đã

gọi cho bạn hôm qua)

- Tu m’as téléphoné? (Bạn

đã gọi điện cho tôi ư?)

11 Câu hỏi giễu

cợt Nhằm giễu cợt, châm chọc người

về một vấn đề người nói cho là quan trọng

Xem lại ví dụ (71)

13 Câu hỏi vô

nhân xưng Nhằm nêu ra một vấn đề cần quan

tâm

“Faut-il restreindre le droit

de grève des fonctionnnaires?” (ví dụ 72)

14 Câu hỏi điều

tiết Nhằm kết nối cuộc thoại: đảm - et puis?/ -et alors?/ - hein? - Quoi?/ - Comment?

Trang 27

bảo cho giao tiếp không bị đứt đoạn (Thế rồi sao?/ Tiếp theo thế nào?/ há? Cái gì?/ Thế nào?

Bảng 2: Phân loại câu hỏi theo các giá trị ngữ dụng của chúng trong

tiếng Pháp 1.3.2.2 Phân loại câu hỏi trong tiếng Việt theo quan điểm ngữ dụng

Giới ngữ học Việt Nam đã phân loại câu hỏi trong tiếng Việt thếnào theo quan điểm ngữ dụng?

Chúng tôi lựa chọn giới thiệu tóm tắt dưới đây bảng phân loại câuhỏi theo quan điểm ngữ dụng của Cao Xuân Hạo (1991:212-224):

1) Câu hỏi chính danh

Đó là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sựtình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định làhiện thực

Câu hỏi chính danh có thể được biểu hiện dưới các hình thức khácnhau tùy theo yếu tố nghi vấn nhằm vào đâu

a/ Câu hỏi tổng quát (câu hỏi “có/không”): là những yêu cầu cho biết

thực cách (chân/ngụy) của cả một mệnh đề Một câu hỏi về thực cách

của một mệnh đề được cấu tạo bằng cáchdùng vị từ tình thái có hay

đã đặt ở đầu vị ngữ và dùng vị từ không hay chưa đặt ở cuối câu Ví

dụ:

[73] Anh Nam có đến đây không?

[74] Anh Nam đã đến đây chưa?

b/ Câu hỏi chuyên biệt: là những yêu cầu cho biết thực cách của một

thành phần cấu tạo câu (chủ ngữ/vị ngữ/bổ ngữ) Câu hỏi chuyên biệtđược cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu tố nghi vấn (vốn domột đại từ bất định làm nòng cốt) biểu thị biến tố không xác định Xđặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định Các từ nghi vấntrong câu hỏi chuyên biệt thường được đặt ở vị trí cuối câu hỏi, Ví dụ:

[75] Anh gặp Nam ở đâu?

[76] Anh nói chuyện với ai (đấy)?

Trang 28

c/ Câu hỏi hạn định (hay câu hỏi song tuyến): người hỏi hạn định giá

trị của biến tố chưa xác định X trong một phạm vi nhất định Ví dụ:

[82] Anh gặp Nam ở Vinh hay ở Huế?

Bên cạnh ba loại câu hỏi “cổ điển” trên dây Cao Xuân Hạo lưu ýphải kể đến những loại câu hỏi chính danh khác dưới đây:

d/ Câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu bằng Có phải và kết thúc bằng

không? ở giữa là một mệnh đề trọn vẹn, Ví dụ:

[83] Có phải anh Nam đến đây không?

e/ Câu hỏi phái sinh từ câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu là một mệnh

đề trọn vẹn theo sau là đúng không/(có) phải không/phỏng/chứ/à/ư/

sao/hả? Ví dụ:

[84] Ông Nam về rồi đúng không/(có) phải không/phỏng/chứ/à/ư/

sao/ hả?

f/ Câu hỏi kết thúc bằng nhỉ và nhé?

- Nhỉ đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung

như một nhận xét, đánh giá, tiên liệu, phỏng đoán, nó báo hiệu mộtyêu cầu được người nghe biểu đồng tình, chia sẻ ý kiến Cách trả lờiđược mong đợi có thể là một câu khẳng định, một tiếng “Ừ” hay

“Vâng”, “Đúng” Ví dụ:

[84] Trời hôm nay đẹp quá nhỉ ?

- Nhé đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung

như một lời gợi ý, một đề nghị về một hành động sắp tới của ngườinói, của người nghe hay của cả hai, nó báo hiệu một yêu cầu đượcngười nghe tán thành để cho hành động ấy được người nói và/hayđược mình thực hiện

[85] Anh cho tôi đi nhờ nhé?

2) Câu hỏi có giá trị cầu khiến.

Khi một câu có hình thức câu hỏi nhưng không có yêu cầu cungcấp một thông báo nào tương ứng với nội dung câu hỏi thì giá trị ngôntrung của nó thay đổi, nó trở thành một hành động ngôn từ khác Câuhỏi có giá trị cầu khiến được xác định khi người hỏi không yêu cầungười được hỏi phải cung cấp một thông tin dưới dạng một câu trả lờigiống như câu hỏi chính danh mà mong người đối thoại thực hiện mộtyêu cầu phi ngôn từ nào đó Ví dụ: Những câu hỏi như:

[86] Ông có diêm không?

[87] Anh ngồi nhích vào một chút có được không?

[88] Mày có câm cái mồm mày đi không?

[89] Ông có thể chuyển cho tôi lọ muối được không?

Trang 29

là những lời yêu cầu (những đề nghị, những mệnh lệnh) được biểu đạtdưới hình thức hỏi Những câu hỏi dạng này không có giá trị hỏi: đâythực chất là các hành động thỉnh cầu gián tiếp.

3) Câu hỏi có giá trị khẳng định.

Những câu hỏi kết thúc bằng chứ gì, chứ còn gì nữa? chứ sao?

chứ ai? chứ không à? có lực ngôn trung khẳng định rất rõ, ví dụ:

[90] Chính anh làm hỏng việc chứ ai?

[91] Bà lại định lần sang vườn tôi chứ gì?

Phần lớn các câu hỏi có giá trị khẳng định đều là những câu hỏihình thành từ các câu phủ định:

[92] Ai mà chẳng biết chuyện ấy?

[93] Làm như vậy chẳng phải là đê tiện sao?

[94] Chị chẳng đã nhận lời là gì?

4) Câu nghi vấn có giá trị phủ định.

Một số câu nghi vấn có thể diễn đạt một sự phủ định và thường

bắt đầu bằng Đâu, Bao giờ, Làm gì hoặc kết thúc bằng các từ hoặc các

cấu trúc hỏi, ví dụ:

[95] Đâu có chuyện ấy? hoặc Có chuyện ấy đâu?

[96] Bao giờ có chuyện ấy?

[97] Làm gì có chuyện ấy?

Câu hỏi có giá trị phủ định bao gồm hai tiểu loại sau:

a/ Những câu nghi vấn có giá trị phủ định mà trong những văn cảnh

nhất định và với những thành phần từ ngữ nhất định, cũng có thể dùngnhư những câu hỏi chính danh Tuy thiên về phủ định nhưng còn dànhchỗ cho một câu trả lời theo hướng này hay hướng khác

Những câu hỏi thuộc loại này thường dùng những từ nghi vấn như

ai, gì, mấy, sao, nào, bao nhiêu, bao giờ, hay các danh ngữ có các từ

để hỏi như gì, nào Ví dụ:

[98] Bài khó thế này ai mà làm được? (= chẳng ai làm được)

[99] Thứ bút này có thiếu gì ở ngoài phố? (= chẳng thiếu gì)

b/ Các câu có hình thức nghi vấn nhưng chỉ có một giá trị ngôn trung

duy nhất là phủ định, được cấu tạo theo một số phương thức nhất định.Chúng tôi chỉ xin trích dẫn một vài cách thức cấu tạo có tính chấtminh họa:

- Sử dụng Đâu + (có); Đâu + (có) + phải; Có + (phải) + đâu (Các

từ trong ngoặc có thể có hoặc không) Ví dụ:

[100] Hôm qua anh đi nhậu say khướt phải không?

- Đâu (có)?/ - Có đâu

- Sử dụng Có phải ở đầu một câu trần thuật và đâu ở cuối câu.

116

Trang 30

[101] Có phải tôi muốn chê anh đâu?

- Sử dụng từ nào trước lõi vị ngữ (kể cả phần Đề của nó) của một

câu trần thuật

[102] Nào tôi có biết? / Tôi nào có biết?

Sự khác biệt lớn nhất giữa câu hỏi mang giá trị phủ định với câu

kể hay câu phủ định chính là sự khác nhau về tình thái của lõi vị ngữ

Ví dụ:

[103] Họ có đến đâu? Và Họ không đến đâu.

Sự khác biệt này không thấy có trong các câu mà phần trung tâm

lõi của vị ngữ là một vị từ “tĩnh” (biết, muốn, còn, có) nhưng lại rất rõ

trong các câu mà trung tâm của lõi vị ngữ là một vị từ “động”

5) Câu nghi vấn phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại.

Những câu nghi vấn mở đầu bằng Phải chăng, Hay là, Không

biết, Biết, Liệu hoặc kết thúc bằng chăng, không biết, nhỉ, đây, bao giờ bày tỏ một thái độ phân vân, không quả quyết, ngờ vực, ngần ngại

đối với tính chân xác của mệnh đề được biểu thị trong câu

[104] Ông ta không nói gì cả Phải chăng ông ta không tin mình? [105] Rồi đây liệu anh ấy có chán mình không?

Đặc tính dụng pháp của những câu nghi vấn này so với câu hỏichính danh và những câu nghi vấn có giá trị ngôn trung gián tiếp là cóthể dùng trong độc thoại hay trong đối thoại, có thể được trả lời trựctiếp (“vào đề”) hay không trực tiếp, hoặc không cần được trả lời

6) Câu nghi vấn có giá trị cảm thán

Đó là những câu đi kèm với các từ ngữ nghi vấn như biết mấy,

biết bao, bao nhiêu, nhường nào, Sao thế, đã chưa, có không, Ví dụ:

[106] Phong cảnh ở đây đẹp biết bao!

[107] Mày đã xấu hổ chưa!

[108] Cô có đẹp mặt không!

[109] Sao mà thằng bé giống mẹ thế?

Bảng phân loại câu hỏi của Cao Xuân Hạo khép lại với 6 loại câuhỏi có giá trị ngôn trung khác nhau Nguyễn Kim Thản (1997:559-606) cũng đưa ra một bảng phân loại câu hỏi theo tính chất và phươngthức biểu thị của chúng (tác giả không dùng thuật ngữ giá trị ngôntrung) Mặc dù sử dụng thuật ngữ khác với Cao Xuân Hạo, nhưngchúng tôi hiểu rằng tác giả muốn đề cập cùng một khái niệm Bảngphân loại này bao gồm 5 loại trong đó 4 loại có tính chất trùng hợp vớicác giá trị ngôn trung mà Cao Xuân Hạo đã đề cập (Câu nghi vấn chânchính, câu nghi vấn phủ định, câu nghi vấn khẳng định và câu nghi

Trang 31

vấn cầu khiến) Loại thứ 5 là câu nghi vấn tu từ học, không được CaoXuân Hạo đề cập trong nghiên cứu của mình.

[110] Cái hôm khác ấy sau không biết có chăng?

Tóm lại, trên đây là bảng phân loại có thể nói là chưa thật đầy đủcác dạng câu hỏi biểu thị những giá trị ngôn trung khác nhau trongtiếng Việt Mặc dù còn chưa hoàn toàn nhất quán và thống nhất về tiêuchí phân loại, về số lượng các giá trị ngôn trung và về thuật ngữ chỉcác tiểu loại câu hỏi 10, nhưng các nhà ngôn ngữ học kể trên đều chorằng câu hỏi trong tiếng Việt, xét dưới góc độ ngữ dụng, ngoài giá trịhỏi chính danh là giá trị ngôn trung trực tiếp, còn có những giá trịngôn trung phái sinh Danh sách các loại câu hỏi được phân biệt theocác giá trị ngôn trung của chúng đã phản ánh một thực tế về sự hoạtđộng của câu hỏi dưới góc độ ngữ dụng và là cơ sở lý thuyết quantrọng trong việc nghiên cứu câu hỏi trong tiếng Việt Trong khuôn khổcủa nghiên cứu này chúng tôi muốn nêu ra một số vấn đề để thảo luậnnhằm xây dựng khung lí thuyết cho việc thu thập và phân tích dữ liệutrong tiếng Việt

- Vấn đề đầu tiên liên quan tới các tiêu chí mà các tác giả đã sửdụng để nhận diện các dạng câu hỏi khác nhau trong tiếng Việt CaoXuân Hạo (1991:212), khi xây dựng các tiêu chí phân loại câu hỏi,chia sẻ quan điểm của các tác giả đi trước: ý nghĩa của câu hỏi có thểđược xác định thông qua ý nghĩa của sự tương ứng giữa câu hỏi và câuđáp, nghĩa của câu hỏi trước hết gắn liền với đặc tính ngôn trung của

nó Ngoài ra theo Cao Xuân Hạo, muốn cho người nghe hiểu đúng yêucầu nhận thức của người hỏi còn phải tính đến công dụng, mục đíchcủa câu hỏi, tính đến cái tiền giả định (hay tiền ước) của câu hỏi.Nguyễn Kim Thản (1997:559-606) đã đưa ra các tiêu chí dựa trên cáckhái niệm mục đích, thực chất, ý nghĩa của câu hỏi, hoàn cảnh đối

9 Thuật ngữ Nguyễn Kim Thản sử dụng để chỉ loại câu hỏi “chínhdanh” của Cao Xuân Hạo

10 Cao Xuân Hạo (1991) phân biệt 6 loại câu hỏi, Nguyễn Kim Thản(1997) phân biệt 5 loại; Cao Xuân Hạo dùng thuật ngữ “câu hỏi chínhdanh”, Nguyễn Kim Thản dùng “câu hỏi chân chính”

118

Trang 32

thoại, dáng điệu, sắc mặt của người nĩi, tức là các yếu tố nội ngơn vàngoại ngơn của câu hỏi Tuy nhiên các tác giả khi đi vào phân biệt cácloại câu hỏi cụ thể lại cĩ xu hướng dựa vào các yếu tố nghi vấn (từhỏi) và vị trí của nĩ trong câu Do tiếng Việt là một ngơn ngữ đơn lập,khơng biến hình, vắng mặt mọi dấu hiệu hình thái thì việc dựa vào cácyếu tố nghi vấn nêu trên để phân biệt giá trị câu hỏi là một phươngthức phù hợp Song, để phân biệt câu hỏi dưới gĩc độ ngữ dụng trướchết cần phải xem xét các yếu tố: giá trị ngơn trung đặc thù của câu hỏi,mối quan hệ của câu hỏi trong cặp hỏi-đáp và các thơng số tình huống,kết hợp với việc xem xét hình thức biểu hiện tương ứng của mỗi loạicâu hỏi thì cĩ lẽ phù hợp và đầy đủ hơn Trong nhiều trường hợp,cùng một hình thức hỏi trong mối quan hệ với cặp hỏi-đáp khác nhau,được phát ngơn trong những tình huống giao tiếp khác nhau lại cĩ cácgiá trị ngơn trung khác nhau, ví dụ:

[111] Bác đi đâu đấy?

Nếu ta chỉ dựa vào cấu trúc hình thức hay từ hỏi của câu thì đây làmột câu hỏi bộ phận trong đĩ câu hỏi nhằm vào bổ ngữ gián tiếp chỉnơi chốn Thơng thường câu hỏi này sẽ được xếp vào dạng câu hỏi

chính danh (câu hỏi yêu cầu thơng tin) qua đĩ, người hỏi muốn biết

người được hỏi đi đâu

[112] Bác đi đâu đấy?

Tơi đi thăm cháu.

Thế nhưng, trong thực tế sử dụng ngơn ngữ nếu câu hỏi này mởđầu cho một cuộc thoại thì sẽ cĩ một giá trị ngơn trung khác rất phổbiến trong tiếng Việt, đĩ là một lời chào khi gặp mặt 11 giống như

bonjour trong tiếng Pháp.

[113] Bác đi đâu đấy?

Bác đấy à?

11 Theo Phạm Thị Thành (1995:83), hành vi ngơn từ “chào hỏi” phitường minh dưới dạng một câu hỏi rất hay được sử dụng trong tiếng Việt.Những câu hỏi loại này cĩ thể hỏi về

- hoạt động hiện tại của người được hỏi: Anh đang bận vẽ đấy à?

- địa điểm hoặc mục đích của hoạt động của người được hỏi: Hai anh đi

đâu đấy?

- những sự kiện liên quan đến người được hỏi: Ba đi hội về rồi đấy ạ?

- bản thân người được hỏi: Em đấy à?

Về vấn đề này, Kerbrat-Orecchioni (1991:31) cũng cĩ nhận xét trong

tiếng Việt, thường những câu hỏi như “qu’est-ce que tu fais là?” (Cậu

đang làm gì đấy), “ó vas-tu?” (Cậu đi đâu đấy), “tu vas au marché n’est-ce pas?” (Cậu đi chợ đấy à?), “tu as mangé du riz?” (Cậu ăn cơm rồi à?) …cĩ giá trị ngơn trung như những câu chào khi gặp mặt.

Trang 33

Với ví dụ này chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh vào mối quan hệ củacâu hỏi trong cặp hỏi-đáp, mối quan hệ của câu hỏi với tình huốnggiao tiếp trong việc xác định giá trị của câu hỏi, bởi vì cùng một cấutrúc hỏi có thể đưa đến những giá trị ngôn trung khác nhau: một yêucầu cung cấp thông tin hay các giá trị ngôn trung phái sinh khác.

Từ nhận xét này ta có thể đưa thêm vào danh sách các dạng câuhỏi theo giá trị ngôn trung của tiếng Việt một loại câu hỏi nữa, đó làcâu hỏi-lễ nghi

- Về số lượng các loại câu hỏi: theo phân loại của các nhà ngôn ngữPháp và Việt chúng tôi nhận thấy các loại câu hỏi trong tiếng Việt íthơn và không hoàn toàn tương đồng với các loại câu hỏi trong tiếngPháp Nếu làm một so sánh giữa hai bảng phân loại câu hỏi trong tiếngViệt và tiếng Pháp, chúng ta sẽ thấy trong tiếng Việt không có một sốdạng câu hỏi được các nhà nghiên cứu tiếng Pháp đề cập và ngược lại.Liệu đây là thực tế khách quan hay là sự xem xét chưa đầy đủ? Việcthu thập và phân tích số liệu trong khuôn khổ nghiên cứu này phầnnào sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề nêu ra

Trên cơ sở tham khảo và phân tích các bảng phân loại câu hỏi theogiá trị ngôn trung trong tiếng Pháp và tiếng Việt, chúng tôi đi đếnphân biệt các dạng câu hỏi trong một bảng tổng hợp sau đây:

Giá trị ngôn trungcủa câu hỏi

TiếngPháp

TiếngViệt

1 Câu hỏi -

yêu cầu

thông tin

Tham thoại dẫn nhập Yêu cầu một thông tin từ người được

hỏi

2 Câu hỏi

kiểm tra Tham thoại dẫn nhập Kiểm tra xem người được hỏi có nắm

được thông tin tích lũy hay không

Hỏi lại thông tin đưa ra từ một câu xác tín hay một câu hỏi trong ngữ cảnh đứng trước

+

5 Câu hỏi Đứng trước một Chuẩn bị cho một +

120

Trang 34

dạm câu hỏi yêu cầu

thông tin câu hỏi tiếp theo được cho là đặc biệt

táo bạo

6 Câu hỏi lễ

nghi Tham thoại dẫn nhập Nhằm đảm bảo các quy tắc lịch sự

trong giao tiếp

một vấn đề người nói cho là quan trọng

về tính chân xác củamệnh đề được biểu thị trong câu

+

Trang 35

16 Câu hỏi vô

nhân xưng Tham thoại dẫn nhập Nhằm nêu ra một vấn đề cần quan tâm +

17 Câu hỏi

cung cấp

thông tin

Tham thoại mở đầu Nhằm cung cấp thông tin thông qua

hình thức là một câu hỏi

hiện một hành độngphi ngôn từ nào đó

19 Câu hỏi

điều tiết

Tham thoại mở đầu

Nhằm kết nối cuộc thoại : đảm bảo cho giao tiếp không bị đứt đoạn

+

Bảng 3: Tổng hợp các loại câu hỏi theo giá trị ngôn trung trong tiếng

Pháp và tiếng Việt

Trên đây là bảng tổng hợp các loại câu hỏi theo giá trị ngôn trung

mà giới ngữ học Pháp và Việt đã đưa ra trong các công trình nghiêncứu khác nhau Việc đề xuất bảng tổng hợp này chỉ nhằm mục đíchthu thập tối đa các loại câu hỏi được phân biệt theo giá trị ngôn trungcủa chúng, cho phép tìm hiểu và xác định các loại câu hỏi trong tậpngữ liệu Pháp-Việt mà chúng tôi xây dựng từ một loại diễn ngôn đặcthù: câu hỏi trong lời thoại phim

Qua việc tìm hiểu và giới thiệu một số bảng phân loại câu hỏitrong tiếng Pháp dựa trên các giá trị ngữ dụng của chúng, chúng tôi điđến một số nhận xét sau đây:

- Rõ ràng xét về mặt hình thức, câu hỏi trong mỗi thứ tiếng cónhững hình thức thể hiện khác nhau do những đặc thù của loại hìnhngôn ngữ quy định Nhưng liệu có thể nghĩ tới tính phổ quát của ngônngữ trong việc xem xét số lượng và tính chất các giá trị ngôn trungcủa câu hỏi trong các thứ tiếng khác nhau? Nếu quả thực trong tiếngPháp hay tiếng Việt có những loại câu hỏi mang giá trị ngôn trung đặcthù không tồn tại trong thứ tiếng kia, lời giải thích về vấn đề này nhưthế nào? Chúng tôi thiết nghĩ các giá trị ngôn trung của các hành độngngôn ngữ, về mặt lý thuyết, đều có thể tồn tại dưới dạng tiềm ẩn trongcác thứ tiếng khác nhau; nhưng thực tế sử dụng ngôn ngữ cho thấy có

sự khác nhau về tần suất và cách thức sử dụng các giá trị ngôn trungcủa các chủ thể giao tiếp trong từng thứ tiếng Điều này phụ thuộc vàomột số yếu tố ngoài ngôn ngữ chi phối như: phong tục, tập quán, nền

122

Trang 36

văn hóa gốc, đức tin, cấm kị Có thể đó là lời giải thích vì sao một sốcâu hỏi chính danh mà người Việt thường dùng trong giao tiếp khi làmquen lại trở thành điều kiêng kị đối với người Pháp như hỏi tuổi, tìnhtrạng hôn nhân, lương bổng, thu nhập, con cái

- Việc nghiên cứu câu hỏi dưới góc độ ngữ dụng chỉ ra rằng, khôngthể chỉ dựa vào tiêu chí hình thức để phân loại câu hỏi, mà phải dựavào giá trị ngôn trung của chúng Cùng một câu nghi vấn có thể thuộcnhững dạng câu hỏi khác nhau với những giá trị phát ngôn khác nhau.Theo quan điểm ngữ dụng, câu hỏi bao gồm nhiều loại, mỗi loại gắnvới giá trị ngôn trung đặc thù Việc phân loại câu hỏi trước hết cầnphải xuất phát từ mục đích giao tiếp của người hỏi Tiếp đến phải đặtcâu hỏi trong cặp hỏi-đáp, nghĩa là phải nghiên cứu câu hỏi trong mốiquan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời thì mới thấy rõ giá trị ngôn trungcủa câu hỏi Mặt khác, phải tính đến các thông số tình huống bao gồmthời gian, địa điểm giao tiếp, mối quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp;trong mối quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp lại cần phải tính đến cácyếu tố văn hóa-xã hội như vị thế, độ thân quen, tuổi tác, giới tính,phong tục tập quán, thái độ hợp tác, nền văn hóa gốc giữa người hỏi

và người được hỏi

- Không có mối quan hệ cố định giữa ý nghĩa và hình thức Mốiquan hệ giữa hai yếu tố này thường xuyên thay đổi Câu hỏi trênphương diện là một hiện tượng ngữ pháp đòi hỏi phải tính đến các mốiquan hệ tương tác giữa các chủ thế giao tiếp, do câu hỏi là một lờithoại mang tính đối thoại điển hình

- Một điểm quan trọng nữa cần nêu ra trong việc nghiên cứu câu hỏitheo quan điểm ngữ dụng là việc phân bố câu hỏi trong cặp hỏi-đáp.Các câu hỏi có giá trị ngôn trung như câu hỏi-yêu cầu thông tin, câuhỏi yêu cầu hành động, câu hỏi kiểm tra, câu hỏi yêu cầu xác nhận,câu hỏi tu từ, thường nằm trong tham thoại dẫn nhập; các câu hỏi cógiá trị khẳng định, phủ định, các câu hỏi phỏng đoán thường nằmtrong các tham thoại hồi đáp; câu hỏi lễ nghi do tính linh hoạt, có thểnằm ở tham thoại dẫn nhập lẫn tham thoại hồi đáp

1.4 Câu trả lời trong mối quan hệ với câu hỏi

Như trên đã phân tích, khi nghiên cứu câu hỏi theo quan điểm ngữdụng, không thể chỉ nghiên cứu câu hỏi với tư cách là một đơn thoại

mà phải đặt câu hỏi trong mối quan hệ hỏi-đáp, vì câu trả lời trên

phương diện diễn ngôn chính là ngữ cảnh diễn ngôn trực tiếp (cotexte

discursif direct) của câu hỏi Việc nghiên cứu câu hỏi trong mối quan

hệ với câu trả lời sẽ mang lại hai lợi ích: một là cung cấp cơ sở để hiểu

Trang 37

được giá trị ngơn trung đích thực của câu hỏi vì bản thân câu hỏimang tính nước đơi và pha tạp ngữ dụng, hai là giúp cho người hỏibiết được câu trả lời cĩ đúng là điều mong đợi của mình hay khơng.Câu hỏi với những giá trị ngơn trung khác nhau sẽ được hồi đápbằng các phản ứng đa dạng từ người được hỏi Kerbrat-Orecchioni(2001:92-94) đã phân biệt các dạng hồi đáp cho một câu hỏi như sau:

1) Câu trả lời vs câu phản đáp (réponse vs réplique)

Câu trả lời gắn kết liên hồn với nội dung của câu hỏi, trong khi

câu phản đáp (réplique) - loại phản ứng hiếm gặp, được coi như

những trường hợp đặc biệt 12 - lại đặt dấu hỏi về tính chân xác của câuhỏi, ví dụ:

[114] Où pars-tu en vacances? - Ça te regarde? (Bạn đi nghỉ ở đâu?

- Điều đĩ cĩ liên quan tới bạn khơng?)

[115] Tu es réveillé? - Mais non, je dors (Bạn tỉnh rồi?- Ồ chưa, tớ

vẫn ngủ.)

[116] Est-ce qu’il faut saler l’eau?- Tu sais lire? (Cĩ cần cho muối

vào nước khơng? - Anh cĩ biết đọc khơng?)

2) Câu trả lời thừa nhận “khơng biết” (Aveu d’ignorance)

Hồi đáp cho một câu hỏi tồn bộ hoặc một câu hỏi bộ phận cĩ thể

là một câu trả lời thừa nhận người được hỏi khơng biết thơng tin.Khơng đến mức vi phạm nghiêm trọng như phản ứng im lặng haynhững câu phản đáp trước một câu hỏi, câu trả lời “tơi khơng biết”cũng vẫn làm cho người hỏi thất vọng; trong trường hợp khơng biếtthơng tin, phép lịch sự trong giao tiếp bằng lời khuyến cáo người đượchỏi đưa ra một lời xin lỗi để bày tỏ sự “đền bù” cho việc khơng thỏamãn người hỏi

[117] Quelle heure est-il? - Excusez-moi, ma montre est arrêtée.

(Mấy giờ rồi? - Xin lỗi, đồng hồ của tơi chết rồi.)

Nếu thiếu lời xin lỗi, câu trả lời “khơng biết” sẽ chuyển thànhdạng phản ứng nghịch:

[118] Quelle heure est-il, monsieur? - Je n'en sais rien.

- Comment voulez-vous que je

le sache?

(Mấy giờ rồi thưa ơng? - Tơi chẳng biết gì hết

- Anh muốn thế nào để tơi biết mấy giờ?)

12 Trên tổng số 1240 cặp hỏi-đáp trích từ 25 cuộc hội thoại bằng tiếngAnh, Stenstram (1984) đã thống kê chỉ cĩ 4% câu đối đáp (phản ứngngược) so với những câu trả lời (phản ứng thuận) - Nguồn Kerbrat-Orecchioni, op.cit p.92

124

Trang 38

3) Câu trả lời và sự định hướng của câu hỏi (réponse et orientation

de la question)

Thông thường, hồi đáp cho một câu hỏi toàn bộ là một câu trả lời

khẳng định hoặc phủ định (có/không) Đối với câu hỏi không định

hướng, thì cả hai loại câu trả lời trên đều có thể được chấp nhận ngang

bằng nhau Nhưng câu hỏi thường là có định hướng, tức là nó trông

chờ hoặc là một câu trả lời khẳng định hoặc là một câu trả lời phủđịnh, đồng thời lại để cho người đáp quyền tự do đưa ra câu trả lờingược lại với sự mong đợi của người hỏi

- Về mặt hình thức, các dấu hiệu cho phép nhận biết câu hỏi trongtiếng Pháp rất đa dạng: yếu tố ngôn điệu, các dấu hiệu hình thái, dấuhiệu cú pháp, dấu hiệu hình thái-cú pháp, thậm chí cả khi không tồntại bất cứ dấu hiệu nào mà chỉ dựa vào chu cảnh Trong khi đó nhữngdấu hiệu cho phép nhận biết câu hỏi trong tiếng Việt chủ yếu là dấuhiệu từ vựng (từ hỏi) và vị trí của chúng trong trong chuỗi lời nói

- Về mặt ngữ dụng, người ta có thể dựa trên sự hiện diện của một sốdấu hiệu hình thức đặc thù để xác định giá trị ngôn trung của các câuhỏi Tuy nhiên điều quan trọng hơn và quyết định hơn là phải tính đếnhiệu lực ngôn trung của câu hỏi, các yếu tố chu cảnh, nghĩa là phảixem xét câu hỏi trong mối quan hệ tương tác giữa người hỏi và ngườiđược hỏi (vị thế, mức độ thân quen, tuổi tác, thái độ ), trong mốiquan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời, và các thông số tình huống khácnhư thời gian, không gian, tính chất tình huống Trong khuôn khổnhững nghiên cứu có tính so sánh đối chiếu câu hỏi trong các thứtiếng, cũng cần phải tính đến sự đa dạng về các yếu tố văn hóa Chúngtôi chia sẻ với Kerbrat-Orecchioni (2001:171-172) khi nhận định rằng

câu hỏi “tuân thủ những điều kiện có thể luôn thay đổi từ nền văn hóa

này sang nền văn hóa khác” Bảng tổng hợp về các giá trị ngôn trung

của câu hỏi sẽ là cơ sở để chúng tôi xem xét, thu thập, phân tích vàphân loại số liệu về câu hỏi trên bình diện ngữ dụng trong tiếng Pháp

và tiếng Việt

- Về câu trả lời: có thể phân biệt nhiều loại phản ứng khác nhautrước một câu hỏi: cung cấp thông tin cần hỏi, xác nhận thông tin cần

Trang 39

hỏi, bày tỏ nghi ngờ đối với sự chân xác của câu hỏi, thực hiện mộthành động, im lặng Ngoài những hình thức đa dạng của câu trả lời(dùng tiểu từ phù hợp, láy lại câu hỏi dưới dạng khẳng định hay phủđịnh), cũng cần lưu ý rằng đặc điểm cơ bản của câu hỏi ví dụ như tínhcầu khiến của nó (bắt buộc phải trả lời và ngay tức thì) dường nhưkhông phải là phổ quát trong mọi thứ tiếng Trong một số các cộngđồng thổ dân châu Mỹ chẳng hạn, tính bắt buộc phải trả lời một câuhỏi là không có, theo Philips (1976:91), câu trả lời là tùy ý hoặc có thểđược đưa ra rất lâu sau câu hỏi Mặt khác, các chuẩn mực liên quanđến tính chính xác của câu trả lời (tức là việc áp dụng “phương châm

về lượng” (maxime de quantité), và sự mong đợi của các chủ thể giao

tiếp là vô cùng đa dạng; chẳng hạn người ta thường ghi nhận tínhnước đôi của câu trả lời theo kiểu “châu Phi” trong một số các tìnhhuống giao tiếp

Chương 2

NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CÂU HỎI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP DƯỚI GÓC ĐỘ HÌNH THỨC VÀ NGỮ DỤNG

2.1 Cơ sở tiếp cận và xây dựng tập ngữ liệu gốc

Xây dựng được một tập ngữ liệu về câu hỏi từ các hội thoại thực

sẽ là cơ sở có độ tin cậy cao cho việc tiến hành một nghiên cứu về câuhỏi, một hành động ngôn ngữ đặc biệt phức tạp Tuy nhiên, đây là mộtviệc làm đầy khó khăn, đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và kinhphí Trong khuôn khổ một nghiên cứu đối chiếu về câu hỏi trong tiếngViệt và tiếng Pháp, nhóm đề tài lựa chọn một phương pháp xây dựngtập ngữ liệu gốc khả thi hơn thông qua việc thu thập ngữ liệu từ cáclời thoại trong kịch bản phim Việc lựa chọn này dựa trên những cơ sởsau đây:

- Về mặt lý thuyết: theo quan điểm của Kerbrat-Orecchioni (1996:207-224) mặc dù các đối thoại tiểu thuyết (hoặc phim ảnh) thuộc loại

“nhân tạo” hay “hư cấu” (đối lập với hội thoại “tự nhiên”), nhưng lờithoại tiểu thuyết (hoặc phim) là thuộc dạng văn nói và tương đối gầnvới hội thoại thực Mặt khác, lời thoại phim cung cấp rất nhiều loạicâu hỏi đa dạng

- Về mặt thực tiễn, phương pháp lựa chọn ngữ liệu này cho phépthu thập một khối lượng lớn dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn,điều này hoàn toàn phù hợp với mối quan tâm của chúng tôi về tínhkinh tế và tính khả thi của nghiên cứu

126

Trang 40

Sự phân biệt giữa đối thoại đích thực và đối thoại tiểu thuyết đãđược nhiều công trình nghiên cứu 13 đề cập ở các mức độ và phạm vikhác nhau Do vị trí quan trọng của vấn đề này đối với phương phápnghiên cứu của đề tài và để làm rõ hơn nhận định của Kerbrat-Orecchioni, chúng tôi giới thiệu vắn tắt dưới đây quan điểm của JeanPEYTARD (1982) và Nadine GELAS (1988) về sự phân biệt giữa đốithoại đích thực và đối thoại tiểu thuyết.

Đối thoại đích thực và đối thoại tiểu thuyết dựa trên hai khái niệmgốc tương ứng, đó là NÓI và VIẾT Theo PEYTARD 14, dạng nói củamột phát ngôn được diễn ra theo trình tự các chuỗi âm vị và được trinhận bằng thính giác (nghe), trong khi đó dạng viết của một phát ngônđược diễn ra theo trình tự các chuỗi tự vị và được tri nhận bằng thịgiác (nhìn) Từ hai khái niệm cơ sở này, tác giả đã tiến hành phân tíchđối thoại nói bằng các yếu tố ngôn từ và phi ngôn từ, đồng thời đốichiếu dạng viết với đối thoại nói để đi đến sự đối lập giữa dạng nói vàdạng viết của phát ngôn Những phân tích của tác giả được tóm tắtnhư sau:

- Ở cấp độ phân tích đầu tiên, các nét khu biệt của đối thoại nóiđược nhận diện theo các yếu tố “ngôn từ” và “phi ngôn từ”, các yếu tốnày được phân bố theo kiểu bổ sung Như vậy, các yếu tố của chuỗilời nói đối thoại được đặt trong mối quan hệ đối lập với các yếu tố

“tình huống”;

- Ở cấp độ phân tích thứ hai, các yếu tố của chuỗi lời nói (khu vựcngôn từ) được sắp xếp theo “ngữ đoạn” (chuỗi được cấu tạo bởi các từgắn kết với nhau bằng cú pháp) và “siêu ngữ đoạn” (ngữ điệu, trọng

âm tình cảm, ngữ lưu, im lặng, nghỉ); các yếu tố “tình huống” (khuvực phi ngôn từ) được sắp xếp theo hành vi ngoại ngôn “vận động”(hành vi của người nói: điệu bộ, cử chỉ, thân thể) và “tình huống phátngôn” (các yếu tố tình huống giao tiếp được chỉ rõ trong phát ngôn);

- Trên cơ sở phân biệt ở hai cấp độ phân tích các yếu tố của đốithoại nói, tác giả đã tiến hành đối chiếu các yếu tố dạng viết với cácyếu tố tương ứng của dạng nói Tác giả đã thu được trong trình tựdạng viết các yếu tố thuộc khu vực “lời nói được ghi lại” (diễn ngôntrực tiếp thường được để trong “ngoặc kép” hoặc mở đầu bằng (-),

13 Chúng tôi kể tới các công trình của Gérard GENETTE

(1972:189-193), Mikhail BAKHTINE (1978), Jean PEYTARD (1982:115-138),

KERBRAT-ORECCHIONI (1996:207-224), R VION, E BURLE & L.ROUVEYROL (2001:461-483), Annie KUYUMCUYAN (2002)

14 Trích dẫn Jean PEYTARD (1982) trang 123-126

Ngày đăng: 20/04/2015, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w