Mô tả, so sánh câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp dưới góc độ ngữ dụng

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt (Trang 55)

II. CHÚ GIẢI (Commentaire) 3 “điệu bộ” (kinéique): Hành

1) Tương đồng

2.3. Mô tả, so sánh câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp dưới góc độ ngữ dụng

độ ngữ dụng

2.3.1. Câu hỏi trong tiếng Việt

2.3.1.1. Giới thiệu kết quả thống kê

Việc phân loại, thống kê các câu hỏi về mặt giá trị ngữ dụng trong tập ngữ liệu tiếng Việt cho kết quả sau:

- Trên tổng số 333 câu hỏi, có :

+ 173 câu hỏi yêu cầu thông tin, chiếm tỉ lệ 51,95%; + 15 câu hỏi kiểm tra, chiếm tỉ lệ 4,5%;

+ 63 câu hỏi yêu cầu xác nhận, chiếm tỉ lệ 18,92%; + 4 câu hỏi-đáp, chiếm tỉ lệ 1,2%;

+ 3 câu hỏi lễ nghi, chiếm tỉ lệ 0,9%;

+ 1 câu hỏi có giá trị phủ định, chiếm tỉ lệ 0,3%; + 22 câu hỏi tu từ, chiếm tỉ lệ 6,61%;

+ 4 câu hỏi kết thúc, chiếm tỉ lệ 1,2%; + 4 câu hỏi – thông báo, chiếm tỉ lệ 1,2%; + 8 câu hỏi giả định chiếm tỉ lệ 2,4%; + 15 câu hỏi trách móc, chiếm tỉ lệ 4,5%; + 5 câu hỏi cảm thán, chiếm tỉ lệ 1,5%;

+ 10 câu hỏi yêu cầu hành động, chiếm tỉ lệ 3%; + 6 câu hỏi điều tiết, chiếm tỉ lệ 1,8%.

2.3.1.2. Nhận xét qua kết quả thống kê

- Về mặt tần số xuất hiện, kết quả thống kê cho thấy các câu hỏi trong tập ngữ liệu tiếng Việt rất phong phú về thể loại (14 loại), biểu đạt nhiều giá trị ngôn trung khác nhau của câu hỏi, đi từ câu hỏi-yêu cầu thông tin đến câu hỏi siêu giao tiếp. Loại câu hỏi yêu cầu thông tin

chiếm tỉ lệ cao nhất (51,95%) tiếp đến là loại câu hỏi yêu cầu xác nhận (18,92%). Loại câu hỏi tu từ đứng thứ ba trong bảng xếp loại (6,61%). Đứng thứ tư là loại câu hỏi kiểm tra và loại câu hỏi trách móc (4,5%). Loại câu hỏi yêu cầu hành động đứng thứ năm với tỉ lệ 3%. Các loại câu hỏi khác chiếm một tỉ lệ nhỏ và rất nhỏ: câu hỏi giả định (2,4%): câu hỏi điều tiết (1,8%), câu hỏi cảm thán (1,5%), câu hỏi-vọng, câu hỏi lễ nghi, câu hỏi thông báo (1,2%), câu hỏi kết thúc (0,9%), câu hỏi có giá trị phủ định (0,3%).

- Kết quả thống kê trên đây, mặc dù chỉ dựa trên một tập ngữ liệu khiêm tốn gồm 333 câu hỏi thu thập từ các lời thoại trong kịch bản phim “Sóng ở đáy sông”, một loại diễn ngôn đặc biệt, vẫn cung cấp cho chúng ta một bức tranh khá đầy đủ về các giá trị ngôn trung rất đa dạng của câu hỏi trong tiếng Việt (14 loại):

Loại câu hỏi yêu cầu thông tin khẳng định vị trí số một của mình với tỉ lệ xuất hiện cao nhất (57,95%) so với các giá trị ngôn trung khác. Điều này cho thấy yêu cầu thông tin là đặc trưng lớn nhất của câu hỏi và nhu cầu lớn nhất của người hỏi trong tương tác hội thoại nói chung, song đồng thời cũng cho thấy câu hỏi với tư cách là môt hành động ngôn ngữ điển hình, một đơn vị tham thoại trong giao tiếp, ngoài giá trị ngôn trung “yêu cầu thông tin” còn có những giá trị ngôn trung khác rất đa dạng. Kết quả thống kê này là một minh họa thú vị và đồng thời cũng là một căn cứ lí giải sự phân biệt căn bản giữa câu hỏi chính danh với các loại câu hỏi phái sinh khác mà Cao Xuân Hạo đã đề cập khi phân loại câu hỏi theo các giá trị ngôn trung của chúng trong tiếng Việt.

Về mặt hình thức, những câu hỏi yêu cầu thông tin được nhận diện trong tập ngữ liệu tiếng Việt là những câu hỏi toàn bộ và những câu hỏi bộ phận, thường có những dấu hiệu hình thức sau 20:

+ Các cụm từ hỏi dùng trong câu hỏi toàn bộ: Chủ ngữ (có) Vị ngữ không? Chủ ngữ (đã) Vị ngữ chưa? Ví dụ:

(Cảnh khách sạn Lục hai thông)

[155] Ông Đại: Đám cưới được lâu chưa, ông? (V-21)

Lễ tân: Dạ, vừa đốt pháo thôi ạ, quí ngài đến giờ này thật đúng lúc.

(Cảnh ngã ba đường làng)

[156] Núi: Đến xóm đồi còn xa không em? (V-80)

20 Đây là những dấu hiệu hình thức mà chúng tôi ghi nhận qua kết quả thống kê loại câu hỏi yêu cầu thông tin trong tập ngữ liệu tiếng Việt. Điều này không có nghĩa là những dấu hiệu hình thức đó là những yếu tố duy nhất dùng để nhận diện những câu hỏi câu hỏi yêu cầu thông tin.

Cô gái: Gần. Đấy tiếng loa đang nói đấy.

(Cảnh nhà ông Uyên)

[157] Núi: Này bé ơi, em thổi cơm chưa đấy? (V-79) Con Biển: Mới có bốn rưỡi.

(Cảnh đồn CA tiểu khu X TP Hải Phòng)

[158] Anh Tuấn: Đã về thăm bố cậu chưa? (V-243) Núi: Nói thật, khó nhìn nhau lắm.

+ Các từ hỏi dùng trong câu hỏi bộ phận nhằm vào các thành phần được hỏi trong câu: ai?, ?, nào?, đâu?, thế nào?, bao giờ?, tại sao?, để làm gì?, bao nhiêu? Ví dụ:

(Cảnh sân nhà ông Đại)

[159] Chị Hiển: Núi, con làm gì đấy? (V-30) Thằng Núi: Con rửa rau.

(Cảnh sân nhà ông Đại)

[160] Ông Đại: Con học thế nào? (V-127) Núi: Dạ … tốt ạ.

(Cảnh tổ nước sôi)

[161] Bà Mùi: Cô mừng cho cháu Núi ạ. Bao giờ đi làm? (V-209) Núi: Còn đợi thủ tục giấy tờ cô ạ ...

(Cảnh sân nhà ông Uyên)

[162] Núi: Có được không mợ? (V-111) Mợ Uyên lắc đầu.

(Cảnh bến nước có cây đa và bụi tre)

[163] Núi: Anh không biết giận. Em tên là gì? (V-69) Cô gái: Tên em xấu lắm.

[164] Núi: Nhà em ở đâu hở Gái? (V-71) Cô gái: Xa lắm!

(Cảnh nhà Hoàng Mai)

[165] Hoàng Mai: Cậu có biết chữ này là chữ gì không? (V-195) Núi: Em không biết chữ nho.

(Cảnh Ban chỉ huy trại)

[166] Anh công an: Cán bộ cỡ gì? (V-206) Núi: Em cũng không được biết ạ.

(Cảnh trại giáo dục vườn chuối)

[167] Núi: Có chuyện gì vậy anh? (V-202) Anh công an: Về khắc biết, mau lên!

(Cảnh phòng mẹ con nhà chị Hiển)

[168] Chị Hiển: Núi ơi, con làm sao thế? Con thức từ lúc nào thế con? (V-27)

Thằng Núi không trả lời. (Cảnh nhà ông Uyên)

[169] Ông Uyên: Chứ cái cô đi theo thầy giáo là con cái nhà ai?

(V-117)

Núi ngước nhìn ông Uyên thật nhanh, không trả lời.

Những ví dụ trên cho thấy trong tham thoại hồi đáp của câu hỏi yêu cầu thông tin người được hỏi có những loại phản ứng sau:

1) cung cấp một cách tường minh những thông tin bằng lời mà người hỏi chưa biết và muốn biết về một sự tình (ví dụ 155, 156) hoặc một tham tố của sự tình (ví dụ 159, 160);

2) cung cấp một cách không tường minh (ngầm, gián tiếp) những thông tin bằng lời mà người hỏi chưa biết và muốn biết về một sự tình (ví dụ 157, 158);

3) đưa ra câu trả lời bằng lời nhưng không rõ ràng cho câu hỏi yêu cầu thông tin (ví dụ 161, 163, 164, 167);

4) đưa ra câu trả lời phi lời (bằng điệu bộ, cử chỉ) cho câu hỏi yêu cầu thông tin (ví dụ 162);

5) thú nhận không biết, không cung cấp được thông tin cho người hỏi (ví dụ 165, 166);

6) im lặng, không trả lời (ví dụ 168, 169).

Những phản ứng đa dạng trên đây của người được hỏi trong tham thoại hồi đáp cho thấy cặp hỏi đáp trong lời thoại phim rất gần với đối thoại tự nhiên trong cuộc sống đời thường.

Đối lập với câu hỏi “chính danh” về chiều chuyển tải thông tin, trong câu hỏi thông báo, người nói lại cung cấp cho người nghe thông tin về một sự tình thông qua một động từ dẫn (biết, nhớ, hiểu, nghe ...). Tuy nhiên loại câu hỏi này rất hiếm gặp, chỉ có 1,2% loại câu hỏi này được xác định trong tập ngữ liệu tiếng Việt. Những câu hỏi thông báo hoặc đi ngay sau một mệnh đề xác tín chứa đựng thông tin cung cấp cho người nghe, hoặc đứng trước mệnh đề xác tín; bản thân câu hỏi thông báo mang cấu trúc một câu hỏi toàn bộ, ví dụ:

(Cảnh sân nhà ông Đại)

[170] Thằng Ý: Tôi gọi chúng nó là em, nhưng chúng nó chỉ là con của chị nhà quê, là con ở của nhà tôi, dì có biết không? (V-8) Chị Hiển (ngượng nghịu): Dạ, tôi có biết ạ.

[171] Ông Đại: Luật nào cũng phải có trên, có dưới, có tôn ti trật tự, anh hiểu không? (V-9)

An: Trên dưới, tôn ti trật tự? ...

[172] Núi: Các em có biết “lịch sử” của đảo Cát Bà không? Một chuyện tình lâm ly nhé. (V-200)

Hai đứa: Kể đi anh Núi.

Câu trả lời cho loại câu hỏi thông báo thu thập được trong tập dữ liệu tiếng Việt có ba xu hướng: hoặc là ghi nhận thông tin mà người hỏi cung cấp (ví dụ 170), hoặc là phản đáp lại những thông tin đó (ví dụ 171), hoặc đưa ra lời yêu cầu nói rõ thông tin đó (ví dụ 172).

Loại câu hỏi yêu cầu xác nhận có tần số sử dụng khá cao trong trong tập ngữ liệu tiếng Việt (18,92%), thể hiện nhu cầu, mong muốn khá phổ biến của người hỏi đối với người được hỏi là yêu cầu xác nhận lại thông tin mà mình đưa ra, đây cũng chính là đặc trưng của loại câu hỏi định hướng đã được đề cập trong phần lí thuyết về câu hỏi dưới góc độ dụng học.

Điều ghi nhận được qua phân tích kết quả thống kê là những câu hỏi yêu cầu xác nhận trong tập ngữ liệu tiếng Việt mang cấu trúc của câu hỏi toàn bộ và thường đi kèm với những dấu hiệu hình thức sau:

Chủ ngữ + Vị ngữ + (có) phải không / đúng không?

Chủ ngữ có phải/ có đúng (động từ “ ) + danh ngữ + không?

Có phải+ Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ (không)? Chủ ngữ + Vị ngữ + thật hả?

ChínhChủ ngữ + Vị ngữ + phải không / đúng không? Chủ ngữ không/chưa + Vị ngữ à?

Ví dụ:

(Cảnh nhà ông Uyên)

[173] Cậu Uyên: Có phải anh quan hệ với cái Hiền? (V-97) Núi: Vâng ạ.

(Cảnh đồn công an)

[174] Ông Đại: Con đã bỏ học thật hả Núi ? (V-147) Núi: Vâng ạ.

(Cảnh cổng nhà ông Đại)

[175] Chị Hiển: Thế là đêm hôm qua con không ngủ à? (V-17) Thằng Núi: Lúc nửa đêm con thức dậy, nghe tiếng cậu với anh Nam rõ lắm.

(Cảnh nhà ông Uyên)

[176] Thằng Sông: Anh không đi học à? (V-85) Núi: Hôm nay anh được nghỉ.

(Cảnh nhà ông Uyên)

[177] Núi: Cậu chưa đi ngủ à, cậu ? (V-96)

(Cảnh cánh đồng làng Vực)

[178] Sông, Biển: Không được gạo hả anh? (V-109) Núi lặng đi không nói.

(Cảnh trong nhà ông Uyên)

[179] Một người hàng xóm: Nghe nói nhà chị giàu nhất dưới “Phòng” phải không? (V-55)

Bà Hiển chỉ cười trừ. (Cảnh con đê dọc sông B.G)

[180] Núi: Chúng mình không phải đi về nhà phải không? (V-254) Mây không trả lời.

Do câu hỏi yêu cầu xác nhận mang tính định hướng, người hỏi muốn người được hỏi xác nhận thông tin mà mình đưa ra trong câu hỏi ở dạng khẳng định hoặc phủ định. Trong tham thoại hồi đáp, người được hỏi có những loại phản ứng sau:

1) xác nhận một cách tường minh thông tin cần xác nhận (ví dụ 173, 174);

2) xác nhận ngầm, gián tiếp thông tin đó (ví dụ 175, 176); 3) đưa ra một lời cầu khiến thay vì trả lời câu hỏi (ví dụ 177); 4) im lặng, cười trừ không trả lời (ví dụ 178, 179, 180).

Các câu hỏi-đáp được xác định trong tập ngữ liệu tiếng Việt chiếm tỉ lệ xuất hiện rất nhỏ (1,2%). Về mặt giá trị ngôn trung nó gần giống với loại câu hỏi yêu cầu xác nhận. Điều khác biệt giữa câu hỏi- đáp với câu hỏi yêu cầu xác nhận thể hiện ở hai mặt: về mặt hình thức, những câu hỏi-đáp thường là câu hỏi toàn bộ, mang cấu trúc của một câu xác tín, không có từ hỏi, còn câu hỏi yêu cầu xác nhận thường mang cấu trúc nghi vấn, có từ hỏi đi kèm; về mặt bối cảnh nguồn, câu hỏi-đáp được xuất phát từ việc lấy lại nội dung mệnh đề của câu xác tín hoặc của câu hỏi trong ngữ cảnh diễn ngôn trước nó, trong khi câu hỏi yêu cầu xác nhận mang tính tự thân. Trong một chừng mực nào đó ta có thể coi câu hỏi-đáp là một tiểu loại của câu hỏi yêu cầu xác nhận nếu xét dưới góc độ ngữ dụng. Ví dụ:

(Cảnh nhà ông Uyên)

[Ông Uyên: Vậy mà nó định đâm đầu xuống ao tự tử] [181] Núi: … Hiền định tự tử? (V-99)

Ông Uyên: Vì nó là dì anh. Nhục nhã quá!

(Cảnh đồn công an)

[Anh công an: (…) mà nó đã bỏ học ba tháng rưỡi rồi.] [182] Ông Đại: Cháu Núi bỏ học ba tháng rưỡi ?....(V-145)

Câu trả lời cho câu hỏi-đáp thường là xác nhận ngầm, gián tiếp thông tin mà người hỏi lấy lại từ câu xác tín hoặc câu hỏi trong ngữ cảnh trước đó.

Loại câu hỏi tu từ thu thập được (6,61%) cũng cho thấy trong giao tiếp bằng lời nói chung, trong lời thoại phim nói riêng, nhiều khi người hỏi không yêu cầu người được hỏi cung cấp thông tin về một sự tình hoặc một phần của sự tình, mà thách thức người được hỏi khả năng bác bỏ thông tin hoặc thậm chí đưa ra câu trả lời. Ví dụ:

(Cảnh phòng ăn nhà ông Đại)

[183] Ông Đại: Vậy, việc đi gọi chị Hạnh Vân xuống ăn cơm con nghe ai? (V-15)

Núi bí không trả lời được.

(Cảnh phòng ăn nhà ông Đại ở Hải Phòng)

[184] Ông Đại: Im, lí do nào khiến cô chày bửa không cho lũ trẻ về quê ? (V-47)

Chị Hiển: Cậu để em nói.

(Cảnh trong nhà ông Uyên)

[185] Ông Uyên: Thôi chị không phải nói nữa. Anh ấy về lúc này để giữ an toàn hai chiếc xe đạp chứ gì?

Chị Hiển: Cậu đừng nghĩ thế.

Điều nhận thấy trong tham thoại hồi đáp của các ví dụ trên cho thấy, đúng như giá trị ngôn trung của câu hỏi, người được hỏi không đưa ra được câu trả lời.

Loại câu hỏi kết thúc còn đi xa hơn câu hỏi tu từ về mặt ngữ dụng: với loại câu hỏi này người đưa ra câu hỏi đặt dấu chấm hết, kết thúc giao tiếp với người được hỏi. Ví dụ:

(Cảnh phòng ông Đại)

[186] Ông Đại: Thử hỏi ở cái nhà quê chân đất, mắt toét của cô thì đời cô bây giờ sẽ ra sao?Sẽ ra làm sao? (V-51)

Chị Hiển: Em biết lắm, nhưng cậu cho em thưa ...

(Cảnh nhà Núi) (T5-trg.55)

[187] Núi: Thách hả? - một tiếng “bốp” (V-271)

Mây: Ối cha mẹ ơi, thằng chó nó đánh tôi. Nó rủ tôi về đây để nó giết tôi.

Câu trả lời trong tham thoại hồi đáp của câu hỏi kết thúc “Em biết lắm, nhưng cậu cho em thưa ...”, “Ối cha mẹ ơi, thằng chó nó đánh tôi. Nó rủ tôi về đây để nó giết tôi.” cho thấy, câu hỏi kết thúc đã đặt dấu chấm hết giao tiếp với người được hỏi.

Các câu hỏi kiểm tra (4,5%) giữ một vị trí khiêm tốn trong số những giá trị ngôn trung của câu hỏi trong tập ngữ liệu tiếng Việt. Khác với câu hỏi yêu cầu thông tin và câu hỏi yêu cầu xác nhận, khi đưa ra câu hỏi kiểm tra, người hỏi đã biết trước câu trả lời, nhưng muốn xem người được hỏi có nắm được, có nhớ thông tin đã thu nhận được không. Loại câu hỏi này không chỉ thường gặp trong những tình huống giao tiếp có tính chất định chế như thi, kiểm tra, hỏi cung, mà còn gặp trong giao tiếp thông thường, trong diễn ngôn đặc thù như lời thoại phim. Ví dụ:

(Cảnh phòng ăn nhà ông Đại)

[188] Ông Đại: Núi, nhà này ai lớn nhất? (V-12)

Thằng Núi: Thưa cậu, lớn nhất là cậu, rồi đến anh An, anh Nam …

[189] Ông Đại: Không nghe lời cậu thì phải thế nào, Núi? (V-16) Thằng Núi: Dạ, thưa cậu là phải đứng quay mặt vào tường ạ.

Hồi đáp lại câu hỏi kiểm tra, người được hỏi đưa ra những thông tin mà người hỏi cần kiểm tra. Tham thoại hồi đáp chứa đựng những yếu tố hình thức trùng lặp trong tham thoại dẫn nhập góp phần nhận diện câu hỏi kiểm tra: “ai lớn nhất?” ... “lớn nhất là ...” (ví dụ 188), “... phải thế nào?” ... “... phải đứng ...” (Ví dụ 189).

Các câu hỏi có giá trị phủ định, giả định, trách móc, cảm thán thu thập được trong các lời thoại phim “Sóng ở đáy sông” thể hiện các sắc thái khác nhau về thái độ của người hỏi đối với người được hỏi trước một sự tình.

Câu hỏi có giá trị phủ định, theo Cao Xuân Hạo tương đối phổ biến trong tiếng Việt, chỉ xuất hiện một trường hợp trong tập ngữ liệu tiếng Việt. Về vị trí trong cặp thoại, loại câu hỏi này thường nằm trong tham thoại hồi đáp, người nói đưa ra câu hỏi dùng để bác bỏ, không công nhận nội dung mệnh đề xác tín của tham thoại dẫn nhập. Ví dụ:

(Cảnh đồn công an)

Anh công an: (…) mà nó đã bỏ học ba tháng rưỡi rồi.

[190] Ông Đại: ……làm sao có chuyện ấy được? (V-145) [Anh công an: Chúng tôi nói là người thực việc thực ... ] Câu hỏi có giá trị phủ định trên đây “làm sao có chuyện ấy được?” có ý nghiă như một câu phủ định thông thường “không có chuyện ấy”, nhưng có lực ngôn trung mạnh hơn một câu phủ định thông thường. Chúng tôi thiết nghĩ rằng yếu tố hình thức (làm sao ...

được?” và yếu tố ngôn điệu (ngữ điệu đặc thù đi kèm) đã tạo nên độ mạnh của lực ngôn trung này.

Câu hỏi có giá trị giả định, phỏng đoán xuất hiện 8 trường hợp, chiếm tỉ lệ 2,4% trong tập ngữ liệu tiếng Việt. Loại câu hỏi này, như tên gọi của nó, bày tỏ một khả năng có thể xảy ra của sự tình được coi như có thật. Điều ghi nhận được về mặt hình thức trong số những câu hỏi có giá trị giả định trong tập ngữ liệu là nội dung mệnh đề giả định đi kèm với các cụm từ “nếu ... thì ...?”, “giá ... nhỉ?”, “hình như ...?”, “hay là ...?”, ví dụ:

(Cảnh trong phòng mẹ con nhà chị Hiển)

[191] Con Biển: Anh Núi ơi, nếu cậu giết thì có đau không, anh?

(V-32)

Núi để tay lên miệng, anh ra hiệu im. (Cảnh con sông làng Vực)

[192] Thằng Sông: Giá bữa nào cũng được ăn ngon như trưa nay anh Núi nhỉ?

Núi: Lấy đâu ra? (V-65) (Cảnh cổng nhà Núi)

[193] Núi: Anh Tuấn ạ, hình như anh và Mây có biết nhau? (V-278) Anh Tuấn: Đúng, sao cậu đoán được.

Tham thoại hồi đáp cho các câu hỏi có giá trị giả định rất đa dạng, hoặc là một lời thỉnh cầu phi ngôn từ “Núi để tay lên miệng ra hiệu im”, hoặc là một lời phản đáp “Lấy đâu ra?”, hoặc là sự khẳng định giả thiết đó “Đúng, ...”.

Câu hỏi có giá trị trách móc xuất hiện 15 trường hợp, chiếm tỉ lệ 4,5% trong tập ngữ liệu tiếng Việt. Câu hỏi loại này bày tỏ ý khó chịu, không bằng lòng và là hành động ngôn từ có tính đe dọa thể diện cao của người hỏi trước một sự tình do người được hỏi gây ra. Lực ngôn trung của câu hỏi trách móc ghi nhận được trong tập ngữ liệu có các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố ngoại ngôn như thái độ

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w