Câu hỏi chính danh

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt (Trang 27)

Đó là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực.

Câu hỏi chính danh có thể được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau tùy theo yếu tố nghi vấn nhằm vào đâu.

a/ Câu hỏi tổng quát (câu hỏi “có/không”): là những yêu cầu cho biết thực cách (chân/ngụy) của cả một mệnh đề. Một câu hỏi về thực cách của một mệnh đề được cấu tạo bằng cáchdùng vị từ tình thái hay

đã đặt ở đầu vị ngữ và dùng vị từ không hay chưa đặt ở cuối câu. Ví dụ:

[73] Anh Nam đến đây không?

[74] Anh Nam đã đến đây chưa?

b/ Câu hỏi chuyên biệt: là những yêu cầu cho biết thực cách của một thành phần cấu tạo câu (chủ ngữ/vị ngữ/bổ ngữ). Câu hỏi chuyên biệt được cấu tạo như một câu trần thuật, với một yếu tố nghi vấn (vốn do một đại từ bất định làm nòng cốt) biểu thị biến tố không xác định X đặt ở vị trí do chức năng cú pháp của nó quy định. Các từ nghi vấn trong câu hỏi chuyên biệt thường được đặt ở vị trí cuối câu hỏi, Ví dụ:

[75] Anh gặp Nam ở đâu?

[76] Anh nói chuyện với ai (đấy)? [77] Nam hát bài ?

[78] Nam hát thế nào?

Riêng từ nghi vấn hỏi thành phần chủ ngữ và bổ ngữ chỉ nguyên nhân bao giờ cũng đặt ở đầu câu hỏi.

[79] Ai hát?

[80] Cái gì ở trên bàn?

c/ Câu hỏi hạn định (hay câu hỏi song tuyến): người hỏi hạn định giá trị của biến tố chưa xác định X trong một phạm vi nhất định. Ví dụ:

[82] Anh gặp Nam ở Vinh hay ở Huế?

Bên cạnh ba loại câu hỏi “cổ điển” trên dây Cao Xuân Hạo lưu ý phải kể đến những loại câu hỏi chính danh khác dưới đây:

d/ Câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu bằng Có phải và kết thúc bằng

không? ở giữa là một mệnh đề trọn vẹn, Ví dụ: [83] Có phải anh Nam đến đây không?

e/ Câu hỏi phái sinh từ câu hỏi siêu ngôn ngữ mở đầu là một mệnh đề trọn vẹn theo sau là đúng không/(có) phải không/phỏng/chứ/à/ư/ sao/hả? Ví dụ:

[84] Ông Nam về rồi đúng không/(có) phải không/phỏng/chứ/à/ư/ sao/ hả?

f/ Câu hỏi kết thúc bằng nhỉnhé?

- Nhỉ đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung như một nhận xét, đánh giá, tiên liệu, phỏng đoán, nó báo hiệu một yêu cầu được người nghe biểu đồng tình, chia sẻ ý kiến. Cách trả lời được mong đợi có thể là một câu khẳng định, một tiếng “Ừ” hay “Vâng”, “Đúng” ... Ví dụ:

[84] Trời hôm nay đẹp quá nhỉ ?

- Nhé đặt ở cuối câu có nội dung mệnh đề và có giá trị ngôn trung như một lời gợi ý, một đề nghị về một hành động sắp tới của người nói, của người nghe hay của cả hai, nó báo hiệu một yêu cầu được người nghe tán thành để cho hành động ấy được người nói và/hay được mình thực hiện.

[85] Anh cho tôi đi nhờ nhé?

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt (Trang 27)