Những giá trị ngữ dụng của câu hỏi chỉ xuất hiện trong tập ngữ liệu tiếng Việt mà khơng xuất hiện trong tập ngữ liệu tiếng Pháp (như

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt (Trang 90 - 91)

liệu tiếng Việt mà khơng xuất hiện trong tập ngữ liệu tiếng Pháp (như câu hỏi lễ nghi, câu hỏi phủ định, câu hỏi kết thúc và câu hỏi cảm thán) cĩ hai khả năng xảy ra:

+ Do số lượng câu hỏi trong hai tập ngữ liệu cịn hạn chế, nhất là số lượng câu hỏi trong tập ngữ liệu tiếng Pháp tương đối thấp (128) so với tập ngữ liệu tiếng Việt (333), nên số lượng các giá trị ngữ dụng của câu hỏi trong tập ngữ liệu tiếng Pháp ghi nhận được ít hơn số lượng các giá trị ngữ dụng của câu hỏi trong tập ngữ liệu tiếng Việt;

+ Thực tế cĩ những đặc thù ngữ dụng của câu hỏi trong hai thứ tiếng, chẳng hạn như câu hỏi lễ nghi được giả thiết là những đặc thù ngữ dụng của câu hỏi trong tiếng Việt so với tiếng Pháp do những khác biệt văn hĩa-xã hội giữa hai thứ tiếng.

2.4.3. Một vài loại câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp

Xét về mặt ngữ dụng như câu hỏi yêu cầu xác nhận, câu hỏi-đáp, câu hỏi giả định, câu hỏi trách mĩc ... thường được biểu đạt bằng những cấu trúc hình thức hoặc các dấu hiệu hình thức nhất định, điều này cho phép nghĩ tới cĩ một mối quan hệ nào đĩ giữa giá trị ngữ dụng của câu hỏi với các cấu trúc hình thức biểu thị các giá trị đĩ.

Tuy vậy, chúng tơi cho rằng các dấu hiệu hình thức được nêu ra chỉ gĩp phần nhận diện một vài loại câu hỏi cụ thể chứ khơng phải và khơng thể là tiêu chí khu biệt chính các loại câu hỏi đĩ về mặt ngữ dụng.

PHẦN KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu Khảo sát câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp dưới gĩc độ cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng trên cứ liệu lời thoại phim được tiến hành trong hai năm, từ tháng 9/2006 đến tháng 9/2008. Đây thực chất là một đề tài so sánh đối chiếu câu hỏi, trên cơ sở những thành tựu nghiên cứu lý thuyết của các chuyên gia đi trước, trên hai bình diện cấu trúc hình thức và giá trị ngữ dụng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn là những phát ngơn nghi vấn ở cấp độ cặp thoại trong hai tập ngữ liệu gốc, được xây dựng từ lời thoại trong kịch bản phim “Sĩng ở đáy sơng” và “Đơng dương” (Indochine).

Một phần của tài liệu Tiểu Luận Khảo sát câu hỏi bằng ngôn từ trên bình diện cấu trúc hình thái và giá trị ngữ dụng trong tiếng việt (Trang 90 - 91)