II. CHÚ GIẢI (Commentaire) 3 “điệu bộ” (kinéique): Hành
15 Trích Jean PEYTARD sách đã dẫn trang
Giao tiếp nói Căng thẳng cao độ, đứt gãy giữa lời và chú giải (dấu hiệu ngôn ngữ khác nhau giữa “diễn ngôn” và “kể”)
Sơ đồ 2: Phân bố các khu vực ngôn từ và phi ngôn từ trong dạng nói và dạng viết
N.B. Lời nói gián tiếp và lời nói gián tiếp tự do có xu hướng giải quyết sự căng thẳng này:
- Cả hai dạng áp đặt vào khu vực ngôn từ các dấu hiệu ngôn ngữ của “văn kể”;
- Lời nói gián tiếp bao hàm khu vực ngôn từ trong phần bình chú, thông qua mệnh đề phụ;
- Lời nói gián tiếp tự do thiết lập mối quan hệ bình đẳng giữa “lời nói được ghi lại” với “chú giải”, đồng thời xóa bỏ mệnh đề phụ.
Việc phân tích này đã đưa tác giả đến một nhận xét cơ bản về bản chất của dạng viết 16 như sau:
Thông qua việc phân tích những điểm mấu chốt của hành động nói và hành động viết trong mối quan hệ tương liên của chúng, người ta nhận thấy rằng, một màn đối thoại trong văn kể (truyện ngắn hay tiểu thuyết) không diễn ra và cũng không được xây dựng theo kiểu trải nghiệm. Dạng viết chỉ là một mô phỏng của dạng nói.
Liệu ta có thể theo suy diễn logic từ nhận xét này mà cho rằng đối thoại tiểu thuyết (hay kịch bản phim) chỉ là một mô phỏng của đối thoại thực, vì đối thoại thực thuộc dạng nói còn đối thoại tiểu thuyết thuộc dạng viết? Vấn đề trở nên tế nhị và cần phải xem xét tinh tế hơn nếu ta tham khảo phân tích của GELAS 17 theo đó hai loại đối thoại trên khác nhau ở những điểm cơ bản sau:
- Trong đối thoại nói, các yếu tố ngôn ngữ (được cấu thành đồng thời từ các đơn vị ngôn từ và các đơn vị ngôn điệu) và các yếu tố phi ngôn ngữ (được cấu thành từ các đơn vị mô tả vận động và tình huống) luôn kết hợp chặt chẽ và mang tính đồng thời, cùng tham gia vào giao tiếp và tạo nghĩa trong khi đó đối với đối thoại tiểu thuyết, tất
16 Trích Jean PEYTARD, sách đã dẫn trg.126, (tác giả tạm dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “On aperçoit sur cette analyse qui réduit à l’essentiel pertinent l’acte oral et l’acte scriptural en correspondance mutuelle, qu’une scène de dialogue dans un récit, nouvelle ou roman, ne se produit ni ne se construit à la manière du vécu. Le scriptural n’est alors qu’un simulacre de l’oral.”)
cả được chuyển sang khu vực ngôn ngữ, ngôn điệu cũng như phi ngôn ngữ;
- Việc chuyển đổi sang khu vực ngôn ngữ, sự tách biệt và tính kế tiếp làm cho đối thoại tiểu thuyết mang tính tường thuật (văn kể), điều này kéo theo hậu quả hạn chế các ngữ đoạn và cấu trúc của nó: việc phân cảnh tường thuật với logic riêng sẽ được ưu tiên hơn sự phân cảnh hội thoại; các yếu tố phi ngôn ngữ sẽ chia cắt và phân tầng đối thoại, điều này có lẽ giải thích những hạn chế của đối thoại tiểu thuyết. Mọi đối thoại tiểu thuyết, với diễn biến đặc thù (phần chú giải đi kèm với các màn đối thoại) có xu hướng trở thành một thể loại phân tích hội thoại ít nhiều được gọt dũa;
- Lời nói được sử dụng trong đối thoại tiểu thuyết không đồng nhất về ngữ nghĩa, về cú pháp, cũng như về dụng học với lời nói được sử dụng trong tình huống “tự nhiên”. Nó xuất hiện gần như một dạng “viết lại”, đổ khuôn lại, tạo lại mẫu trong một quy trình chuyển mã (việc tạo lại mẫu có biên độ dao động và các nét khác biệt rất lớn).
Như vậy, thông qua phân tích của mình, GELAS muốn chứng minh rằng sự khác biệt cơ bản giữa đối thoại nói đích thực với đối thoại viết hư cấu (tiểu thuyết) nằm ở sự “sai lệch và cách biệt theo một hướng khác mang tính trích dẫn nguyên bản” và rằng đối thoại tiểu thuyết chỉ là một sự “tạo lại mẫu” của ngôn ngữ.
Chúng ta vừa xem xét hai quan điểm khác nhau về bản chất của đối thoại tiểu thuyết và đối thoại nói đích thực: mô phỏng theo quan điểm của Peytard đối lập với tạo lại khuôn mẫu theo quan điểm của Gelas. Dù được gọi là gì thì đối thoại tiểu thuyết luôn quy chiếu về thế giới thực tại 18 và mang những “tín hiệu ngôn ngữ mà cặp thoại được đảm nhận duy nhất bởi ngôn ngữ tự nhiên” 19.
Việc xem xét các quan điểm của hai tác giả trên đây không phải nhằm để phân định xem tác giả nào có lí hơn trong việc lí giải một vấn đề lí thuyết phức tạp và tế nhị này, mà chỉ nhằm giúp cho tác giả đề tài có thêm cơ sở trong việc quan sát, mô tả và phân tích sự hoạt động của hành động ngôn ngữ hỏi ở cấp độ cặp thoại trong đối thoại tiểu thuyết (hoặc lời thoại của kịch bản phim). Chúng tôi cho rằng trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này hoàn toàn có thể dựa vào khái niệm hành động ngôn ngữ theo quan điểm tương tác hội thoại để xem xét một dạng diễn ngôn đặc thù là đối thoại văn học. Theo quan niệm này, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi sẽ nằm trong khu vực ngôn từ của
18 N. GELAS (1988:331)
dạng viết, đối tượng nghiên cứu sẽ là những phát ngôn hỏi thuộc diễn ngôn trực tiếp trong mối tương liên với những phản ứng của người được hỏi ở cấp độ cặp thoại trong đối thoại phim. Một số các yếu tố khác nằm trong khu vực chú giải, đứng trước hoặc sau diễn ngôn trực tiếp có liên quan trực tiếp tới việc nhận diện các giá trị ngôn trung của hành động hỏi cũng sẽ được xem xét và đưa vào phân tích.
Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, chúng tôi đã xây dựng hai tập ngữ liệu gốc: một bằng tiếng Việt và một bằng tiếng Pháp. Ngữ liệu tiếng Việt dựa trên các đối thoại trong phim “Sóng ở đáy sông” chuyển thể từ tiểu thuyết của Lê Lựu - Lê Ngọc Minh, đạo diễn Lê Đức Tiến - 1998. Ngữ liệu tiếng Pháp dựa trên các đối thoại trong bộ phim “Đông Dương” (Indochine) của Régis Wargnier - 1990.
2.2. Mô tả, so sánh câu hỏi trong tiếng Việt và tiếng Pháp dưới gócđộ hình thức độ hình thức
2.2.1. Câu hỏi trong tiếng Việt
2.2.1.1. Giới thiệu kết quả thống kê
Việc phân loại, thống kê các câu hỏi trong tập ngữ liệu tiếng Việt cho kết quả sau:
- Trên tổng số 333 câu hỏi, có 184 câu hỏi toàn bộ chiếm 55,25%, 141 câu hỏi bộ phận chiếm 42,34%, 8 câu hỏi lựa chọn chiếm 2,4%. - Trong số 184 câu hỏi toàn bộ, câu hỏi có tiểu từ hỏi đứng trước và sau vị ngữ là nhiều nhất (73 trường hợp, chiếm 39,67%), tiếp đến là câu hỏi có tiểu từ hỏi đứng ở cuối câu (69 trường hợp chiếm 37,50%), đứng thứ ba là các câu hỏi có cấu trúc của câu kể và thêm dấu (?) ở cuối câu (31 trường hợp, chiếm 16,85%). Các dạng câu hỏi khác (D, E, F) chiếm tỉ lệ rất thấp (Xem bảng 3)