1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Khảo sát về việc sử dụng các chất liệu văn học trong chương trình truyền hình

13 681 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 134,5 KB

Nội dung

1 “Thư giãn cuối tuần” với văn học Tiểu luận văn học Đề tài: khảo sát về việc sử dụng các chất liệu văn học trong chương trình truyền hình Họ và tên: Phùng Quang Hiếu Lớp: TH31A2-Học viện Báo chí và Tuyên truyền Tóm tắt A.Phần mở đầu 1. Mục đích khảo sát 2. Lịch sử vấn đề 3. Nhiệm vụ 4. Đối tượng và phạm vi 5. Mục tiêu 6. Phương pháp khảo sát B.Phần nội dung Khảo sát một chương trình truyền hình để làm rõ việc sử dụng các chất liệu văn học. C.Phần kết luận “Thư giãn cuối tuần” với văn học A.Phần mở đầu Phùng Quang Hiếu 2 “Thư giãn cuối tuần” với văn học 1. Mục đích khảo sát Như chúng ta đã biết, báo chí và văn học Việt Nam hiện đại vốn cùng ra đời trong một điều kiện văn hóa lịch sử, cùng sử dụng chữ Quốc ngữ làm chất liệu, cùng chung đội ngũ những người cầm bút, cùng phục vụ một kiểu công chúng xưa nay vốn rát trọng văn và ngàn đời chỉ quen tiếp nhận văn chương nên giữa hai loại hình này đã sớm xuất hiện một mối giao thoa sâu đậm. Mối quan hệ giữa chúng luôn là mối quan hệ song phương, đa chiều. Dĩ nhiên không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của báo chí đối với sự phát trieenrcuar nền văn học hiện đại Việt Nam nhưng chắc chắn ảnh hưởng của văn học tới báo chí mới là chiều thuận. Bởi văn học là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của nhân loại và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Và như một lẽ tự nhiên, văn học-bộ môn khoa học cơ bản và gần gũi nhất đã trở thành cội nguồn để báo chí kế thừa nững tinh hoa và kinh nghiệm, đã trở thành dòng sữa mẹ trong lành nuôi dưỡng báo chí không ngừng trưởng thành và phát triển. Và để đáp ứng yêu cầu của cả xã hội, báo chí phải không ngừng tìm tòi, đổi mới những phương thức phản ánh sao cho ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn. Ngoài việc tăng cường hiệu quả phản ánh và tác động từ những quy trình thao tác mang tính nghiệp vụ chuyên biệt, lâu nay trong hoạt động báo chí, các nhà báo vẫn thường xuyên khai thác, vận dụng sức mạnh của các hình thái xã hội khác, trong đó có văn học. Song do những điều kiện chủ quan và khách quan mà sự hỗ trợ từ phía văn học đã trở thành sự hỗ trợ quan trọng nhất đối với quá trình ra đời và phát triển của báo chí ở Việt Nam. Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và Phùng Quang Hiếu 3 “Thư giãn cuối tuần” với văn học định hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa quảng cáo và các dịch vụ khác.Tuy nhiên, để có được thành quả như thế, truyền hình Việt Nam đã dựa rất nhiều vào thành quả văn học cực kỳ phong phú và đồ sộ của nước nhà vì xét cho cùng thì truyền hình và văn học có rất nhiều điểm tương đồng để có thể học tập và tác động đến nhau.Văn học là loại hình nghệ thuật rất lâu đời và văn hóa đọc cũng đã hình thành rất lâu trong xã hội Việt Nam, trong khi đó tuy truyền hình có tuổi đời con non trẻ so với văn học nhưng nó cũng mang sức ảnh hưởng rất lớn. Việc truyền hình sử dụng chất liệu văn học để tăng chất lượng chương trình không có gì là mới ở cả nước ta lẫn trên thế giới, ở đây tôi chỉ muốn đưa ra thêm ví dụ về việc sử dụng những ưu thế của văn học trong một chương trình truyền hình. Chính bởi những lẽ đó, mục đích chính của đề tài khảo sát này là làm rõ việc vận dụng những tri thức văn học đã mang lại cho đời sống báo chí nhiều điều bổ ích, đặc biệt là một nguồn sinh lực mới như thế nào. Mục đích thứ hai là văn học và chất liệu văn học sẽ tạo nên sức hấp dẫn, tăng cường hiệu quả thông tin để thu hút công chúng. Qua đó sẽ góp phần nâng cao các giá trị giá trị tốt đẹp của văn học vào báo chí (đặc biệt là truyền hình), đồng thời hạn chế các vấn đề này sinh. 2. Lịch sử vấn đề Những vấn đề trong mối quan hệ mật thiết giữa văn học với báo chí lâu nay đã được nghiên cứu kĩ lưỡng trong giáo trình của các trường đại học như: Đại Học Sư Phạm, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn…. Và những công trình nghiên cứu kĩ lưỡng : Văn học báo chí từ một góc nhìn (tác giả:Trần Thị Trâm-NXB Thanh Niên, 2003-lần 1, 2005-lần 2) ; Phát huy những ưu thế văn học trong sáng tạo báo chí (Trần Thị Trâm chủ biên-NXB Văn hóa - Thông tin , 2008) Và truyền hình ngay từ ngày đầu xuất hiện, dự khi đó còn sơ sài thì nó đã tiếp thu những tinh hoa từ văn học bởi lẽ truyền hình cũng là một nền văn hóa của ngôn từ và hình ảnh như văn học. Phùng Quang Hiếu 4 “Thư giãn cuối tuần” với văn học 3. Nhiệm vụ Nhiệm vụ của bài tiểu luận này là chỉ ra rõ hơn tầm ảnh hưởng của văn học đối với truyền hình, mà ở đây cụ thể là chương trình giải trí trên truyền hình. 4. Đối tượng và phạm vi Đối tượng khảo sát là một chương trình giải trí trên truyền hình, cụ thể là chương trình “Thư giãn cuôi tuần” được phát sóng trên kênh VTV3 của Đài truyền hình Việt Nam Phạm vi khảo sát là ba phần nhỏ của “Thư giãn cuối tuần” là: “Copy& bơm vỏ” “Hỏi xoáy đáp xoay” và “Tiểu phẩm hài”. Mỗi chuyên mục trong chương trình sẽ được khảo sát trong 4 buổi lên sóng trực tiếp, tương đương với một tháng. 5. Mục tiêu Thông qua thống kê, khảo sát nội dung để thấy rõ hiệu quả của việc vận dụng văn học vào một tác phẩm báo chí – cụ thể là một chương trình giải trí trên truyền hình. 6. Phương pháp khảo sát Sử dụng các phương pháp cơ bản như: liệt kê, phân loại, thống kê…để chỉ ra các tình tiết có sử dụng chất liệu văn học trong chương trình. B.Phần nội dung: Đôi nét về chương trình “thư gión cuối tuần”, một chương trình rất nổi tiếng của kênh VTV3, Đài truyền hình Việt Nam. Phùng Quang Hiếu 5 “Thư giãn cuối tuần” với văn học Chương trình “Thư giãn cuối tuần” - phiên bản mới của “Gặp nhau cuối tuần”, do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài truyền hình Việt Nam (VFC) và Ocean Media sản xuất, phát sóng vào lúc 21h15 thứ bảy hằng tuần trên VTV3, bắt đầu từ 28/08/2010.Chương trình gồm ba mục chính: “Copy & Bơm vỏ”, “Hỏi xoáy, đáp xoay” và “Tiểu phẩm hài”. “Copy & Bơm vỏ” (12- 15 phút) đưa khán giả đến với những câu chuyện, những vấn đề cập nhật của đời sống xã hội qua lăng kính hài hước, thâm thúy cùng hai nhân vật: một anh làm nghề photocopy (Tự Long) và một anh làm nghề bơm vỏ (Công Lý). “Hỏi xoáy, đáp xoay” (5-7 phút) là cuộc đối thoại hấp dẫn với những câu hỏi lý thú của Trần Xoáy (Xuân Bắc) và những câu trả lời bất ngờ và hài hước của giáo sư Cù Trọng Xoay (Tiến Dũng) về mọi vấn đề cuộc sống. Một clip ca nhạc vui hoặc một tiểu phẩm hài vui nhộn với sự tham gia của các nghệ sĩ hài sẽ khép lại chuyên mục này. Chuyên mục “Tiểu phẩm hài” (20-22 phút) có sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng hai miền Nam - Bắc như: Chí Trung, Vân Dung, Quang Thắng, Minh Hằng, Bảo Quốc, Hồng Vân, Anh Vũ, Minh Nhớ “Thư giãn cuối tuần” có nhiều cây bút tham gia viết kịch bản như Lê Hồng, Đình Lộc, Tiến Dũng , các đạo diễn: Bùi Thọ Thịnh, Thế Anh, Trịnh Phùng Quang Hiếu 6 “Thư giãn cuối tuần” với văn học Lê Phong Tổng đạo diễn chương trình - đạo diễn Đỗ Thanh Hải cho biết, “Thư giãn cuối tuần” đã được chuẩn bị từ cách đây hơn ba năm. Những người thực hiện chương trình mong muốn không chỉ mang lại "tiếng cười sảng khoái" mà còn là "tiếng cười thâm thúy" cho người xem. Điểm mới nhất của chương trình là sự tương tác với khán giả (khán giả có thể gửi kịch bản hài, clip hài tự thực hiện đến chương trình). Qua đây chúng ta có thể nhận thấy rằng “Thư giãn cuối tuần” sử dụng rất nhiều chất liệu văn học để thu hút khán giả truyền hình. 1.Copy & bơm vỏ Đầu tiên tôi xin được khảo sát chuyên mục “Copy & bơm vỏ”. Chương trình ngày 24/09/2011: Trong đoạn hội thoại của hai nhân vật chính, diễn viên Công Lí có nhắc đến câu tục ngữ “lòng vả cũng như lòng sung”. Chương trình ngày 01/10/2011: Trong đoạn hội thoại của hai nhân vật chính, diễn viên Tự Long có nhắc đến cụm từ “trên thông thiên văn, dưới tường địa lí”. Chương trình ngày 08/10/2011: Phùng Quang Hiếu 7 “Thư giãn cuối tuần” với văn học Trong đoạn hội thoại của hai nhân vật chính, diễn viên Tự Long có nhắc đến cụm từ “hiệp hội vá xe”. Chương trình ngày 15/10/2011: Trong đoạn hội thoại của hai nhân vật chính, diễn viên Tự Long có nhắc đến các câu tục ngữ “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “đầu tắt mặt tối”, và cụm từ ”con ông cháu cha”. Phân tích: + “Lòng vả cũng như lòng sung”: Vả và sung cây cùng họ với nhau, quả mọc thành chăm. Quả vả to hơn quả sung. Quả sung ăn được. Ruột quả vả và ruột quả sung có côn trùng sống ký sinh.Câu nói ám chỉ một điều lòng ta thế nào thì lòng người cũng thế. Ta sao người vậy, chớ vội chờ người mà không xét mình. +”Trên thông thiên văn, dưới tường địa lí”: nghĩa đen là chỉ những người tài giỏi, thường là thầy địa lý, tướng số, thầy bói, những người làm các công việc liên quan đến vấn đề tâm linh. Nghĩa bóng dựng để chỉ những người có tầm hiểu biết sâu rộng uyên bác trên nhiều lĩnh vực. +”Hiệp hội vá xe”: cụm từ hài hước mang tính châm biếm, phê phán một hiện tượng xấu trong xã hội, đó là tệ nạn rải đinh ra đường. Đây là chất liệu văn học dân gian hiện đại. +”Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”: là lời răn dạy khuyên nhủ con cháu nên tập trung vào một nghề duy nhất thì mới có được thành công và vinh quang. +”Đầu tắt mặt tối”: là câu thành ngữ được dựng để chỉ những người vất vả, suốt ngày làm không hết việc. +”Con ông cháu cha”: là câu “thành ngữ” thuộc văn học dân gian hiện đại dựng để phê phán mặt trái của xã hội hiện nay. Đó là những kẻ không có thực tài mà chỉ nhờ cậy vào “ô dù” và các mối quan hệ thân quen để thăng tiến.Con ông" nghĩa là con của ông lớn."Cháu cha" ý ám chỉ người nhà mình, là cháu của bố mình.Câu này hàm ý người nhà có địa vị quyền thế. Nói “con ông cháu cha” cũng có thể hiểu là con ông này và cháu của cha kia , những ông và cha đó là những người có quyền thế trong xã hội . Phùng Quang Hiếu 8 “Thư giãn cuối tuần” với văn học Như vậy ta có thể thấy, chuyên mục “Copy & bơm vỏ” đã khéo léo sử dụng các chất liệu văn học dân gian hiện đại để phản ánh và phê phán một số mặt trái của xã hội. Ngoài ra các câu thành ngữ, tục ngữ của văn học dân gian cũng được sử dụng làm rõ và tăng tính thu hút và thi vị của các tình huống kịch. 2.Hỏi xoáy, đáp xoay Chương trình ngày 24/09/2011: Trong đoạn hội thoại của mình, Trần Xoáy đã nhắc đến câu tục ngữ ”chó ngáp phải ruồi”,câu ca dao “cái cũ lặn lội bờ ao; phất phơ hai dải yếm đào gió bay” và câu thơ “lặn lội thân cũ khi quãng vắng; eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Chương trình ngày 01/10/2011: Trong đoạn hội thoại của mình, giáo sư xoay đã nhắc đếncâu tục ngữ “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, và cụm từ “nữ hoàng đồ lót”. Phùng Quang Hiếu 9 “Thư giãn cuối tuần” với văn học Chương trình ngày 08/10/2011: Trong đoạn hội thoại của mình, Trần Xoáy đã nhắc đến câu tục ngữ ”mèo mả gà đồng”. Chương trình ngày 29/10/2011: Trong đoạn hội thoại của mình, Trần Xoáy đã nhắc đến câu tục ngữ “chín bỏ làm mười”, và các cụm từ “chín bỏ vào mồm” , “chân dài đến nách” và truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh. Phân tích: +“Cái cũ lặn lội bờ ao; phất phơ hai dải yếm đào gió bay”: con cũ ở đây là hình ảnh tảo tần của người phụ nữ Việt Nam. Giống như người phụ nữ Việt Nam một đời tần tảo, vất vả ngược xuôi, dự núi cao, dự sông rộng, dự biển khơi, dự nắng lửa, mưa dầu, dự phong ba, bão tố,cũ vẫn lặn lội đi kiếm ăn lo cho chồng con.Hình ảnh cái yếm: ngồi cái công dụng buộc miếng vải yếm vào phần ngực của người phụ nữ, có người còn dựng dải yếm để buộc cái túi vải nho nhỏ đựng dăm bảy khẩu trầu hay đựng mấy đồng tiền để dành. +“Lặn lội thân cũ khi quãng vắng; eo sèo mặt nước buổi đò đông ”:hình ảnh "lặn lội thân cũ quãng vắng eo sèo mặt nước đò đông " thể hiện cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, với những phẩm chất vô cùng tốt đẹp, với đức hi sinh cao cả và sự cần cù, chịu khó. Số phận éo le của người phụ nữ được lột tả vô cùng thành công qua biểu tượng "con cũ" và từ đó nó đi vào văn thơ như một "công thức ngôn từ" truyền cảm đầy tính gợi mở ấn tượng. +”Chó ngáp phải ruồi”: câu tục ngữ chỉ những kẻ vụ công dồi nghề, chỉ chầu trực chờ ăn sẵn,ví trường hợp không có tài năng, chỉ tình cờ gặp may mà đạt được. Theo cách giải thích hết sức khôi hài của giáo sư Xoay thì câu tục ngữ này để chỉ một hành động rất ngu ngốc. Bởi mồm con chó rất to lại ngáp chậm còn con ruồi thì rất bộ nhưng vẫn bị con chó ngáp trúng. +”Nữ hoàng đồ lót”: cụm từ ám chỉ danh hiệu của hoa hậu Việt Nam 2011 với ý nghĩa châm biếm. +”Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”: nghĩa gốc là lời răn dạy khuyên nhủ con cháu nên tập trung vào một nghề duy nhất thì mới có được thành công và Phùng Quang Hiếu 10 “Thư giãn cuối tuần” với văn học vinh quang. Theo cách giải thích của giáo sư Xoay thì là hơn 2000 năm trước trên thế giới đã phát minh ra thủy tinh, lúc đó chúng ta đang quen dựng đồ gốm, đồ sứ, đồ sành nên thủy tinh đã chiếm giữ thị trường và trở thành một vật liệu vô cùng quý giá. Thời ấy ai mà làm nghề thủy tinh thì người ấy là số một . Đó là “nhất nghệ tinh”. Ngày xưa có một ông quan to tên là Vinh, ai mà quà cáp hối lộ cho ông này thì sẽ được thăng tiến. Do vậy thân thiết với ông này cũng là số một. Đó là “nhất thân vinh”. +”Mèo mả gà đồng”: mèo goang sống ở mồ mả, gà hoang sống ở ngoài đồng, người ta thường dùng để ví với hạng người lông bông, giang hồ. Ngoài ra thành ngữ này còn ám chỉ những kẻ có thói trăng hoa, lăng nhăng, đã có gia đình nhưng vẫn còn lén lút trai gái. Theo cách nói của giáo sư Xoay thì mèo mả gà đồng là món đặc sản, vì chúng là động vật hoang dã, có nguồn gốc tự nhiên, chúng vận động nhiều nên thịt săn chắc, nhiều dinh dưỡng. +”Chín bỏ làm mười”: châm chước, bỏ qua trong quan hệ đối xử với nhau. +”Chín bỏ vào mồm”: một câu nói mang tính khẩu ngữ của các bạn trẻ thời nay với ý nghĩa, đồ ăn đã chín rồi thì phải bỏ vào mồm hoặc có thể hiểu là khi làm một điều gì đó khi gần thành công, được đến chín rồi thì phải “ăn” ngay, “bỏ ngay vào mồm”. +”Chân dài tới nách”: câu nói mang ý nghĩa châm biếm, có sử dụng chất liệu văn học dân gian hiện đại +Truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh: là một truyền thuyết trong lịch sử dân tộc và đã được nhìn dưới góc độ hài hước của của giáo sư Xoay. Như vậy, chuyên mục “Hỏi xoáy, đáp xoay” đã sử dụng khá nhiều các chất liệu văn học từ truyền thống đến hiện đại để tăng tính hài hước cũng như tính bất ngờ và thú vị cho chương trình. 3. Tiểu phẩm hài Phùng Quang Hiếu [...]... “ăn thật làm giả” trong công việc Như vậy, chuyên mục Tiểu phẩm hài” đã sử dụng rất nhiều các chất liệu văn học để làm cho nội dung tiểu phẩm trở nên hấp dẫn, hài hước nhưng vẫn lột tả được cốt truyện Qua việc khảo sát chương trình “Thư giãn cuối tuần” ta thấy được rằng chương trình đã sử dụng rất nhiều các chất liệu văn học trong nội dung kịch bản khi lên sóng Theo thống kê, 100% các số lên sóng của... tuần” với văn học Nhờ việc sử dụng hiệu quả các chất liệu văn học vào chương trình truyền hình mà tạo được dấu ấn cho người xem, đồng thời là một cách tuyệt vời để lưu giữ những nét đẹp truyền thống ngàn đời của văn hóa dân tộc, đưa văn hóa dân tộc vào cuộc sống hiện đại, xô bồ qua mạng lưới truyền thông Tài liệu tham khảo +Trần Thị Trâm, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm... cuối tuần” đều sử dụng các chất liệu văn học mà chủ yếu là văn học dân gian và văn học dân gian hiện đại Đặc biệt hơn nữa khi nội dung xuyên suốt của chương trình là phân phán, lên án những thói hư tật xấu và mặt trái của xã hơi-vai trò của văn học dân gian trong đời sống hiện đại Chính điều này đã đóng góp một phần không nhỏ giúp chương trình giữ được tỉ sút khán giả theo dõi khá cao trong giờ lên... dõi khá cao trong giờ lên sóng suốt hơn hai năm qua C.Phần kết luận Nhờ việc sử dụng những chất liệu văn học trong làm báo mà đời sống báo chíđã có thêm được nhiều điều bổ ích, đặc biệt là được một nguồn sinh lực dồi dào Các chất liệu văn học sẽ tạo nên sức hấp dẫn, tăng cường hiệu quả thông tin để thu hút công chúng; góp phần quan trọng vào việc tăng cường tính dân tộc và tính quốc tế, làm cho báo chí...“Thư giãn cuối tuần” với văn học Chương trình ngày 20/08/2011: Hai nhân vật chính có nhắc đến các cụm từ “ăn không ngồi rồi” Chương trình ngày 27/08/2011: Hai nhân vật chính có nhắc đến các cụm từ “đi đến nơi về đến chốn” Chương trình ngày 03/09/2011: Hai nhân vật chính có nhắc đến các cụm từ “giống nhau như đúc” Chương trình ngày 17/09/2011: Hai nhân vật chính có nhắc đến các cụm từ “ăn không nói... không nói có” Phân tích: Phùng Quang Hiếu 11 “Thư giãn cuối tuần” với văn học +”Ăn không ngồi rồi”: thành ngữ ám chỉ những kẻ vô công rồi nghề, ăn bám +”Đi đến nơi về đến chốn”: là thành ngữ chúc nhau được may mắn, tốt lành trong xuất hành hoặc công việc nói chung +”Giống nhau như đúc”: thành ngữ nói về những con người, sự vật, sự việc, hiện tượng giống nhau như cùng được “đúc” ra từ một “khuôn” +”Ăn... truyền thông Tài liệu tham khảo +Trần Thị Trâm, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam, nhà xuất bản Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hà Nội 2010 +Trần Thị Trâm, Phát huy những ưu thế của văn học trong sáng tạo tác phẩm báo chí, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội 2008 Phùng Quang Hiếu 13 . tuần” với văn học Tiểu luận văn học Đề tài: khảo sát về việc sử dụng các chất liệu văn học trong chương trình truyền hình Họ và tên: Phùng Quang Hiếu Lớp: TH31A2 -Học viện Báo chí và Tuyên truyền . khảo sát 2. Lịch sử vấn đề 3. Nhiệm vụ 4. Đối tượng và phạm vi 5. Mục tiêu 6. Phương pháp khảo sát B.Phần nội dung Khảo sát một chương trình truyền hình để làm rõ việc sử dụng các chất liệu văn. rằng chương trình đã sử dụng rất nhiều các chất liệu văn học trong nội dung kịch bản khi lên sóng. Theo thống kê, 100% các số lên sóng của “Thư giãn cuối tuần” đều sử dụng các chất liệu văn học

Ngày đăng: 17/04/2015, 17:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w