1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Khảo sát các phương tiện truyền bá tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (từ 1921- 1930)

26 601 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 188,5 KB

Nội dung

Phụ lục: trang I. Giai đoạn từ 1921- 1923: thời kỳ ở Paris- sự khởi đầu của một quá trình 2 1. Phương tiện tuyên truyền báo chí 3 2. Sách và các tuyên truyền khác 5 II. Giai đoạn 1923- 1924: thời kỳ Matxcơva 6 1. Phương tiện tuyên truyền báo chí 7 2. Phương tiện tuyên truyền khác 8 III. Giai đoạn 1923- 1929: thời kỳ Quảng châu- Đông Bắc Xiêm 10 1. Thời kì Quảng châu 10 1.1. Thành lập tổ chức chính trị 10 1.2. Xuất bản báo chí 11 1.3. phương tiện tuyên truyền sách 13 1 1.4. Huấn luyện những người tuyên truyền , những người tổ chức 13 2. Thời kỳ Đông Bắc Xiêm 15 III. Kết luận…….………… 16 2 Khảo sát các phương tiện truyền bá tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (từ 1921- 1930) Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau một thời gian bôn ba nhiều nơi trên thế giới, đến 1920 Người tìm thấ con đường cứu nước cho dân tộc mình. Ngay sau đó, từ 1921 đến 1930, Nguyễn Ái Quốc đã xúc tiến hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin liên tục về nước, cho đến khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đã đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng Cộng sản chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng nước ta. Sự truyền bá tưởng cách mạng vô sản của Người “không phải là một hiện tượng nhất thời tự phát, mà là một quá trình không đứt đoạn từ thấp đến cao, có chủ đích” (1) . Các chặng đó thể hiện như sau: + Chặng 1921- 1923: không gian truyền bá diễn ra ở pháp, đây là thời kỳ mở đầu cho một quá trình. + Chặng 1923- 1924: hoạt động ở Matsxxcơva, ở đây đặt trụ sở của Quốc tế cộng sản. Là thời đoạn kế thừa kết quả của chặng trước, và cũng là thời đoạn hình thành những nét lớn trong đường lối cách mạng nước ta. + Chặng 1924- 1929: đây là thời đoạn cuối cùng thừa hương kết quả của hai giai đoạn trước đó. Chặng này diễn ra trên hai địa bàn là Quảng châu và Đông Bắc Xiêm. Ba chặng đó tương ứng với ba thời kỳ hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trên 4 địa bàn khác nhau. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mỗi chặng mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện truyền bá khác nhau và kết quả đật được cũng khác nhau. Các chặng đó đặt trong một quá trình kế tiếp nhau về mặt (1) Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam (1921-1930) - Phạm Xanh, NXB thông tin lý luận, Hà Nội- 1990, tr. 37. 3 thời gian nên nó có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Chặng trước là tiền đề cho chặng sau, và chặng sau là kết quả của chặng trước đó. Ở đây, việc khảo sát các phương tiện truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin cũng được chia theo ba chặng như trên để thấy rõ được quá trình liên tiếp từ thấp đến cao của các phương tiện truyền bá. I. Giai đoạn từ 1921-1923: thời kỳ ở Paris- sự khởi đầu của một quá trình. Tuỳ vào điều kiện cụ thể mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin thích hợp. Và mỗi thời kỳ thì nôi dung tư tưởng truyền cũng ở những cấp độ khác nhau để có thể đến được với đối tượng tiếp nhận. Trong giai đoạn đấu này người sử dụng phương tiện truyền bá chủ yếu là báo chí và sách. 1. Phương tiện truyền bá báo chí Đây là phương tiện truyền bá hữu hiệu. Mở đầu cho việc truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin về Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc bằng báo chí là bài “Đông Dương” đăng trên “Tạp chí Cộng Sản” số 14 (tháng 4 năm 1921). Trong bài viết đó, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những điều kiện thuận lợi của Châu Á nói chung và Đông Dươmg nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng XHCN. Từ những bằng chứng cụ thể từ trong lịch sử Châu Á và Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng chế độ cộng sản có thể áp dụng được ở Châu Á cũng như ở Đông Dương. Như vậy, nếu như trong đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc mới kêu gọi “Đảng phải tuyên truyền CNXH trong tất cả các nước thuộc địa”, thì đến những bài đăng trên 4 tạp chí cộng sản năm 1921 Người đã chỉ ra một cách cụ thể và chíng xác những điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá tư tưởng CNXH ở Châu Á và Đông Dương. “Đó chính là sự khởi đầu cho úa trình truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin ở Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành một cách kiên trì có phương pháp cho nhiều năm sau” (1) . Từ đó, Nguyễn Ái Quốc tiến hành nhưng cuộc vận động trong đội ngũ những người cộng sản Pháp và những người yêu nước của những dân tộc thuộc địa sống ở Paris ủng hộ phương hướng hoạt động của mình. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc được triển khai theo hai hướng chính: sử dụng các phương tiện sẵn có của các tổ chức chính trị cánh tả Pháp và tạo ra những phương tiện sẵn có của các tổ chức chính trị mới của chính các dân tộc bị nô dịch. Ở hướng đầu, Nguyễn Ái Quốc đã chính thức đặt vấn đề đó một cách công khai tại đại hội I Đảng cộng sản Pháp họp ở Mác xây. Trong dự thảo báo cáo của tiểu ban Đông Dương trong ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhấn mạnh công tác tuyên truyền được thực hiện bằng cách: xuất bản báo chí Pháp; dùng các diễn đàn các đại hội đảng, diễn đàn các nghị viện; bằng các buổi nói chuyện; bằng mọi phương thức thích hợp với đối tượng và trình độ giáo dục và văn minh của người bản xứ các thuộc địa. Theo tinh thần đó, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục duy trì mối quan hệ đã có từ trước với báo chí cánh tả Pháp, đặc biệt là những tờ báo những tạp chí có (1) Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam (1921-1930) - Phạm Xanh, NXB thông tin lý luận, Hà Nội- 1990, tr. 43 5 lập trường dứt khoát theo đường lối Quốc Tế Cộng Sản. Cũng từ thời kỳ này, người hầu như đoạn tuyệt với những tờ báo đã chuyển sang lập trường chính trị khác. Người tập chung vào những bài viết của mình cho hai tờ báo có ảnh hưởng rộng lớn nhất trong công nhân và những người lao động Pháp và hải ngoại là tờ L’Humanite(nhân đạo) và La vieuovriere (đời sống công nhân). Từ 1921 đến hết tháng 2 năm 1923 có ít nhất trên 20 bài của Nguyễn Ái Quốc đăng trên 2 tờ báo trên và một bài cho tờ Journal du peuple số ra ngày 9 tháng 8 năm 1922. Nguyễn Ái Quốc không dừng lại ở việc sử dụng báo chí cánh tả phá bởi Người ý thức được đối tượng phục vụ của các báo chí đó. Trong khi đó đối tượng tuyen truyền cách mạng của mình là nhân dân bị áp bức các dân tọc thuộc địa của Pháp. Ý thức đó đã dẫn Người đi tìm cho mình một phương tiện của riêng mình, lấy những người bị áp bức bóc lột ở các thuộc địa làm đối tượng chủ yếu. Nhưng để có một phương tiện riêng thì cần phải xây dựng được một tổ chức chính trị làm nền tảng cho nó. Trên cơ sở đó, tháng 6 năm 1921, một tổ chức có tên là “hội liên hiệp thuộc địa” được thành lập, thành viên bao gồm các chiến sỹ chống thực dân thuộc nhiều nước khác nhau đang sống ở Paris. Đây là một hình thức liên minh các dân tộc bị áp bức lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và là một hình thức có một không hai ra đời tại trung tâm tâm của chính nước dế quốc đang thống trị họ. Trong hai năm đầu, hội mới tập hợp 120 hội viên, sau tăng lên 300 hội viên là những người dân thuộc địa đang sinh sống trên đất pháp từ Bắc Phi, Tây Phi, Đông Dương đến Matinich, guyam. Mặc dù hội viên chưa nhiều, nhưng cũng đủ đại diện cho hầu hết các dân tộc, các mầu da bị thực dân Pháp thống trị trên 3 lục địa lớn Châu Á, Châu Phi và Mỹ la tinh. 6 Một trong những hoạt động tiêu biểu nhất của “hội liên hiệp thuộc địa” là xuất bản tờ báo Leparia làm cơ quan ngôn luận của mình. Thoạt tiên, những người sáng lập hội trong đó có Nguyễn Ái Quốc đã dự định xuất bản báo Leparia ngày 29-1-1922 tại quán cà phê Hợp Tác số 28, phố Arago. Nguyễn Ái Quốc và ban chấp hành “hội liên hiệp thuộc địa” lập “hội hợp tác người cùng khổ” nhằm mục đích xuất bản tờ Leparia, cơ quan bảo vệ các dân tộc thuộc địa có trụ sở đặt ở Paris. Tờ báo lấy các dân tộc thuộc địa làm đối tượng truyền bá. Do vậy, đây là tờ báo độc nhất vô nhị trong lịch sử báo chí thế giới, vì chưa hề có tờ báo nào lấy các dân tộc thuộc địa bị áp bức làm đối tượng để bênh vực. Số đầu tiên của Leparia ra váo ngày 1 tháng 4 năm 1922, và đây là một tờ nguyệt san. Leparia ra được tất cả 38 số, trong đó có 16 số phát hành khi Nguyễn Ái Quốc đang ở Paris. Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập, đồng thời là chủ bút đã đóng vai trò chủ chốt cho tờ báo. Người là phóng viên viết chính và viết những bài “đinh” cho tờ báo. Tờ Leparia tồn tại được 4 năm, ra số cuối cùng vào ngày 1-4-1926. Tờ báo đã truyền bá tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc cho các dân tộc thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, Người cũng ý thức được mức độ ảnh hưởng không lớn của tờ Leparia (vì bằng tiếng Pháp) nên đã vận động “hội những người yêu nước Việt Nam” ra tờ báo “Việt Nam hồn”. Song do yêu cầu công tác Nguyễn Ái Quốc phải đi Liên Xô nên không thực hiện được dự định. 7 Như vậy, trong lĩnh vực báo chí, Nguyễn Ái Quốc không chỉ sử dụng báo của riêng mình mà còn sử dụng các tờ báo khác để truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin. 2. Sách và các phương tiện tuyên truyền khác Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc còn viết sách để truyền bá tư tưởng cứu nước của mình. Người định viết một cuốn sách có tựa đề “những người bị áp bức”, nhưng bản thảo vừa đưa ra thì bị đánh cắp, do vậy Nguyễn Ái Quốc viết cuốn thứ hai là “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Chuẩn bị xong bản thảo, đến tháng 6-1923 thì người phải đi Matxcơva mang theo bản Thảo này và từ Matxcơva Người gửi về in ở Paris năm 1925. Bên cạnh cuốn sách này, Nguyễn Ái Quốc còn viết hai vở kịch: “Con Rồng tre”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc” nhân dịp tên vua bù nhìn Khải Định sang thăm nước Pháp. Đặc biệt vở kịnh “Con Rồng tre ” đã được công diễn lần đầu tiên vào ngày 11-6- 1922. Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng những hình thức khác như diễn thuyết để truyền bá tư tưởng cứu nước của mình ở các câu lạc bộ. Những hình thức truyền bá này tuy không đến được với đồng bào ta, song cũng góp phần tác động mạnh đến một bộ phận Việt Kiều sống tại Pháp, hướng họ nghĩ về đất nước mà thôi thúc hành động cách mạng. Có thể nói, với sự xuất hiện của Leparia- một phương tiện truyền bá chủ yếu thời kỳ này, “tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc theo quan điểm Mác xít đến với nhân dân ta thường xuyên và có hệ thống” (1) . Nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc thời kỳ ở Pháp (đến 6-1923) (1) (2) Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam (1921-1930) - Phạm Xanh, NXB thông tin lý luận, Hà Nội- 1990, tr. 59 8 chúng ta thấy rằng người đã hướng các đòn đả kích mạnh mẽ và sắc bén nhất vào hai kẻ thù chủ yếu nhất của cánh mạng là bọn thực dân Pháp và bọn tay sai các loại, qua đó thức tỉnh dân tộc. “Nói chính xác hơn, cụ thể hơn thức tỉnh dân tộc là một nội dung chủ yếu, quán xuyến trong những tác phẩm thời kỳ này của Nguyễn Ái Quốc” (2) . Với sự ra đời của tờ Leparia, đã có rất nhiều người Việt Nam đặt mua bằng con đường công khai qua bưu điện. Song cũng có một số đã bị tịch thu khi thực dân Pháp kiểm duyệt gắt gao. Mặt khác, Nguyễn Ái Quốc cũng tổ chức một đường dây bí mật để chuyển tài liệu về nước bởi các thuỷ thủ làm việc trên các chuyến tàu từ Pháp đến Đông Dương, mà thực dân Pháp gọi là “Chủ nghĩa cộng sản trên biển”. Theo số liệu, trong số 500 người đặt mua báo năm, đáng chú ý là có 150 người Việt Nam (đa số sống ở Pháp), và chỉ có 13 người đặt báo từ trong nước. Điều đó phần nào minh chứng cho sự có mặt của các tài liệu truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin ở Việt Nam thời kỳ này. Như vậy, những phương tiện truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin ở Pháp của Nguyễn Ái Quốc được sử dụng không dài song đã ghi dấu một giai đoạn rất quan trọng bởi đây là thời kỳ đặt nền móng cho toàn bộ sự nghiệp của Người cũng như toàn bộ tưong lai của đất nước. Đây là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc dốc toàn bộ sức lực, trí tuệ khai mở con đường đưa tư tưởng cách mạng theo quan điểm Mac- Lênin về nước với trọng tâm là thức tỉnh dân tộc, tạo tiền đề căn bản cho thời kỳ phác thảo những nét lớn về chiến lược cách mạng Việt Nam. II. Giai đoạn 1923- 1924: thời kỳ Matxcơva ( 9 Tháng 6- 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Paris sang Matxcơva, đây không chỉ là trụ sở của Quốc Tế Cộng Sản mà còn là trung tâm của phong trào cách mạng thế giới. Thời kỳ này khái niệm Phương Đông của Quốc Tế Cộng Sản đã mở rộng, Đông Dương là một trong những nơi Quốc Tế Cộng Sản muonsthâm nhập truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin. Nhưng công viếc truyền bá ở đây chưa có kết quả và sự xuất hiện của Nguyễn Ái Quốc- một người cộng sản Đông Dương tại đại hội I Quốc tế nông dân ở Matxcơva ngày 13- 10-1923 tự thân đã là sự khởi đầu cho ý định công tác mới của Quốc Tế Cộng Sản và chính Nguyễn Ái Quốc. “Đó chính là cuộc gặp gỡ kỳ thú giữa Quốc Tế Cộng Sản- một tổ chức đang cần gây ảnh hưởng, gây cơ sở owr Đông Dương, một vị trí chiến lược ở Đông Nam Á và Nguyễn Ái Quốc- người đang muốn mở đường đưa chủ nghĩa Mac- Lênin đến xứ sở mình”(tr78). Cuộc gặp gỡ đó dẫn tới 3 táng sau xuất hiện một văn kiện lịch sử quan trọng bằng tiếng Việt của Quốc Tế Cộng Sản gửi nhân dân ta. Văn kiện này do Nguyễn Ái Quốc dịch và gửi về in ở toà soạn báo L’ humanite với 3500 bản được bí mật gửi về Đông Dương. Như vậy, văn kiện đầu tiên của Quốc Tế Cộng Sản gửi nhân dân ta đã đến được địa chỉ cần tiết. Sự kiện đó chứng tỏ rằng con đường đưa chủ nghĩa Mac- Lênin từ Matxcơva, từ Quốc Tế Cộng Sản về Đông Dương đã được khai thông. Người khai mở con đường đó chính là Nguyễn Ái Quốc. Sự thay đổi môi trường sống đã tạo ra cho hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc có thêm những điều kiện thuận lợi mới. Ngoài những điều kiện tối ưu cho con người của một đất nước tự do thực sự, Matxcơva lúc này là nơi đóng của bọ tổng tham mưu những người cộng sản thế giới và có khối lượng thông tin đồ sộ- trong môi trường mới mà lúc đó trên thế không nơi nào có được, hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc như tăng thêm sức, 10 [...]... các đại hội để quảng bá tư tưởng của mình Ở Quảng Châu thì phương tiện truyền bá phong phú hơn, đó là việc lập ra tổ chức cách mạng của mình để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mac- Lêninăbng tổ chức HVNCMTN Phương tién thừ hai tạo ra ở Quảng Châu là mở các lớp huấn luyện chính trị nhằm tạo ra các phương tiện tuyên truyền sống Các phương tiện báo chí sách vở là các phương tiện tuyên truyền “chết”, do... những phương 16 tiện hoạt động ở thời kỳ này Do vây, Nguyễn Ái Quốc không dừng lsij ở những phương tiện đã dùng như sách báo mà còn sử dụng những phương tiện tuyên truyền phong phú hiệu quả như thành lập tổ chức cách mạng và mở các lớp huấn luyện mà thực chất là tạo ra những phương tiện tuyên truyền sống” Đây là một bước phát triển vượt bậc mới về phương tiện tuyên truyền tư tưởng mới của Nguyễn Ái Quốc. .. thức, phương tiện khác nhau để chuyển tải tư tưởng của mình đến địa chỉ cần thiết (1) Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin vào Việt Nam (1921-1 930) - Phạm Xanh, NXB thông tin lý luận, Hà Nội- 1990, tr 180 24 Nếu như ở Paris các phương tiện là báo chí, sách, sử dụng các buổi diễn thuyết ở các câu lạc bộ, thì ở Matxcơva, Người còn sử dụng các phương thức truyền đạt mời là tham dự các. .. Châu bị ngắt quãng Vì vậy, những phương tiện mà Người sử dụng để truyền bá tư tưởng cách mạng căn bản không khác gì thời kỳ Quảng Châu Tại đay Nguyễn Ái Quốc tiếp tục mở các lớp huấn luyện ngắn ngày đào tạo ngững chiến sĩ tuyên truyền và tổ chức, Nguyễn Ái Quốc đổi tên tờ báo “Đồng thanh” vừa ra được hai số thành tờ “Thân ái Ngoài mở lớp huấn luyện và ra báo, Nguyễn Ái Quốc viết một số tác phẩm như “Kịch... lượng hơn, phong phú hơn 1 Phương tiện tuyên truyền báo chí Trong hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin ở thời kỳ này, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều phương tiện thông tin khác nhau Trước hết phải kể đến phương tiện báo chí Ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục duy trì quan hệ với báo chí cánh tả Pháp Bắt đầu từ tháng 9-1923 đã xuất hiện bài viết của Người trên các tờ báo là L’Humanite (nhân đạo)... trong quá trình tuyên truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin về nước Nếu như từ 1921, mở đầu bằng bài “Đông Dương” trên La vue somunisl đặt nền tảng cho việc tuyên truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin ở Đông Dương đến 1927, Nguyễn Ái Quốc thực chất 23 là truyền bá tư tương cách mạng của Người trên lập trường Macxit, thì đến 1928 Nguyễn Ái Quốc “bắt đầu có ý dịch và phổ biến các tác phảm của các nhà sáng lập chủ nghĩa... vụ của một phóng viên thường trú ở Matxcơva cho các tờ báo cánh tả Pháp, Nguyễn Ái Quốc còn đặt quan với những ấn phẩm định kỳ của Quốc Tế Cộng Sản như “tạp chí thông tin Quốc Tế” bằng các thứ tiếng phổ biến trên thế giới, của Quốc tế nông dân như “Tạp chí Quốc tế nông dân”, với báo chí của Đảng cộng sản Liên Xô như tờ “Sự thật”, Người công dân Bacu Ở mức độ nào đó, bài viết của Nguyễn Ái Quốc trên các. .. rộng rãi hơn 2 Sách và các phương tiện truyền bá khác Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu sử dụng các phương tiện thông tin mới chưa có trước đó như truyền đơn, sách báo, diễn đàn Hai văn kiện của Quốc Tế Cộng Sản gửi nhân dân ta đã nhắc tới ở trên được in dưới dạng truyền đơn với những khối lượng lớn theo đường dây bí mật từ Pháp đến được địa chỉ cần thiết Ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc dành một phần thời... tích cực nhất, cách mạng nhất vào chương trình hành động của mình Cuộc hội ngộ lịch sử đó đã sản sinh ra “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” (HVNCMTN)- một tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam, nói một cách khác “sự ra đời của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội là kết quả của sự hội tụ hai luồng tư tưởng lớn: tư tưởng giải phóng đất nước khỏi ách đế quốc thực dân và tư tưởng cần phải... sản, nói một cách khái quát, cuốn Chủ nghĩa cộng sản A.B.C mở ra một nẻo đường cho những người yêu nước việt Nam đến thẳng với cách mạng vô sản III Kết luận Tìm ra chủ nghĩa Mac- Lênin rồi nhưng sử dụng phương tiện gì để truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin trong quần chúng lao động bị áp bức bóc lột cùng là một vấn đề Trong quá trình truyền bá tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng vô sản Nguyễn Ái Quốc đã tuỳ . dụng báo của riêng mình mà còn sử dụng các tờ báo khác để truyền bá chủ nghĩa Mac- Lênin. 2. Sách và các phương tiện tuyên truyền khác Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc còn viết sách để truyền bá tư tưởng cứu. luận ….………… 16 2 Khảo sát các phương tiện truyền bá tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (từ 1921- 1930) Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau một thời gian bôn ba. Sách và các phương tiện truyền bá khác Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu sử dụng các phương tiện thông tin mới chưa có trước đó như truyền đơn, sách báo, diễn đàn. Hai văn kiện của Quốc Tế

Ngày đăng: 19/04/2015, 10:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w