NỘI DUNG CHÍNHI: GIỚI THIỆU NGUYỄN ÁI QUỐC II: HOÀN CẢNH CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY III: BỐI CẢNH VIỆT NAM IV: NGUYỄN ÁI QUỐC RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC V: KẾT LUẬN... Và để thực hiện điều đó N
Trang 1Vấn đề 2:
BẰNG LẬP LUẬN CHẶT CHẼ, HÃY CHỨNG MINH RẰNG LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VÀO CuỐI THẾ KỈ XIX- ĐẦU THẾ KỈ
XX LÀ SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU.
Trang 2NỘI DUNG CHÍNH
I: GIỚI THIỆU NGUYỄN ÁI QUỐC
II: HOÀN CẢNH CÁC NƯỚC
PHƯƠNG TÂY
III: BỐI CẢNH VIỆT NAM
IV: NGUYỄN ÁI QUỐC RA ĐI TÌM
ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
V: KẾT LUẬN
Trang 3I: GIỚI THIỆU
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày
19/5/1890 mất ngày 2/9/1969 Sinh tại Làng sen- một vùng quê nghèo ở huyện Nam
Trang 4Sinh ra khi đất nước trong lầm than, khổ cực “ một cổ hai chòng” chứng kiến và chịu cảnh áp bức bóc lột đến tận xương tủy của quân xâm lược đối với người dân lao động Việt Nam Trong Nguyễn Tất thành đã sớm hình thành cho mình một tinh thần yêu nước và một tinh thần giải phóng dân tộc mạnh mẽ Và để thực hiện điều đó Người đã quyết định tìm ra một con đường cứu nước mới là sang các nước phương Tây
Trang 5II: HOÀN CẢNH CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa) Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu
tư bản của các nước đế quốc
Trang 6Các nước phương Tây luôn nói đến cái gọi là tự do – bình đẳng – bác ái.Và để biết thực chất sau những từ ngữ hoa mĩ
đó thì Người quyết định sang phương Tây
để được thấy rõ Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thì kinh tế các nước phương Tây ngày càng phát triển
Trang 7Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản chủ nghĩa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã dẫn đến một cao trào cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga 1917.chính cuộc cách mạng này đã thức tỉnh các dân tộc châu Á
Trang 8Cuộc cách mạng tháng mười Nga thành công là tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức bóc lột và “mở ra trước mắt thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” và nó còn gắn kết các dân tộc các dân tộc thuộc địa trên thế giới lại với nhau và kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
Trang 9III: BỐI CẢNH VIỆT NAM
Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc
giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân
Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực
dân Pháp duy trì phương thức sản xuất
phong kiến, thiết lập một cách hạn chế
phương thức sản xuât tư bản chủ nghĩa
Trang 10Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân
ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều
Trang 11Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế
về chính trị, về văn hoá, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ
Trang 12Về chính trị: Chúng làm cho dân ta không
có một chút tự do, dân chủ nào Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị"
Trang 13Về cơ cấu xã hội: bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện thêm giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị
và giai cấp tư sản
Trang 14Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến
Trang 15Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản : mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn với giai cấp địa chủ phong kiến( chủ yếu là nông dân) Nhân dân ta
bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép
Trang 16Các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ như phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy Tân… Độc lập dân tộc
và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc
Trang 17IV: NGUYỄN ÁI QUỐC RA ĐI TÌM
ĐƯƠNG CỨU NƯỚC
Việc nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài xuất phát từ ý thức dân tộc, từ hoài bão cứu
nước.Qua cuộc hành trình đến nhiều
nước, phụ thuộc, tư bản, đế quốc, người
đã xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp
bức của nhân dân lao động.Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng mong muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột
Trang 18Nhờ những bài học từ buổi học thiếu niên
về lý tưởng “bốn bể đều là anh em” và
“năm châu họp làm một nhà”, Nguyễn Ái Quốc không chỉ đau xót với nỗi đau của dân tộc mình mà người còn đau xót cho nỗi đau của các dân tộc khác trên thế giới
bị đày đọa Người nảy sinh ý thức về sự đoàn kết các dân tộc để đấu tranh cho lợi ích và nguyện vọng chung
Trang 19Trước yêu cầu lịch sử xã hội Việt Nam, các phong trào đấu tranh chống thưc dân Pháp diễn ra sôi nổi với nhiều phương thức và biện pháp khác nhau: bạo động, hoặc cải cách, với quan điểm tập hợp lực lượng bên ngoài khác nhau như: dựa vào Pháp để thực hiện cải cách hoặc dựa vào bên ngoài để đánh Pháp nhưng cuối cùng cũng đều thất bại.
Trang 20Sự thất bại của phong trào Cần Vương do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đánh dấu thời
kì đấu tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nằm trong hệ tư tưởng phong kiến chấm dứt, và đó chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn
Trang 21Phan Châu Trinh hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây Phan Bội Châu sang Nhật tìm con đường Duy Tân, sau đó sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911) Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những trí thức yêu nước hướng ra nước ngoài tìm đến những con đường mới để mong được giải phóng
Trang 22Những con đường cứu nước của các sỹ phu yêu nước tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều là chủ nghĩa dân chủ tư sản Chủ nghĩa đó, những người yêu nước Việt Nam mới biết đến, nhưng đối với thời đại thì đã lỗi thời và phản động Do
đó các phong trào này đều thất bại và nó
đã phản ánh được sự yếu kém về kinh tế, chính trị và sự bất lực của họ trước nhiệm
vụ của lịch sử dân tộc Việt Nam đặt ra
Trang 23Nguyễn ái quốc đã dám “phủ định con đường xuất dương truyền thống” của cha ông Sang phương Tây tìm con đường mới chứ không phải Trung Quốc, Nhật Bản Nguyễn Ái Quốc mặc dù rất khâm phục các vị cách mạng tiền bối, nhưng Người đã nhận ra những hạn chế của các phong trào yêu nước, người không hoàn toàn tán thành cách làm của họ