trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sự tháo gỡ được khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh kém, hiệu quả còn thấp. Do đó hầu hết các doanh nghiệp này chưa khẳng định rõ nét được vị trí, vai trò chủ đạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . Vì vậy để góp phần làm rõ “Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tôi chọn vấn đề trên làm đề tài của luận văn.
Trang 1Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh
Lớp : Cao cấp lý luận chính trị – Hành chính B115
Hà Nội, tháng 6 năm 2011
Trang 2Mục lục
Trang
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong
1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước 10
Chương 2: Thực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 192.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của
2.2 Thực trạng hoạt động và vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của doanh
nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 453.1 Quan điểm, phương hướng tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò của
doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công
3.2 Giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
Trang 4Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hơn hai mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, với sự nỗlực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân; nước ta đã đạt được những thànhtựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạtcao; năm 2006 GDP bình quân đầu người đạt 650USD; năm 2007 GDPbình quân đầu người đạt 715 USD; năm 2008 GDP bình quân đầu ngườiđạt 960 USD; năm 2009 GDP bình quân đầu người đạt 1.000 USD và năm
2010 GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD (10.Tr 64; 24 Tr 64) Nhờ
đó, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao rõ rệt, hệthống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân ngày được củng cố và tăngcường, chính trị xã hội ổn định, quốc phòng – An ninh được giữ vững
Trong thành quả chung đó doanh nghiệp nhà nước đã có những đónggóp to lớn "Đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩmthiết yếu của nền kinh tế, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiệnđược vai trò chủ đạo, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, tăng thế và lựccủa đất nước"
Bên cạnh những đóng góp to lớn cho quá trình phát triển kinh tế xãhội, doanh nghiệp nhà nước cũng bộc lộ những vấn đề cần giải quyết như:Hậu quả sản xuất kinh doanh, vai trò chủ đạo, nòng cốt, cơ cấu ngànhnghề nhất là sau sự kiện của tập đoàn Vinasin Định hướng trong thờigian tới "là nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, xây dựng một
số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu trong đó sở hữu nhà nước giữ vai tròchi phối Cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế vàtổng công ty nhà nước để doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành nòngcốt của kinh tế nhà nước"
Trang 5ở Quảng Ninh, kinh tế nhà nước, mà trong đó các doanh nghiệp nhà nước đã cónhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Các doanh nghiệp nhànước tỉnh vẫn tiếp tục duy trì được vai trò của mình trong thời kỳ đẩy mạnh côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Mức đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vàoGDP của tỉnh năm 2005 đạt 8,276 nghìn tỷ đồng chiếm 65,95 %, năm 2006 đạt 8,938nghìn tỷ đồng chiếm 71,23%, năm 2007 đạt 9,653 nghìn tỷ đồng chiếm 76,92%, năm
2008 đạt 10,425 nghìn tỷ đồng chiếm 83,07%, năm 2009 đạt 11,25 nghìn tỷ đồngchiếm 92,08% Năm 2010 đạt 12,56 nghìn tỷ đồng chiếm 96,45%
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp nhà nước chưa thực sựtháo gỡ được khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh kém, hiệu quả cònthấp Do đó hầu hết các doanh nghiệp này chưa khẳng định rõ nét được vị trí, vai tròchủ đạo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì vậy để
góp phần làm rõ “Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tôi chọn vấn đề trên làm đề
tài của luận văn
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là vai trò của doanh nghiệp nhà nướctỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp nhà nước đanghoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước
3 Mục đích nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò củadoanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước để đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát
Trang 6huy vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong quá trìnhđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời gian tới.
Nhiệm vụ của luận văn :
- Làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của doanh nghiệp nhàtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay
- Phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp nhà nướctỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới,phát huy vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trongnhững năm tiếp theo
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản chủ nghĩaMác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối chính sách củaĐảng, Nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, tổng kết thựctiễn, thống kê, điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin và số liệu…
5 kết cấu của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm:
Trang 7- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.1 doanh nghiệp nhà nước
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước.
Khái niệm doanh nghiệp nói chung bắt nguồn từ tiếng Pháp “entrendre” có nghĩa là “đảm nhận” hay “ hoạt động” Do đó một nhà doanhnghiệp thường được dùng để chỉ những người chấp nhận rủi ro để khởi đầumột công việc kinh doanh nhỏ
Một trong những định nghĩa đầy đủ về nhà doanh nghiệp bao gồm các yếu tố sau:
- Phối hợp những lợi thế đang có theo một cách mới và hiệu quả hơn
- Tạo ra nhiều giá trị hơn từ những nguyên liệu thô và nhân lực và trướcđây bị coi là vô ích
- Cải thiện những gì đã xuất hiện với việc sử dụng các kỹ thuật mới
- Di chuyển tài nguyên kinh tế ra khỏi khu vực năng suất thấp tới khu vựcsản xuất hiệu quả hơn
- Có phương pháp tìm kiếm và đáp ứng lại những nhu cầu chưa được thoảmãn và các đòi hỏi của khách hàng
Theo Maleol Gillis, doanh nghiệp nhà nước được xác định theo 3 tiêu chuẩn:
- Chính phủ là cổ đông chính trong doanh nghiệp, hoặc nếu không thìChính phủ có thể thực hiện việc kiểm soát những chính sách chung mà doanhnghiệp theo đuổi và bổ nhiệm hoặc cách chức Ban quản lý doanh nghiệp
Trang 8- Doanh nghiệp có nhiệm vụ sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ bán cho côngchúng hoặc cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp nhà nước khác.
- Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thu – chi trong hoạt động sảnxuất kinh doanh
Nếu doanh nghiệp thiếu điều kiện thứ nhất thì đó là doanh nghiệp tư nhân,thiếu điều kiện thứ hai hoặc điều kiện thứ 3 thì một tổ chức của Chính phủkhông được coi là doanh nghiệp nhà nước mà là cơ quan công cộng
Theo V.V Ramandham, doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức trong đóhỗn hợp những yếu tố “công ích” và những yếu tố “doanh nghiệp”
Những yếu tố “công ích” là:
- Những quyết định về kinh doanh và hoạt động do các tổ chức đảmnhận, tiêu chí quan trọng trong các quyết định không chỉ là kết quả tài chính
- Lợi nhuận là của công chứ không thuộc một nhóm tư nhân nào
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước xã hội, điều đó không có nghĩagiản đơn chỉ là các nhà quản lý doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước quyếtđịnh của họ, mà doạnh nghiệp nói chung phải chịu trách nhiệm trước xã hội
Những yếu tố “ doanh nghiệp” là:
- Doanh nghiệp có thể tồn tại về mặt tài chính một cách dài hạn và hoạtđộng theo nguyên tắc thị trường
- Giá cả phải được thiết lập trên cơ sở chi phí, yêu cầu này xuất phát từđòi hỏi giá cả phải bù đắp được toàn bộ chi phí Khả năng tồn tại về mặt tàichính và mối quan hệ giữa cá thể, chi phí những yếu tố phân biệt doanh nghiệpnhà nước với các hoạt động công ích
ở Việt Nam, quan niệm về doanh nghiệp nhà nước được trình bày trongLuật Doanh nghiệp nhà nước ban hành ngày 30/4/1995 Điều I của luật quy
định:“Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập các tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm
Trang 9thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn
bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do Nhà nước quản lý Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam” (14, Tr.63).
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng nêu rõ:
“Doanh nghiệp nhà nước nói chung có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiến bộ, kinh doanh có hiệu quả, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, lấy lãi suât sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích… Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ có nhiều doanh nghiệp nhà nước nắm đa số hay tỷ lệ cổ phần chi phối” (6.Tr.63).
ở đây cần hiểu rõ cổ phần chi phối của Nhà nước trong doanh nghiệp đó là:
- Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhà nướcnắm giữ không dưới 50% vốn
- Doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữu củaNhà nước ít nhất gấp hai lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp
1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp nhà nước.
Dựa trên quan niệm về doanh nghiệp nhà nước có thể phân loại doanhnghiệp nhà nước theo các góc độ về mức độ sở hữu, mục tiêu kinh tế - xã hội
* Xét theo mức độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước có hai loại:
- Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhànước
- Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhànước giữ một phần sở hữu nhất định (tuỳ theo quy định cụ thể)
* Xét theo mục tiêu kinh tế – xã hội doanh nghiệp nhà nước có hai loại:
Trang 10- Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận (hoạt động công ích).
- Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
ở Việt Nam theo Luật doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp nhà nướcchia làm hai loại, xét theo mục tiêu kinh doanh
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nướchoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là doanh nghiệp nhà nướchoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhànước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng
* Xét theo góc độ sở hữu, doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có 4 loại:
- Loại doanh nghiệp nhà nước chỉ có một chủ sở hữu vốn duy nhất là Nhà nước
- Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó Nhànước sở hữu trên 50 % vốn điều lệ
- Loại doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữucủa Nhà nước ít gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp
- Loại doanh nghiệp nhà nước mà trong đó Nhà nước không có cổ phầnchi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệptheo thoả thuận trong điều lệ doanh nghiệp
* Xét theo phân cấp quản lý hành chính, doanh nghiệp nhà nước đượcchia làm 2 loại:
- Doanh nghiệp nhà nước Trung ương (Bộ quản lý)
- Doanh nghiệp nhà nước địa phương (Tỉnh, Thành phố quản lý)
1.1.3 Đặc trưng của doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế của Nhà nước, được
Nhà nước giao vốn, tài sản để hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt độngcông ích Doanh nghiệp chỉ là chủ thể quản lý, sử dụng vốn tài sản và phải chịutrách nhiệm trước Nhà nước về bảo toàn, phát triển vốn mà Nhà nước giao
Trang 11Thứ hai: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do các cơ quan, bộ
máy Nhà nước địa phương thành lập, tổ chức quản lý và thực hiện các mục tiêu
mà Nhà nước giao, Chính phủ ủy quyền cho ủy ban nhân tỉnh xem xét, quyếtđịnh thành lập doanh nghiệp nhà nước, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, các PhóGiám đốc và kế toán trưởng Nhà nước ban hành các khung pháp lý, các cơ chếchính sách để các doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập, tự chủ sản xuấtkinh doanh, đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc tổ chức sản xuất, thựchiện pháp luật, chủ trương chính sách, chế độ của Nhà nước tại các doanhnghiệp
Để đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh cơ sở vật chất đủ mạnh, có tiềm lựckinh tế bao trùm và do đó phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện các doanhnghiệp nhà nước chuyên thực hiện các chức năng xác định:
- Đối với các doanh nghiệp nhà nước chuyên thực hiện chức năng kinhdoanh thì phải hạch toán lỗ lãi rõ ràng, nếu có lợi nhuận thì tiếp tục mở rộng sảnxuất kinh doanh, tăng cường quy mô Nếu kinh doanh thua lỗ nhiều năm, khảnăng thanh toán các chi phí sản xuất không còn thì phải giải thể hoặc làm thủ tụcphá sản theo luật hiện hành
- Đối với doanh nghiệp nhà nước chuyên hoạt động công ích, cung ứngdịch vụ công cộng theo chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc trực tiếp thựchiện nhiệm vụ quốc phòng – an ninh thì phải sản xuất, cung ứng dịch vụ theo chỉtiêu pháp lệnh, giá cả sản phẩm hoàn toàn do Nhà nước ấn định Nhiều hàng hoádịch vụ phải cung ứng cho xã hội theo giá đặc biệt, mà Nhà nước phải hỗ trợ ngânsách, cung ứng nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động Dovậy phải áp dụng biện pháp hạch toán kinh doanh đặc biệt với các doanh nghiệpnày
Trang 12Thứ ba: Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm
vi số vốn Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, tức là Nhà nước không còn baocấp như trước đây mà các doanh nghiệp nhà nước phải tự bù đắp những chi phí, tựtrang trải mọi nguồn vốn, đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và xãhội như các công ty doanh nghiệp tư nhân khác Sau khi được thành lập doanhnghiệp nhà nước trở thành chủ thể kinh doanh độc lập, có tài sản riêng, có trụ sởgiao dịch và con dấu riêng Do đó doanh nghiệp nhà nước được tham gia đầy đủcác quan hệ kinh tế, quan hệ pháp luật như các pháp nhân khác trong xã hội
Như vậy, đặc trưng thứ nhất giúp ta phân biệt doanh nghiệp nhà nước vớicác doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Đặc trưng thứ 2 và thứ 3giúp ta phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp tự tổ chức quản
lý hoặc đơn vị sự nghiệp của nhà nước
1.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.1 Nhận thức chung về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế không có một cơ sở lý luận chung nào về vai trò của doanhnghiệp nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp cho mọi nền kinh tế, tuy nhiên chúng ta
có thể xem xét vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong ba mối quan hệ sau đây:
- Doanh nghiệp nhà nước trong mối quan hệ với mục tiêu, chính sách,chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
- Tương quan của doanh nghiệp nhà nước trong các giải pháp, công cụ kinh tế
mà nhà nước lựa chọn để điều tiết thúc đẩy và thực hiện chiến lược kinh tế
- Tương quan của doanh nghiệp nhà nước với hệ thống doanh nghiệp củatoàn bộ nền kinh tế
Trang 13Trong ba quan hệ này, quan hệ thứ nhất quy định vai trò của doanh nghiệpnhà nước trong những giai đoạn phát triển nhất định Tuy nhiên, vai trò củadoanh nghiệp nhà nước có thể thay đổi, tăng hoặc giảm tuỳ theo chính sách,chiến lược phát triển kinh tế Trong hai mối quan hệ sau, vai trò của doanhnghiệp nhà nước được đặt trong tương quan của việc chọn lựa phương pháp trựctiếp hay gián tiếp để điều tiết và thúc đẩy nền kinh tế và ưu thế của các doanhnghiệp nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ so với hệ thống doanhnghiệp tư nhân Do vậy, có thể hiểu vai trò của các doanh nghiệp nhà nước cótính quy định lịch sử cụ thể.
Đối với Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước, vai trò của doanh nghiệp nhà nước được xem xét trên 3phương diện cơ bản sau:
Thứ nhất, vai trò về kinh tế:
Với một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề quyết định là tạo dựngđược cơ sở kinh tế cho sự hình thành và xác lập chủ nghĩa xã hội như mộtphương thức sản xuất Trong mô hình cũ, kinh tế xã hội chủ nghĩa được quy vềkinh tế nhà nước và kinh tế nhà nước lại có nội dung bao trùm và quyết định là
hệ thống kinh doanh nhà nước, tức là hệ thống kinh doanh quốc doanh hay hệthống doanh nghiệp nhà nước Bởi vậy, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một phạm
vi nhất định, được quy về phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước
Trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở nền kinh tế nhiềuthành phần, đã có sự thay đổi căn bản Kinh tế nhà nước là một bộ phận quantrọng của nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận của kinh
tế nhà nước Do đó, trong nền kinh tế nhiều thành phần, sự phát triển tổng hoà sẽtạo ra một động lực về nhiều mặt để phát triển kinh tế - xã hội ở một ý nghĩanhất định, là đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới hệ thống kinh doanh của toàn bộ
Trang 14nền kinh tế Sự đổi mới này mang lại một vai trò mới cho mỗi bộ phận khácnhau của nền kinh tế, trong đó có vai trò của các doanh nghiệp nhà nước.
Trên thực tế, để thực hiện chiến lược tăng tốc, rút ngắn và tạo dựng cơ sởkinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước tất yếu phải lựa chọn giải phápphát triển doanh nghiệp nhà nước, việc lựa chọn này không hề mang tính chủquan mà có sự quy định của bản thân nền kinh tế Doanh nghiệp nhà nước có hai
ưu thế tuyệt đối ở thời kỳ quá độ của sự phát triển:
Một là, ưu thế về quy mô tập trung sản xuất (khả năng huy động vốn, khả
năng tham gia vào thị trường thế giới)
Hai là, ưu thế với sức mạnh dựa vào quy mô tập trung sản xuất kinh doanh,
chuyển giao công nghệ hiện đại,… Điều này đồng thời làm cho các doanh nghiệpnhà nước trở thành đối tác chính với các nhà đầu tư nước ngoài Các ưu thế này
có thể quy về các điểm chung đó là: Tập trung vốn, tập trung sản xuất, chuyểngiao công nghệ và hội nhập với các nền kinh tế thế giới Với những vấn đề này,khiến cho doanh nghiệp nhà nước trở thành một yếu tố quyết định trong conđường phát triển phi cổ điển của chiến lược phát triển tăng tốc, rút ngắn
Mặt khác, đối với các nước đang phát triển trong quan hệ với cơ chế điềutiết của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước còn có một vai trò đặc biệt Thôngthường ở một nền kinh tế thị trường hiện đại của các nước công nghiệp, doanhnghiệp nhà nước có một vai trò không lớn với tư cách là một công cụ can thiệptrực tiếp của Chính phủ vào nền kinh tế Nhưng đối với những nền kinh tế đangtrong bước chuyển sang kinh tế thị trường, hệ thống doanh nghiệp còn kém pháttriển, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ bé, các quan hệ vĩ môcòn yếu ớt thì doanh nghiệp nhà nước với quy mô lớn, trình độ công nghệ cao,
… là những công cụ trực tiếp quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực trongnền kinh tế, làm thay đổi cơ cấu nền sản xuất xã hội và định hướng cho sự pháttriển của nền kinh tế
Trang 15Tuy nhiên, bên cạnh ưu thế trên khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng cónhững nhược điểm so với doanh nghiệp tư nhân Đó là khả năng cạnh tranh cóthể kém hơn do kinh doanh kém hiệu quả hơn Chính nhược điểm này quy địnhphạm vi cũng như quy mô của doanh nghiệp nhà nước và sự thay đổi cơ cấu củabản thân kinh tế Nhà nước Do kinh doanh kém hiệu quả nếu khu vực doanhnghiệp nhà nước mở rộng bao trùm toàn bộ nền kinh tế, nó sẽ mang lại cho nềnkinh tế tính chất trì trệ, nặng nề ở một khía cạnh nào đó việc mở rộng phạm vicủa khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ kèm theo với hai hiệu ứng đó là bóp méothị trường và tăng tính áp đặt chủ quan.
Như vậy, một cơ cấu hợp lý của nền kinh tế thị trường hỗn hợp là sự kếthợp giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, mà đặc biệt là giữa khu vực doanhnghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân Sở dĩ trong thời kỳ quá độcủa sự phát triển, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo bởi vì sự pháttriển của nó là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ, trực tiếp cho bước chuyển nền kinh tếchậm phát triển sang phát triển hiện đại một cách rút gắn Hơn nữa, nó là công
cụ phân bổ hữu hiệu các nguồn lực trong nền kinh tế, khi mà các quan hệ vĩ môcủa kinh tế thị trường chưa phát triển trong một nền kinh tế chậm phát triển.Điều này có nghĩa là vai trò doanh nghiệp nhà nước gắn với sự phát triển hơn làviệc trực tiếp tạo ra giá trị, tạo gia thu nhập trực tiếp
Với vai trò phát triển, doanh nghiệp nhà nước trợ giúp cho khu vực doanhnghiệp tư nhân đi vào các lĩnh vực kinh tế mới và chuyển giao cho khu vực tưnhân nhiều lĩnh vực kinh doanh của mình Cùng với quá trình phát triển, sẽ diễn
ra quá trình thay đổi phương pháp điều tiết trong cơ chế quản lý của Nhà nướcđối với nền kinh tế và thay đổi cơ cấu trong kinh tế nhà nước: Chuyển từ việcdùng công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp, chuyển Nhà nước từ công nghiệpsang nhà nước tài chính
Thứ hai, vai trò về chính trị.
Trang 16Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, doanh nghiệp nhà nước có ýnghĩa chính trị đặc biệt Với vai trò là công cụ thực hiện các chủ trương, chínhsách của cả hệ thống chính trị theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trên thực tế hệthống các doanh nghiệp nhà nước cung cấp cho Nhà nước một cơ sở kinh tế đểNhà nước trở thành một lực lượng chi phối trực tiếp đối với bộ phận kinh doanh
tư nhân Hơn nữa, ở giai đoạn đầu của tiến trình phát triển, doanh nghiệp nhànước là bộ phận tạo thành nền tảng của kinh tế nhà nước Nó cung cấp nguồnlực chính, chủ yếu cho hoạt động của Nhà nước, đồng thời là công cụ trực tiếphữu hiệu để thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thựchiện có hiệu quả những chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội doĐảng cộng sản và Chính phủ đề ra Trong quan hệ với công tác quốc phòng - anninh các doanh nghiệp nhà nước có vai trò đặc biệt trong việc tăng cường bốphòng ở các vùng chiến lược, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Kết hợp
có hiệu quả việc phát triển kinh tế với quốc phòng, đồng thời các doanh nghiệpnhà nước còn là những doanh nghiệp đặc biệt, cung cấp những hàng hoá, dịch
vụ cho các hoạt động quốc phòng mà trong điều kiện ở một nước chậm pháttriển tư nhân không thể và không được phép làm
Thứ ba, vai trò về mặt xã hội
Trong nền kinh tế thị trường đã là doanh nghiệp dù của Chính phủ hay tưnhân, đều chịu sự chi phối của quy luật thị trường, trong đó để tồn tại và pháttriển nó phải tạo ra lợi nhuận Song, trên thực tế do những khuyết tật của kinh tếthị trường có thể đã gây ra các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thấtnghiệp, cung cấp hàng hoá công cộng… Để điều tiết nền kinh tế thoát khỏikhủng hoảng thì những chính sách kinh tế vĩ mô chiếm vị trí quyết định, khi đódoanh nghiệp nhà nước với tư cách là một công cụ trực tiếp có vai trò to lớn,một mặt nó giúp cho nền kinh tế vượt qua thời kỳ khủng hoảng, đồng thời nó tạo
ra công ăn, việc làm giúp cho xã hội giữ được trạng thái ổn định
Trang 17Mặt khác trong nền kinh tế thị trường sự phân hoá giầu nghèo, thấtnghiệp,… là không thể tránh khỏi Để tạo công ăn việc làm cho người lao động,làm giảm bớt sự bất bình đẳng, hoặc phải cân đối trong việc đầu tư phát triểnkinh tế - xã hội, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, tăng sản lượng hàng hoádịch vụ công cộng, đảm bảo công bằng xã hội… đòi hỏi doanh nghiệp nhà nướcphải xung kích vào lĩnh vực này của nền kinh tế
1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Nước ta thời kỳ trước đổi mới, doanh nghiệp nhà nước được đồng nhấtvới kinh tế quốc doanh Xét trên giác độ quan hệ sản xuất, xí nghiệp quốc doanhdựa trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất được coi là hình thứctiến bộ, đóng vai trò gương mẫu đầu tàu trong việc tiếp tục xây dựng và hoànthiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa Mặt khác, trong quá trình xây dựngnền công nghiệp, doanh nghiệp nhà nước đã làm nòng cốt cho công nghiệp hoá,hiện đại hoá Chính quá trình hình thành các khu công nghiệp trong thời kỳ nàynhư ở Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh,… doanh nghiệp nhà nước đã góp phần hìnhthành bước đầu các trung tâm kinh tế vùng Hệ thống xí nghiệp quốc doanh lúc
đó đã tạo ra cơ sở kinh tế để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…được xem như bước đầu tạo ra cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế, văn hoá, xãhội ở các vùng nông thôn, miền núi Nó đã đóng vai trò hướng dẫn giúp đỡ kinh
tế tập thể cùng phát triển Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vai trò nòng cốtcủa kinh tế quốc doanh được biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực sản xuất côngnghiệp: Công nghiệp nặng đóng vai trò là xương sống của nền kinh tế quốc dân,công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến bảo đảm cho nhu cầu về hàng côngnghiệp cho công nhân viên chức và người lao động
Khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, với quan điểm của Đảng tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/ 1991) khẳng định: Phát triển nền kinh tế
Trang 18hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Trong đó, kinh tế quốc doanh là chủ đạo, kinh tế quốc doanh cùng kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân [16, Tr 64].
Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định: “Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển
Trong cơ chế thị trường, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, cácdoanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác luôn né tránh đầu tư vào một sốngành có hệ số sinh lời thấp và hệ số rủi ro cao, cũng như các ngành đòi hỏi vốnđầu tư lớn, thời gian thu hồi chậm như cơ sở hạ tầng nhưng lại rất cần cho nềnkinh tế Khi đó doanh nghiệp nhà nước đảm nhận trách nhiệm trọng trách này
Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò thúc đẩy chuyển giao và phát triểncông nghệ, kỹ thuật hiện đại Theo các chuyên gia kinh tế, trong nhiều trườnghợp việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại vào ngành này sẽ tạo ra điềukiện thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật và tăng trưởng ở các ngành khác có liên quan.Trong điều kiện Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước vừa có đủ điều kiện về vốn,
Trang 19lao động kỹ thuật và cũng vừa “dám” lĩnh trọng trách đột phá ở các lĩnh vực cầnđổi mới công nghệ kỹ thuật.
Doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc xây dựng các khu công nghệcao, các ngành mũi nhọn then chốt; trực tiếp cung cấp, đổi mới trang thiết bị chocác ngành, các khu kinh tế khác trong quá trình phát triển và hiện đại hoá nềnkinh tế Đồng thời , đây cũng là khu vực chủ chốt đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của nền kinh tế
Doanh nghiệp nhà nước là nơi đào tạo, rèn luyện, bồi dưỡng lực lượnglao động kỹ thuật, lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của tiến trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế
Hai là, doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khắc phục khuyết tật của cơ chế thị trường.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước mà chủ yếu làdoanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận của nền kinh tế Nhưng với những ưuthế vượt trội của mình, như có thế mạnh về huy động vốn, tập trung sản xuất,chuyển giao công nghệ, đặc biệt, với sự hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp nhànước có ưu thế trong việc sử dụng và phát huy các ưu thế nội lực, đảm bảo tăngcường tính độc lập tự chủ cao trong nền kinh tế Điều đó khiến cho doanhnghiệp nhà nước trở thành lực lượng chủ công để thực hiện các chính sách kíchcầu nền kinh tế mỗi khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng
Doanh nghiệp nhà nước là nơi cung cấp những hàng hoá, dịch vụ côngcộng thiết yếu mà các doanh nghiệp khác không muốn làm hoặc chưa được phéplàm để đảm bảo đời sống nhân dân và phục vụ công tác Quốc phòng- An ninh
Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng tạo cơ sở vật chất cho xẫ hội, đảm bảo độclập, tự chủ của nền kinh tế trong giai đoạn mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế
Các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường thường khó mang lại lợi nhuậncao nên các doanh nghiệp tư nhân thường không muốn đầu tư, mặt khác, đầu tư
Trang 20vào lĩnh vực này đòi hỏi quy mô vốn lớn họ không có đủ khả năng Do vậy, lựclượng chủ yếu để giải quyết vấn đề này lại thuộc về doanh nghiệp nhà nước.
Ba là, doanh nghiệp nhà nước luôn đóng vai trò hạt nhân trong các liên doanh, liên kết kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay, đối tác liên doanh, liên kết kinh tế ở nước ta với nước ngoài chủyếu là các doanh nghiệp nhà nước Không chỉ đóng vai trò làm cầu nối, đối táchình thành các doanh nghiệp tư bản nhà nước nhằm tận dụng vốn, kỹ thuật màcác doanh nghiệp nhà nước còn có nhiệm vụ xác định đúng đắn các lĩnh vực,các ngành cần có sự liên doanh, liên kết nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế pháttriển tại các vùng kinh tế của đất nước
Doanh nghiệp nhà nước là lực lượng mở đường, làm đòn bẩy cho sự pháttriển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác Đồng thời đó cũng làlực lượng đi đầu trong việc thực thi pháp luật, chính sách, gương mẫu trong việcgiao nộp thuế và trả lương cho người lao động, tạo động lực để thúc đẩy cácdoanh nghiệp khác cùng thực hiện
Trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các doanh nghiệpnhà nước còn có vai trò đi đầu trong nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩykhả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác Bởi vì,các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại phải đảm đươngvai trò là lực lượng nòng cốt đảm nhiệm các khâu, công việc yêu cầu kỹ thuậtcao trong toàn bộ quá trình sản xuất, tạo ra xung quanh mình các vệ tinh theo xuhướng liên kết, có trình độ kỹ thuật cao
Các doanh nghiệp nhà nước hầu hết là đối tác chủ yếu trong hợp tác đầu
tư nước ngoài (chiếm 98%) Các tổng công ty có quy mô lớn, tuy chỉ chiếm28,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước nhưng nắm giữ 65 % tổng số vốn và 61%
số lao động, có trình độ công nghệ và quản lý cao hơn khu vực tư nhân
Trang 21Chương 2 Thực trạng vai trò của doanh nghiệp nhà nước
ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1.Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh ngày nay được hợp nhất giữa Khu Hồng Quảng và tỉnhHải Ninh từ tháng 10 năm 1963 theo Nghị quyết khoá II kỳ họp thứ 7 ngày 30tháng 10 năm 1963 của Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay lànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Là tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khoảng 20,4 – 22,4 độ vĩ Bắc; 106,26 –108,31 độ kinh Đông Chiều rộng từ Đông sang Tây, khoảng dài nhất = 195km; chiều dài từ Bắc xuống Nam, khoảng dài nhất = 102 km, phía Bắc và phíaĐông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây Trung Quốc dài 132,8 km Tây Bắc giáp tỉnhLạng Sơn Phía Tây giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, thành phốHải Phòng Phía Đông và phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ
Quảng Ninh có cửa khẩu quốc tế, quốc gia Bắc Luân và nhiều cửa khẩuđịa phương trên đất liền, trên biển đã tạo nên vị trí tiền đồn rất quan trọng vềkinh tế, quốc phòng - an ninh đối với cả nước
Dịên tích tự nhiên 611.081,3 ha, trong đó: Đất nông nghiệp và đất chuyên dùng
có khoảng 100.000 ha, đất rừng và có triển vọng để phát triển rừng có trên 500.000 ha.Đây là lợi thế lớn cho nghề nông lâm trồng cây công nghiệp, trồng rừng lấy gỗ phục
Trang 22vụ cho công nghiệp khai thác than, công nghiệp chế biến Lâm sản, hải sản, thủ côngnghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ đời sống dân sinh và xuất khẩu.
Bờ biển Quảng Ninh dài hơn 250 km, trên 600.000 ha mặt biển có 2.078đảo chiếm 2/3 số đảo ven biển Việt Nam (trong đó 22 đảo có dân sinh sống) và
30 con sông, suối bắt nguồn từ phía sườn đồi thuộc cánh cung Đông Triều ở độcao 500 mét, chảy ra vịnh Bặc Bộ
Tỉnh Quảng Ninh trở thành đơn vị hành chính - kinh tế trọng điểm phíaBắc nước ta, nằm trên đường giao thông đường biển - trục chính từ Trung Quốcđến vịnh Bắc Bộ vào các cảng lớn phía Bắc của Việt Nam và vào phần phíaNam biển Đông đến các quốc gia lân cận vùng Đông Nam á
Khí hậu Quảng Ninh là nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa khôđược phân định từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 của năm sau với nhiệt độtrung bình từ 150C – 180C, vùng núi có xuất hiện sương giá, hướng gió chủ yếu
là Bắc và Đông Bắc Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm tối đa 80% lượngmưa cả năm Nhiệt độ trung bình từ 260C - 270C (cao nhất 37,80C), hướng gióchủ yếu là Tây - Nam Khí hậu Quảng Ninh tương đối thích hợp với việc pháttriển các ngành công nghiệp, du lịch, cảng biển,…
2.1.1.2 Tài nguyên, khoáng sản:
Khoáng sản ở tỉnh Quảng Ninh có nhiều loại với trữ lượng lớn, ngày nay
đã có hơn 140 mỏ khoảng sản và hàng ngàn điểm quặng có trữ lượng lớn, nhỏđang được khai thác như: Than đá, đá vôi, đất sét, sét trắng, cát thủy tinh, caolanh, pyrôphilit, titan, ăngtymoam, vàng, kẽm, nước khoáng thiên nhiên
- Diện tích bể than Quảng Ninh khoảng 1.300 km2 Trữ lượng than tựnhiên có khoảng 12 tỷ tấn, trữ lượng đã khảo sát thăm dò đưa vào khai thác là3,633 tỷ tấn chiếm 90% tổng trữ lượng cả nước Than Quảng Ninh tập trung chủyếu ở Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Hòn Gai và Vân Đồn Đến nay đã có 5khu mỏ than lớn là Mạo Khê, Vàng Danh, Cẩm Phả, Hòn Gai và Kế Bào (huyện
Trang 23Vân Đồn) được khai thác hơn 100 năm với hai phương pháp lộ thiên và hầm lò.Than Quảng Ninh là loại tốt, nhiệt lượng cao (8000 calo/ kg) Nguồn tài nguyêntrên là cơ sở quan trọng cho ngành năng lượng của toàn quốc và có giá trị xuấtkhẩu cao Đồng thời cũng là ngành chuyên môn hoá quan trọng bậc nhất chiphối cơ cấu kinh tế của tỉnh
- Cát, đá sỏi, cao lanh làm vật liệu xây dựng được phân bố ở khắp các địaphương trong tỉnh, nguồn khoáng sản này đã được thăm dò cho khai thác làm ximăng, vật liệu xây dựng, nhất là sét Giếng Đáy được khảo sát, khai thác làmnguyên vật liệu sản xuất gạch ngói từ năm 1911 cho đến nay
- Nước khoáng thiên nhiên và nước khoáng nóng có ở một số địa phương nhưQuang Hanh, Cẩm Thạch (Cẩm Phả), Khe lạch (Tiên Yên), Đồng Long (Bình Liêu),nhưng có thương hiệu và được nhiều người biết đến là nước khoáng Tam hợp (độsâu 35 – 37 m) và mỏ nước khoáng Quang Hanh tập trung trên địa bàn thị xã CẩmPhả (độ sâu 150- 200 m) có nhiệt độ trung bình từ 30- 350C, lưu lượng dưới1.000m3/ngày) Từ cuối thế kỷ XX đến nay, nguồn tài nguyên này bắt đầu được khaithác để phục vụ nhu cầu của khách du lịch và chữa bệnh cho nhân dân vùng mỏ
Quảng Ninh có đủ các loại đất đá từ cổ sinh đến hiện đại, có các loại đátrầm tích và đá mác ma như:
- Trầm tích vùng lộc phủ - tấn mài - nam sơn - đồng mỏ là loại sa diệnthạch biến chất, dễ bị bào mòn và tạo nên vùng đồi thấp Loại trầm tích này cóliên quan đến khoáng sản ăngtimoan đang thăm dò
- Trầm tích cổ sinh thường hầu hết là đá vôi ở dọc bờ biển, nguồn gốc tạo nênhàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ thuộc vùng vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới
- Trầm tích trung sinh phần lớn là Sa thạch có ở khắp tỉnh Đặc biệt trongtrầm tích trung sinh có hai giải chứa than đá lớn, dải Mạo Khê - Cái Bầu chìmdưới tuyến đồi núi thấp dọc quốc lộ 18A, dải Yên Tử - Đồng Vông nằm ở phíasau đồi núi trùng điệp
Trang 24- Vùng Hoành Bồ triển vọng có thuỷ ngân.
- Tầng phún xuất Riolit, Granit ở Bình Liêu - Ba Chẽ tạo nên địa hình núinon đồ sộ của từng loại đá cứng, có sức chịu nén cao, là vật liệu xây dựng côngtrình có qui mô lớn và bền vững Ngoài ra còn có đất sét, nguồn cát thiên nhiên vôtận Mỏ cát Vân Hải có chất lượng tốt, trữ lượng lớn là cơ sở nguyên liệu củacông nghiệp thuỷ tinh pha lê Đất Cao Lanh ở Đông Triều, Phong Dụ - Tiên Yên,
… trữ lượng trên 20 triệu m3 có thể phục vụ cho nghề làm đồ sứ của địa phương
Chùa Yên Tử trên đỉnh núi Yên Tử (Uông Bí) có chùa Đồng cao 1.068m
Từ xa xưa, rừng núi Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào danhsơn đất Việt Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã trở thành trung tâm của Phật giáo từkhi vua Trần Nhân Tông (1208 - 1308) từ bỏ ngôi vua về tu hành tại đây và lậpnên giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam là thiền phái Trúc Lâm Bêncạnh đó, các di tích như Thương cảng Vôn Đồn và cụm di tích lịch sử và danhthắng núi Bài Thơ, Đền Cửa Ông, Miếu Tiên Công… đã tạo thành quần thể ditích danh thắng nổi tiếng ở Quảng Ninh, đây cũng được xem như tiềm năng dulịch lớn của Quảng Ninh
Bên cạnh đó, Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long là vùng biển- đảo với diệntích 1.553 km2, gồm 1.969 đảo Ngày 17/12/1994 Vịnh Hạ Long được UNESCOcấp bằng di sản thế giới, khẳng định giá trị ngoại hạng và giá trị toàn cầu của di
Trang 25sản văn hoá và thiên nhiên Ngày 29/11/2000, Hội đồng di sản thế giới quyếtđịnh thông qua công nhận Vịnh Hạ Long là di sản thế giới về giá thị vật chất vàdiện mạo Hiện nay, những giá trị tiềm tàng về sinh thái, khảo cổ và lịch sử đangđược nghiên cứu, khám phá Bước đầu đã cho thấy những giá trị nổi bật như:Giá trị thẩm mĩ, giá trị địa chất học, giá trị sinh học và giá trị lịch sử văn hoá.Vịnh Hạ Long đã được xem như tài sản vô giá, là niềm tự hào của Quảng Ninhnói riêng và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng, Quảng Ninh có 28 thắng cảnh, tiêubiểu như: Yên Tử, hồ và đồi thông Yên Trung (Yên Hưng), Lựng Xanh (UôngBí), hồ và đồi thông Yên Lập, các hang động như Sửng Sốt, động Thiên Cung,đảo Tuần Châu…
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân số tỉnh Quảng Ninh năm 1955 có 280.692 người, đến năm 1999 có1.004.453 người, đến 31/12/2005 có 1.081.363 người, Năm 2006 có 1.091,3người, mật độ dân số trung bình 183 người/ km2 Tỷ lệ tăng dân sổ tự nhiên trungbình 5 năm (2001 - 2005) là 11.2%/năm Trong đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trungbình ở thành phố là 10.64%/năm, nông thôn là 12.2%/năm Số người trong độtuổi lao động là 661, 445 ngàn người (trong đó đang làm việc trong nền kinh tếquốc dân: 570.000 người; trong khu vực doanh nghiệp nhà nước là: 171.199người)
Quảng Ninh có 6 dân tộc, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 89,23%, Dao chiếm4,45%, Tày chiếm 2,84%, Sán Dìu chiếm 1,8%, Sán Chay 1,11%, Hoa 0,43%
Hiện nay Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó: 01thành phố đô thị loại II (TP Hạ Long), 02 thành phố đô thị loại III (Móng Cái
và Uông Bí), 01 thị xã (Cẩm Phả), 10 huyện ( trong đó 02 huyện đảo, 03 huyệnbiên giới, 05 huyện thuộc miền núi và nông nghiệp), toàn tỉnh có 186 xã,phường, thị trấn
Trang 26- Quảng Ninh có 14 đơn vị quan trọng nằm trong tam giác trọng điểmkinh tế các tỉnh phía bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ thốngcảng biển nước sâu thuận lợi như: Cái Lân, Hòn Gai, Vân Đồn, Cửa Ông… tàinguyên thiên nhiên phong phú có giá trị lớn như: Than, trầm tích, cát, đất sét,…)
có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - với lượng khách du lịch đến HạLong trung bình từ 2500- 4000 người một ngày Có cửa khẩu thuơng mại quốc
tế với Trung Quốc như: Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Bình Liêu, Vạn Gia đã gópphần quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trongnhững năm qua đạt nhiều thành tựu trên các mặt
Ngoài những tài nguyên thiên nhiên và những lợi thế vượt trội về kinh tế,Quảng Ninh còn có đời sống tinh thần phong phú mang đậm bản sắc văn hoácác dân tộc Đông Bắc của Tổ Quốc Đảng bộ, chính quyền tỉnh luôn quan tâmđến đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, gắn kết chặt chẽ giữa việc lãnhđạo phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn và công bằng xãhội, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường sinh thái
Với những điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp
- Dịch vụ, du lịch - Nông lâm ngư nghiệp, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọncủa tỉnh như: khai thác than, đóng tàu, cảng biển, du lịch - dịch vụ, thương mại,tạo thế và lực thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển Với hệ thống cácdoanh nghiệp trong toàn tỉnh (1.700 doanh nghiệp) đang hoạt động ở tất cả cácngành nghề, trong đó 275 doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ những vị tríthen chốt trong nền kinh tế, là động lực thúc đẩy cho việc chuyển dịch cơ cấukinh tế của tỉnh, phục vụ công tác quốc phòng - an ninh, tham gia quản lý xãhội, thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế vận hànhtheo cơ chế thị trường định hướng kinh tế - xã hội trên địa bàn, thúc đẩy nềnkinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 272.2 Thực trạng hoạt động và vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh những năm qua
2.2.1 Thực trạng hoạt động
Cùng với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế nhà nướcđược củng cố và phát triển Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong quátrình chuyển đổi và sắp xếp tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt trong pháttriển kinh tế - xã hội, nắm những lĩnh vực hoạt động có tính chất then chốt, mũinhọn của kinh tế địa phương như: Khai thác than, cảng biển, du lịch - dịch vụ,kinh tế cửa khẩu… góp phần tích cực trong việc khơi dậy các tiềm năng, thếmạnh của địa phương, tạo đà cho các thành phần kinh tế phát triển trong quátrình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng phát triển
2.2.1.1 Về số lượng doanh nghiệp nhà nước
Qua hai đợt tiến hành đổi mới và sắp xếp lại, khu vực doanh nghiệp nhànước tỉnh Quảng Ninh đã giảm về số lượng từ 321 doanh nghiệp năm 1997 xuốngcòn 275 doanh nghiệp năm 2008 và 232 doanh nghiệp năm 2010 Ngược lại sốdoanh nghiệp ngoài Nhà nước bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xãtăng lên từ 1.560 năm 1997 lên 2.655 doanh nghiệp năm 2006
Sự phân bố doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Ninh trong các ngànhcũng rất khác nhau, doanh nghiệp nhà nước tập trung nhiều trong ngành côngnghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng; sau đó làngành Nông - Lâm - Thủy sản; Du lịch - dịch vụ, đóng tàu và cảng biển; xuất nhậpkhẩu
Bảng: 2.2.1.1 Số lượng doanh nghiệp Quảng Ninh phân theo ngành
TT Ngành 1999 2001 2002 200 2005 2006 200 2008 2009 2010
Trang 28Nguồn: Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước Quảng Ninh giai
đoạn 1997- 2005 Niên giám thống kê Quảng Ninh 2006 – 2010
Trong ngành công nghiệp, khai thác và xây dựng, số lượng doanh nghiệpnhà nước tuy có giảm nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao từ 45% trở lên trong cơcấu ngành của tỉnh Ngành nông nghiệp có xu hướng giảm Điều này hoàn toànphù hợp với cơ cấu phát triển của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng của cácngành công nghiệp, giảm dần nông nghiệp, đồng thời phát huy tiềm năng thếmạnh của tỉnh để phát triển các ngành kinh tế (mới) mũi nhọn như: Du lịch,cảng biển, đóng tàu, thương mại
Trong cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp, chế biến thuỷ hải sản, số lượngdoanh nghiệp nhà nước tăng từ năm 2003 do việc tách các công ty khai thác vàchế biến thuỷ sản của các huyện và thành phố, sau đó có sự sắp xếp ổn địnhtrong các năm tiếp theo Các doanh nghiệp nhà nước ngành này chuyển sang giữ
Trang 29vai trò hỗ trợ đầu vào (giống, kỹ thuật nuôi trồng, tưới tiêu nước, đánh bắt) vàđầu ra (chế biến, tiêu thụ sản phảm) cho các tổ hợp và kinh tế hộ Điều này giúp
cơ cấu kinh tế trong nông nghiêp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực
Số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành thương mại, du lịch quasắp xếp, chuyển đổi có xu hướng giảm dần
Các doanh nghiệp hoạt động công ích như: Cung cấp điện, nước sinhhoạt, bưu điện, quản lý cầu phà, quản lý môi trường đô thị, lâm trường… quasắp xếp, sáp nhập các đơn vị chi nhánh, thành viên thành công ty (như các công
ty quản lý cây cảnh, cây xanh… sáp nhập vào công ty quản lý môi trường đôthị….) đã được hình thành
2.2.1.2 Về quy mô doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh
Từ năm 1999 đến nay, qua hai đợt tiến hành sắp xếp và đổi mới doanhnghiệp, nhìn chung về quy mô vốn nhà nước và số lượng lao động tại các doanhnghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh, có xu hướng tăng lên Năm 2000, tổng sốvốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước là 2.795 tỷ đồng, thì đến năm 2005
đã tăng lên đến 8.643 tỷ đồng, tăng 30,6%, phân bố trong các khu vực:
Ngành nghề,
dịch vụ
Năm 2000 (tỷ)
Năm 2005 (tỷ)
Năm 2006 (tỷ)
Năm 2007 (tỷ)
Năm 2008 (tỷ)
Năm 2009 (tỷ)
Năm 2010 (tỷ)
Công nghiệp 868 3.250 3.510 9.745 10.251 11.650 12.960Dịch vụ 2.780 8.839 9.281 9.745 10.232 10.860 11.210Nông-Lâm-
Ngư nghiệp
737 2.167 9.281 9.745 10.232 10.860 11.210
Cùng với việc tăng quy mô về vốn, quy mô về lao động trong mỗi doanhnghiệp cũng tăng lên một cách tương ứng Tổng số lao động trong khu vực doanhnghiệp nhà nước ở tỉnh hiện nay là: 171.199/570.000 người chiếm 30,03%
• Số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động có: 68 doanh nghiệp
Trang 30• Số doanh nghiệp sử dụng từ 100-500 lao động có: 120 doanh nghiệp
• Số doanh nghiệp sử dụng từ 500-1000 lao động: 29 doanh nghiệp
• Số doang nghiệp sử dụng trên 1000 lao động: 15 doanh nghiệp
Tuy số vốn và số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp tăng lên nhưng nhìnchung doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh có quy mô ở mức vừa và nhỏ (trừmột số doanh nghiệp có quy mô lớn – doanh nghiệp trung ương trên địa bàn: Nhà máyđóng tàu Hạ Long; Công ty cổ phần Hạ Long Viglaera, Công ty Điện Lực QuảngNinh…) so với mức bình quân chung của doanh nghiệp nhà nước trên cả nước Do đó,đây cũng được xem như một hạn chế của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước của tỉnhtrong cuộc cạnh tranh trên thị trường với các thành phần kinh tế khác
2.2.1.3 Về trình độ công nghệ
Từ năm 1999 đến nay, hầu hết số doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh QuảngNinh đã đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất Chẳng hạn, gốmxây dựng Giếng Đáy, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Công ty chế biến thuỷ sảnQuảng Ninh, Công ty Cổ phần Bia – nước giải khát Hạ Long… đã đầu tư với sốvốn đầu tư trên 12 nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn nhà nước và các nguồn vốn khác1.750 tỷ đồng (ODA, FDI) để đổi mới công nghệ sản xuất Nhờ đó các doanhnghiệp này đã có điều kiện để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩmđáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần giải quyêt việc làm và tăng thu nhập chongười lao động
Tuy vậy, nhìn chung, hiện nay các trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ sảnxuất của các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh còn lạc hậu Đa số cácthiết bị được sản xuất trong nước từ những năm 1970, hoặc có nguồn gốc từĐông Âu, Liên Xô (cũ) và Trung Quốc Đặc biệt trong một số ngành mũi nhọncủa tỉnh như: Xây dựng, đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng… chỉ có 30% thiết
bị hiện đại; 80% số thiết bị của các doanh nghiệp nhà nước đã hoạt đồng trêndưới 10 năm, tỷ lệ hao mòn hữu hình và vô hình đều trên 50%, mức huy động
Trang 31công suất thiết kế đạt khoảng 55%; chi phí năng lượng, nguyên liệu và chi phícho bộ máy quản lý cao Tình hình trên dẫn đến sản phẩm sản xuất ra với chấtlượng kém, giá thành cao nên hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh thấp.
2.2.1.4 Tình hình về tài chính
Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Ninh bao gồm vốnngân sách đầu tư, vốn doanh nghiệp tự tích lũy, vốn vay và liên doanh Nhưngphần lớn là vốn nhà nước đầu tư dưới dạng tài sản cố định như nhà xưởng, máymóc, thiết bị… nay đã lạc hậu, thiếu đồng bộ Phần vốn lưu động chủ yếu dodoanh nghiệp đi vay nên tình trạng thiếu vốn đang là lực cản đối với khả năngđổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Bảng 2.2: Tình hình tài chính của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh
32.566
Trong đó:
2.1 Nợ ngân
Trang 32cơ chế mới không thể chủ động được về vấn đề vốn Hơn nữa, việc các doanhnghiệp nhà nước thường kéo dài thời gian trả nợ để chiếm dụng vốn lẫn nhau đã làmcho tình hình tài chính của các doanh nghiệp càng khó khăn hơn và tình trạng nợvòng vo, dây dưa kéo dài vẫn còn phổ biến ở các doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Từ 2003 - 2005 địa phương đã tiến hành rà soát, sắp xếp, đổi mới và cổphần hoá doanh nghiệp nhà nước Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khiđước sắp xếp, đổi mới kinh doanh có tiến bộ, khả năng cạnh tranh được nânglên, phát huy được vai trò, trách nhiệm của người lao động [13, Tr.63]
2.2.1.5 Về hiệu quả hoạt động
Tuy còn khó khăn về tình hình tài chính, thiếu vốn, phương tiện kỹ thuật,thiếu đồng bộ nhưng các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh vẫn cố gắngduy trì sản xuất, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động
- Giai đoạn 1995 - 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh là9,55% thì tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp nhà nước là: 10,2%, của doanhnghiệp ngoài nhà nước là 8,7%
- Giai đoạn 2000 - 2005 số tương ứng là: 18,25%, 17,54% và 11,52%[19,Tr 64]
Trang 33- Giai đoạn 2006 – 2010 số tương ứng là: 41,7%, 60,6% và 52,3%[28.Tr.64]
Nộp ngân sách của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh tăng đều qua cácnăm Tỷ lệ nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước trên tổng thu nội địa củatỉnh từ năm 2005 đến nay chiếm trên 45%/ năm và tăng liên tục qua các năm :
(tỷ/tỷ)
Tỷ lệ (%)
Nguồn Cục thuế tỉnh Quảng Ninh cung cấp (2004 -2010).
Qua đó có thể thấy rõ, vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước sau khiđược sắp xếp, chuyển đổi đã tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thịtrường, chiếm ưu thế cao trong điều tiết và giữ thế chủ lực trong các thành phầnkinh tế ở địa phương
Các ngành, lĩnh vực do doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm đều chiềm ưuthế vượt trội và thực sự đã thể hiện vai trò tiên phong trong thực hiện thắng lợicác mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng pháttriển Tiêu biểu trong số đó có: Ngành điện, Công ty quản lý cầu đường bộ 1, Công
ty tư vấn và đầu tư xây dựng công trình giao thông, Công ty Cổ phần Hạ LongViglasera, tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 5, Công ty thuỷ sản Quảng
Trang 34Ninh, Công ty thương mại và xuất nhập khẩu Quảng Ninh, Công ty du lịch QuảngNinh… Đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước là những đơn vị đi đầu trong việc pháthuy những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh đạt hiệu quả như: Đóng tàu Hạ Long,Cảng Quảng Ninh, Công ty Cổ phần gốm xây dựng Giếng Đáy Quảng Ninh…
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhànước ở tỉnh Quảnh Ninh còn thấp, số doanh nghiệp làm ăn ổn định có lãi chiếm
từ 65% -75% qua các năm, số doanh nghiệp làm ăn cầm chừng, thua lỗ chiếm tỷ
lệ khoảng 20% -25% trong tổng số doanh nghiệp nhà nước Một số doanhnghiệp hoạt động mang tính không ổn định (hợp đồng thời vụ đối với lao động,thu nhập người lao động thấp, không được tham gia bảo hiểm xã hội) phụ thuộcvào nguồn đặt hàng như: Công ty Cổ phần May Quảng Ninh, một số đơn vịngành than (những năm 2000 - 2003), Chi nhánh ngành du lịch Sài Gòn tạiQuảng Ninh (2002), chi nhánh Công ty gang thép Thái Nguyên tại Quảng Ninh(2003) Ngoài ra một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh do đầu tưchủ yếu bằng vốn vay thương mại với lãi suất cao, lợi nhuận thu được không đủtrả nợ lãi nên cũng có số lỗ đáng kể như các công ty trong các lĩnh vực khaithác quản lý thuỷ lợi, cơ khí, kim khí, vật liệu chất đốt…
2.2.2 Đánh giá vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.
2.2.2.1 Những kết quả đã đạt được
Một là, doanh nghiệp nhànước đã từng bước thể hiện là lực lượng nòng cốt trong thúc đẩy cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Về cơ cấu ngành: Các doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tích cực vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng côngnghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trong nông, lâm, ngư nghiệp Biểu hiện là sốdoanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp là 68 (trong đó trong ngành than là