1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình

97 515 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÙY DUNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH Nghiên cứu trường hợp huyện Chương Mỹ,

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH

TẾ HỘ GIA ĐÌNH

(Nghiên cứu trường hợp huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM TẤT THẮNG

HÀ NỘI, 2016

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÙY DUNG

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH

TẾ HỘ GIA ĐÌNH

(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn làhoàn toàn trung thực, đảm bảo tính khách quan và hoàn toàn không trùng lặpvới bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào

Học viên

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp là một bước quan trọng để tôi có cơ hội đượcnghiên cứu và áp dụng các kiến thức đã được học ở trường vào nghiên cứutrong thực tế

Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này trước tiên tôi xin gửi lời cảm

ơn tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS Phạm Tất Thắng đã tận tình hướng

dẫn và góp ý cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này trong suốt thời gian qua

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Xã hộihọc - Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Họcviện

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, cơ quan nơi tôi công tác,các anhchị em, bạn bè, đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thựchiện luận văn

Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa họccòn chưa nhiều nên nghiên cứu của tôi vẫn còn nhiều điểm chưa được hoànchỉnh, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để luận văn củatôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 7 năm 2016

Học viên

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 12

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 16

7 Cơ cấu của luận văn 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 18

1.1 Các khái niệm công cụ 18

1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu 21

1.3 Cơ sở thực tiễn 29

1.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 35

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 40

Chương 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN CHƯƠNG MỸ - TP HÀ NỘI 41

2.1 Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế huyện Chương Mỹ 41

2.2 Thực trạng vai trò phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ 50

2.2.1 Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất 50

2.2.2 Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập 52

2.2.3 Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận khoa học kỹ thuật và nâng cao trình độ học vấn 58

2.2.4 Vai trò trong công tác chăm sóc sức khỏe gia đình 64

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66

Chương 3 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 68

3.1 Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và của huyện Chương Mỹ 68

3.2 Nhận thức mang tính định kiến về giới 70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 75

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 83

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 BNN& PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông

the United Nations - Tổ chức lươngthực và nông nghiệp Liên hợp quốc

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Chương Mỹ năm 2015 35

Bảng 1.2: Phân loại độ tuổi dân số huyện Chương Mỹ năm 2015 37

Bảng 1.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Chương Mỹ thời kỳ 2013 -2015 38

Bảng 2.1 : Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Chương Mỹ 39

Bảng 2.2:Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi và khu vực huyện Chương Mỹ 41

Bảng 2.3: Cơ cấu phụ nữ trong các vị trí huyện Chương Mỹ 43

Bảng 2.4: Phụ nữ tham gia công tác xã hội 46

Bảng 2.5: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác xã hội, sinh hoạt cộng đồng 47

Bảng 2.6: Phụ nữ tham gia quyết định sử dụng đất và làm chủ hộ 49

Bảng 2.7: Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt 52

Bảng 2.8: Phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi 53

Bảng 2.9: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất thương mại - dịch vụ

55

Bảng 2.10: Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ 57

Bảng 2.11: Cơ cấu trình độ học vấn của phụ nữ 59

Bảng 2.12: Thời gian của phụ nữ trong công việc gia đình 64

Bảng 3.1: Số lượng phụ nữ quy hoạch nhiệm kỳ 2011 - 2016 71

Trang 8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ tại vùng nghiên cứu 56 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nam, nữ tham gia tập huấn nâng cao kiến thức 61 Biểu đồ 3.1: Dự định đi học nghề của phụ nữ 68

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phụ nữ có vai trò quan trọng trong lực lượng lao động xã hội Bằng laođộng sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phúcuộc sống con người Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnhvực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất phụ nữ là mộtlực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người Không chỉ sảnxuất ra của cải vật chất mà phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì vàphát triển xã hội Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần phụ nữ có vai trò sángtạo nền văn hóa nhân loại Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào cũng có

sự tham gia bằng nhiều hình thức của phụ nữ

Ở Việt Nam phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất

cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và ngàycàng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội Trong suốt chặng đườngđấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghinhận những cống hiến to lớn của phụ nữ Trong công cuộc đổi mới đất nước

họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động,sáng tạo khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấnđấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực

Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang chủ trương thực hiện bìnhđẳng giới vẫn có không ít phụ nữ bị đối xử bất công, chịu ảnh hưởng củaphong tục tập quán lạc hậu "trọng nam khinh nữ", bị ràng buộc không có điềukiện tham gia các hoạt động của phụ nữ đặc biệt là tham gia sản xuất và nắmtrụ cột kinh tế trong gia đình Tình trạng này xảy ra khá phổ biến tại các vùngnông thôn và vùng đồng bào dân tộc ít người

Chương Mỹ là một huyện đồng bằng thuộc thành phố Hà Nội, cáchtrung tâm thủ đô Hà Nội 20km, có đường quốc lộ 6A, quốc lộ 21 đi qua Vớitổng dân số khoảng hơn 300.000 người vẫn đang trên đà phát triển chính vì

Trang 10

vậy vẫn còn tồn tại làng quê đan xen với đô thị hóa nên tư tưởng trọng namkhinh nữ vẫn còn tồn tại khá nhiều; người phụ nữ đôi khi không được thamgia nhiều công tác xã hội, thậm chí rất ít được tham gia sử dụng các nguồn lựctrong phát triển kinh tế hộ gia đình Với mong muốn tìm hiểu thực trạng nhằm

đề xuất các giải pháp phát huy tối đa vai trò, tiềm năng, thế mạnh của phụ nữtrong thực tiễn, qua đó nâng cao vị thế, tiếng nói và tăng cường vai trò củaphụ nữ trong phát triển kinh tế và tham gia hoạt động xã hội ở cộng đồngnông thôn Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về vai trò của phụ nữ tại khu vựcnông thôn huyện Chương Mỹ giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát

triển kinh tế hộ gia đình tôi quyết định lựa chọn đề tài "Vai trò của phụ nữ

nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình" (nghiên cứu trường hợp

tại huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội)

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Tổng quan tài liệu trong nước

Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong sản xuất, các nghiêncứu đã chỉ ra thực trạng về việc tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuấtnông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn nói chung và các vùng miền núinói riêng Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăncủa phụ nữ nông thôn trong việc thực hiện vai trò sản xuất, đặc biệt là nhữngkhó khăn trong tiếp cận các nguồn lực

Báo cáo đánh giá tình hình giới năm 2010 của Word Bank cho rằng tạikhu vực nông thôn tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất trong các lĩnh vực nôngnghiệp cao hơn nam giới, và phụ nữ cũng thoát ra khỏi các hoạt động sản xuấtnông nghiệp chậm hơn nam giới

Nghiên cứu vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình nông thônViệt Nam hiện nay của Đặng Thị Ánh Tuyết (2002) tập trung nhận diện vàphân tích vai trò kinh tế của phụ nữ trong gia đình nông thôn qua phân công

Trang 11

trong việc tạo thu nhập và quản lý chi tiêu, vấn đề nâng cao trình độ chuyênmôn và hiểu biết xã hội của phụ nữ nông thôn Tác giả chỉ ra những yếu tốkhách quan và chủ quan tác động đến quá trình thực hiện vai trò kinh tế của

họ, từ đó rút ra những khuyến nghị cần thiết góp phần nâng cao địa vị ngườiphụ nữ trong sự nghiệp đổi mới, phát triển nông thôn

Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của phụ nữ nông thôntrong sản xuất và công việc nội trợ Phụ nữ đã thực hiện nhiều hoạt động sảnxuất và đã đóng góp đáng kể đến thu nhập gia đình Họ không chỉ tham gia vàcông việc sản xuất mà còn cả làm các công việc nội trợ Vì vậy, vai trò nhânđôi của họ rất nặng nhọc (Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996) Một cuộckhảo sát ở đồng bằng sông Cửu Long đã chỉ ra rằng phụ nữ đã đóng góp 72%công việc sản xuất nông nghiệp và 82% cho công việc nội trợ Phụ nữ cũngđảm nhiệm hầu hết công việc trồng trọt, chăn nuôi, phụ nữ có mặt ở tất cả cáckhâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp: chăm sóc cây lúa, tưới tiêu đồngruộng, gặt hái, phơi thóc lúa, xay giã gạo … hoặc trong những loại hình laođộng nặng nề và khó nhọc như lĩnh vực thủy nông ( Nguyễn Thị Lân, 2006;Trung tâm nghiên cứu khoa học về lao động nữ - viện khoa học lao động vàcác vấn đề xã hội, Bộ Lao động thương binh và xã hội, 1998)

Một số nghiên cứu đã tập trung đánh giá vai trò của phụ nữ trong thựchiện các công việc nhà nông, cũng như những đóng góp của họ trong kinh tế -

xã hội ở địa phương Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không chỉ tham gia vàolĩnh vực nông nghiệp với số lượng lớn, phụ nữ còn thực sự là chủ thể củangành kinh tế này Các nghiên cứu đã phân tích, đánh giá mức độ tham giacủa phụ nữ trong mọi lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp như: sản xuất gạo,chăn nuôi, thủy lợi, trồng rừng, chế biến lương thực, tiếp thị sản phẩm(Nguyễn Thị Lân, 2006; Đỗ thị Bình, Lê Ngọc Lân 1996; Đỗ Thị Bình 1999,Lưu Song hà và cộng sự , 2013; Nguyễn Sinh, 2004)

Trang 12

Những dẫn chứng khoa học đã khẳng định sự tham gia tích cực vànhững thành quả đóng góp của phụ nữ nông thôn trong hoạt động sản xuấtnông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế nông thôn, gópphần xóa đói giảm nghèo ở khu vực đồng bằng Sông Hồng và đặc biệt là gópphần phát triển kinh tế hộ gia đình (Nguyễn Thị Bình, 1999) Nghiên cứu vềvai trò của phụ nữ người Dao trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập cũng chothấy: phụ nữ Dao tham gia sản xuất nông nghiệp nhiều hơn và thường xuyênhơn nam giới; đặc biệt là công việc chăn nuôi (nguồn tạo ra tiền mặt cao nhất),tuy nhiên công việc này được xem là công việc nội trợ và không tính vào đónggóp trong thu nhập của gia đình Trong sản xuất lâm nghiệp, phụ nữ chủ yếutham gia vào các hoạt động có nguồn thu nhập thấp hơn và cần có sự khéo léocần mẫn như thu hái, hoạt động này mang lại nguồn thu đều đặn và góp phầngiải quyết những khó khăn nhất định cho gia đình, đặc biệt đối với những hộđói, nghèo thì nguồn thu nhập này góp phần quan trọng cứu đói cho gia đình.Bên cạnh đó, phụ nữ cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ tàinguyên đất và rừng Phụ nữ còn là người quản lý thu nhập gia đình, vốn vay tốthơn nam giới, thanh toán tiền lãi ngân hàng đúng hạn Trong công cuộc xóa đóigiảm nghèo tại địa phương có một phần đóng góp đáng kể của chị em phụ nữngười Dao với hoạt động kinh tế nông nghiệp (Nguyễn Thị Lân, 2006) Một sốnghiên cứu phân tích các yếu tố cản trợ sự tham gia của nông dân nam và nữngười dân tộc thiểu số trong các hoạt động khuyến nông; tài liệu hóa các kinhnghiệm từ các chương trình và dự án liên quan đến dân tộc và bình đẳng giớitrong khuyến nông; đề xuất các thay đổi về chính sách, thực tiễn, ý tưởng vàniềm tin cho các nhà hoạch định chính sách và người làm thực tiễn khuyếnnông về lồng ghép giới và đa dạng dân tộc trong khuyến nông (Hoàng XuânThành, Lê Thị Quý, Ngô Văn Hải, 2004).

Phụ nữ cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại trong công việc sản

Trang 13

vực nông thôn như: dựa vào nguồn tài nguyên bản địa, quy mô hoạt động nhỏ,vốn ít và lãi xuất không cao, không có sự trợ giúp từ phía Nhà nước … Dựatrên những phân tích cụ thể, dẫn chứng thực tiễn, tác giả đã đề xuất những hỗtrợ cần thiết cho phụ nữ trong phát triển kinh doanh, sản xuất ở nông thôn,nhằm phát huy được thế mạnh để sản xuất kinh đoanh một cách có hiệu quả,tăng cường phúc lợi cho gia đình và nâng cao vai trò, vị thế phụ nữ nông thôn(Lê Thị Nhâm Tuyết, 2006).

Một số nghiên cứu khác đã đề cập đến việc tiếp cận nguồn lực củanhững gia đình có nữ làm chủ hộ đối với các nguồn tín dụng, nguồn tàinguyên đất (Báo cáo nguồn lực đảm bảo bền vững cuộc sống gia đình nữ chủ

hộ, Bộ NN&PTNT, 2002) Mô tả được sự sôi động của phụ nữ trong việctham gia vào các hoạt động tín dụng, tiết kiệm tại địa phương, những yếu tốtác động và khó khăn, thuận lợi của phụ nữ khi tham gia chương trình này(Bộ NN&PTNT, 1998)

Bên cạnh các nghiên cứu về đề cập đến cơ hội tiếp cận các nguồn lựccủa phụ nữ nông thôn, một số nghiên cứu khác quan tâm đến cơ hội việc làm,chế độ đãi ngộ và mức lương, khả năng được đào tạo về kỹ thuật và văn hóađối với phụ nữ nông thôn Nghiên cứu cũng đưa ra một số mô hình giải quyếtviệc làm từ các chính sách xúc tiến việc làm đối với lao động nữ nông thôn:Tạo việc làm thông qua phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài, mô hình việc làm trên cơ sở phát triển hộ gia đình, tạo việc làm thôngqua các dự án nhỏ, qua phát triển các doanh nghiệp nhỏ, mô hình việc làm tạinhà, mô hình tổ chức việc làm cho đối tượng lao động đặc biệt (Phạm ĐỗNhật Thắng, 1997; Lưu Song Hà và cộng sự, 2014)

Trình độ văn hóa của phụ nữ khá thấp, họ đã không được hướng dẫn kỹthuật Phụ nữ cũng không có thời gian tham gia các lớp tập huấn khuyến nông

để nâng cao kiến thức, kỹ thuật của cá nhân trong sản xuất nông nghiệp (ĐỗThị Bình, Trần Thị Vân Anh, 2003) Phụ nữ cũng bị hạn chế về cơ hội tham

Trang 14

gia dịch vụ khuyến nông và những hạn chế của chương trình này đến việc tiếpthu và thực hành của họ (Nguyễn Thị Bích Thủy, Đào Ngọc Nga, 2009; Bộnông nghiệp và phát triển nông thôn, 1998, 2002) Sự khác biệt về giới tronggiáo dục đã làm cho nam nông dân thu nhận được kiến thức tốt hơn so với nữnông dân về phòng trừ sâu bệnh Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất vàhiệu quả sản xuất nông nghiệp của phụ nữ nông thôn.

Không có nhiều nghiên cứu đánh giá vai trò của phụ nữ nông thôntrong việc tham gia các hoạt động xã hội Phần lớn các nội dung này đượclồng ghép trong các nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ nói chung trong đó

có phụ nữ nông thôn trong lĩnh vực chính trị như mô tả tỷ lệ phụ nữ tham giavào hoạt độngchính trị, xu hướng biến đổi cũng như phản ánh sự công nhận,đánh giá cao của xã hội đối với vai trò, năng lực của phụ nữ trong lĩnh vựchoạt động theo quan niệm truyền thống vốn chỉ dành cho nam giới Cácnghiên cứu chủ yếu tập trung tìm hiểu vai trò, vị thế của phụ nữ trong các cơquan Đảng, cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan quản lýnhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và sự tham gia của phụ nữ trong việcthực hiện quy chế dân chủ cơ sở … (Lê Phương Thành, 2002; NguyễnPhương Thảo, 1999; Lê thị Vinh Thi, 2002; Trung tâm Nghiên cứu khoa họclao động nữ thuộc Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, 1997; NgôThị Tuấn Dung và cộng sự, 2010)

Một số nghiên cứu quan tâm đến sự tham gia của phụ nữ trong các tổchức đoàn thể, chính trị xã hội mà chủ yếu là Hội LHPN Việt Nam và ĐoànThanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Các nghiên cứu của cho thấy, phụ nữ làlực lượng nòng cốt trong nhiều đoàn thể cũng như tham gia ban lãnh đạo củanhững đoàn thể (Phạm Ngọc Anh, 2003; Nguyễn Đức Hạt, 2007; NguyễnPhương Thảo, 1999; Ngân hàng phát triển châu Á, 2002)

Các nghiên cứu, báo cáo đánh giá đã chỉ ra rằng: phụ nữ ngày càng thể

Trang 15

trong tiếp cận nguồn nước sạch và các công trình thủy lợi ở nông thôn Mặc dùphụ nữ và nam giới ở nông thôn có những vai trò khác nhau trong việc quản lýcung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường cũng như quản lý khai thác vàbảo vệ các hệ thống thủy nông (Như việc phân công các hoạt động cụ thể cókhác nhau) nhưng trong Chiến lược Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinhmôi trường nông thôn đã khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ trong việcquản lý, duy trì nguồn nước sạch, các điều kiện vệ sinh và sức khỏe của gia đình(Bộ NN&PTNT, 2008) Bởi lẽ chính phụ nữ là người có vai trò quan trọng trongviệc sản xuất nông nghiệp (nhu cầu về nước), trực tiếp tham gia sản xuất nên họxứng đáng là người được hưởng lợi và tham gia như là chủ thể trong thực hiện

và triển khai các dự án, chương trình phát triển Thực tiễn đã chứng minh phụ nữ

đã tích cực tham gia vào quá trình xây dựng dự án, lập kế hoạch, giám sát vàđánh giá hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi tại địa phương phục

vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp Trong nhiều lĩnh vực khác mà phụ nữ thamgia tích cực, góp phần vào thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới nhưlàm đường giao thông, phát triển sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi đa dạng hóanghề nghiệp … (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2015) Các nghiên cứu này đã tiếnhành nghiên cứu sâu theo vùng miền nhưng chưa toàn diện

Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ ra vai trò của phụ nữ nông thôntrong tham gia sản xuất và xã hội nói chung chứ chưa có các nghiên cứu đánhgiá đến các nhân tố tác động đến việc thực hiện vai trò của phụ nữ trong pháttriển kinh tế hộ gia đình Bên cạnh đó chưa có nghiên cứu đánh giá một cáchtổng quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực sản xuất Đây cũng

là những gợi ý để đề tài tập trung nghiên cứu, bổ sung vào những khuyết thiếutrong các nghiên cứu trước đó

2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Theo số liệu điều tra trong 30 năm (1980 – 2010) của FAOSTAT, tronglĩnh vực nông nghiệp nữ giới chiếm 43% lực lượng lao động ở các nước đang

Trang 16

phát triển, và dao động từ 20% ở các quốc gia châu Mỹ đến gần 50% ở khuvực Đông và Đông Nam Á và Châu Phi Nữ giới cung cấp nhiều lực lượnglao động thông qua ký kết hợp đồng trồng trọt, tuy nhiên phần lớn đều bị loại

bỏ do họ thiếu quyền kiểm soát an toàn đất đai, lao động trong gia đình và cácnguồn tài nguyên khác cần thiết để đảm bảo sự tin cậy của sản phẩm Nữ giớitham gia rất nhiều các hoạt động trong chăn nuôi như chăn nuôi gia cầm, lợn

và bò sữa Vai trò của nữ giới trong việc đáp ứng nhu cầu gia tăng các sảnphẩm chăn nuôi có thể bị giảm sút khi ngành này được thương mại hóa hơn vì

nữ giới thường gặp khó khăn khi bắt đầu kinh doanh và có xu hướng mấtkiểm soát trong các hoạt động tạo ra lợi nhuận Trong lĩnh vực ngư nghiệp cótới 12% ngư dân là nữ giới, họ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chếbiến và tiếp thị sản phẩm

Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng với nữ giới, tuy nhiênkhả năng tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ sản xuất của nữ giới như đất đai,chăn nuôi, nguồn nhân lực, dịch vụ khuyến nông, dịch vụ tài chính và cáccông nghệ tiên tiến bị hạn chế hơn so với nam giới Đầu tiên tăng cường việctiếp cận của nữ giới đến tài nguyên đất thông qua việc tăng cường vị thế vàảnh hưởng của nữ giới trong các hộ gia đình có tác động tích cực đối với việccải thiện phúc lợi của HGĐ Ở hầu hết các nước đang phát triển , nữ giới ít cókhả năng tiếp cận tới quyền sở hữu đất cũng như với đất thuê Họ thường làmviệc trong những lô đất nhỏ hơn so với nam giới Thứ hai chăn nuôi là mộtlĩnh vực quan trọng ở nông thôn Ở nhiều nước chăn nuôi được xem như tàisản nông nghiệp có giá trị và là nguồn thu nhập chính Qua khảo sát cho thấy,các hộ gia đình có nam giới là chủ hộ có cổ phần chăn nuôi trung bình lớnhơn các hộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ Thứ ba, những hạn chế về nguồnnhân lực theo giới do trách nhiệm đối với xã hội và gia đình cũng như các yêucầu lao động về giới, cái mà cho rằng nữ giới không thể làm công việc trồng

Trang 17

trọt hiệu quả hơn nam giới, điều đó khiến cho họ phải đối mặt với những khókhăn khi giá nông sản tăng Hộ gia đình nữ giới làm chủ hộ thường hạn chếlao động nghiêm trọng so với những hộ nam giới làm chủ hộ do họ có ít thànhviên và nhiều người phụ thuộc Vốn nhân lực sẵn có trong mỗi hộ gia đình cóliên quan chặt chẽ tới các biện pháp tăng năng suất nông nghiệp, thu nhập hộgia đình, tất cả điều này ảnh hưởng tới phúc lợi hộ gia đình và tăng trưởngkinh tế ở cấp quốc gia Bên cạnh đó dịch vụ khuyến nông cung cấp thông tinhữu ích và kịp thời về các công nghệ và kỹ thuật mới giúp nông dân tăngnăng suất sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên việc cung cấp các dịch vụ khuyếnnông ở các nước đang phát triển vẫn còn thấp ở cả hai giới và nữ giới có xuhướng ít sử dụng dịch vụ khuyến nông hơn so với nam giới Các dịch vụ tàichính như tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm cung cấp cơ hội cho việc nâng caosản lượng nông nghiệp, an ninh lương thực và kinh tế hộ gia đình, cộng đồng

và quốc gia Có một số lượng đáng kể các bằng chứng cho thấy có mộtkhoảng cách đáng kể sự chênh lệch giới tính trong việc tiếp cận tín dụng ởnhiều nước đang phát triển Nữ giới thường xuyên nhận được các khoản vaynhỏ hơn và có thể không có quyền kiểm soát việc sử dụng hoặc thu nhập đượctạo ra từ khoản này Cuối cùng việc tiếp vận các công nghệ tiên tiến có vai tròrất quan trọng trong việc duy trì và cải thiện năng suất nông nghiệp Các yếu

tố đầu vào phụ thuộc vào sự sẵn có của tài sản như đất đai, tín dụng, giáo dục

và lực lượng lao động đều cho thấy xu hướng có nhiều hạn chế với các hộ giađình nữ giới làm chủ hộ so với các hộ gia đình nam giới làm chủ hộ (T.Hertz,

AP de la O Campos, A.Zezza, C.Azzarri, P.Winters, EJ Quinxones, B.Davis

(2009) “Wage inequality in International perspective: Effects of location, sector and gender”)

FAO 2010 -11 đã ghi nhận rằng nữ giới nông thôn làm việc trong thờigian dài với hàng loạt các công việc liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi,

Trang 18

làm công ăn lương, chăm sóc trẻ em, chuẩn bị thực phẩm, củi và lấy nước việc can thiệp thông qua cơ sở hạ tầng thúc đẩy sự tham gia của nữ giới trongcác hoạt động mang lại hiệu quả hơn.

Có thể thấy, các nghiên cứu, báo cáo đánh giá ngoài nước đã đề cậpthực trạng vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp, vị thế của họ trongthị trường lao động cũng như khả năng tiếp cận các nguồn lực cho phát triểnkinh tế còn hạn chế cho thấy những chênh lệch rõ nét về giới trong nôngnghiệp Các kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp gợi ý cho đề tàitập trung vào những vấn đề mang tính cốt lõi, phổ quát mà tất cả các quốc giađang phát triển (đặc biệt là các quốc gia có điều kiện tương tự Việt Nam) gặpphải trong chính sách phát huy vai trò của phụ nữ ở nông thôn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ thực trạng về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ giađình tại nông thôn, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng từ đó đưa ra giải pháp nhằmnâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa bànnghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong pháttriển kinh tế hộ nông thôn

Phân tích và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triểnkinh tế hộ gia đình nông thôn tại huyện Chương Mỹ

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp, vai trò của phụ

nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn Qua đó đề xuất các giải pháp chủyếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trênđịa bàn nghiên cứu

Trang 19

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ nông thôn trong độ tuổi lao động tạicác HGĐ trên địa bàn huyện Chương Mỹ - TP Hà Nội

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Phụ nữ nông thôn có vai trò, đóng góp như thế nào tronghoạt động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình hiện nay?

Câu hỏi 2: Các yếu tố thúc đẩy và rào cản nào ảnh hưởng tới vai trò củaphụ nữ trong sản xuất, phát triển kinh tế?

Câu hỏi 3: Cần có những chính sách gì nhằm phát huy vai trò của phụ

nữ nông thôn trong phát triển kinh tế?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Người phụ nữ ngày nay vẫn là người làm chính các côngviệc nội trợ và tham gia trực tiếp tạo thu nhập cho gia đình

Giả thuyết 2: Tuy ngày nay được mọi người công nhận vai trò củangười phụ nữ là quan trọng nhưng họ vẫn chưa được quyền quyết địnhmột số vấn đề quan trọng trong gia đình

Giả thuyết 3: Quan niệm về giới, những phong tục tập quán, trình độhọc vấn và cả những yếu tố chủ quan từ chính bản thân người phụ nữ

có ảnh hưởng đến vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ

Trang 20

5.3 Khung lý thuyết

5.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài sẽ lựa chọn 04 xã có sự khácbiệt về trình độ và mức độ phát triển kinh tế xã hội để so sánh, đối chiếu vềmức độ tham gia của phụ nữ trong sản xuất và xã hội Các hộ gia đình, đốitượng thu thập thông tin đa dạng trong hoạt động sản xuất tham gia các ngànhnghề nông nghiệp và phi nông nghiệp khác nhau ( hộ thuần nông, hộ phi nông,hỗn hợp nông – phi nông,…) và tham gia xã hội (công tác quản lý, lãnh đạo,tham gia các hoạt động cộng đồng ở các mức độ khác nhau)

Tổng số 04 xã: 200 bảng hỏi cấu trúc

Thị trấn Chúc Sơn: là trung tâm chính trị - văn hóa – xã hội của huyện

Xã Trần Phú: là một xã thuần nông miền núi có dân tộc thiểu số

Xã Quảng Bị: xã chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp

Yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan

Hoạt động người phụ nữ

Hoạt động tạo ra thu nhập

Hoạt động không tạo ra

Trang 21

Xã Mỹ Lương: xã thuần nông và phần lớn dân cư theo công giáo

Thu thập thông tin thứ cấp

Phân tích những tài liệu sẵn có liên quan đến nội dung nghiên cứunhằm xây dựng cơ sở lý luận, khung nghiên cứu, góp phần bổ sung làm rõnhững nội dung nghiên cứu của đề tài

Phân tích các văn bản chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước vềphát triển kinh tế hộ gia đình, thực thi luật Bình đẳng giới, các chính sách huyđộng sự tham gia của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

Các báo cáo tổng kết, hội thảo, Hội nghị về vấn đề liên quan tới đề tài.Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước về huy động sự tham giacủa nữ giới vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được sử dụng trước, song song hoặc sau phươngpháp nghiên cứu định lượng

Các kỹ thuật sử dụng bao gồm: phỏng vấn sâu, Cụ thể như sau:

+ Lãnh đạo Đảng, HĐND – UBND địa phương (01);

+ Lãnh đạo thôn hoặc người có uy tín trong cộng đồng;

+ Lãnh đạo tổ chức Hội phụ nữ cấp xã, thôn (02);

+ Các trường hợp điển hình phụ nữ tham gia công tác quản lý, lãnh đạo

ở cấp xã, thôn (01)

+ Các trường hợp điển hình phụ nữ tham gia phát triển sản xuất, kinh

tế, kinh doanh ở nông thôn (tại các xã được lựa chọn khảo sát)

+ Phụ nữ làm chủ hộ (tại các xã được lựa chọn khảo sát)

+ Phụ nữ không làm chủ hộ ( tại các xã được lựa chọn khảo sát)

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng thông qua việc sử dụng bảng hỏi cấu trúc đốivới đơn vị hộ gia đình ở khu vực nông thôn Nghiên cứu định lượng nhằmđánh thực trạng ở mặt quy mô, số lượng, tần suất và phân tích các mối quan

hệ tác động nhằm khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu của đề

Trang 22

tài Công cụ chính của nghiên cứu định lượng là các bảng hỏi được soạn sẵnvới các tiêu chí được cụ thể hóa thành các câu hỏi để thu thập ý kiến củangười trả lời Đây là một trong những phương pháp đang được sử dụng rộngrãi trong các cuộc điều tra xã hội học và là công cụ chủ yếu để thu thập thôngtin cho đề tài nghiên cứu Dựa trên kế thừa những thông tin, số liệu có sẵnmẫu bảng hỏi bao gồm các dạng câu hỏi như: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câuhỏi vừa đóng vừa mở, câu hỏi xác định mức độ, câu hỏi chọn một hoặc nhiều

ý Tại mỗi xã nghiên cứu chọn 50 cá nhân (đang trong độ tuổi lao động) đểkhảo sát (thuộc các gia đình có nam giới và phụ nữ làm chủ hộ, các hộ hiệnđang làm nghề truyền thống, doanh nghiệp, hoạt động lĩnh vực phi nôngnghiệp, hộ gia đình hỗn hợp gồm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, hộ giađình thuần nông)

Nội dung chính của phiếu thu thập ý kiến bao gồm những khối lượngthông tin sau:

+ Thông tin cơ bản về đối tượng được phỏng vấn: bao gồm các câu hỏi

về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,…

+ Thông tin về hoạt động chính trị - xã hội: bao gồm các câu hỏi về sựtham gia các tổ chức đoàn thể, mối quan hệ xã hội,…

+ Thông tin về vai trò của người phụ nữ trong gia đình: bao gồm cáccâu hỏi về quyền quyết định, thời gian dành cho các công việc không tên

Đơn vị khảo sát của đề tài: các cá nhân là chủ hộ hoặc vợ/ chồng chủ

hộ gia đình với số lượng mẫu khảo sát là 200 mẫu

Bảng 1: Địa điểm và số lượng mẫu điều tra

Trang 23

Việc lấy danh sách người tham gia trả lời để khảo sát dựa trên danhsách được lập theo hộ gia đình, sau đó sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên có hệ thống để lựa chọn các hộ được khảo sát Trước tiên lập danh sáchcác đơn vị của tổng thể chung theo trật tự chữ cái và đối tượng đang trong độtuổi lao động, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách Đầu tiênchọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách, sau đó cứ cách đều k đơn vị lạichọn ra 1 đơn vị vào mẫu, cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.

Ví dụ : Dựa vào danh sách phụ nữ tại xã Trần Phú, ta có danh sách theo thứ tựvần của tên chủ hộ, bao gồm 100 hộ Ta muốn chọn ra một mẫu có 50 hộ.Vậy khoảng cách chọn là : k= 100/50 = 2, có nghĩa là cứ cách 2 hộ thì tachọn một hộ vào mẫu Tại các hộ gia đình được chọn, tiến hành phỏng vấnbằng bảng hỏi với chủ hộ hoặc vợ/chồng chủ hộ (theo cơ cấu giới tính)

Phương pháp phân tích thống kê

Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các số liệu, biểu mẫuthống kê về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương nơi khảo sát.Phương pháp phân tích thống kê cũng được sử dụng để đánh giá các mô hình

về mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng huy động sự thamgia của phụ nữ vào các hoạt động sản xuất và xã hội

Phương pháp xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu điều tra sẽ được tổng hợp, làm sạch, mã hóa và sẽ đượcnhập và xử lý bằng các chương trình thống kê chuyên dụng trong khoa học xãhội SPSS

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu vận dụng một số lý thuyết xã hội học vào trongquá trình nghiên cứu để tìm hiểu vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triểnkinh tế hộ

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 24

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra những nhận xét và đánh giá

về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế trên địa bàn nghiên cứu, từ đógiúp chính quyền địa phương, những nhà quản lý hoạch định chính sách xãhội của địa phương có cái nhìn đúng đắn, tổng thể về thực trạng vai trò củaphụ nữ trong phát triển kinh tế của địa phương mình, để thấy được mặt mạnhcũng như mặt yếu của địa phương để đưa ra các giải pháp có tính khả thinhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng ở địa phương và tăng cường cường đẩymạnh những mặt đã đạt được

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược chia làm 3 chương tương ứng với 3 nội dung chính

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triểnkinh tế hộ gia đình

Chương 3: Yếu tố tác động đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong pháttriển kinh tế hộ

Kết luận và khuyến nghị

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Các khái niệm công cụ

Khái niệm vai trò:

Theo từ điển xã hội học vai trò là một “tập hợp những kỳ vọng ở trongmột xã hội gắn với các hành vi của người mang các địa vị…ở mức độ này thìmỗi vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi”, tr 536

Theo Nguyễn Sinh Huy trong cuốn Xã hội học đại cương thì vai trò làvai diễn hoặc trách nhiệm mà cá nhân đảm đương thực hiện trong một thờigian nhất định do mọi người tín nhiệm giao phó và mong đợi

Vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ đượcgắn cho một địa vị cụ thể Những mong đợi này xác định các hành vi conngười được xem là phù hợp hoặc không phù hợp đối với người chiếm một địa

vị [5,tr22]

Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt chomỗi chức vị của con người trong xã hội đó Ví dụ: bố phải thương con, mẹphải hiền, chồng phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghelời bố mẹ, trò phải chăm chỉ, thầy phải nghiêm túc… Có hai loại vai trò khácnhau: vai trò hiện và vai trò ẩn Vai trò hiện là vai trò bên ngoài mọi ngườiđều có thể thấy được Vai trò ẩn là vai trò không biểu lộ ra bên ngoài mà cókhi chính người đóng vai trò đó cũng không biết Vì một người có thể cónhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thểmâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn (Trích từ Tập tài liệu: Công tác xã hội-

Lý thuyết và thực hành, Trần Đình Huấn)

Khái niệm Giới:

Chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai vàtrẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay

Trang 26

trong một nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian Sựkhác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhucầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính.

"Giới" là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, đề cậpđến việc phân công lao động, các kiểu phân chia; nguồn lực và lợi ích giữanam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể

"Giới" là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xãhội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tụcthay đổi Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể "Giới"

là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trongquan hệ nam và nữ Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảmbảo công bằng trong xã hội

Theo hướng nghiên cứu của tác giả khái niệm “Giới” được tiếp cậntheo hướng nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định chonam và nữ

Khái niệm Gia đình:

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình:

Theo từ điển xã hội học Oxford “gia đình là một nhóm thân thuộc hợpthành từ những người có liên hệ với nhau bằng những ràng buộc dòng máu,bạn tình hay những ràng buộc pháp luật Nó là một đơn vị xã hội rất dẻo dai

đã tồn tại và thích nghi theo thời gian” [30, tr.182]

Trong cuốn Từ điển xã hội học của G Endrweit và G Thommsdorff( nhà xuất bản thế giới, 2002) các tác giả đưa ra những định nghĩa gia đìnhnhư sau: gia đình là một nhóm thuộc loại đặc biệt vì nó biểu hiện một cấu trúcvai trò nhất định ( bố/mẹ/con gái/con trai/cháu/em ), với nó thì sự tách biệt vềgiới tính và thế hệ là tiêu chí của cơ cấu gia đình (bằng một hay đa thế hệ : nam/

nữ ) và nó sẽ chuyển qua một quan hệ hợp tác và đoàn kết rất đặc biệt mà ở tất cả

Trang 27

các xã hội đều tổ chức theo nghi lễ sự hợp thành của nó Ngoài ra, xã hội cũngtrao cho nhóm đặc biệt này những chức năng rất đặc biệt [8, tr 640].

Theo tác giả Mai Huy Bích “gia đình là một nhóm người có quan hệhôn nhân hoặc quan hệ huyết thống với nhau thường chung sống và hợp táckinh tế với nhau để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họvề: sinh đẻ và nuôi dạy con cái, chăm sóc người già và người ốm…” [2, tr13]

Kinh tế hộ gia đình:

Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: Các nông hộ thuhoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trongsản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bảnđược đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động vớimột trình độ không hoàn chỉnh cao

Hướng nghiên cứu của đề tài, khái niệm “Kinh tế hộ gia đình” đượchiểu là những hoạt động lao động trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp, phi nông nghiệp của các hộ gia đình sinh sống ở nông thôn để manglại thu nhập mà pháp luật không ngăn cấm

Khái niệm phụ nữ nông thôn:

Phụ nữ nông thôn: là những người phụ nữ sinh sống và làm việc tạikhu vực nông thôn Tại Việt Nam nói riêng và tại các quốc gia trên thế giớinói chung phụ nữ nông thôn có một số đặc điểm như sau:

+ Là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động ởnông thôn

+ Là nạn nhân của hủ tục, tập quán truyền thống lạc hậu, của tệ phânbiệt đối xử, trọng nam, khinh nữ vẫn tồn tại thâm căn cố đế trong xã hội nôngthôn; là người gánh chịu nặng nề nhất những mất mát, tai họa do hậu quả củacác cuộc chiến tranh mấy chục năm qua

Trang 28

+ Phụ nữ vừa là người sản xuất nuôi sống gia đình, vừa là người nội trợtrong gia đình, vừa là người tham gia các hoạt động quản lý, hoạt động cộngđồng, là người sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già, người ốm trong gia đình;trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội hạn chế, ít có điều kiệntiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học và công nghệ.

+ Phụ nữ ít có điều kiện thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần; bấtbình đẳng với nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực pháttriển kinh tế gia đình, cũng không phải là người quyết định những vấn đềquan trọng của gia đình

Nghiên cứu của đề tài, khái niệm “phụ nữ nông thôn” được hiểu lànhững người phụ nữ đang trong độ tuổi lao động sinh sống ở nông thôn; họ lànhững người mẹ, người vợ và là lực lượng lao động chính trong gia đình ởcộng đồng nông thôn

1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Quan điểm về sự phân công lao động của Durkhiem

Cuối thế kỷ XIX, trong sự phát triển tiến bộ của tư duy khoa học, dướiảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng, nhiều lĩnh vực nghiên cứu xã hội học

đã được chú ý Xã hội học của Emile Durkheim ra đời trong bối cảnh xã hội

có nhiều xáo trộn và biến đổi to lớn Chính điều đó đã phần nào giải thíchđược tại sao ông cho rằng xã hội học có nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra các quyluật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội trong xã hội hiện đại

Durkheim đã phát triển các ý tưởng quan trọng của mình về phươngpháp luận xã hội học, đặc biệt là tư tưởng xã hội học lao động trong cuốn

“Phân công lao động” Sau này, ông đã trình bày một cách hệ thống các quan

điểm của mình trong công trình nổi tiếng “Các quy tắc của phương pháp xã hội học”.

Trang 29

Theo Durkheim, đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội học là các sựkiện xã hội Khái niệm sự kiện xã hội được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, các

sự kiện xã hội vật chất như nhóm, dân cư và tổ chức xã hội; Thứ hai, các sựkiện xã hội phi vật chất như hệ thống chính trị, chuẩn mực, phong tục tập quán

Sự kiện xã hội phi vật chất gồm các sự kiện đạo đức, tức là các quy chuẩn quyđịnh cách thức hành động, suy nghĩ và trải nghiệm của các cá nhân [7]

Sự kiện xã hội theo Durkheim có ba đặc trưng cơ bản Thứ nhất, sựkiện xã hội phải là những gì ở bên ngoài cá nhân; thứ hai các sự kiện xã hộibao giờ cũng là chung đối với nhiều cá nhân, nghĩa là được cộng đồng xã hộicùng chia sẻ, chấp nhận; Thứ ba, sự kiện xã hội bao giờ cũng có sức mạnhkiểm soát hạn chế, cưỡng chế hành động, hành vi của các cá nhân Mặc dù sựkiện xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân, chung cho cả xã hội, những lại có khảnăng kiểm soát, cưỡng chế hành động xã hội từ bên trong mỗi cá nhân

Durkheim đã chỉ ra một số loại quy tắc cần áp dụng trong nghiên cứu

xã hội học Nhóm nguyên tắc thứ nhất đòi hỏi khi quan sát sự kiện xã hội, nhà

xã hội học phải loại bỏ các thành kiến cá nhân, phải xác định rõ hiện tượngnghiên cứu, phải tìm ra các chỉ báo thực nghiệm của hiện tượng nghiên cứu

Để làm được điều đó cần phải áp dụng các quy tắc sau: Coi sự kiện xã hộinhư là “sự vật”, tức là tồn tại bên ngoài, khách quan, có thể quan sát được thì

ta mới có thể sử dụng được các phương pháp thực chứng để nghiên cứu cácđặc điểm, tính chất và quy luật của sự kiện xã hội Hơn nữa, chỉ khi nàonghiên cứu các hiện tượng xã hội như niềm tin, chuẩn mực, đạo đức với tưcách là các sự vật đặc biệt trong hiện thực khách quan Nhóm nguyên tắc thứhai đòi hỏi nhà nghiên cứu xã hội học phải phân biệt được các chuẩn mực, cái

“bình thường” với cái dị biệt, “cái không bình thường” vì mục tiêu sâu xa củakhoa học xã hội là tạo dựng và chỉ ra những cái gì là mẫu mực, tốt lành chocuộc sống của con người theo Durkheim, cách tốt nhất để xác định cái chuẩn

Trang 30

mực, cái bình thường là phát hiện ra cái thường gặp, cái trung bình, cái điểnhình của xã hội cụ thể trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định Nhómnguyên tắc thứ ba liên quan đến việc phân loại các xã hội để hiểu được tiếntrình phát triển xã hội Durkheim cho rằng cần phải phân loại xã hội dựa vàobản chất và số lượng các thành phần cấu thành nên xã hội, cũng như cần căn

cứ vào các phương thức, cơ chế hình thức kết hợp các thành phần đó Nhómnguyên tắc thứ tư đòi hỏi, khi giải thích các hiện tượng xã hội, ta cần phânbiệt nguyên nhân “hiệu quả” tức là nguyên nhân gây ra hiện tượng với chứcnăng mà hiện tượng thực hiện Như vậy, theo ông nghiên cứu xã hội học cóhai nhiệm vụ, thứ nhất chỉ ra điều kiện, yếu tố và nguyên nhân gây ra hiệntượng xã hội Thứ hai, phân tích chức năng, hệ quả của hiện tượng xã hội với

hệ thống xã hội, bối cảnh xã hội mà hiện tượng đó diễn ra Đây là một trongnhững nguyên tắc làm cơ sở phát triển trường phái chức năng luận trong xãhội học

Cuối cùng là quy tắc chứng minh xã hội học Thứ nhất, quy tắc đòi hỏiphải so sánh hai hay nhiều hơn các xã hội để xem liệu có sự kiện đã cho trong

xã hội mà không hiện tượng xã hội khác có gây ra sự khác biệt nào trong xãhội đó không Thứ hai, có thể áp dụng các quy tắc chứng minh “biến thiêntương quan” như sau trong nghiên cứu xã hội học: Nếu hai sự kiện tươngquan với nhau và một trong hai sự kiện đó được coi là nguyên nhân gây ra sựviệc kia, và trong khi các sự kiện khác cũng có thể là nguyên nhân nhưngkhông loại trừ mối tương quan giữa hai sự kiện này thì cách giải thích nhưvậy có thể coi là “chứng minh”

Các nguyên tắc phương pháp luận nêu trên đã được Emile Durkheimvận dụng trong hầu hết các công trình nghiên cứu của ông, nhưng đáng chú ýnhất vẫn phải kể đến vấn đề lao động Tác phẩm “Sự phân công lao động xãhội” và những nguyên tắc phương pháp luận của Durkheim trong nghiên

Trang 31

cứu vấn đề lao động việc làm Chủ đề trung tâm của cuốn sách nay là chủ đềtương quan giữa cá thể và tập thể Tại sao các cá nhân trong khi đang trở nên tựchủ hơn lại phụ thuộc nhiều hơn vào xã hội Đối với câu hỏi này, ông đã trả lờibằng phân biệt giữa hai hình thức cơ bản là đoàn kết xã hội: Đoàn kết cơ giới

và đoàn kết hữu cơ

Theo ông, đoàn kết xã hội như là phương thức của những mối quan hệ.Đoàn kết xã hội là một kiểu quan hệ, một hình thức của khả năng xã hội, mô tảmối quan hệ cấu trúc chức năng của xã hội với hệ thống các giá trị phù hợp Sẽtồn tại đoàn kết xã hội nếu hình thức tổ chức và mô hình đạo đức phù hợp nhau

Đoàn kết cơ giới là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơnđiệu của các giá trị niềm tin Các cá nhân gắn bó với nhau vì có sự kiềm chếmạnh mẽ từ phía xã hội và vì lòng trung thành của cá nhân đối với truyềnthống, tập tục và quan hệ gia đình Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năngchi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành động của cá nhân Trong xãhội kiểu cơ học, quyền tự do, tinh thần tự chủ và tính độc lập của cá nhân rấtthấp Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ, nhưng ý thức cộngđồng cao, các chuẩn mực, luật pháp mang tính cưỡng chế

Đoàn kết hữu cơ là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự phong phú, đadạng của các mối quan hệ, tương tác giữa các cá nhân và các bộ phận cấuthành xã hội Trong xã hội hữu cơ, mức độ và tính chất chuyên môn hóa càngcao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc, gắn bó và đoàn kết chặt chẽvới nhau Xã hội kiểu đoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộngđồng yếu nhưng mang tính độc lập, tự chủ cá nhân được đề cao, các quan hệ

cá nhân chủ yếu mang tính chất trao đổi, và được luật pháp, khế ước kiểmsoát và bảo vệ

Ông cho rằng xã hội truyền thống chủ yếu dựa vào đoàn kết cơ học, xãhội hiện tại tồn tại và phát triển trên cơ sở đoàn kết hữu cơ Sự biến đổi xã hội

Trang 32

từ dạng này sang dạng khác bắt nguồn từ những thay đổi có tính quy luậtđược thể hiện qua các sự kiện xã hội vật chất và phi vật chất.

Ông còn cho rằng xã hội hiện đại được định nghĩa bằng phân hóa xãhội với hệ quả là các quan hệ hợp tác, những nguyên nhân của phân hóa xãhội (đoàn kết hữu cơ), đặc trưng của xã hội hiện đại bắt nguồn từ đâu Đóchính là vấn đề của phân công lao động trong xã hội Phân công lao động làdấu hiệu của một xã hội phát triển cao, do chuyên môn hóa lao động ngàycàng tăng mà các cá nhân buộc phải trao đổi hoạt động của mình, thực hiệnnhững chức năng bổ xung cho nhau Phân công lao động tạo nên sự khác biệtgiữa cá nhân, khi đó mỗi cá nhân là một nhân cách Do ý thức rằng mỗi ngườiphụ thuộc vào người khác nên con người ý thức về sự đoàn kết, về mối liên

hệ của mình đối với xã hội [10]

Những quan điểm nói trên của Durkheim đã ảnh hưởng mạnh mẽ tớinhững nghiên cứu về các vấn đề phân công lao động việc làm trong gia đình

Nó cho thấy không chỉ tầm quan trọng của những vấn đề phân công lao động

xã hội đối với quá trình phát triển có tổ chức xã hội con người mà còn khẳngđịnh vai trò của các chủ thể lao động và quản lý lao động trong các quá trìnhnày Nó khẳng định các mặt tích cực của những hoạt động có chủ đích củacon người trong quá trình lao động thông qua sáng tạo mà tự hoàn thiện chínhmình và xã hội của mình

Như vậy, lao động việc làm một mặt là biểu hiện tính tự chủ của các cánhân, mặt khác nó chịu sự chi phối, áp đặt của ý thức tập thể, bị chi phối bởi

hệ thống giá trị, đạo đức, pháp luât Khi phân tích vai trò của phụ nữ trongphát triển kinh tế hộ dưới góc độ của lý thuyết phân công lao động củaDurkhiem cần phải đặt chúng trong những quan hệ cá nhân, nhóm cụ thể mớithấy rõ được vai trò của người phụ nữ Hơn nữa việc thể hiện vai trò của phụ

Trang 33

nữ phải được phân tích cụ thể trong các hoạt động sản xuất tạo thu nhập vàchăm sóc gia đình.

1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber

Weber được xem là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hànhđộng xã hội Theo ông, đối tượng đích thực của xã hội học là hành động xãhội ông nói: "Xã hội học là một khoa học cố gắng hiểu theo kiểu diễn giảihành động xã hội để bằng cách đó đạt tới việc giải thích nhân quả về chuỗihành động và tác động của nó Hành động là hành vi con người khi và chỉtrong chừng mực khi cá nhân đang hành động gắn một ý nghĩa chủ quan vàođó" (Bailey, 2003, tr 185) Với Weber, hành động xã hội là hành động hướngđến những người khác có ý nghĩa và hướng đến cái mà chủ thể gán cho một ýnghĩa chủ quan, ông cho rằng giải thích xã hội học đối với hành động phải bắtđầu bằng việc quan sát và lý giải trạng thái tinh thần chủ quan Trong khi nhàthực chứng luận nhấn mạnh đến sự kiện và quan hệ nhân quả thì nhà hànhđộng luận nhấn mạnh đến sự thấu hiểu, vì không thể đi vào bên trong đờisống tinh thần của chủ thể nên nhà xã hội học phải phát hiện các ý nghĩa, đạtđược sự thấu hiểu bằng phương pháp lý giải, mà không thể bằng đo lườngkhách quan Vì các ý nghĩa thường xuyên được dàn xếp trong quá trình tươngtác, nên không thể thiết lập được các quan hệ nhân quả đơn giản

Theo quan niệm của Weber, một hành động xã hội là một hành độngcủa một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tínhđến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗihành động đó Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì khôngthể là một hành động xã hội Mọi hành động không tính đến sự tồn tại vànhững phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động

xã hội Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thìkhông phải là hành động xã hội Weber được xem là nhà xã hội học đầu tiênkhởi xướng quan điểm hành động xã hội, theo ông, đối tượng đích thực của

xã hội học là hành động xã hội ông nói: "Xã hội học là một khoa học cố gắng

Trang 34

hiểu theo kiểu diễn giải hành động xã hội để bằng cách đó đạt tới việc giảithích nhân quả về chuỗi hành động và tác động của nó Hành động là hành vicon người khi và chỉ trong chừng mực khi cá nhân đang hành động gắn một ýnghĩa chủ quan vào đó" (Bailey, 2003, tr 185) Với Weber, hành động xã hội

là hành động hướng đến những người khác có ý nghĩa và hướng đến cái màchủ thể gán cho một ý nghĩa chủ quan ông cho rằng giải thích xã hội học dốivới hành động phải bắt đầu bằng việc quan sát và lý giải trạng thái tinh thầnchủ quan Trong khi nhà thực chứng luận nhấn mạnh đến sự kiện và quan hệnhân quả, thì nhà hành động luận nhấn mạnh đến sự thấu hiểu Vì không thể

đi vào bên trong đời sống tinh thần của chủ thể nên nhà xã hội học phải pháthiện các ý nghĩa đạt được sự thấu hiểu bằng phương pháp lý giải, mà khôngthể bằng đo lường khách quan Vì các ý nghĩa thường xuyên được dàn xếptrong quá trình tương tác, nên không thể thiết lập được các quan hệ nhân quảđơn giản

Áp dụng lý thuyết hành động xã hội vào đề tài nghiên cứu để phân tíchsâu hơn vai trò chủ quan của mỗi cá nhân ( người phụ nữ trong gia đình) vàcộng đồng, chú ý tới vị trí và vai trò của các chuẩn mực và giá trị xã hội trongnhững hoạt động thực tiễn

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ tại một số nước trên thế giới

Tại Châu Phi, Châu Á và Thái Bình Dương, trung bình một tuần phụ

nữ làm việc nhiều hơn nam giới 12-13 giờ và có ít thời gian để nghỉ ngơi hơn.Hầu hết mọi nơi trên thế giới, phụ nữ được trả công thấp hơn nam giới chocùng một loại công việc Thu nhập của phụ nữ bằng khoảng 50% - 90% thunhập của nam giới Vai trò của phụ nữ nông thôn trên thế giới được thể hiện

ở một số mặt sau:

Trang 35

* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động Tỷ lệ nữtham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao Một số tài liệu thống

kê sau đây sẽ chứng minh cho nhận định đó:

- Bang ladedesh: Có 67,3% phụ nữ nông thôn giam gia lực lượng laođộng so với 82,5% nam giới Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cáo gấp 2 lầnphụ nữ thành thị (28,9%) Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao độngnhiều nhất ở độ tuổi 30-49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54 Đáng chú ýrằng, gần 61% phụ nữ nông thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng laođộng, cao gần gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm thuổi Đặc biệt phụ nữnông thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lượng lao động

- Trung Quốc: Nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao độngcao nhất từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi và giảm dần theo các nhómtuổi cao hơn Giống như ở Bangladesh, ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độtuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi

* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp: Nhìn chung, trình độ chuyênmôn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển còn rấtthấp Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ khôngđược học hành; 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấphai Vì ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữ này không có điềukiện tiếp cận một cách bài bản với các kiến thức về công nghệ trồng trọ vàchăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được chủ yếu là

do tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh nghiệm của những người thân củamình Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt theophương pháp này thường ít khi làm thay đổi được mô hình, cách thức sản xuấtcủa họ

Trang 36

* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ởhầu hết các nước đang phát triển Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạngphụ nữ có trình độ học vấn thấp Một nguyên nhân khác không kém phầnquan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hìnhthành ở hầu hết các nước đang phát triển Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằngcấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhậnmột cách xứng đáng.

Đấu tranh để đạt được những bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong

xã hội ta nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiềukhó khăn, thử thách Đây là cuộc đấu tranh giữa các mới và cái cũ, cái tiến bộ

và lạc hậu Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tư tưởng

“Trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dânchúng, nhất là ở những vùng, miền còn nặng nề về hủ tục lạc hậu… Ngay tạicác bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giớivẫn còn gặp những khó khăn nhất định Việc bồi dưỡng phát cán bộ nữ có lúc,

có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận laođộng nữ … Nhưng vậy, mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định nhưngvấn đề bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải tiếp tụcphấn đấu để đạt được mục tiêu bình đẳng thật sự

1.3.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ tại Việt Nam

* Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế

Là một nước có nền công nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện cókhoảng gần 80% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đóphụ nữ chiếm trên 50% nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi nhấttrong xã hội không được như đội ngũ công nhân, trí thức, phụ nữ nông thôn

bị hạn chế bởi trình độ nhận thức Nhưng họ lại là lực lượng chính tham gia

Trang 37

vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp như: Cấy lúa, nhổ mạ, chămsóc cây lúa, sát gạo …

Hiện tượng tăng tương đối của lực lượng lao động nữ nông thôn nhữngnăm gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:

- Do sự gia tăng tự nhiên số người trong độ tuổi lao động, hiện nayhàng năm nước ta có khoảng 80-90 vạn người bước vào độ tuổi lao động,trong đó: Lao động nữ chiếm 55%

- Do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổchức của các ngành doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp

bị giảm biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc

- Do sự tan rã của thị trường Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90, khiến chocác nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất nguồn tiêu thụ hànghóa, đa số phụ nữ làm nghề này lại chuyển về làm nghề nông nghiệp Ngoài ra,trong cơ chế thị trường, do sức mạnh cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác xã thủcông nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng lâm vào tình trạng phá sản Kết quả

là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phảitrở về nghề nông

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ

nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Quyền bình đẳng của phụ nữ đã được ghi trong Điều 36 Hiến pháp Việt Namnăm 1946, Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung năm 2002) một lầnnữa khẳng định: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chínhtrị, kinh tế, xã hội và gia đình Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữnâng cao trình độ mọi mặt, không ngứng phát huy vai trò của mình trong xãhội” Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực học tập, lao độngsáng tạo, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ vị trí quan trọng

Trang 38

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm tới vị trí của phụ nữ trong xã hội vàtrong quản lý Nhà nước Chỉ thị 37- CT/TƯ ngày 16/5/1994 khẳng định

“Nâng cao tỷ lệ nữ tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế là một yêu cầuquan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện đểphát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ” [2] Nước ta đượcđánh giá là có số đại biểu nữ cao trong Quốc hội, đứng đầu Châu Á và đứngthứ hai khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và xếp thứ 9/135 các nước trênthế giới Trong chặng đường 60 năm, Quốc hội nước ta đã trải quan 12 nhiệm

kỳ, đội ngũ cán bộ nữ trưởng thành cả về số lượng và chất lượng Tính đếnnhiệm kỳ 2002-2007, 1038 nữ đại biểu được bầu vào Quốc hội Khóa I có 3%đại biểu nữ thì đến khóa XI đã tăng lên 27,31%, cán bộ nữ giữ chức chủnhiệm, phó chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội chiếm 25% Nhiệm kỳ 1999-

2004, số đại biểu hội đồng nhân dân cấp tình chiếm 22,33% cấp huyện chiếm20.12%, cấp xã chiếm 16,56% Tuy nhiên so với nam giới tỷ lệ này vẫn thấp

Bên cạnh việc tham gia vào mọi hoạt động của đời sống xã hội, phụ nữViệt Nam còn luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ người vợ, người mẹ gánh váccông việc nội trợ Trong hoàn cảnh còn thiếu thốn, phụ nữ nông thôn phải locho gia đình đủ cơm ăn, con cái được học hành và khỏe mạnh Người phụ nữcòn là người giữ gìn, truyền thụ những giá trị văn háo tốt đẹp của dân tộc ta từthế hệ này sang thế hệ khác, gia đình Việt Nam đến nay vẫn giữ được truyềnthống tốt đẹp là do công lao to lớn của người phụ nữ

* Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với phụ nữ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng đến việc giải phóngphụ nữ Bác nhấn mạnh: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóngđược một nửa loài người” Người cho rằng, muốn giải phóng phụ nữ trước hếtphải giải phóng họ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng trọng nam khinh nữ, rakhỏi sự bất công trong gia đình mình cũng như xã hội, đồng thời nâng cao vị

Trang 39

thế của họ trong xã hội Thế nên, Người đã yêu cầu các ngành, các địaphương phải tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộcsống, để phụ nữ phát huy quyền và khả năng công dân của mình.

Tiếp tục kế thức và phát huy tư tưởng của người, Đảng và nhà nước ta

đã ban hành và thực hiện không ít những quyết sách mang tính chiến lược đốivới vấn đề phụ nữ như: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 12/4/1993 của BộChính trị “Về đổi mới và tăng cường vận động phụ nữ trong tình hình mới”;Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư trung ương Đảng khóaVII “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới”, Nghị quyết

số 11/NQ-TW, ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị khóa X về côngtác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Năm 1995, tại Hội nghịlần thứ IV về phụ nữ của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc),các quốc gia đã nhất trí thông qua Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ

nữ đến năm 2000, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ và tăng cường quyền lực cho phụ

nữ trên toàn thế giới Mỗi quốc gia xây dựng chiến lược của nước mình nhằmthực hiện cương lĩnh Bắc Kinh Tại hội nghị này, Chính phủ Việt Nam đãcông bố chiến lược phát triền vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm

2000 với 10 mục tiêu Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 19/2002/QĐ-TTg, ngày 21/01/2002 về phê duyệt chiến lược và kế hoạchhành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam gia đoạn 2001-2010với mục tiêu là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụnữ; tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huyvai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội” Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng4/2001) cũng đã khẳng định: Đối với phụ nữ thực hiện tốt pháp luật và chínhsách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơchế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo

và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ

Trang 40

em; tạo điều kiện để phụ nữ làm tốt nhiệm vụ của người vợ, người mẹ, xâydựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc.

Cùng phụ nữ cả nước, phụ nữ nông thôn đang đóng góp sức lực, trí tuệcho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sự ra đời của Ban vì sự tiến bộphụ nữ các cấp đã giúp đỡ, khuyến khích động viên phụ nữ thực hiện tốt vaitrò, vị trí của mình

* Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn

- Vấn đề sức khỏe

Sức khỏe là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người Đối vớiphụ nữ thì sức khỏe lại càng quan trọng vì nó không chỉ làm tăng khả nănglao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuốc sống của họ và cácthành viên trong gia đình Những bà mẹ khỏe mạnh sẽ sinh ra những đứa conkhỏe mạnh Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khỏe cho phụ nữ là một phươngtiện cho phát triển kinh tế và phát triển con người Mặc dù những năm qua,Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sứckhỏe, như nhận xét của các chuyên gia quốc tế: “Đến năm 1992 Việt Nam đãđứng hàng thứ hai về tỷ lệ người lớn biết chữ và là một trong những nướcđứng đầu về tiếp cận dịch vụ y tế và đứng đầu về tiếp cận an toàn trong cácnước ASEAN” Tuy nhiên, vẫn còn mốt số vấn đề đặt ra về sức khỏe của phụ

nữ nông thôn

- Chuyên môn kỹ thuật

Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường trong nhữngnăm gần đây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt là lao động nữ ở nôngthôn thoát ra khỏi ràng buộc cơ chế kế hoạch hóa tập trung nhưng chưa thực

sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh

tế truyền thống, cùng với những thiếu hụt cả về năng lực và điều kiện của laođộng nữ trong sản xuất, kinh doanh Sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp

Ngày đăng: 04/09/2016, 08:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Xuân Bá (2006), Báo cáo các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Xuân Bá (2006)
Tác giả: Lê Xuân Bá
Năm: 2006
7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Từ điển xã hội học Orford, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), "Từ điển xã hội học Orford
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
10.Lê Ngọc Hùng (2011), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Ngọc Hùng (2011), "Lịch sử và lý thuyết xã hội học
Tác giả: Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb. Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2011
20. T.Hertz, AP de la O Campos, A.Zezza, C.Azzarri, P.Winters, EJ Quinxones, B.Davis (2009) “Wage inequality in International perspective: Effects of location, sector and gender”) Sách, tạp chí
Tiêu đề: T.Hertz, AP de la O Campos, A.Zezza, C.Azzarri, P.Winters, EJQuinxones, B.Davis (2009) "“Wage inequality in Internationalperspective: Effects of location, sector and gender
21. FAO (2010 -11), “The state of Food anh Agriculture. Women in Agriculture: Closing the gender gap for development” Sách, tạp chí
Tiêu đề: FAO (2010 -11), “The state of Food anh Agriculture. Women inAgriculture: Closing the gender gap for development
1. Trần Thị Vân Anh, Đỗ Thị Bình (2003), Giới và công tác giảm nghèo, Nxb Thanh niên, Hà Nội Khác
5. Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Chí Chung (2015), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam với việc tăng cường vốn xã hội với phụ nữ nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Tạp chí khoa học Thủy lợi, tháng 6, 2015, tr 20 – 26 Khác
8. Nguyễn Thị Kim Hoa (2008), Tác động của quá trình Đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình, Tạp chí Xã hội học, số 1, Tr.39 - 46 Khác
9. Viện xã hội học (2010) Một số vấn đề cơ bản về sự biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Nxb. Hà Nội Khác
11. Nguyễn Thị Lân (2006), Vai trò của Phụ nữ dân tộc Dao trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, NXb. Nông nghiệp, Hà Nội Khác
12. Hoàng Bá Thịnh (2010), Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí cộng sản (816), tr 69 – 73 Khác
14. Nguyễn Thị Bích Thủy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April Phạm (2009) Tác động kinh tế của việc gia nhập WTO đến phụ nữ nông thôn Việt Nam, nghiên cứu định tính ở Hải Dương và Đồng Tháp, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội Khác
15. Đặng thị Ánh Tuyết (2002) Vai trò kinh tế của người phụ nữ trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, tr 39 -45 Khác
16. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2015), Phụ nữ trong sản xuất và tham gia xã hội ở nông thôn: thực trạng và khuyến nghị chính sách, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 18, kỳ 2, tháng 9 Khác
17. Lê Thi (2009), Phân công lao động và quyết định công việc gia đình (qua nghiên cứu ở Hưng Yên và Hà Nội), Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, tr 16 – 25 Khác
18. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Sự tham gia của phụ nữ trong chương trình tín dụng và tiết kiệm của MRDP: nghiên cứu năm thôn, chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam - Thụy Điển giai đoạn 1996 - 2000. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Khác
19. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Nguồn lực đảm bảo bền vững cuộc sống các gia đình nữ chủ hộ. Báo cáo tổng hợp nghiên cứu đề tài cấp Bộ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ năm 2015 - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ năm 2015 (Trang 41)
Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Chương Mỹ năm 2015 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng đất đai của Huyện Chương Mỹ năm 2015 Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) (Trang 41)
Bảng  1.2: Phân loại độ tuổi dân số của huyện Chương Mỹ năm 2015                            Đơn vị tính: Người - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
ng 1.2: Phân loại độ tuổi dân số của huyện Chương Mỹ năm 2015 Đơn vị tính: Người (Trang 43)
Bảng 1.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Chương Mỹ thời kỳ 2013 – 2015 - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 1.3 Tình hình dân số và lao động của huyện Chương Mỹ thời kỳ 2013 – 2015 (Trang 43)
Bảng 2.1: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Chương Mỹ năm 2015 - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 2.1 Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Chương Mỹ năm 2015 (Trang 45)
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi và khu vực  huyện Chương Mỹ năm 2015 - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động theo giới tính, độ tuổi và khu vực huyện Chương Mỹ năm 2015 (Trang 47)
Bảng 2.3 : Cơ cấu phụ nữ trong các cơ quan huyện Chương Mỹ - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 2.3 Cơ cấu phụ nữ trong các cơ quan huyện Chương Mỹ (Trang 49)
Bảng 2.5 : Tỷ lệ Phụ nữ tham gia công tác xã hội, sinh hoạt cộng đồng - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 2.5 Tỷ lệ Phụ nữ tham gia công tác xã hội, sinh hoạt cộng đồng (Trang 53)
Bảng 2.7  : Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 2.7 : Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt (Trang 58)
Bảng 2.9 : Phân công lao động trong hoạt động sản xuất thương mại – dịch vụ - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 2.9 Phân công lao động trong hoạt động sản xuất thương mại – dịch vụ (Trang 61)
Bảng 2.10 : Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ Nguồn thông - Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Bảng 2.10 Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ Nguồn thông (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w