1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0 6 tuổi

183 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục gia đình của Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện khoa học giáo dục, các trung tâm nghiên cứu về gia đình ... Vấn đề chức năng xã hội hóa, giáo dục trẻ em đã được đề cập đến nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu xã hội học nào tập trung nghiên cứu chức năng xã hội hóa ban đầu, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 06 tuổi. Từ nhận thức thực tiễn cũng như lý luận đã nêu, tôi nhận thấy việc nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ giai đoạn 06 tuổi, thực trạng thực hiện vai trò làm cha mẹ hiện nay... là rất cấp thiết. Đây là mảng đề tài mới cần xã hội học quan tâm nghiên cứu, từ đó tìm ra những giải pháp giúp cha mẹ thực hiện vai trò giáo dục con hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội trong thời đại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng khốc liệt, thách thức mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi quốc gia. Thực tế công tác giảng dạy kỹ năng làm cha mẹ, tham vấn tâm lý về các vấn đề gia đình, giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ gần 10 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh cũng là lý do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu vấn đề trên. Qua tiếp xúc với các bậc cha mẹ, tôi nhận thấy trước biến động xã hội hiện nay, họ rất băn khoăn, lo lắng không biết nên dạy con như thế nào, dạy con từ thuở còn thơ là từ khi nào? Tại sao trẻ em bây giờ hư nhiều? Làm thế nào dạy con nên người?... Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn từ 0 6 tuổi, nghiên cứu trường hợp tại quận Gò Vấp và Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh” cho luận án của mình.

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-PHẠM THỊ THÚY

Vai trß cña cha mÑ trong viÖc gi¸o dôc con

Giai ®o¹n 0 - 6 tuæi

(Nghiên cứu trường hợp tại quận Gò Vấp và huyện

Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-PHẠM THỊ THÚY

VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON

GIAI ĐOẠN 0 - 6 TUỔI

(Nghiên cứu trường hợp tại quận Gò Vấp và huyện Hóc Môn,

Trang 3

HÀ NỘI, 2015

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nghiên cứu của tôi nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Phạm Thị Thúy

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Nhìn lại chặng đường 4 năm qua, tôi vô cùng biết ơn hai thầy hướng dẫn củatôi, PGS.TS.Lê Ngọc Văn và TS.Trương Xuân Trường Từ khi có ý tưởng nghiêncứu, đến quá trình thực hiện luận án, tôi luôn được các thầy hướng dẫn tận tình chỉbảo, giúp đỡ, động viên Tôi biết ơn Thầy Lê Ngọc Văn, người thầy tôi đã được học

từ chương trình thạc sỹ Thầy phản biện cho luận văn thạc sỹ của tôi, và nay thầyhướng dẫn tôi thực hiện luận án này với tất cả tâm huyết của thầy dành cho vấn đềgia đình, và sự nhiệt tình chỉ bảo dành cho cá nhân học trò ít kinh nghiệm nghiêncứu như tôi Tôi biết ơn thầy Trương Xuân Trường, tuy thầy bị ốm, rồi bận việc giađình nhưng thầy vẫn luôn trả lời tận tình

Công trình nghiên cứu này là kết quả tích lũy kiến thức, kinh nghiệm mà tôimay mắn học hỏi từ các thầy cô giáo của Khoa Xã hội học- Viện Hàn lâm KHXH,Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ, ViệnNghiên cứu Gia đình và Giới, Học viện Hành chính Quốc Gia nơi tôi đang công tác,Học viện Báo chí tuyên truyền, nơi đã dạy dỗ tôi những năm đại học, Khoa xã hộihọc của ĐHKHXH&HV, nơi tôi học bậc thạc sỹ Tôi xin chân thành cảm ơn tất cảcác thầy cô tôi đã từng được học, được nghe góp ý mỗi lần bảo vệ đề tài, chuyênđề… Bên cạnh đó, tôi nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ tổ chức củaKhoa Xã hội học, cán bộ của Viện Hàn lâm KHXH, đặc biệt là cô Ths.Nguyễn Thị

Hà, chân thành cảm ơn cô

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ths Bùi Thị Hương Trầm, Ths.Trần Thanh Hồng Lan, Ths Nguyễn Ngọc Toại, các bạn đã nhiệt tình giúp tôi mãhóa, xử lý số liệu và thảo luận cùng tôi những kết quả phân tích ban đầu

Tôi trân trọng cảm ơn các chị trong Hội Phụ nữ, các đồng chí lãnh đạo củaphường 14, quận Gò Vấp và xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn đã nhiệt tình giúp tôinhững ngày đi thực địa và có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho luận án Đặc biệt,tôi vô cùng biết ơn những cha mẹ của 2 địa phương trên đã tham gia vào cuộc điềutra, trả lời bảng hỏi, phỏng vấn sâu Chính họ đã chia sẻ những kinh nghiệm, những

Trang 6

suy nghĩ, cách thức họ chăm sóc nuôi dạy con cái để từ đó tôi có được những hiểubiết hữu ích cho nghiên cứu này.

Và tôi không thể không cảm ơn Hội quán Các bà mẹ, từ năm 2007 đã mời tôichia sẻ nhiều chuyên đề về thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ Đây là nơi giúp tôi có cơhội trực tiếp trò chuyện với các bậc cha mẹ, những người khao khát học cách nuôidạy con mình Họ mang đến chia sẻ với tôi rất nhiều kinh nghiệm, những trăn trở,những băn khoăn thắc mắc, từ đó giúp tôi hiểu thực tế vấn đề nuôi dạy con hiệnnay Ngoài ra, chuyên mục “Tư vấn dành cho cha mẹ” của báo Phụ nữ Tp.HCMtrong vài năm gần đây đã giúp tôi được tâm tình cùng các cha/mẹ về việc nuôi dạycon với bao nỗi niềm, bao khó khăn Và còn nhiều nơi tương tự như hai nơi này đãgiúp tôi được học hỏi, được chia sẻ những vấn đề thực tế, thời sự nhất về thiên chứclàm cha mẹ

Sau cùng, nhưng là những người mà tôi luôn thầm cảm ơn mỗi ngày, đóchính gia đình và bạn bè đã luôn cổ vũ, thúc đẩy tôi phải cố gắng

Trân trọng cảm ơn và tri ân tất cả!

Phạm Thị Thúy

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 4

6 Điểm mới của luận án 5

7 Những hạn chế của luận án 5

8 Kết cấu của luận án 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Đôi nét về nguồn tài liệu 7

1.2 Về môi trường giáo dục gia đình và giáo dục tuổi ấu thơ 7

1.3 Sự khác biệt về vai trò giáo dục con cái ở các nền văn hóa 10

1.4 Sự khác biệt vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con 12

1.5 Sự thay đổi trong việc giáo dục trẻ em trong gia đình hiện nay 14

1.6 Vai trò cha mẹ với nội dung giáo dục con trong gia đình 15

1.7 Thai giáo - dạy con từ trong bụng mẹ, giai đoạn 0 tuổi 17

1.8 Vai trò của cha mẹ với phương pháp giáo dục con trong gia đình 22

1.9 Về phương pháp nghiên cứu của các tác giả đi trước 27

Tiểu kết 28

Trang 8

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 29

2.1 Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài 29

2.2 Định nghĩa và thao tác hóa khái niệm làm việc 49

2.3 Các biến số và lược đồ phân tích (hay là quan hệ giữa các biến) 52

2.4 Phương pháp nghiên cứu 53

2.5 Mô tả mẫu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu 56

CHƯƠNG 3 NHẬN THỨC VAI TRÒ VÀ VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG GIÁO DỤC CON 59

GIAI ĐOẠN 0 ĐẾN 6 TUỔI 59

3.1 Nhận thức của cha mẹ về vai trò giáo dục con 59

3.1.1 Nhận thức về trách nhiệm và mục tiêu giáo dục con 59

3.1.2 Nhận thức về tính đặc thù trong việc giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi 60

3.1.3 Nhận thức về nội dung giáo dục 66

3.1.4 Nhận thức về phương pháp giáo dục 68

3.1.5 Nhận thức về phương tiện giáo dục 70

3.1.6 Nhận thức về môi trường giáo dục 71

3.2 Thực trạng thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con 73 3.2.1 Nội dung giáo dục 73

3.2.2 Phương pháp giáo dục 85

3.2.3 Phương tiện giáo dục 98

3.2.4 Tự đánh giá về bổn phận của cha mẹ trong việc nuôi dạy con 102

Tiểu kết 104

Trang 9

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ TÁC NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON TỪ 0

ĐẾN 6 TUỔI 105

4.1 Tác nhân bên trong gia đình 105

4.2 Tác nhân bên ngoài gia đình 119

4.3 Những vấn đề đặt ra 128

Tiểu kết 135

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 137

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 142

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO 145

PHẦN PHỤ LỤC 156

Phụ lục 1: Bảng phỏng vấn hộ gia đình 156

Phụ lục 2: Hệ thống câu hỏi gợi ý phỏng vấn sâu 170

Phụ lục 3: Các bảng dùng trong luận án 171

Phụ lục 4: Một ca tham vấn tâm lý về cách dạy con 172

Trang 10

VHTT : Văn hóa thông tin

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Mong đợi của cha mẹ đối với con cái chia theo giới tính NTL

Bảng 3.2: Thời điểm bắt đầu giáo dục tốt nhất cho trẻ từ 0-6 tuổi chia theo giới tính

NTL

Bảng 3.2: Nhận thức thời điểm bắt đầu giáo dục tốt nhất cho trẻ từ 0-6 tuổi chia

theo giới tính và trình độ học vấn của NTL

Bảng 3.4: Những nội dung cần được giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi chia theo giới tính

NTL

Bảng 3.5: Những kỹ năng cần được giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi chia theo giới tính

NTL

Bảng 3.6: Cách dạy con tốt nhất chia theo giới tính NTL

Bảng 3.7: Phương tiện GD con tốt nhất chia theo giới tính NTL

Bảng 3.8: Những cách dạy thai nhi chia theo giới tính người trả lời

Bảng 3.9: Những đức tính đã dạy cho con từ 0-6 tuổi chia theo giới tính NTL

Bảng 3.10: Những kiến thức đã dạy cho con trong độ tuổi từ 0-6 tuổi chia theo giới

tính NTL

Bảng 3.11: Những kiến thức đã dạy cho con trong độ tuổi từ 0-6 tuổi chia theo trình

độ học vấn của NTL

Bảng 3.12: Những việc đã dạy bảo/giải thích cho bé về cách tự chăm sóc sức khỏe

bản thân chia theo giới tính NTL

Bảng 3.13: Những việc làm giúp bé phát triển trong độ tuổi từ 0-6 tuổi chia theo

giới tính NTL

Bảng 3.14: Phương pháp giáo dục con

Bảng 3.15: Những cách để giáo dục con khi bé ở lứa tuổi 0-6 tuổi chia theo nhóm

Trang 12

Bảng 3.19: Những hoạt động đã cho con tham gia bên ngoài nhà chia mức sống hộ

Bảng 3.22: Hình thức khen thưởng khi con ngoan chia theo giới tính NTL

Bảng 3.23: Người chăm sóc, dạy dỗ con nhiều nhất chia theo giới tính NTL

Bảng 3.24: Các phương tiện được bố mẹ sử dụng để hỗ trợ bé phát triển trong độ

tuổi 0-6 tuổi chia theo trình độ học vấn của NTL

Bảng 3.25: Các phương tiện đã sử dụng để hỗ trợ việc giáo dục con khi bé ở độ tuổi

từ 0 đến 6 tuổi chia theo mức sống hộ gia đình của NTL

Bảng 3.26: Tự đánh giá về bổn phận của cha mẹ trong việc dạy con khi con ở giai

đoạn 0-6 tuổi chia theo địa bàn sinh sống

Bảng 3.27: Lý do cảm thấy mình chưa làm tròn bổ phận theo địa bàn sinh sống Bảng 4.1: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi,

chia theo giới tính NTL

Bảng 4.2: Cách dạy thai nhi chia theo nhóm tuổi người trả lời

Bảng 4.3: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi

chia theo học vấn của NTL

Bảng 4.3: Thành viên gia đình

Bảng 4.4: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi

chia theo mức sống của NTL

Bảng 4.5: Nhận thức và thực tế thực hiện các kỹ năng giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi

chia theo địa bàn sinh sống của NTL

Bảng 4.6: Những nhân tố ảnh hưởng đến cha mẹ trong việc giáo dục con

Bảng 4.7: Những lý do giữ trẻ ở nhà

Bảng 4.8: Những lý do cho bé đi nhà trẻ, mẫu giáo

Trang 13

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Quan niệm về trách nhiệm giáo dục con

Biểu đồ 3.2: Thời điểm bắt đầu giáo dục trẻ tốt nhất

Biểu đồ 3.3: Các nội dung giáo dục cần thiết

Biểu đồ 3.4: Những kỹ năng cần được giáo dục cho trẻ từ 0-6 tuổi

Biểu đồ 3.5: Thời gian trung bình (giờ/ngày) dành chăm sóc con cái chia theo giới

tính NTL (cha và mẹ)

Biểu đồ 3.6: Thời gian trung bình (giờ/ngày) dành chăm sóc con cái chia theo mức

sống NTL

Biểu đồ 3.7: Các phương tiện giáo dục

Biểu đồ 3.8: Thời gian cho con coi tivi

Biểu đồ 3.9: Thời gian trung bình (giờ/ngày) các bậc cha mẹ cho các bé xem Tivi

chia theo nhóm tuổi NTL

Biểu đồ 3.10: Chọn lọc chương trình trước khi con xem chia theo trình độ học vấn

Trang 14

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lý học, giáo dục

học về giáo dục sớm cũng khẳng định: Nhân cách của trẻ hình thành trước tuổi lên

6 Điều này cho thấy, việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em giai đoạn 0-6 tuổi có một tầm

quan trọng đặc biệt Và trong giai đoạn đặc biệt này, cha mẹ chứ không phải ai khác

là người dẫn dắt trẻ, từ lúc còn là bào thai, từng bước đi vào cuộc sống Đứa trẻ saunày sẽ trở thành một con người như thế nào phần lớn được quyết định bởi nội dung,phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con cái từ thuở ấu thơ

Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tại nhiều nước côngnghiệp phát triển như Nhật Bản, Thụy Điển, Na Uy … chính phủ cho phép người

mẹ hoặc người cha được nghỉ nuôi con cho đến trước tuổi đi học, tức là từ 0- 6 tuổi,

để có điều kiện chăm sóc, giáo dục con

Ở Việt Nam, kinh nghiệm “dạy con từ thuở còn thơ” cũng được ông cha ta

đề cao Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng nhận thức đầy đủ về vai trò giáodục con trong giai đoạn trẻ 0 – 6 tuổi

Hơn nữa, sự tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ và nam giới vào thịtrường lao động bên ngoài gia đình cùng với sự chuyển đổi các giá trị, chuẩn mựcgia đình trong điều kiện công nghiệp hóa, toàn cầu hóa đang tước đi thời gian vàlàm giảm sút vai trò của cha mẹ dành cho việc chăm sóc, giáo dục con cái Do bậnlàm ăn, không ít cha mẹ đã phó mặc việc chăm sóc giáo dục con cho các tổ chứcbên ngoài gia đình Thực tế, không ít nhà giữ trẻ chỉ là nơi trông giữ đơn thuầntrong thời gian cha mẹ đi làm Tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm, thậm chí bạo lựccủa người trông trẻ đối với trẻ em đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như báochí đã lên tiếng Hiện tượng trẻ em phạm pháp, bạo lực học đường, hỗn láo với cha

mẹ, vô lễ với thầy cô, nghiện game, hiếp dâm, tự tử… xuất hiện ngày càng nhiềutrên các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 15

Vậy trong bối cảnh xã hội hiện nay làm thế nào để thực hiện tốt vai trò củacha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi? Đây là một vấn đề xã hội có ýnghĩa lý luận và thực tiễn hết sức cấp bách.

Thời gian gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục giađình của Viện Xã hội học, Viện nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện khoa học giáodục, các trung tâm nghiên cứu về gia đình Vấn đề chức năng xã hội hóa, giáo dụctrẻ em đã được đề cập đến nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu xã hộihọc nào tập trung nghiên cứu chức năng xã hội hóa ban đầu, vai trò của cha mẹtrong việc giáo dục con giai đoạn 0-6 tuổi

Từ nhận thức thực tiễn cũng như lý luận đã nêu, tôi nhận thấy việc nghiêncứu vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ giai đoạn 0-6 tuổi, thực trạng thựchiện vai trò làm cha mẹ hiện nay là rất cấp thiết Đây là mảng đề tài mới cần xãhội học quan tâm nghiên cứu, từ đó tìm ra những giải pháp giúp cha mẹ thực hiệnvai trò giáo dục con hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội trong thờiđại toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng khốc liệt, thách thức mỗi cá nhân, mỗi giađình, mỗi quốc gia

Thực tế công tác giảng dạy kỹ năng làm cha mẹ, tham vấn tâm lý về các vấn

đề gia đình, giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ gần 10 năm nay tại thành phố HồChí Minh cũng là lý do thôi thúc tôi chọn nghiên cứu vấn đề trên Qua tiếp xúc vớicác bậc cha mẹ, tôi nhận thấy trước biến động xã hội hiện nay, họ rất băn khoăn, lolắng không biết nên dạy con như thế nào, dạy con từ thuở còn thơ là từ khi nào? Tạisao trẻ em bây giờ hư nhiều? Làm thế nào dạy con nên người?

Với tất cả những lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vai trò của cha

mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn từ 0- 6 tuổi, nghiên cứu trường hợp tại quận

Gò Vấp và Huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh” cho luận án của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nhận diện việc thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giaiđoạn 0-6 tuổi, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thứccủa cha mẹ và hỗ trợ cha mẹ trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa ban đầu đốivới trẻ em

Trang 16

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

• Tổng quan vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

• Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu vai trò của cha mẹ trong việcgiáo dục con từ 0- 6 tuổi

• Điều tra, khảo sát thực trạng thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáodục con 0-6 tuổi, từ nhận thức đến thực hiện vai trò

• Phân tích, tổng hợp số liệu điều tra nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm

xã hội khác nhau trong việc thực hiện vai trò giáo dục con từ 0- 6 tuổi và những tácnhân ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-

6 tuổi

• Đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức và hành vi của cha

mẹ trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa ban đầu đối với trẻ em

3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0-6 tuổi

3.2 Khách thể nghiên cứu

Các bậc cha mẹ đang có con trong độ tuổi 0-6 ở quận Gò Vấp và huyện HócMôn, Thành phố Hồ Chí Minh

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về thời gian: khảo sát được tiến hành vào tháng 5 và tháng 6 năm 2012

- Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu là quận Gò Vấp và huyện Hóc

Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Lý do chọn địa bàn nghiên cứu: Việc chọn Hóc Môn và Gò Vấp để phản ánh

đặc điểm khác nhau giữa một huyện ngoại ô và một quận trung tâm với những đặcđiểm kinh tế - xã hội khác nhau Tại hai địa bàn này, tác giả chọn một xã (TrungChánh) và một phường (phường 14) đại diện cho hai địa bàn trên dựa trên nhữngđặc điểm của các địa bàn nhằm so sánh những khác biệt (nếu có) về nội dung,phương pháp giáo dục con 0-6 tuổi theo địa bàn cư trú giữa nông thôn và đô thị

Trang 17

- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Đề tài giới hạn vấn đề nghiên cứu về các

phương diện nhận thức và việc thực hành của cha mẹ trong quá trình thực hiện vaitrò giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi, thể hiện cụ thể ở nội dung, phương pháp vàphương tiện giáo dục

4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các bậc cha mẹ có nhận thức và hành vi (thực hành) như thế nào

để thực hiện vai trò của họ trong giáo dục con 0-6 tuổi?

Câu hỏi 2: Việc giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi có khác biệt giữa cha và mẹ,

giữa những người có độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức sống và nơi cư trúkhác nhau không?

Câu hỏi 3: Các bậc cha mẹ hiện nay đang có nhu cầu như thế nào trong việc

giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi xin đưa ra ba giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: Có một khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành vi trong việc

thực hiện vai trò giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi

Giả thuyết 2: Giới tính, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, mức sống, nơi cư trú của

cha mẹ có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức và hành vi giáo dục con giai đoạn 0- 6tuổi của họ

Giả thuyết 3: Hiện nay, việc thực hiện vai trò giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi

đang gặp nhiều khó khăn nên cha mẹ có nhu cầu được trang bị kỹ năng làm cha mẹ

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

5.1 Ý nghĩa lý luận

- Luận án vận dụng lý thuyết vai trò xã hội và lý thuyết xã hội hóa vào

nghiên cứu “Vai trò của cha mẹ trong việc dạy con từ 0-6 tuổi” nhằm làm rõ nhận

thức và hành vi của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con từ 0-6 tuổi ở ViệtNam hiện nay

Trang 18

- Luận án góp phần bổ sung khái niệm xã hóa ban đầu đối với trẻ em giaiđoạn 0-6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 0 tuổi.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận án góp phần bổ sung thông tin cần thiết trong nghiên cứu vai trò củacha mẹ trong giáo dục con từ 0-6 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở ViệtNam nói chung

- Luận án cung cấp các luận cứ khoa học, gợi ra những suy nghĩ cho việc đềxuất giải pháp, chính sách hỗ trợ gia đình và cha mẹ trong việc thực hiện chức năng

xã hội hóa giáo dục con từ 0-6 tuổi

- Luận án có thể sử dụng là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy về

xã hội học gia đình và cho những ai quan tâm đến việc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi

6 Điểm mới của luận án

Chủ đề giáo dục con từ 0-6 tuổi còn rất ít được đề cập đến trong các côngtrình nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam Dựa trên các lý thuyết xã hội học về vai trò

và lý thuyết xã hội hóa, luận án tiến hành khảo sát thực nghiệm làm rõ vai trò khôngthể thay thế được của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0-6 tuổi, đặc biệt làgiai đoạn 0 tuổi Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm thay đổi nhận thứccủa các nhà quản lý, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ về việc giáo dục trẻ giai đoạn0-6 tuổi

7 Những hạn chế của luận án

- Do đây là nghiên cứu được thực hiện từ nguồn kinh phí riêng rất hạn hẹp,nên có hạn chế trong việc chọn mẫu nghiên cứu Nghiên cứu có mẫu ở phạm vi địaphương, chưa phải phạm vi toàn quốc vì vậy mẫu nghiên cứu chưa mang tính đạidiện ở tầm quốc gia

- Thời gian thực hiện ngắn, nên tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu toàndiện tất cả các nội dung và phương pháp giáo dục trẻ từ 0- 6 tuổi mà chỉ giới hạnmột số nội dung chủ yếu Nội dung của luận án mới chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu

về các phương diện nhận thức và việc thực hành của cha mẹ trong quá trình thực

Trang 19

hiện vai trò giáo dục con giai đoạn 0- 6 tuổi, thể hiện cụ thể ở nội dung, phươngpháp và phương tiện giáo dục.

- Cuộc nghiên cứu cũng gặp một số khó khăn như điều tra viên khó tiếp cậncác ông bố do họ bận đi làm, hoặc do họ cố tình để cho vợ tham gia khảo sát vì họcho rằng chuyện dạy con là chuyện của vợ Ngoài ra do trình độ học vấn của ngườidân chưa cao, cũng như chưa quen với cách trả lời bảng hỏi, nên quá trình hướngdẫn trả lời bảng hỏi mất nhiều thời gian

- Ở Việt Nam có rất ít đề tài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài nêntác giả ít có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của người đi trước Do đó, tác giả có thểkhông tránh khỏi những hạn chế về nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, luận án gồm 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

- Chương 3: Nhận thức vai trò và thực hiện vai trò của cha mẹ trong việcgiáo dục con giai đoạn từ 0-6 tuổi

- Chương 4: Một số tác nhân ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò của cha mẹtrong việc giáo dục con từ 0 đến 6 tuổi

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Đôi nét về nguồn tài liệu

Tài liệu liên quan đến vấn đề vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con khá

phong phú, bao gồm các báo cáo khoa học, sách, bài viết, luận văn của các tác giảtrong và ngoài nước Vấn đề tác giả đề tài quan tâm được các tác giả nhìn nhận dướinhiều góc độ: xã hội học, tâm lý học, giáo dục học

Trong số 155 tài liệu mà tác giả tiếp cận được gồm có: 22 bài báo khoa học,

121 công trình nghiên cứu là báo cáo, sách, luận văn (trong đó xã hội học có 50, tâm

lý học - giáo dục học có 48 và các tài liệu khác), 04 tài liệu từ Internet, 10 tài liệu

bằng tiếng Anh, (trong đó tài liệu tâm lý là 3, xã hội học 7) (xem danh mục tài liệu tham khảo).

Phần lớn các tài liệu này viết về chức năng giáo dục, xã hội hóa của gia đình,cách giáo dục cụ thể, các tình huống giáo dục trong gia đình Các tài liệu xã hộihọc đề cập đến lý thuyết xã hội hóa, chức năng xã hội hóa của gia đình Các tài liệutâm lý học nghiên cứu tâm lý trẻ em, mối quan hệ cha mẹ con và cách giáo dục cụthể trong gia đình

Tác giả nhận thấy ở Việt Nam chưa có tài liệu xã hội học nghiên cứu về vaitrò của cha mẹ trong việc giáo dục con ở giai đoạn 0 đến 6 tuổi, liên quan đến giaiđoạn trẻ 0- 6 tuổi chỉ có vài công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dụchọc Ngoài một số ít những nghiên cứu mang tính lý luận, đa số tài liệu còn lại làcác công trình thực nghiệm, các loại sách phổ biến kiến thức nuôi dạy con

Nguồn tài liệu trên đây đã giúp cho người viết tổng quan hiểu được những gìcác tác giả đi trước đã làm được, những gì chưa làm được, những gì cần bổ sungthêm Nói cách khác, đây chính là những tiền đề không thể thiếu để tác giả triển

khai đề tài nghiên cứu của mình là “Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn từ 0 – 6 tuổi” Dưới đây là những nội dung chính được các tác giả đi trước

nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.2 Về môi trường giáo dục gia đình và giáo dục tuổi ấu thơ

Theo nhà xã hội học John.J.Macionis (1987), xã hội hóa là tiến trình kéo dàisuốt đời dựa trên sự tương tác xã hội qua đó cá nhân phát triển khả năng con người

Trang 21

của mình và học các mẫu văn hóa của xã hội Đây là quá trình biến đổi từ con ngườisinh vật sang con người xã hội Xã hội hóa là quá trình qua đó kinh nghiệm xã hộicung cấp cho cá nhân những phẩm chất và năng lực mà chúng ta kết tinh dần đểhoàn thiện mình Đối với xã hội nói chung, xã hội hóa là phương tiện dạy văn hóacho mỗi thế hệ mới Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của con người[85:183] Talcott Pasons cũng có cùng quan điểm này Ông cho rằng trong mỗitrường hợp vai trò của bố mẹ, con trai, con gái được phân biệt rõ ràng (mỗi người

có vai trò và chức năng riêng) Đứa trẻ được xã hội hóa để định hướng không nhữngtrong gia đình mà còn đối với các cơ cấu khác như trường học và nhóm đồng đẳngngoài gia đình qua thâm nhập [140:296-298]

Tony Bilton và các cộng sự (1993) coi quá trình xã hội hóa của một người từnhững năm tháng đầu tiên của cuộc đời rõ ràng là có ảnh hưởng quyết định tới thái

độ và hành vi khi đã lớn Cho nên gia đình, như là nhóm người đầu tiên mà mỗi cánhân trong mọi xã hội thường phải phụ thuộc vào, rõ ràng là một môi trường xã hộihóa có tầm quan trọng chính yếu Phần lớn ảnh hưởng của gia đình trong giai đoạn

sơ khai của quá trình xã hội hóa được thực hiện một cách không chính thức vàkhông có chủ định và là sản phẩm của tương tác xã hội giữa những người gần gũinhất về tinh thần và thể chất Ví dụ, chính gia đình là nơi đầu tiên chúng ta chứngkiến cung cách hành vi giữa đàn ông và đàn bà Tuy nhiên, mặc dầu có tầm ảnhhưởng quyết định như vậy, quá trình xã hội hóa trong những năm đầu cuộc đờikhông chỉ giới hạn trong gia đình Khi đứa trẻ lớn lên, các môi trường khác bênngoài cũng bắt đầu có ảnh hưởng Ví dụ: những đứa trẻ khác mà nó tiếp xúc- bạn bècùng lứa tuổi, bạn cùng chơi… cũng có ảnh hưởng xã hội hóa quan trọng Môitrường này được gọi là nhóm tương đương và có lẽ là môi trường xã hội hóa đầutiên mà bọn trẻ tiếp xúc được những suy nghĩ và hành vi khác với những điều màchúng học được ở nhà [110:27]

Chức năng xã hội hóa ban đầu của gia đình, vai trò của cha mẹ trong việcgiáo dục con cũng luôn được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam quan tâm Lê Thi

(1997), trong công trình Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người

Trang 22

Việt Nam đã tập trung vào vai trò của gia đình nói chung đối với việc xây dựng

nhân cách con người Tác giả nhấn mạnh chức năng xã hội hóa của gia đình, coi giađình là thiết chế giáo dục cơ sở, là trung tâm đào tạo đầu tiên giúp đứa trẻ tập sự đivào cuộc sống Chính gia đình chuẩn bị cho trẻ có thể phát triển đầy đủ tiềm lực của

nó và đóng vai trò hữu ích trong xã hội khi đến tuổi trưởng thành Giai đoạn từ lúc sinh ra đến 6 tuổi là giai đoạn mấu chốt để hình thành sự thông minh, nhân cách và

cách cư xử xã hội của trẻ Bà cho rằng quá trình xã hội hóa diễn ra đầu tiên ở môitrường xã hội nhỏ trong gia đình (là nơi hình thành gốc nhân cách của đứa trẻ) dầndần mở ra cả môi trường xã hội rộng lớn: nhà trường, bạn bè, đoàn thể, nhà nước vàcộng đồng xã hội [93]

Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Ngọc Văn (2011) khẳng định gia đình là môi

trường vi mô có vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn xã hội hóa ban đầu Nhưngchức năng xã hội hóa gia đình không chỉ dừng lại ở giai đoạn xã hội hóa ban đầu(cung cấp các kinh nghiệm xã hội, nuôi nấng, chăm sóc, rèn luyện các thói quen,các kỹ năng từ khi còn nhỏ) mà còn diễn ra suốt cả cuộc đời con người với tư cách

là quá trình liên tục Gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ Trẻ em

được tiếp thu giá trị văn hóa để hòa nhập vào xã hội Vai trò cha mẹ là truyền thụnhững kiến thức đó cho trẻ em [129]

Như vậy, các tác giả đề cập ở trên khi nghiên cứu về chức năng xã hội hóa

đều có sự thống nhất ở quan điểm coi gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên vàquan trọng nhất, bên cạnh đó trẻ em còn chịu ảnh hưởng của các môi trường khácnhư nhà trường, bạn bè, đoàn thể, nhà nước và cộng đồng xã hội

Các nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước tập trung nghiên cứu vai tròcủa cha mẹ trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa, giáo dục con khá đầy đủ vàsâu sắc Nhưng các nghiên cứu trong nước mới đề cập đến vai trò của cha mẹ trongviệc giáo dục con cái nói chung, chứ chưa có công trình nào đề cập đến vai trò củacha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0 đến 6 tuổi

Các công trình đều không nói rõ lý thuyết được sử dụng để giải thích Qua sựtổng hợp, tác giả nhận thấy các nghiên cứu có sự dụng lý thuyết xã hội hóa và lý

Trang 23

thuyết vai trò xã hội Các tác giả đề cập tới chức năng xã hội hóa của gia đình diễn

ra sau khi đứa trẻ được sinh ra Chưa có công trình nghiên cứu nào nói về quá trình

xã hội hóa bắt đầu từ khi trẻ còn ở trong bào thai

1.3 Sự khác biệt về vai trò giáo dục con cái ở các nền văn hóa

Theo Bert N.Adams và Jan Trost (2005), trong cuốn “Cẩm nang về nghiên cứu gia đình trên thế giới” cha mẹ đóng vai trò quan trọng, song nhiều người khác

và các định chế khác cũng tham gia vào quá trình nuôi dưỡng đứa trẻ Ở Phần Lan,việc nuôi dưỡng và xã hội hóa trẻ em không chỉ diễn ra trong gia đình và trong cácmối quan hệ thân thiết mà còn có sự tham gia của nhiều tổ chức như trường mẫugiáo, trường học, trung tâm y tế, các phương tiện truyền thông, nơi làm việc của chamẹ,… Từ khía cạnh đạo đức thì việc nuôi dưỡng con cái thuộc trách nhiệm chínhcủa cha mẹ và gia đình Ở các nước Trung Đông, con trai được nuôi dạy để chịutrách nhiệm về dòng họ và tài sản khi chúng trưởng thành Ở Iran, giữa cha mẹ vàcon cái luôn có mối quan hệ và gắn kết về tình cảm chặt chẽ trong suốt cuộc đời.Tuy nhiên, sự thể hiện tình cảm được chấp nhận chỉ đối với con gái mà không dànhcho con trai Sự kính trọng và vâng lời của con cái đối với cha mẹ là mong ước củacha mẹ ở các quốc gia vùng Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Châu Mỹ La tinh

và nhiều nơi khác

Các nghiên cứu cho thấy có sự xung đột giữa thế hệ cha mẹ và thế hệ con cáitrong quan niệm về cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ Cha mẹ ở Áo mongmuốn con cái phải có tinh thần trách nhiệm, sống độc lập, là những cá nhân có lòngbao dung và biết cư xử Ở nhiều quốc gia, tính độc lập của con cái là điều mong

muốn nhất của các bậc cha mẹ vì đối với họ, đầu tư vào con cái chính là cho tương

lai của chúng chứ không phải để nhờ cậy khi tuổi già Nghiên cứu ở Trung Quốccho thấy chính sách một con có tác động rất lớn đến cuộc sống gia đình Trẻ em ởTrung Quốc không có anh chị em và có rất ít anh chị em họ Chúng chỉ có ông bà vàcha mẹ Điều này đã tạo ra một thế hệ những “ông vua con” trong gia đình

Mặc dù ngày nay, ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phương Tây, trẻ em trai

và trẻ em gái đã có cơ hội tiếp cận giáo dục bình đẳng song ở một số quốc gia khác,

Trang 24

trẻ em trai và trẻ em gái vẫn chưa được đối xử bình đẳng Ấn Độ là một ví dụ điểnhình Theo nghiên cứu của tác giả J.P.Singh, sự khác biệt trong quá trình xã hội hóa

theo giới ở Ấn Độ là do “nhu cầu sinh con trai ở các gia đình Ấn Độ là một nhu cầu quan trọng nên trẻ em gái thường không nhận được sự quan tâm nhiều của gia đình Trẻ em gái bị gia đình bỏ bê đến nỗi nhiều em không còn có mong muốn gì trong cuộc sống Khi trưởng thành, chúng có xu hướng đánh mất giá trị của mình hoặc không còn quan tâm đến bản thân” Không chỉ là sự phân biệt đối xử giữa con

trai và con gái, ở nhiều nước, người cha rất ít tham gia vào công việc chăm sóc vànuôi dưỡng con cái và dồn trách nhiệm này cho người mẹ Ở Cuba, nhiều nam giớihầu như không cùng vợ chăm sóc và nuôi dưỡng con cái hoặc thậm chí rất ít khi gầngũi con Người vợ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái [7]

Ở Việt Nam, năm 2002, dự án “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã có những phân tích liên quan đến thực trạng dạy con của các cha mẹ.

Trong bài phân tích về chức năng của gia đình, tác giả Lê Ngọc Văn đánh giá vaitrò của gia đình trong chức năng giáo dục - xã hội hóa trẻ em đã rất được đề cao.Tâm lý thụ động, phó mặc việc giáo dục con cho nhà trường và các tổ chức xã hộitrong thời kỳ bao cấp đã được khắc phục Tuy nhiên có một mâu thuẫn nảy sinh là cácbậc cha mẹ thường không đủ thời gian dành cho việc chăm sóc, giáo dục con (13,6 %người cha và 8,8% người mẹ cho biết họ không có thời gian dạy con) Mặt khác, giađình cũng không có đủ những điều kiện và tri thức cần thiết đáp ứng được nhu cầu pháttriển nhân cách toàn diện của trẻ em trong xã hội hiện đại (31,2%) [129]

Tác giả Lê Thi (2011) khi phân tích số liệu từ cuộc Tổng điều tra Dân số vànhà ở 2009 đi đến kết luận cha mẹ hiện nay đã có những cách ứng xử phù hợp dựatrên việc giảng giải khi con mắc lỗi (97,7% với con trai, 98% với con gái) Tuynhiên khó khăn chính của cha mẹ hiện nay vẫn tiếp tục là thiếu thời gian chăm sóccon do áp lực kiếm sống Tác giả cho rằng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau giữa cha

mẹ và con cái đang là xu hướng của nhiều gia đình hiện nay [96]

Kết quả phân tích ở trên cho thấy, dù có sự tương đồng trong quan niệm vềtầm quan trọng của cha và mẹ trong việc giáo dục con cái, nhất là khi con cái ở lứa

Trang 25

tuổi 0-6 tuổi, song các vai trò này vẫn có sự khác biệt rất nhiều giữa các nền vănhóa khác nhau

1.4 Sự khác biệt vai trò giữa cha và mẹ trong việc giáo dục con

Tác giả Mai Huy Bích (2009), trong bài Vài nhận xét về vai trò chăm sóc và dạy dỗ của người cha, đã phân tích vai trò người cha trong sự so sánh với vai trò

người mẹ Ông cho rằng so với người mẹ, nhìn chung vai trò của cha ít được chú ý

và nhấn mạnh hơn, nếu không nói là mờ nhạt hơn Việc thực thi vai trò cha mẹmang đậm màu sắc giới, tức là có sự khác biệt rõ rệt giữa làm cha với làm mẹ Dothiên hướng tự nhiên, người cha thường hướng vào vợ nhiều hơn là con cái, và sovới người mẹ, họ cần học hỏi nhiều hơn để thực thi vai trò của mình (làm cha) Vềmặt sinh học, nam giới chỉ có một định hướng bẩm sinh đó là định hướng giới tính,

nó hướng họ về phía nữ giới Trong khi đó, nữ giới có hai định hướng: một là địnhhướng giới tính, đưa họ về phía nam giới, và một nữa là định hướng sinh sản, nhằmvào con cái Sự tác động qua lại giữa mẹ và con có nhiều phản ứng mang tính tựnhiên So với sự gắn bó đối với con cái của nữ giới, thì sự gắn bó của nam giới là dohọc hỏi về mặt xã hội mà có Các động vật linh trưởng khác thường không làm cha,còn ở con người, việc thực thi vai trò này phần nhiều là do học hỏi từ phụ nữ cũngnhư do đòi hỏi của các chuẩn mực về quan hệ thân tộc, chứ ít có tính bẩm sinh ởnam giới Theo nhà nghiên cứu Mỹ N.Townsend, vai trò của người cha đối với concái không mang tính chất trực tiếp, mà cần thông qua vai trò trung gian của người

mẹ Qua các dẫn liệu vừa nêu, tác giả Mai Huy Bích kết luận, có thể nói nếu một xãhội muốn chia sẻ việc làm cha làm mẹ thì chỉ khuyến khích nam giới làm cha không

thôi chưa đủ Cần thể chế hóa việc đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh và con cái

cho nam giới nhằm bù lại cho định hướng tự nhiên của họ và tăng cường sự học hỏi

về mặt xã hội và rèn luyện vai trò làm cha của họ [9]

Mối quan hệ gắn bó mẹ con- vai trò đặc biệt của người mẹ

Nhiều nhà tâm lý học, đặc biệt là các nhà phân tâm học đều cho rằng chấtlượng mối quan hệ gắn bó sớm giữa mẹ và con trong thời kỳ mang thai và trongnhững năm tháng đầu đời có ảnh hưởng rất quan trọng đến việc hình thành nhâncách cho con trẻ

Trang 26

Nhà tâm lý học người Anh là John Bowlby (1907 – 1990) đã có nhữngnghiên cứu về sự gắn bó giữa mẹ và con, về nhu cầu và khao khát được yêu thươngcủa trẻ Ông khẳng định rằng tình cảm, sự chăm sóc gần gũi của người mẹ tạo cảmgiác an tâm giúp trẻ phát triển Ngược lại những đứa trẻ sống trong môi trường thiếutình cảm yêu thương, bị tách rời khỏi mẹ sẽ sống trong cảm giác lo âu, dễ rơi vàotrầm cảm và dễ mắc một số chứng bệnh tâm lý

Donald Winnicott (1969), nhà phân tâm học người Anh, một bác sĩ nhi khoakiêm chuyên gia tâm lý nổi tiếng đã nghiên cứu về tương tác sớm mẹ con và nhữngảnh hưởng của mối quan hệ này đến đời sống tâm lý của đứa trẻ Những xung độttâm lý mà sản phụ gặp phải trong suốt thai kỳ, sinh nở và sau khi sinh là nguồn gốccủa những rối nhiễu tâm lý xuất hiện sớm ở trẻ và có thể gây khó khăn trong giaiđoạn dậy thì của trẻ

Trong công trình nghiên cứu về mối quan hệ mẹ con, Winnicott cho rằng đứatrẻ từ lúc mới sinh ra đã cần đến sự chăm sóc nhẹ nhàng và tình cảm trìu mến củangười mẹ Dù không hiểu được lời nói của mẹ nhưng trẻ vẫn cảm nhận được tìnhyêu thương thông qua ánh mắt, lời nói, cử chỉ quan tâm sâu sắc của người mẹ Ông

đã có những nghiên cứu đối với những đứa con của các bà mẹ bận rộn Khi người

mẹ bị áp lực bởi công việc quá nhiều, khi chăm sóc con với với thái độ vội vã, thiếu

ân cần để tranh thủ lo việc khác thì đứa trẻ sẽ phản ứng bằng cách từ chối ăn, nôn

ói, bứt rứt, khóc đêm … Có những trẻ không biểu hiện ngay tức thì thái độ nàynhưng cảm xúc khó chịu sẽ dồn nén và trẻ sẽ bộc lộ vào một thời điểm khác bằngmột số hành vi bướng bỉnh Ông cho rằng người mẹ đóng vai trò gương soi đối vớitrẻ, trẻ luôn tìm cách đáp trả lại những tín hiệu giao tiếp của mẹ Trẻ nhìn vào ánhmắt mẹ trìu mến dành cho mình và phản ứng lại bằng sự thoải mái, dễ chịu Trẻcười khi nhìn thấy nét mặt tươi cười của mẹ, trẻ cũng cảm nhận nỗi buồn khi mẹbuồn bã … Và trẻ có thể có những phản ứng đáp trả khác như ngọ nguậy tay chân,vùng vẫy, khóc lóc… Ông kết luận rằng, người mẹ có thể truyền tải trạng thái tinhthần, tình cảm đến với con không chỉ bằng thị giác mà bằng tất cả các giác quankhác như thính giác, khứu giác… và bằng chính tâm lý, trạng thái tinh thần củangười mẹ

Trang 27

Nhà phân tâm học Pháp Serge Lebovici (1915-2000), chủ tịch Hiệp hội Phântâm học quốc tế, là người rất tâm huyết với mảng phân tâm học trẻ em, đã có nhữngnghiên cứu về vai trò tình cảm và cảm xúc người mẹ đối với đứa con của mình Ôngcho rằng hành vi của đứa trẻ gắn liền với sự chăm sóc của người mẹ Từ lúc mớisinh trẻ đã bị thu hút bởi mùi da thịt và hơi ấm của mẹ Cách trẻ tìm bầu vú và dòngsữa mẹ, say sưa nhìn vào khuôn mặt mẹ, dụi đầu vào lòng mẹ hay rúc vào cánh tay

mẹ rồi an tâm chìm vào giấc ngủ say nồng chứng tỏ trẻ cảm nhận được tình yêu của

mẹ từ rất sớm Ông cũng cho rằng đứa trẻ sớm nhận biết nhịp đập trái tim của người

mẹ, giọng nói của người mẹ Trẻ sẽ nín khóc khi ngửi được mồ hôi, nghe được lời

vỗ về của mẹ và nhất là được áp vào ngực trái của mẹ, là nơi trái tim mẹ với nhịpđập êm ái thân quen mà trẻ đã từng nghe khi ở trong bụng mẹ Ông kết luận rằngđứa trẻ ghi nhận dấu ấn của người mẹ, sẽ cảm thấy bất an khi người mẹ buồn mặc

dù người mẹ không cố tình thể hiện cảm xúc Sự cảm nhận của đứa trẻ không chỉthông qua nhận thức mà ở sâu thẳm trong vô thức Trước nỗi buồn và sự lo âu của

mẹ, trẻ nhũ nhi biểu lộ thông qua sự khó chịu, biếng ăn, khóc lóc… (trích lại từ luận văn thạc sỹ tâm lý lâm sàng, đề tài "Quan sát lâm sàng phương pháp giáo dục thai nhi của người Việt Nam hiện nay" của NCS, bảo vệ tháng 10/2014)[106].

1.5 Sự thay đổi trong việc giáo dục trẻ em trong gia đình hiện nay

Theo nhà nghiên cứu Lê Thi (1997), gia đình Việt Nam đang biến đổi nênviệc xã hội hóa trẻ em ngày nay không đơn giản chỉ là truyền đạt những giá trị vănhóa và những cách cư xử vốn tồn tại vững bền từ lâu mà gia đình còn phải giáo dụccho các thành viên biết tôn trọng quyền cơ bản của con người, quyền tự do cá nhântrong cộng đồng xã hội hiện đại Tác giả so sánh trong xã hội truyền thống, gia đình

có vai trò gần như tuyệt đối trong việc giáo dục trẻ, đặc biệt từ 2 đến 6 tuổi, còn giađình ngày nay giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ em bên cạnh sự ảnhhưởng từ các thiết chế xã hội khác như trường học, đoàn thể… Bố mẹ giữ vai tròquyết định trong việc cung cấp kiến thức cho trẻ - cả về số lượng và chất lượng, ởnhà trường và trong gia đình Điều này phụ thuộc vào khả năng kinh tế của cha mẹ,trình độ văn hóa của họ, việc tiếp thu nền văn minh hiện đại cũng như quan niệm

Trang 28

chung của họ về thang giá trị đạo đức, tinh thần hiện nay Bà cũng nhấn mạnh, vănhóa gia đình là cơ sở gốc cho việc hình thành nhân cách trẻ em, giữ một vị trí trọngyếu [93].

Có cùng quan điểm này là nhà nghiên cứu Lê Ngọc Văn Ông cho rằng sựbiến đổi của xã hội Việt Nam trong nhiều năm qua đã làm biến đổi sâu sắc chứcnăng xã hội hóa của gia đình truyền thống Trong xã hội mới, có sự phủ định giảnđơn nội dung và phương pháp xã hội hóa của gia đình truyền thống, có xu hướngquá đề cao vai trò của giáo dục xã hội thay vì giáo dục gia đình, đang xảy ra tìnhtrạng không chuẩn mực trong chức năng xã hội hóa của gia đình Tình trạng khôngchuẩn mực trong nội dung và phương pháp xã hội hóa của gia đình làm cho gia đìnhrơi vào tình trạng hẫng hụt, mất phương hướng dẫn đến những phản ứng khác nhauxung quanh vấn đề giáo dục con Một bộ phận gia đình muốn tiếp tục giáo dục concái theo mô hình của gia đình truyền thống: một bộ phận gia đình khác có xu hướngquay lưng lại với nền giáo dục đó Cả hai xu hướng này đều cho thấy sự lúng túngcủa gia đình Việt Nam hiện đại trong chức năng xã hội hóa của gia đình và mỗi xuhướng đều có cái giá phải trả do nó không tìm thấy một chuẩn mực thực sự cho giáodục trẻ em trong một xã hội đang biến đổi Tình trạng không chuẩn mực của giađình trong chức năng xã hội hóa còn thể hiện ở sự không thống nhất giữa các thànhviên trong nội bộ gia đình về nội dung và phương pháp giáo dục con Nhiều bậc cha

mẹ cho biết họ không biết phải giáo dục con như thế nào, theo chuẩn mực nào.Những tác động từ sự biến đổi xã hội đã làm giảm sút đáng kể vai trò của gia đìnhtrong chức năng xã hội hóa trẻ em ở nước ta trong mấy chục năm qua Nó tạo ramột khoảng trống, một sự đứt đoạn trong quá trình chuyển tiếp chức năng xã hộihóa của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, ảnh hưởng tiêu cực đếnquá trình hình thành nhân cách của con người Việt Nam hiện đại [129: 239-289]

1.6 Vai trò cha mẹ với nội dung giáo dục con trong gia đình

Mỗi tác giả có quan niệm khác nhau về nội dung giáo dục của gia đình Hầuhết các tác giả đề cập tới việc giáo dục con sau sinh Nội dung giáo dục tập trungvào giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, ứng xử là chủ yếu

Trang 29

Nhà giáo dục người Ý, Maria Montessori, chia sự phát triển của con người ralàm bốn giai đoạn, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6-12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24tuổi Mỗi giai đoạn có những đặc trưng riêng và tương ứng là các phương pháp tiếpcận giáo dục khác nhau cho từng giai đoạn Giai đoạn sau sinh đến khi trẻ đượckhoảng 6 tuổi là giai đoạn đầu tiên Theo quan sát của Montessori, trong suốt giaiđoạn này trẻ trải qua quá trình phát triển tâm sinh lý không ngừng và mạnh mẽnhất Trẻ là những cá nhân học tập và khám phá thế giới xung quanh rất tinh tếbằng các giác quan nhạy bén của mình, từ đó hình thành nên tính độc lập và tự xâydựng mang nét riêng của từng cá nhân Montessori đã nêu ra một số khái niệm đểgiải thích quá trình ‘làm việc’ này của trẻ, bao gồm khái niệm về ' 'trí tuệ thấm hút,

các thời kỳ nhạy cảm và sự bình thường hoá '' Tiến sĩ Montessori thấy rằng giaiđoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở 6 năm đầu đời - thời kỳ trẻ sở hữu

trong mình ‘trí tuệ thấm hút’ Nói cách khác, trẻ tiếp thu thế giới xung quanh

giống như miếng bọt biển hút nước vậy Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳnày là trau dồi, tu dưỡng khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ Bàcũng cho rằng đây là khả năng duy nhất, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và

nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6 tuổi [142]

Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Lê Ngọc Văn (2011) cho rằng, nội dung giáo dục của gia đình Việt Nam truyền thống gồm có: giáo dục đạo đức, giáo dục lao động- nghề nghiệp, giáo dục giới tính Giáo dục đạo đức là cốt lõi của giáo dục gia

đình Trong giáo dục đạo đức, người xưa đặc biệt chú ý giáo dục cách ứng xử vớinhững người xung quanh tức là cách sống, cách ăn ở, đi đứng, nói năng, thái độ,hành vi… của cá nhân trước cộng đồng; giáo dục tôn ti trật tự và thứ bậc trong giađình; giáo dục đạo hiếu Giáo dục lao động nghề nghiệp trước hết là giáo dục thóiquen lao động, đức tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, chịu khó lao động đi đôi với ýthức tiết kiệm trong tiêu dùng và tích trữ… Giáo dục giới tính là giáo dục bản sắcgiới tính, làm cho mỗi giới ý thức được bản sắc riêng của giới mình Giáo dục bảnsắc giới tính ở đây là làm cho con trai thấy được vai trò, sứ mệnh của mình và làmcho con gái thừa nhận đàn ông có quyền hơn mình, chấp nhận sự hy sinh, địa vịthấp kém trong gia đình và ngoài xã hội, coi đó là hợp tự nhiên [129: 248-289]

Trang 30

Trong khi đó, hai tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý (2007), trong

cuốn Gia đình học lại tìm hiểu nội dung giáo dục gia đình từ góc nhìn giá trị Các

tác giả này cho rằng trong những nội dung mà các bậc cha mẹ truyền dạy cho concháu thì đứng đầu là sự lễ phép, hiếu thảo 90,9%, tính trung thực đứng thứ hai84,2%, tính tự lập vươn lên đứng thứ ba 83,2%, cần cù, chịu khó đứng thứ tư83,8%, niềm tin vào cuộc sống đứng thứ năm 81,1% Các giá trị truyền thống vẫnđược coi là nội dung quan trọng để dậy dỗ con cháu Đó là nề nếp gia đình vàtruyền thống dòng họ, lòng yêu nước, đoàn kết, lòng hiều thảo, đức tính cần cù, chịukhó và ý chí vươn lên trong cuộc sống, giáo dục tinh thần ham học tập, nâng cao trithức cho con cái…Và trước đây, gia đình là nơi truyền dạy kinh nghiệm sống, kinhnghiệm sản xuất và kinh doanh thì ngày nay gia đình còn bao hàm chức năng truyềndạy công nghệ thông tin, truyền thông và các kỹ thuật hiện đại Việc các em nhỏtrong gia đình sử dụng thành thạo các kênh truyền hình, máy vi tính, internet, điệnthoại di động đã không còn là hiếm và điều này đã mang đến cho gia đình nhữngmàu sắc mới của quá trình xã hội hóa, phong phú và hiện đại hơn [54: 204-205]

1.7 Thai giáo - dạy con từ trong bụng mẹ, giai đoạn 0 tuổi

Nghiên cứu về giáo dục con, một số tác giả khác còn đi xa hơn nữa và cho

rằng cần giáo dục từ khi còn trong bào thai, giáo dục sớm trong giai đoạn 0 đến 6tuổi Các tác giả này nhấn mạnh đến vai trò của người mẹ trong việc giáo dục sớm,nhất là giai đoạn trong thai - 0 tuổi Tình hình nghiên cứu về việc giáo dục con từ 0tuổi (trong bào thai) ở một số nước trên thế giới được tổng hợp như sau [105]:

Ở Trung Quốc, những vấn đề liên quan đến việc giáo dục thai nhi có lịch sửrất lâu đời, từ hơn một ngàn năm trước Nhiều sách cổ ở Trung Quốc có ghi lại họcthuyết giáo dục thai nhi Trong cuốn “Trục nguyệt dưỡng thai pháp”, Từ Chí Tàiđời Bắc Tề yêu cầu thai phụ “ăn tinh uống chín, ăn canh cá, ăn thịt bò dê, không để

cơ thể mệt nhọc, không ở yên bất động một chỗ, phải ra ngoài dạo chơi” Trongcuốn “Chư bệnh nguyên hậu luận” đời Tùy nói: “Muốn con tài đức thì phải đoanchính, hòa nhã, đứng ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn bậy bạ, miệng không nói điêungoa, tâm không có tà ý” Danh y nổi tiếng đời Đường là Tôn Tư Mạc nói rõ trong

Trang 31

“Thiên kiêm yếu phương” của ông về cách dưỡng thai từng tháng, đưa ra yêu cầu vềviệc ăn ngủ đi lại của thai phụ Trong “Cổ kim đồ thư tập thành - Nhất bộ toàn lục” đờiThanh có học thuyết dạy thai nhi khá đầy đủ, hệ thống, tập hợp các nội dung có liênquan đến giáo dục thai nhi thời cổ đại, đặt tên là “Tiệu nhi vị sinh thai dưỡng môn”

Trọng tâm của những học thuyết này là cho rằng thai nhi không ngủ li bìtrong cơ thể mẹ, mà ngay từ khi mới hình thành đã chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổitâm sinh lý của người mẹ; yêu cầu trong thời kỳ mang thai, thai phụ phải tu tâmdưỡng tính, không được để thất tình (mừng, giận, thương, sợ, yêu, ghét, muốn) làmảnh hưởng

Những tài liệu trích dẫn lại này cho thấy, nền giáo dục Trung Quốc từ xưa đãcoi trọng tính cách "thiêng liêng hơn muôn loài" (linh ư vạn vật) của con người nên

đã sớm quan tâm vấn đề "thai giáo" Người xưa đã khám phá phương pháp dạy thainhi qua con đường tiềm thức để từ đó mở đường cho việc truyền đạt tri thức quacon đường ý thức sau khi trẻ chào đời

Ở Hoa Kỳ, Tiến sĩ Thomas R Verny đề cập đến sự phát triển tri thức và tâm

lý của bào thai, vạch ra tầm quan trọng của việc giao lưu tình cảm giữa người mẹ vàthai nhi trong cuốn The Secret Life of the Unborn Child Ông cho rằng thai nhi cócảm giác và tư duy, và do đó, hoạt động tâm lý của thai phụ, nhất là tình thương củangười mẹ, có ảnh hưởng rất tích cực đối với thai nhi Và trong suốt thai kỳ, sự pháttriển cả về thể chất lẫn trí não của thai phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ dinh dưỡng

và trạng thái tâm lý của người mẹ Do vậy, để thai nhi phát triển an toàn và khỏemạnh, người mẹ cần biết những gì nên và không nên để phòng tránh trong suốt thời

kỳ mang thai Năm 1977, một chuyên gia khoa sản của Mỹ đã thành lập một trườngđại học đặc biệt - trường đại học dành riêng cho thai nhi, chuyên hướng dẫn thaiphụ cách giáo dục thai nhi Phương thức dạy học của trường là trò chuyện với thainhi một cách có hệ thống, cho nghe nhạc, vỗ và xoa ở các vị trí nhất định trên bụngthai phụ Trò chuyện nhiều với thai nhi, dạy thai nhi nhận ra giọng nói của bố mẹ.Phương pháp này giúp trẻ sau khi chào đời phát triển tốt hơn và học tập tốt hơn

Nhật Bản là nước rất coi trọng thai giáo và phổ biến thai giáo cho toàn dân.Các học thuyết về thai giáo kết hợp với kinh nghiệm dân gian được lưu truyền bằng

Trang 32

nhiều cách Khi y học phương Tây du nhập vào Nhật Bản, do người Nhật chưa kịpthời nghiên cứu ngay từ ban đầu ý nghĩa chân thực của “thai giáo” nên trong mộtthời gian dài người ta nhầm tưởng “thai giáo là mê tín” Nhưng 20 năm gần đây,cùng với sự phát triển như vũ bão của kinh tế và khoa học kỹ thuật, các chuyên gia

y học cùng với các chuyên gia giáo dục Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật vàthiết bị tiên tiến hiện đại, đưa ra các phương pháp như y học về thai nhi, giáo dụctâm lý ở giai đoạn thai nhi, làm sáng tỏ cơ sở khoa học và các phương pháp củamôn khoa học thai giáo Nhờ đó Nhật Bản đã trở thành quốc gia tích cực nhất trongviệc đề xướng thai giáo trên thế giới

Ở Anh, theo báo cáo được ghi lại từ các kết quả nghiên cứu tại Học viện

Tâm lý học Trường Đại học List, một nhóm các nhà nghiên cứu âm nhạc đã tiếnhành nghiên cứu 11 phụ nữ mang thai, yêu cầu các bà mẹ tự chọn một bản nhạc rồinghe thường xuyên trong 3 tháng trước khi sinh, có thể là nhạc cổ điển, nhạc hiệnđại, hoặc nhạc rock Sau khi bé sinh trong vòng một năm, các bà mẹ này khôngđược cho trẻ nghe bất kỳ loại nhạc nào Đến khi 11 đứa bé này tròn 1 tuổi, người tamới tiến hành khảo sát và đo lường Người ta cho trẻ nghe bản nhạc mà chúng từngnghe khi còn trong bụng mẹ, đồng thời cho các bé nghe cả những loại nhạc màchúng chưa từng được nghe bao giờ Kết quả cho thấy: 11 đứa trẻ đều chú ý đến bảnnhạc mà chúng từng được nghe, khoảng thời gian bé chăm chú hướng về phía phát

ra tiếng nhạc khá dài Người ta cũng so sánh nhóm này với nhóm 11 đứa trẻ bìnhthường khác chưa từng được nghe nhạc thì kết quả cho thấy chúng đều không tỏ raquá chú ý hay quá quan tâm đến bất kỳ một loại hình âm nhạc nào Hơn nữa, cácnhà khoa học cũng phát hiện thấy, trẻ sơ sinh tiếp nhận rất nhanh tiết tấu âm nhạccủa những bài hát mà chúng chú ý

Học viện Sức khỏe Y tế Pari, Pháp, năm 1985 cũng làm một cuộc thí nghiệm

về thai giáo với một người phụ nữ 28 tuổi đang mang thai Bắt đầu từ tháng thứ 8,

cứ cách một ngày người phụ nữ này lại đến Học viện khoa học để thai giáo bằng âmnhạc Thí nghiệm đã chứng minh rằng, thai nhi trước khi chào đời có thể có khảnăng cảm thụ giáo dục, và đứa trẻ dù đang trong giai đoạn thai nhi cũng đã có trínhớ, sau khi ra đời vẫn nhớ lại được

Trang 33

Hiện nay, tại Pháp phổ biến phương pháp “haptonomie” do Franz

VELDMANN (6/9/1921-15/1/2010), người Hà Lan (ông làm việc ở Pháp) đề xuất

“Haptonomie” là phương pháp thông qua việc sờ giúp liên lạc tiếp xúc với thai nhi

và tạo cho mẹ và cha của đứa trẻ một sự gắn bó sớm Theo lời của tác

giả Frans Veldman “haptonomie” là "khoa học của sự tương tác và các mối quan

hệ tình cảm của con người." Nó dựa trên cái gọi là sự hiện diện và "xác nhận" tình

cảm, được bộc lộ ra bằng việc sờ Chất lượng độc đáo của sự hiện diện này sẽgiúp sự phát triển tình trạng an toàn cơ bản nơi người khác, dù người đó đang đaukhổ, bệnh tật, đang hấp hối hoặc chưa được sinh ra Hình thức nổi tiếngnhất của haptonomie được đề cập đến là bộ ba gồm cha, mẹ và thai nhi Bắt đầu từkhoảng tháng thứ tư của thời kỳ thai nghén, thai nhi phát triển đủ để cảm nhậnđược sự (sờ) chạm vào đầy tình cảm và đáp ứng với việc chạm vào đó Sờ (tiếp xúcbằng xúc giác) là "ngôn ngữ" đầu tiên, như Ashley Montagu và một số nhà nghiêncứu khác đã chứng minh Tiếp xúc Haptonomie là những cái sờ, chạm vào đầy tìnhcảm và chất lượng tạo cho thai nhi một cảm giác an toàn Nó sẽ đảm bảo cho thainhi một sự cân bằng cảm xúc tốt hơn sau khi sinh Sự sờ, chạm vào có thể tiếp tụcxảy ra trong khi sinh, điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và sự thíchnghi của bé với cuộc sống mới ngoài tử cung Phương pháp này đã được minhchứng bằng thực nghiệm sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thai phụ khi sinh cũng nhưcho sự phát triển của trẻ sau sinh Người chồng cùng mang thai với vợ bằng cáchchia sẻ, gánh vác những công việc nặng, quan tâm đến nhu cầu tâm lý tình cảm của

vợ Qua đó, tổ ấm gia đình được củng cố, quan hệ tình cảm giữa con cái với bố mẹ

đã hình thành ngay khi đứa bé còn trong lòng mẹ Xem thai nhi như một đứa trẻ thật

sự, biết cảm xúc, biết tiếp nhận tình cảm thương yêu của bố mẹ và người thân Cảgia đình cùng âu yếm, vuốt ve, nói chuyện, hát, nói đùa với thai nhi, hình thành một

quang cảnh gia đình đầm ấm, cả nhà đang vui đùa cùng con (TheoTrung tâm nghiên cứu và phát triển Haptonomie- CIRDH Frans VELDMAN).

Liên quan đến đề tài giáo dục sớm, dạy con từ 0 tuổi, hiện nay, Trung Quốc

có Hiệp hội ưu sinh và giáo dục chất lượng cao, có nhiệm vụ nghiên cứu và phổ

Trang 34

biến giáo dục từ sớm, từ 0 tuổi Tiêu biểu cho những nghiên cứu này là “phương án

0 tuổi” của tác giả Phùng Đức Toàn Phương án 0 tuổi là tên viết tắt của “Phương

án thực thi và công trình giáo dục chất lượng cao cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi” Đây là

thành quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia mà Phùng Đức Toàn đứng đầu sau 20năm nghiên cứu và thực nghiệm Trong đó, công trình chỉ rõ con người phải nhậnthức lại về thai nhi, trẻ sơ sinh, và trẻ nhỏ Thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mộttiềm năng phát triển rất lớn Nội dung công trình bao gồm những vấn đề về cơ sở lýluận của phương án giáo dục từ sớm, cách thức dạy con cụ thể trong giai đoạn từ 0đến 6 tuổi

Phùng Đức Toàn nhấn mạnh gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ làngười thầy đầu tiên của trẻ Ngày đầu tiên khi trẻ đến với thế giới này, về mặt sinh

lý, chúng đã tách rời khỏi cha mẹ, song về mặt tinh thần chúng vẫn có sự liên kếtchặt chẽ với cha mẹ Vai trò của cha mẹ là vai trò không thể thay thế được trongquá trình giáo dục ngay từ giai đoạn đầu cho trẻ

Nội dung giáo dục của “phương án 0 tuổi” gồm có 15 phương diện: rènluyện cơ quan cảm giác, phát triển khả năng giao tiếp xã hội, dạy trẻ biết quan sát

và đặt câu hỏi, phát triển thể lực và độ khéo léo, rèn luyện kỹ năng lao động và chếtác, bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ, dạy trẻ học âm nhạc và ca múa, dạy trẻ hội họa

và tạo hình, dạy trẻ đồ chơi, tự tạo đồ chơi và làm thí nghiệm, cuộc sống và các tròchơi tập thể, dạy trẻ lòng yêu thiên nhiên và nhận thức thiên nhiên, dạy trẻ tìm hiểu

và nhân thức xã hội, dạy trẻ nhận biết mặt chữ và đọc hiểu từ sớm, các hoạt độngkhác [111: 298]

Ở Việt Nam, ngay từ năm 1989, bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, trong cuốn giáotrình Tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam, đã trình bày một ca đặc biệt với phươngpháp phân tích ca của tâm lý học, nói về mối quan hệ mẹ con từ trong bụng mẹ đếnthời kỳ sơ sinh Người mẹ là bác sỹ Nhi khoa, sinh một đứa con gái, suốt một nămđầu không chịu bú, không chịu ăn Người mẹ thay đổi cách nấu bột, pha sữa, làm tất

cả các cách khác nhau mà sách vở Nhi khoa hướng dẫn, thậm chí mời nhiều bác sỹNhi giỏi đến khám chữa giúp nhưng đều không giúp bé ăn được Người mẹ đi cầu

Trang 35

cúng cũng không có kết quả Một lần tình cờ bột nóng phải đút cho con ăn khó khănnên người mẹ ngậm bột trong miệng cho bớt nóng, lần đó bé lại ăn được, 15 phút làxong bữa ăn, trước đó thường kéo dài 1.5 tiếng Người mẹ cho là do trong nước bọt

có men tiêu hóa nên giúp con ăn ngon Nhưng Bác sỹ Viện đã khẳng định, việc đútthìa vào miệng mẹ trước lúc cho con ăn là mang một ý nghĩa tượng trưng tình cảmcủa mẹ đối với đứa bé chứ không liên quan chất men tiêu hóa Nguyên nhân tìmhiểu được căn bệnh của bé là do sự khủng hoảng quan hệ mẹ con từ khi còn trongthai nên bé từ chối bú mẹ, từ chối ăn… “Suốt thời gian thai ghén và trong cả nămđầu sau sinh, người mẹ sống trong tình cảm trầm nhược nặng, tâm tư rối như tơ vò(do phát hiện chồng ngoại tình, ly hôn, từng muốn bỏ thai, thất vọng vì con giốngbố), bồng bế đứa con không thoải mái, vì vừa muốn có một đứa con vừa muốnruồng bỏ con Đứa con cảm nhận ngay từ đầu là không được người mẹ chấp nhận

và biếng ăn là cách phản ứng trước ứng xử của mẹ Mẹ và các bác sỹ càng tập trung

ý nghĩa đến việc ăn, đi từ thất bại này đến thất bại khác, càng làm người mẹ hoangmang, xa rời con, hoang mang đi đến hoảng hốt…” [134: 110]

Đây là một ca điển hình được Bác sỹ Nguyễn Khắc Viện phát hiện ở ViệtNam năm 1989 có liên quan đến mối quan hệ mẹ con mà học thuyết gắn bó củaJohn Bowlby (1982) nói đến ở trên, liên quan đến vấn đề thai giáo, tình cảm người

mẹ tác động đến đứa con ngay từ những năm tháng 0 tuổi

Tóm lại, những nghiên cứu về dạy con từ 0 tuổi (thai giáo) đến 6 tuổi điểm

qua ở trên chứng tỏ giai đoạn 0 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để hình thànhnhân cách tốt đẹp cho trẻ Trong đó vai trò của cha mẹ là quan trọng nhất, đặc biệt

là vai trò người mẹ ở giai đoạn 0 tuổi Cha mẹ chính là những người thầy giáo đầutiên, có tác động quyết định lên trí tuệ, nhân cách trẻ khi trẻ lớn lên

1.8 Vai trò của cha mẹ với phương pháp giáo dục con trong gia đình

Các nghiên cứu trước đây cho thấy phương pháp giáo dục của cha mẹ rấtphong phú, đa dạng Tùy vào cách phân chia khác nhau mà các nhà nghiên cứu đềcập đến các phương pháp giáo dục khác nhau:

Theo học giả Trung Quốc, Phùng Đức Toàn, phương pháp giáo dục củaphương án 0 tuổi là: Dạy trong cuộc sống, học trong trò chơi; dạy có mục đích, học

Trang 36

vô thức; học mà chơi, chơi mà học; tiếp xúc qua môi trường, lấy hình mẫu để dẫndắt; đàn gảy tai trâu, chỉ cần vun trồng; gợi ý tích cực, chú trọng khích lệ; yêu conthì phải dạy, không được cưng chiều quá mức; coi trọng tình cảm, kiểm chế cảmxúc; bồi dưỡng thói quen tốt đẹp, hình thành xu hướng phát triển… Phải để trẻ nói,cười, bàn bạc, lúc động, lúc tĩnh, học qua hỏi và đáp, nâng cao phẩm chất tâm lý trílực và phi trí lực Phương án 0 tuổi là một thể thống nhất của chơi và học, học mộtcách hứng thú chính là chơi, chơi một cách có ích chính là học [111: 300].

Phương pháp này được đưa vào triển khai ở Việt Nam thông qua Việnnghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm nhưng chưa được phổ biến rộng ở ViệtNam, do chưa được các nhà quản lý giáo dục, các bậc cha mẹ Việt Nam nhận thức

rõ vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con giai đoạn 0 đến 6 tuổi

Tác giả D.Baumrind (1991) và E.Maccoby (1983) dựa trên phương pháp giáo

dục của cha mẹ, cụ thể là mức độ quan tâm, khích lệ và yêu cầu, đòi hỏi của cha mẹ đối

với con, để phân loại cha mẹ Có 4 loại cha mẹ: cha mẹ uy tín, cha mẹ độc đoán, cha

mẹ nuông chiều, cha mẹ phó mặc Cách phân loại này phản ánh một cách đa dạng các

giá trị chuẩn mực của cha mẹ, cũng như tỉ lệ giữa trách nhiệm và yêu cầu của cha mẹđối với con cái Các bậc cha mẹ yêu cầu, đòi hỏi cao ở con thường kiểm soát con chặtchẽ Những cha mẹ yêu cầu thấp thường ít kiểm soát và kiểm tra công việc của con.Các bậc cha mẹ quan tâm, khích lệ con ở mức cao thường có tình cảm nồng ấm vớicon, hay mỉm cười, hay khen ngợi và tỏ ra ủng hộ con Những cha mẹ độc đoán không

có xu hướng này, ngược lại, thường mắng mỏ, phê phán, đánh giá thấp đứa trẻ và ítbiểu lộ sự khích lệ, tán đồng Theo các tác giả này, mức độ “yêu cầu, kiểm soát” và

“quan tâm, tình cảm” của cha mẹ có ảnh hưởng tới tự đánh giá, tự ý thức, năng lực, sựphát triển tâm lý và hành vi xã hội của trẻ [31]

Những nghiên cứu mới nhất trên thế giới (năm 2012) cũng đề cập đến nhữngphương pháp giáo dục khác nhau đang được các cha mẹ sử dụng và hậu quả của nó.Sau đây xin giới thiệu một số kết quả nghiên cứu [143]:

- Trẻ em bị quở trách quá nhiều có thể lớn lên thành người thiếu tự tin

và yếu kém Nhà nghiên cứu Carol Dweck đã chỉ rõ rằng cố gắng gieo hạt mầm của

Trang 37

tự tin và tự trọng trong lòng trẻ em mà thiếu vắng sự thách thức thì có thể tạo ra một

“mẫu hình” tư duy, ít có khả năng tự phát triển và quan trọng nhất là, ít sẵn sàng tựthay đổi hoặc thích ứng với sự kiện không hài lòng xảy đến Chê bai, quở trách trẻ

em, dẫn đến kết quả là trẻ sẽ thành một người lớn trông đợi rất nhiều từ cuộc đờinhưng lại không sẵn lòng cho đi để mà có được điều mình mong muốn Nghiên cứu

đã chỉ rõ sự quan trọng của đối thoại, khích lệ, và âu yếm đối với trẻ em nếu bạnmuốn nuôi dạy trẻ em với chuẩn mực cao về đạo đức và tình thương yêu Khi trẻ

em được khen tặng cho tất cả mọi hành động và được ca ngợi là “đặc biệt”, có 2 íchlợi: giảm thiểu sự ham muốn cố gắng quá độ và giảm thiểu khả năng tự kiểm soátbản thân bởi vì các em không thử thách chính mình

- Khuyến khích hành vi xấu ở trẻ bởi vì kiểm soát quá nhiều: Theo một

nghiên cứu mới nhất của Rick Trinkner, luận án tiến sỹ, trường đại học University

of New Hampshire, có ba cách dạy con thông thường của cha mẹ: người quyền hành, tỏ vẻ quyền lực, và nuông chiều – mỗi cách có đặc tính riêng Cha mẹ tỏ ra

quyền lực đòi hỏi và kiểm soát con rất chặt chẽ, nhưng họ cũng rất ấm áp và thôngcảm Họ muốn con họ làm việc chủ động và độc lập, nhưng đặt tiêu chuẩn và đòihỏi ở trẻ rất cao Cha mẹ nuông chiều rất là ấm áp và thông cảm với những nhu cầucủa trẻ, và hầu như không đòi hỏi gì từ trẻ cả Cha me quyền hành cư xử rất nghiêmkhắc trong mọi hoạt động - nói một cách khác họ muốn con làm theo “cách của bố

mẹ hoặc ra khỏi đây” Cách cư xử này mong muốn có trẻ tuân thủ tuyệt đối và có kỷluật Trên bề mặt, nó có vẻ rất ổn, nhưng cách dạy con này tăng khả năng biến conthành những đứa trẻ không tôn trọng, có hành vi xấu và không thấy cha mẹ cóquyền hành chính đáng đối với chúng

- Việc đùa giỡn và vui chơi: Nghiên cứu về cha mẹ đến từ nghiên cứu của

Tiến sỹ Elena Hoicka, người tin rằng cha mẹ hay đùa giỡn và làm bộ với con trẻ ở

tuổi dưới 5 giúp bé phát triển kỹ năng sống Hoicka nói: “Cha mẹ, người trông trẻ

và cô giáo giữ trẻ không nên coi thường sự quan trọng của tương tác với trẻ em qua đùa giỡn, chọc ghẹo và giả bộ” Nghiên cứu đã quan sát cách dùng dấu hiệu

khác nhau (như là giọng nói cao thấp) đã giúp cho trẻ nhỏ hiểu được sự khác biệt

Trang 38

giữa nói đùa và giả bộ Khám phá này chỉ ra rằng cha mẹ dùng những phong cáchngôn ngữ khác nhau và dấu hiệu ngôn ngữ cơ thể khi tương tác với con cái màkhông nhận ra thôi Khi giả bộ, cha mẹ nói chậm, lớn, lặp lại hành động Khi đùagiỡn, cha mẹ thường dùng phong cách thậm xưng, giọng cao Không những cáchnày dạy cho trẻ phân biệt được giữa thật và giả, mà còn dành nhiều thời gian với trẻhơn, thì mức độ tự tin của cả cha mẹ lẫn trẻ đều tăng lên [143].

Phương pháp giáo dục của cha mẹ Việt Nam cũng được nhiều tác giả quantâm nghiên cứu Các nghiên cứu tập trung so sánh phương pháp giáo dục truyềnthống và hiện đại, sự khủng hoảng trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục phùhợp trong bối cảnh xã hội hiện nay

Theo tác giả Lê Ngọc Văn (2011), phương pháp giáo dục của gia đình Việt

Nam truyền thống đặc biệt sử dụng quyền uy của chủ thể giáo dục, tức là người

đứng đầu gia đình, người gia trưởng trong đơn vị gia đình Ngoài ra, gia đình Việt

Nam truyền thống còn chú trọng đến phương pháp “nêu gương” khi dạy đạo làm

con Đó là những tấm gương của người xưa về đạo hiếu, về đức hy sinh của con cáiđối với cha mẹ được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích… Giáo dục thôngqua lao động, bằng lao động là phương pháp rất phổ biến, hết sức được coi trọngtrong gia đình Việt Nam truyền thống

Nhà nghiên cứu này cho rằng phương pháp giáo dục trong xã hội hiện nay

đang có sự biến đổi Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra bối rối, họ không biết phải giáo dục con

họ như thế nào Họ thấy quyền uy của cha mẹ đối với con cái ngày càng giảm sút,khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng dãn ra, mâu thuẫn cha mẹ con cáingày càng tăng và giáo dục gia đình trở thành một vấn đề hết sức phức tạp Cáccuộc điều tra xã hội học ở Hà Nội và tp.HCM và một số tỉnh khác cho thấy 72% cácbậc cha mẹ trả lời giáo dục con là một vấn đề rất khó khăn Độ tuổi của cha mẹcàng cao thì mâu thuẫn thế hệ và khó khăn trong giáo dục gia đình càng tăng lên

Cụ thể trong gia đình trẻ, tỷ lệ người trả lời giáo dục gia đình là một vấn đề khókhăn chiếm 63,3%, trong khi các gia đình lớn tuổi hơn, tỷ lệ này lên tới gần 80%

Có 28% các gia đình cho rằng sự bất đồng trong nội dung và phương pháp giáo dụccủa cha mẹ là nguyên nhân đáng lo ngại dẫn đến hiện tượng con cái hư hỏng [129]

Trang 39

Cũng theo Lê Ngọc Văn, trong gia đình truyền thống, trẻ em phải tuyệt đốivâng lời cha mẹ và người lớn tuổi Gia đình kiểm soát mọi hoạt động của trẻ em:sinh hoạt, lao động, học hành, vui chơi, quan hệ bạn bè, hôn nhân, nghề nghiệp.Đánh đòn là biện pháp phổ biến của cha mẹ để bắt con vâng lời (già đòn, non nhẽ).Còn trong gia đình ngày nay cha mẹ khó làm được việc kiểm soát con do rất nhiềunguyên nhân: việc thực hiện quyền trẻ em, quá trình đô thị hóa, cha mẹ không cónhiều thời gian cho con Thời đại mới không chấp nhận gia đình kiểm soát trẻ emtheo các chuẩn mực truyền thống Đó là sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trongviệc kiểm soát trẻ em[129].

Nhóm tác giả Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý (2007) cũng cho rằng việc giáodục trong gia đình hiện nay đang gặp nhiều lúng túng, vướng mắc, những phươngpháp giáo dục gia đình truyền thống không còn được coi trọng nhiều mà nhữngphương pháp mới lại chưa thật định hình Nhiều gia đình, trước hiện tượng con cái

hư hỏng đã quay về với những phương pháp cổ truyền, nghiêm khắc, khắt khe vàthậm chí không ngần ngại sự dụng đòn roi với chúng Nhiều gia đình lại tiếp thunhững phương pháp cởi mở hơn với con trẻ, chỉ khuyên bảo, giải thích, thậm chínuông chiều, chỉ cốt để con trẻ nhận thức được những điều mà họ cho là đúng đắn.Cũng có không ít gia đình, do bận bịu công việc kiếm sống đã không coi trọng việcgiáo dục trong gia đình, buông lỏng con cái, ỷ lại, trông chờ vào nhà trường, cộngđồng và xã hội Hiện nay, việc giáo dục thông qua phương pháp truyền miệng, giảithích, nói đi nói lại nhiều lần được các gia đình coi trọng Giáo dục bằng phươngpháp truyền miệng, nói nhiều lần chiếm 73,2%, vừa nói vừa làm gương chiếm55,6%, kể và phân tích các câu chuyện lịch sử, chuyện dân gian chiếm 36,2%, luônuốn nắn, đánh đòn khi trẻ có hành vi sai trái là 26,4% [54: 284]

Nhìn chung, nghiên cứu về phương pháp giáo dục khá đa dạng, từ cácphương pháp cụ thể tới việc so sánh phương pháp truyền thống và hiện đại, sự biếnđổi về phương pháp giáo dục con Các tác giả đều thống nhất ở quan điểm chorằng cha mẹ hiện nay đang lúng túng trong việc tìm kiếm phương pháp dạy con hiệuquả, phù hợp với những yêu cầu mới của xã hội Tuy nhiên chưa có công trình

Trang 40

nghiên cứu nào nghiên cứu về thực trạng dạy con từ 0- 6 tuổi của các cha mẹ, đểxem xét phương pháp dạy con hiện nay của các bậc cha mẹ đang áp dụng như thếnào, họ có gặp lúng túng, khó khăn cụ thể ra sao?

1.9 Về phương pháp nghiên cứu của các tác giả đi trước

Hầu hết các công trình nghiên cứu được tổng hợp, biên soạn dưới dạng sách,bài viết vì vậy các tác giả ít trình bày phương pháp nghiên cứu của mình một cách

cụ thể Một số công trình lấy số liệu từ các cuộc điều tra khảo sát về gia đình trêntoàn quốc Lê Thi, Lê Ngọc Văn, Lê Thị Quý, lấy số liệu từ các cuộc điều tra xãhội học khác nhau để phân tích Các công trình nghiên cứu tâm lý học có đề cập đếnphương pháp thực nghiệm, thí nghiệm, phân tích tài liệu

Trong các cuộc điều tra xã hội học về giáo dục gia đình, các tác giả lựa chọnphổ biến hai phương pháp cơ bản là định lượng kết hợp với định tính - từ các cuộcnghiên cứu lớn ở cấp độ quốc gia cho đến các nghiên cứu trường hợp ở từng địa

phương Có thể kể đến các nghiên cứu ở quy mô quốc gia như: Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ (2001), nhóm tác giả tiếp cận bằng cả nghiên cứu định lượng và định tính Nghiên

cứu định lượng được tiến hành với 1.497 hộ gia đình ở khu vực miền Bắc ViệtNam, phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phân cụm theo vùng địa lý - kinh tế -

xã hội và chọn mẫu ngẫu nhiên tại cơ sở Trong nghiên cứu định tính nhóm tác giả

đã lựa chọn phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung, với mỗi địabàn nghiên cứu thực hiện 10 phỏng vấn sâu cá nhân và 4 phỏng vấn nhóm [13]

Trong Dự án Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 (Bộ VHTT&DL, TCTK, Viện

Gia đình và Giới, Unicef, 2006), cuộc điều tra được tiến hành bằng cả nghiên cứuđịnh lượng (phiếu hỏi) và định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm), với quy mômẫu là 9.300 hộ gia đình trên cả nước [14]

Ngoài ra, có thể thấy trong một nghiên cứu lớn gần đây về gia đình nôngthôn Việt Nam thông qua dự án điều tra Gia đình Nông thôn Việt Nam trong Chuyển đổi (Viện Xã hội học, Viện Gia đình và Giới, Viện Dân tộc học, 2004 –

Ngày đăng: 30/06/2015, 14:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị Vân Anh, (1991), Một số suy nghĩ về giáo dục giới trong gia đình, TCKHPN, số 3, tr 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về giáo dục giới trong gia đình
Tác giả: Trần Thị Vân Anh
Năm: 1991
2. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh, (2008), Bình đẳng giới ở Việt nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giới ở Việt nam
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2008
4. Trần Trúc Anh, (2007), Cẩm nang thai giáo, phương pháp giáo dục trẻ khi còn là bào thai, Nxb Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang thai giáo, phương pháp giáo dục trẻ khi còn là bào thai
Tác giả: Trần Trúc Anh
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách khoa
Năm: 2007
5. Anthony E.I, Ckai Pemik, (1970), Trẻ em trong gia đình, 94 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ em trong gia đình
Tác giả: Anthony E.I, Ckai Pemik
Năm: 1970
6. Akehashi Daji (Bs tâm lý), (2013), Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản
Tác giả: Akehashi Daji (Bs tâm lý)
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2013
7. Bert N.Adams và Jan Trost, (2005), Cẩm nang về nghiên cứu gia đình trên thế giới, Handbook of World Families, New Delhi: SAGE Publications Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang về nghiên cứu gia đình trên thế giới
Tác giả: Bert N.Adams và Jan Trost
Năm: 2005
8. Mai Huy Bích, (1991), Một số đặc trưng về cơ cấu và chức năng gia đình Việt Nam ở đồng bằng Sông Hồng, trong Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc trưng về cơ cấu và chức năng gia đình Việt Nam ở đồng bằng Sông Hồng", trong "Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1991
9. Mai Huy Bích, (2009), Giáo trình Xã hội học gia đình, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xã hội học gia đình
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 2009
10. Mai Huy Bích, (1997), Lối sống gia đình ngày nay, Nxb Phụ nữ, 174 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lối sống gia đình ngày nay
Tác giả: Mai Huy Bích
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1997
11. Nguyễn Ngọc Bích, (1993), Tâm lý học nhân cách – một số vấn đề lý luận, Nxb Văn hóa, 108 Tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học nhân cách – một số vấn đề lý luận
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1993
12. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu, (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
13. Bộ lao động - Thương binh và xã hội- Unicef, (2002), Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001 – 2010, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phụ nữ và trẻ em thời kỳ 2001 – 2010
Tác giả: Bộ lao động - Thương binh và xã hội- Unicef
Nhà XB: Nxb Lao động – xã hội
Năm: 2002
14. Bộ văn hóa, du lịch thể thao - Viện nghiên cứu Gia đình và giới (2006), Điều tra gia đình Việt nam, Hà nội, tr. 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra gia đình Việt nam
Tác giả: Bộ văn hóa, du lịch thể thao - Viện nghiên cứu Gia đình và giới
Năm: 2006
15. Bruno Palier – Louis Charles Viossat, (2003), Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa
Tác giả: Bruno Palier – Louis Charles Viossat
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
16. J.Cazeneuve, 10 khái niệm lớn của xã hội học, Nxb Thanh niên, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10 khái niệm lớn của xã hội học
Nhà XB: Nxb Thanh niên
17. Nguyễn Từ Chi, (1991), Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việt, trong Liljestrom và Tương Lai (chủ biên), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét bước đầu về gia đình của người Việt", trong Liljestrom và Tương Lai (chủ biên), "Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1991
18. Phạm Khắc Chương, Trần Đình Liễn, (2004), Gia đình và những tình huống giáo dục, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình và những tình huống giáo dục
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Trần Đình Liễn
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004
19. Phạm Khắc Chương, Tạ Văn Doanh, (1997), Giáo dục gia đình và tâm lý trẻ ngày nay, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 159 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục gia đình và tâm lý trẻ ngày nay
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Tạ Văn Doanh
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 1997
20. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Văn Diện, (2004), Làm thế nào để khai sáng và phát triển trí lực cho trẻ trong gia đình, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để khai sáng và phát triển trí lực cho trẻ trong gia đình
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Nguyễn Văn Diện
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2004
21. Bùi Thế Cường (2002), Chính sách xã hội và Công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách xã hội và Công tác xã hội ở Việt Nam thập niên 90
Tác giả: Bùi Thế Cường
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w