Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình.. 30 CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIÚP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ NÔNG THÔ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
NGUYỄN VĂN KIỀU
N¢NG CAO VAI TRß CñA PHô N÷ N¤NG TH¤N
TRONG PH¸T TRIÓN KINH TÕ Hé GIA §×NH TR£N §ÞA BµN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS Lê Danh Tốn PGS.TS Ngô Quang Minh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Ngô Quang Minh các thầy cô giáo Trường đại học kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, truyền đạt những kiến thức quan trọng trong quá trình giảng dạy; Các
cơ quan liên quan đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tài liệu và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này
Mặc dù với sự nỗ lực của bản thân, song do kinh nghiệm của bản thân
và thời gian có hạn, nguồn tài liệu để nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết Tác giả mong được sự chỉ dẫn, giúp
đỡ của các Thầy Cô giáo và những người quan tâm đến đề tài
Trang 3CAM KẾT
Tác giả xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tác giả thực hiện Các trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 5
1.1 Cơ sở lý luận về vai trò của phụ nữ nông thôn 5
1.1.1.Một số khái niệm liên quan 5
1.1.2 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 8
1.1.3 Đặc điểm phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ 10
1.1.4 Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ 12
1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình 15
1.2 Cơ sở thực tiến 18
1.2.1 Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ tại một số Huyện liền kề 18
1.2.2 Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ tại Việt Nam 20
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 24
2.1 Phương pháp nghiên cứu 24
2.1.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 24
2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu 24
2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu 25
2.1.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 25
2.2 Địa điểm nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN NGHI LỘC – NGHỆ AN 27
Trang 53.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 27
3.1.1 Ðặc điểm điều kiện tự nhiên 27
3.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu, sông ngòi 28
3.1.3 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai 29
3.1.4 Khả năng phát triển làng nghề truyền thống 29
3.2 Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ trên huyện Nghi Lộc 30
3.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện 30
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIÚP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN NGHI LỘC 71
4.1 Quan điểm về nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ 71
4.2 Một số giải pháp giúp nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ tại huyện Nghi Lộc – Nghệ An 72
4.2.1 Đẩy mạnh thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong đó có phụ nữ 72
4.2.2 Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực 74
4.2.3 Thực hiện cách thức làm việc mang tính nhạy cảm giới và đạt được bình đẳng giới trong các hoạt động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ công tác đào tạo 75
4.2.4 Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối với phụ nữ nông thôn 76
4.2.5 Thực hiện các mô hình làng nghề sản xuất 77
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 611 LĐ – TBXH Lao động – Thương Binh xã hội
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Địa điểm và số lượng mẫu điều tra 24
Biểu số 3.1: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Nghi Lộc 30
Biểu số 3.2: Cơ cấu lao động theo giới tính theo độ tuổi và khu vực huyện Nghi Lộc 32
Biểu số 3.3: Thực trạng phụ nữ tham gia quyết định sản xuất và quản lý hộ 35 Biểu số 3.4: Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt 38
Biểu số 3.5: Phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi 44
Biểu số 3.6: Phân công lao động trong hoạt động sản xuất thương mại – dịch vụ 46
Biểu số 3.7: Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ 48
Biểu số 3.8: Nguồn vốn đi vay và sử dụng nguồn vốn đi vay 51
Biểu số 3.9: Quyết định sử dụng nguồn lực của HGĐ 54
Biểu số 3.10: Trình độ văn hóa của phụ nữ nông thôn 57
Biểu đồ số 3.1:……….58
Biểu số 3.11: Thời gian của phụ nữ trong việc dậy con, cháu học hành 59
Biểu số 3.12: Thời gian của phụ nữ trong công việc gia đình 61
Biểu số 3.13: Cơ cấu sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ trong ngày 64
Biểu số 3.14: Thực trạng phụ nữ tham gia các lớp tập huấn 68
Biểu đồ số 3.2: So sánh quỹ thời gian hàng ngày của phụ nữ tại 3 xã 69
Trang 9MỞ ĐẦU 1.Lí do lựa chọn đề tài
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hoá nhân loại Nền văn hoá dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức của đông đảo phụ nữ
Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất
cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực
Thế nhưng trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang chủ trương thực hiện bình đẳng giới vẫn có không ít phụ nữ bị đối xử bất công, chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu “trọng nam khinh nữ” bị ràng buộc không có điều kiện tham gia các hoạt động của phụ nữ đặc biệt là tham gia
Trang 10Kinh tế hộ gia đình ( HGĐ) là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ ( năm 1988), sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn đã có sự chuyển biển tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu Đến nay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững được rong nền kinh tế thị trường, có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như cả nước Tuy vậy, dưới góc nhìn phát triển bền vững, sự phát triển của kinh tế hộ vẫn còn nhiều hạn chế
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Nghệ An, cách trung tâm
Thành phố Vinh 10 km Với tổng dân số khoảng 180.950 người vẫn đang trên
đà phát triển chính vì vậy vẫn còn tồn tại làng quê đan xen với đô thị hóa chính vì vậy tư tưởng trọng nam khinh nữ tại đây vẫn còn tồn tại khá nhiều, người phụ nữ đôi khi không được tham gia nhiều công tác xã hôi, thậm chí rất
ít được tham gia sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình Với mong muốn tìm ra các giải pháp trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về vai trò của phụ nữ tại khu vực nông thôn huyện Nghi Lộc giúp nâng cao vai trò
của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nâng
cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc – Nghệ An ” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ
Trang 11trong phát triển kinh tế hộ nông thôn
- Phân tích và đánh giá được thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn tại huyện Nghi Lộc
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn Qua đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ trên
địa bàn huyện Nghi Lộc
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu vấn đề nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ là phụ nữ nông thôn trong các HGĐ trên địa bàn huyện Nghi Lộc
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế nông thôn
- Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên phạm vi địa bàn
huyện Nghi Lộc - Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu: Các số liệu nghiên cứu được thực hiện từ năm
2011 đến năm 2013
4 Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
- Thực trạng về vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn tại huyện Nghi Lộc
Trang 12Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
Chương 3: Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình huyện Nghi Lộc – Nghệ An
Chương 4: Giải pháp giúp nâng cao vai trò của người phụ nư nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại huyện Nghi Lộc – Nghệ An
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA
ĐÌNH
1.1 Cơ sở lý luận về vai trò của phụ nữ nông thôn
1.1.1.Một số khái niệm liên quan
- Kinh tế HGĐ:
Kinh tế hộ gia đình ( HGĐ) là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam Kể từ khi được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ ( năm 1988), sự phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn đã có sự chuyển biển tích cực cả về quy mô, tốc độ và cơ cấu Đến nay, nhiều hộ gia đình đã đứng vững được rong nền kinh tế thị trường, có tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như cả nước Tuy vậy, dưới góc nhìn phát triển bền vững, sự phát triển của kinh tế hộ vẫn còn nhiều hạn chế
Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: Các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh cao
Kinh tế HGĐ được hình thành theo một cách thức tổ chức riêng trong pham vi gia đình Các thành viên trong hộ cùng có chung sở hữu các tài sản cũng như kết quả kinh doanh của họ
Kinh tế HGĐ chủ yếu tồn tại ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản một bộ phận khác có hoạt động phi nông nghiệp ở mức
Trang 14lao động trực tiếp Tùy theo điều kiện cụ thể, họ có thuê mướn lao động Quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình thường nhỏ, vốn đầu tư ít Sản xuất của kinh tế hộ còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu
Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công và công cụ truyền thống, do đó năng suất lao động thấp Do vậy tích lũy của hộ chủ yếu chỉ dựa vào lao động gia đình là chính
Trình độ quản lý chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế, chủ yếu
là do kinh nghiệm từ đời trước truyền lại Vì vậy, nhận thức của chủ hộ về pháp luật, kinh doanh, cũng như về kinh tế thị truongwfraats hạn chế
Tại Việt Nam, kinh tế HGĐ chủ yếu là kinh tế của các hộ gia đình nông dân tại khu vực nông thôn Xét theo cơ cấu nghành nghề, kinh tế hộ được phân chia thành các loại: hộ thuần nông ( hoạt động trong liĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp) hộ kiêm nghề ( vừa là nông nghiệp vừa là thủ công nghiệp); hộ chuyên nghề ( hoạt động trong các ngành nghề dịch vụ) Đến nay, kinh tế hộ gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
- Giới:
Trang 15Chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong một nền văn hoá, giữa các nền văn hoá và thay đổi theo thời gian Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khó khăn thuận lợi của các giới tính
Khái niệm về "Giới" được xuất hiện ban đầu là các nước nói tiếng Anh, vào khoảng những năm 60 của thế kỷ XX Ở Việt Nam, khái niệm này mới xuất hiện vào khoảng thập kỷ 80
“Giới” là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ môn nhân học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ "Giới"
đề cập đến việc phân công lao động, các kiểu phân chia: nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể
"Giới" là yếu tố luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hội của nữ giới và nam giới, không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể "Giới"
là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ nam và nữ Đây là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và đảm bảo công bằng trong xã hội
- Nông thôn:
Nông thôn là phần lãnh thổ của một nhà nước hay một đơn vị hành
chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế
xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp
- Phụ nữ nông thôn:
Là những người phụ nữ sinh sống va làm việc tại khu vực nông thôn
Trang 16+ Là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động ở nông thôn
+ Là nạn nhân của những hủ tục, tập quán truyền thống lạc hậu, của tệ phân biệt đối xử trọng nam, khinh nữ vẫn tồn tại thâm căn cố đế trong xã hội nông thôn; là người gánh chịu nặng nề nhất những mất mát, tai họa do hậu quả của các cuộc chiến tranh mấy chục năm qua
+ Phụ nữ vừa là người sản xuất nuôi sống gia đình, vừa là người nội trợ trong gia đình, vừa là người tham gia các hoạt động quản lý, hoạt động cộng đồng, là người sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già, người ốm trong gia đình; trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội hạn chế, ít có điều kiện tiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, khoa học và công nghệ + Phụ nữ ít có điều kiện thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần; bất bình đẳng với nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển kinh tế gia đình, cũng không phải là người quyết định những vấn đề quan trọng của gia đình
1.1.2 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
1.1.2.1 Vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội
Trên toàn thế giới, phụ nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năng sản xuất và tái sản xuất Họ chiếm trên 50% trong tổng số lao động; số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2 trong tổng sản lượng nông nghiệp Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: Phụ nữ là người tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình, 1/4 số hộ gia đình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ [5] Tuy vậy, sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất
Trang 17nhiều nước trên thế giới Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ bị hạn chế
về mọi mặt, đời sống, điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa vị trong xã hội thấp Trong số hơn 1,3 tỷ người trên thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì
có đến 70% là nữ Có ít nhất 1/2 triệu phụ nữ tử vong do các biến chứng về mang thai, sinh đẻ
Ở Việt Nam ngày nay, phụ nữ chiếm 50,5% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước Hiện có tới 24,4% đại biểu nữ trong Quốc hội tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sỹ 33,95%; tiến sỹ 25,69%
Tuy nhiên, so với con số trung bình theo quy định của Quốc tế tỷ lệ lao động nữ là đại biểu Quốc hội của Việt Nam chưa đạt và có xu hướng giảm dần Theo số liệu của Văn phòng Quốc hội thì tỷ lệ nữ Việt Nam tham gia vào Quốc hội giai đoạn 1975 – 1976 là 32%; 1976 – 1981 là 27%; 1992 –
1997 chỉ còn 18,5%; 2002 - 2007 tăng lên là 27,31% Hiện nay con số tỷ lệ phụ nữ tham gia trong Quốc hội nhiệm kì 2011 – 2016 giảm xuống còn 24,4% thấp nhất trong bốn nhiệm kì vừa qua
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và
xã hội Nghĩa vụ công dân và thiên chức làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định
và phát triển lâu dài của đất nước Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội Điều đó cho thấy phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong các lĩnh vực của xã hội
1.1.2.2 Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
Trang 18nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển Vai trò của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện như sau:
- Trong lao động sản xuất: phụ nữ là người làm ra phần lớn lương thực, thực phẩm tiêu dùng cho gia đình Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết quả làm việc của phụ nữ
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình, phụ nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ Họ phải làm hầu hết các công việc nội trợ, chăm sóc, nuôi dậy con cái, các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội
- Trong sinh hoạt cộng đồng: phụ nữ tham gia hầu hết các hoạt động cộng đồng tại xóm, thôn bản
Như vậy, dù được thừa nhận hay chưa thừa nhận, thực tế cuộc sống và những gì phụ nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội, trong bước tiến của nhân loại Phụ nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được chia
sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, gia đình và xã hội cũng cần có những trợ giúp để họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình
1.1.3 Đặc điểm phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ
Phụ nữ nông thôn Việt Nam có những đặc điểm sau:
- Là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư, cơ cấu lao động ở nông thôn Từ xa xưa phụ nữ nông thôn Việt Nam đã có vai trò to lớn trong
sản xuất thời bình và thời chiến trong mọi ngành nghề khác nhau đều có sự tham gia của phụ nữ nông thôn.Hiện nay phụ nữ có vai trò to lớn trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Theo số liệu từ Tổng điều tra dân số năm 2009, phụ nữ chiếm 50,5% số người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1989 tỷ lệ này là 60%) Trong tổng lực lượng lao động nữ, có 68% là hoạt động trong nông nghiệp, tỷ lệ này đối với
Trang 19nam giới là 58% Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp càng trở nên quan trọng hơn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, với sự tham gia của lao động nữ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng trong khi lao động nam giảm dần Thời kỳ 1993 – 1998, số nam giới tham gia hoạt động nông nghiệp mỗi năm giảm 0,9% Trong giai đoạn này, 92% số người mới gia nhập lĩnh vực nông nghiệp là phụ nữ, vì nam giới chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp Hiện tượng thay đổi này dẫn đến xu hướng là, nữ giới tham gia nhiều hơn trong hoạt động nông nghiệp
- Là nạn nhân của những hủ tục, tập quán truyền thống lạc hậu, của tệ phân biệt đối xử trọng nam, khinh nữ Với lịch sử hình thành và phát triển
chịu ảnh hưởng nặng nề của tập tục phong kiến từ xa xưa “trọng nam khinh nữ” chính vì vậy hiện nay còn tất nhiều vùng vẫn còn tồn tại hủ tục này đặc biệt các vùng phía Bắc của Việt Nam chính vì vậy trong gia đình phụ nữ chỉ tham gia các công trình nội trợ, sinh đẻ…không được tham gia các công việc lớn của gia đình hay họ mạc
Phụ nữ cũng không được tham gia hoặc bị hạn chế rất nhiêu việc tham gia công tác xã hội, đoàn thể đặc biệt cấp địa phương điều này tạo ra sự phân biệt nam, nữ Tâm lí phải có con trai nối dõi tông đường gây ra hệ quả chênh lệch nam nữ tại khu vực nông thôn
cuộc chiến tranh mấy chục năm qua
- Sinh đẻ, chăm sóc con cái, người già, người ốm trong gia đình.Với
thiên chức làm người mẹ, người vợ trong gia đình, sự khéo léo và cẩn trọng vốn có chính vì vậy việc sinh đẻ đã thu hút rất nhiều thời gian của phụ nữ điều này hạn chế nhiều thời gian của phụ nữ trong xây dựng và hoạt động xã
Trang 20những năm liên tiếp bởi lẽ thiên chức này không ai có thể làm thay cho phụ
nữ trong giai đoạn này nên không thể tham gia các hoạt đông khác
Với quan niệm từ xã xưa hiện nay vẫn tồn tại ở nhiều nơi phụ nữ làm công việc nội trợ, chăm sóc con cái và chăm sóc người cao tuổi, người ốm những công việc này tuy không năng nhọc cần nhiều sức khỏe nhưng cần sự cần cù, tỉ mỉ, dàn chải phù hợp với phụ nữ chính vì vậy hàng ngày thời gian phụ nữ giành cho gia đình rất nhiều
1.1.4 Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ
1.1.4.1 Vai trò của phụ nữ trong công tác xã hội
Trong một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng Phụ nữ không chỉ giỏi trong công việc nhà mà còn tích cực tham gia
và gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong các lĩnh vực xã hội
Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình
Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, người phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội Phụ
nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lí năng động Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ
nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc
1.1.4.2 Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất
Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó
Trang 21Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp
Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác quản lý nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ
Như vậy hiện nay với xu thế phát triển phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò lãnh đạo, quán lý của mình
Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10-11%, trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8% Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13% Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4% Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17% Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31% Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
1.1.4.3.Vai trò của phụ nữ trong hoạt động taọ thu nhập
Các hoạt động tạo thu nhập trong các hộ gia đình rất phong phú và đa
Trang 22nghiệp Trong các hộ tiểu thương thì kinh doanh tạp phẩm là hình thức chiếm
tỉ lệ cao phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng
Do đặc điểm nghề nghiệp và các hoạt động tạo thu nhập của mỗi loại hộ gia đình khác nhau và quan niệm về sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hộ gia đình cũng khác nhau nên sự tham gia đóng góp công sức vào các
hoạt động này giữa nam và nữ không giống nhau
Điểm chung cơ bản ở cả 3 loại hộ gia đình này là phụ nữ đều đóng góp công sức nhiều hơn nam giới, chiếm tỉ lệ trên 48%, trong đó phụ nữ hộ gia đình tiểu thương đóng góp công sức cao hơn 1.9 lần, phụ nữ hộ gia đình nông thôn cao hơn 1.8 lần so với nam, chỉ duy nhất phụ nữ trong hộ gia đình công nhân viên chức có sự đóng góp công sức chênh nhau không đáng kể so với nam Các con số này cho thấy phụ nữ có vai trò đóng góp công sức rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế của gia đình Sự đóng góp công của nam giới tương đương với phụ nữ chỉ thấy trong gia đình công nhân viên chức
Trong các gia đình nông dân, nam giới chủ yếu làm các công việc mang tính kỹ thuật, yêu cầu sức mạnh cơ bắp, độc hại hơn phụ nữ như cày bừa (60%), phun thuốc trừ sâu (77.6%), mua con giống Phụ nữ đảm nhiệm các công việc nhẹ nhàng, tỷ mỷ và mất thời gian hơn như: nhổ cỏ (60.4%), bón phân (68.2%), phơi lúa (78%), bảo quản và bán sản phẩm (90.4%) kiếm thức
ăn, chế biến thức ăn và chăm sóc, vệ sinh chuồng trại hàng ngày.Những công việc sản xuất do phụ nữ đảm nhận chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình, không tính ra thành tiền
1.1.4.4.Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực
Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình vẫn thuộc về nam giới Phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm sóc thành viên gia đình
Trang 23Ngoại trừ các vấn đề liên quan đến cơm áo, học hành của con do phụ nữ quyết định, phần lớn các quyền quyết định quan trọng khác của gia đình liên quan đến hoạt động tạo thu nhập như: định hướng sản xuất nuôi con gì, trồng cây gì, mua sắm dụng cụ sản xuất, đầu tư vốn kinh doanh, mua sắm các vận dụng trong gia đình với số tiền lớn hay làm nhà, mua đất kể cả quyền quyết định cuối cùng khi có ý kiến chưa thống nhất đều thuộc về nam giới chiếm trên 60% Như vậy, vai trò người chủ trong gia đình của người nam giới rất lớn và cũng chứng tỏ phụ nữ thường nhường nhịn và chấp nhận hy sinh, chưa thật sự ý thức được quyền của mình trong việc quyết định các vấn đề cho gia đình
1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình
1.1.5.1.Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở Việt Nam và một số nước Á Đông
Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái Dù làm bất kỳ công việc
gì, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh
nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình Việc mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đè nặng lên đôi vai người phụ nữ Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực, thời gian, trí tuệ vào sản xuất và các hoạt động chính trị, xã hội Vì vậy nhiều chị em trở nên không mạnh bạo, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế
Trang 241.1.5.2 Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn nhiều hạn chế
Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt còn gặp nhiều khó khăn Ngoài thời gian lao động sản xuất, người phụ nữ dường như
ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải giành phần lớn thời gian còn lại cho công việc gia đình Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội Phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6%, còn ở nam giới tỷ lệ này là 10% [43] Theo thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn hơn 840 triệu người bị mù chữ, trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số hơn 180 triệu trẻ em không được đi học thì có tới 70% là trẻ em gái Còn ở Việt Nam, theo thố ng kê cho thấy tỷ
lệ lao động nữ không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới gần 90% tổng số lao động không qua đào tạo trong cả nước; chỉ có 0,63 % công nhân kỹ thuật có bằng là nữ, trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46% Tỷ lệ lao động nữ
có trình độ đại học và trên đại học 0,016%, tỷ lệ này ở nam giới là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ giới) Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của phụ nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới
Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống Do vậy, hiệu quả công việc và năng suất lao động của họ thấp
1.1.5.3 Yếu tố về sức khoẻ
với phụ nữ nông thôn vừa phải lao động nặng vừa phải thực hiện thiên
Trang 25chức của mình, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bị giảm sút Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động
mà còn làm vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế gia đình trở nên thấp hơn
1.1.5.4 Khả năng tiếp nhận thông tin
Do phụ nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn nên cơ hội để
họ giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng để nắm thông tin rất hiếm Ở nhiều vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh người dân còn chưa hề được tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tải thông tin khác
1.1.5.5 Các yếu tố chủ quan
Một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là nguyên nhân chủ quan
do chính phụ nữ gây ra, đó chính là quan niệm lệch lạc về giới, ngay cả phụ
nữ cũng có cái nhìn không đúng về những vấn đề đó Họ cũng cho rằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái…là việc của phụ nữ Họ
tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ Trong khi
họ lên tiếng đòi quyền bình đẳng thì họ vô tình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vai phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần
Ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong
sự phát triển của nhân loại Song, có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến
bộ của họ trong cuộc sống Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng Vì vậy, cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với nữ trên toàn thế giới Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn minh nhân loại
Trang 261.2 Cơ sở thực tiến
1.2.1 Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ tại một
số Huyện liền kề
* Phụ nữ chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động: Tỷ lệ nữ
tham gia hoạt động kinh tế theo các nhóm tuổi rất cao Một số tài liệu thống
kê sau đây sẽ chứng minh cho nhận định đó:
- Huyện Diễn Châu:
Có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động so với 82,5% nam giới Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị (28,9%) Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 30-49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54 Đáng chú ý rằng, gần 61% phụ nữ nông thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng lao động, cao gần gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi Đặc biệt phụ nữ nông thôn trên
65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lượng lao động
- Huyện Thanh Chương:
Nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao nhất từ 20-29 tuổi, tiếp đó là nhóm 30-39 tuổi, và giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn Giống như ở Diễn Châu ở nông thôn Thanh Chương phụ nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2 lần phụ
nữ thành thị cùng nhóm tuổi
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp: nhìn chung, trình độ chuyên môn
kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển còn rất thấp
Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai Vì ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữ này không có điều kiện tiếp cận một cách bài bản với các kiến thức về công nghệ trồng trọt
và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được chủ yếu
Trang 27là do tự học từ họ hàng, bạn bè hay từ kinh nghiệm của những người thân của mình Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt theo phương pháp này thường ít khi làm thay đổi được mô hình, cách thức sản xuất của họ
* Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến: Bất bình đẳng giới tồn tại ở
hầu hết các nước đang phát triển Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những định kiến xã hội không coi trọng phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt thì những công việc họ làm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng
Đấu tranh để đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong xã hội
ta nói riêng và trên thế giới nói chung là vấn đề lâu dài và còn nhiều khó khăn, thử thách Đây là cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và lạc hậu Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm phong kiến, tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng, nhất là ở những vùng, miền còn nặng nề về hủ tục lạc hậu… Ngay tại các bộ, ngành và những đơn vị hành chính, kinh tế lớn, vấn đề bình đẳng giới vẫn còn gặp những khó khăn nhất định Việc bồi dưỡng phát triển cán bộ nữ có lúc, có nơi còn bị hạn chế, một số đơn vị kinh tế thậm chí không muốn nhận lao động nữ… Như vậy, mặc dù đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vấn đề bình đẳng về giới vẫn còn những bất cập mà chúng ta còn phải tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu bình đẳng thật sự
Trang 281.2.2 Vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ tại Việt Nam
1.2.2.1.Thực trạng vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh
tê
Là một nước có nền công nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có khoảng gần 80% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm trên 50%, nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi nhất trong xã hội, không được như đội ngũ công nhân, trí thức, phụ nữ nông thôn
bị hạn chế bởi trình độ nhận thức Nhưng họ lại là lực lượng chính tham gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp như: cấy lúa, nhổ mạ, chăm sóc cây lúa, sát gạo
Hiện tượng tăng tương đối của lực lượng lao động nữ nông thôn những năm gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:
- Do sự gia tăng tự nhiên số người trong độ tuổi lao động, hiện nay hàng năm nước ta có khoảng 80 - 90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó: lao động nữ chiếm 55%
- Do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các ngành doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp bị giảm biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc
- Do sự tan rã của thị trường Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90, khiến cho các nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất nguồn tiêu thụ hàng hoá, đa số phụ nữ làm nghề này lại chuyển về làm nghề nông nghiệp
- Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác xã thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn cũng lâm vào tình trạng phá sản Kết quả là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phải trở về nghề nông
Trang 29Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ
nữ luôn gắn với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Quyền bình đẳng của phụ nữ đã được ghi trong Điều 36 Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2002) một lần nữa khẳng định: "Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ
nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong
xã hội" Trên tinh thần đó, các tầng lớp phụ nữ đã tích cực học tập, lao động sáng tạo, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực và giữ vị trí quan trọng
1.2.2.2.Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với phụ nữ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất coi trọng đến việc giải phóng phụ nữ Bác nhấn mạnh: “Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng được một nửa loài người” Người cho rằng, muốn giải phóng phụ nữ trước hết phải giải phóng họ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng trọng nam khinh nữ, ra khỏi sự bất công trong gia đình mình cũng như xã hội, đồng thời nâng cao vị thế của họ trong xã hội Thế nên, Người đã yêu cầu các ngành, các địa phương phải tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, để phụ nữ phát huy quyền và khả năng công dân của mình
Tiếp tục kế thừa và phát huy tư tưởng của người, Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành và thực hiện không ít những quyết sách mang tính chiến lược đối với vấn đề phụ nữ như: Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 12/4/1993 của Bộ Chính trị “Về đổi mới và tăng cường vận động phụ nữ trong tình hình mới”; Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” Năm
1995, Tại Hội nghị lần thứ IV về phụ nữ của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc
Trang 30cường quyền lực cho phụ nữ trên toàn thế giới Mỗi quốc gia xây dựng chiến lược của nước mình nhằm thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh Tại Hội nghị này, Chính phủ Việt Nam đã công bố chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000 với 10 mục tiêu Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg, ngày 21/01/2002 về phê duyệt Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 với mục tiêu là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) cũng đã khẳng định: đối với phụ
nữ thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ làm tốt nhiệm vụ của người vợ, người mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc
Cùng phụ nữ cả nước, phụ nữ nông thôn đang đóng góp sức lực, trí tuệ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sự ra đời của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp đã giúp đỡ, khuyến khích động viên phụ nữ thực tốt vai trò, vị trí của mình
1.2.2.3.Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn
- Vấn đề về sức khỏe
Sức khoẻ là một tài sản hết sức quan trọng đối với con người, đối với phụ nữ thì sức khoẻ lại càng quan trọng, vì nó không chỉ làm tăng khả năng lao động của phụ nữ mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và các thành viên trong gia đình Những bà mẹ khoẻ mạnh sẽ sinh ra những đứa con
Trang 31khoẻ mạnh Vì thế, quan tâm và cải thiện sức khoẻ cho phụ nữ là một phương tiện cho phát triển kinh tế và phát triển con người Mặc dù những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, như nhận xét của các chuyên gia quốc tế: “Đến năm 1992 Việt Nam đã đứng hàng thứ hai về tỷ lệ người lớn biết chữ và là một trong những nước đứng đầu về tiếp cận dịch vụ y tế và đứng đầu về tiếp cận an toàn trong các nước ASEAN” Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra về sức khoẻ của phụ
nữ nông thôn
- Chuyên môn kĩ thuật
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường trong những năm gần đây đã thực sự giải phóng lao động và đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn thoát ra khỏi những ràng buộc của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhưng chưa thực sự giải phóng họ khỏi những ràng buộc của thể chế và tập quán của nền kinh tế truyền thống, cùng với những thiếu hụt cả về năng lực
và điều kiện của lao động nữ trong sản xuất, kinh doanh Sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn không thể thành công nếu người dân ở nông thôn chỉ có kinh nghiệm được tích luỹ theo năm tháng mà thiếu hiểu biết về khoa học,kỹ thuật và công nghệ mới
Trang 32CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài sẽ lựa chọn 150 hộ gia đình tham gia tại 3 xã trên địa bàn huyện Số HGĐ này tại mỗi xã như sau:
- Xã Nghi Trung: Giáp với thị trấn Quán Hành đây là xã đang thực hiện tốt thí điểm xây dựng nông thôn mới chọn 50 hộ gia đình
- Xã Nghi Lâm: Nằm trên trục đường tỉnh lộ 534 là một xã thuần nông vì vậy đời sống làng quê vẫn khá rõ nét Tiến hành điều tra 50 hộ gia đình
- Xã Nghi Phương: Chọn điều tra 50 hộ gia đình Việc lựa chọn các HGĐ hợp lí giúp đảm bảo độ tin cậy cho quá trình nghiên cứu
Mức độ phân chia cụ thể được thể hiện trong biểu dưới đây:
Bảng 2.1.Địa điểm và số lượng mẫu điều tra
- Nguồn số liệu: Được thu thập số liệu thống kê, báo cáo sơ tổng kết
hàng năm, nhiệm kỳ của:
Trang 33- Phòng thống kê, phòng LĐ-TBXH, LĐLĐ huyện Nghi Lộc
- Văn phòng UBND-HĐND huyện, Huyện uỷ, Ban Dân vận, Ban Tổ chức Huyện uỷ
- Đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện
- Một số sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế nông thôn
- Phương pháp thu thập: thông qua ghi chép, thống kê các dữ liệu cần
thiết cho đề tài với các chỉ tiêu được chuẩn bị sẵn
b Số liệu sơ cấp
Thu thập thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 150 HGĐ, các cán bộ hội LHPN, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ… trên địa bàn huyện Nghi Lộc
2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Ðối với thông tin thứ cấp: Số liệu được phân nhóm theo nội dung của
đề tài, từ đó tính toán các chỉ tiêu tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài
- Ðối với thông tin sơ cấp: Phân nhóm theo các tiêu thức phân tổ và tính toán các chỉ tiêu phân tích trên bảng tính Excel Ngoài ra sử dụng thêm các phương pháp:
+ Phương pháp phân tích kinh tế
- Số lượng và tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội
- Số lượng và tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác xã hội qua nhóm HGĐ
Trang 34- Số lượng và tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác tạo thu nhập trong các HGĐ
- Số lượng và tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định sử dụng các nguồn lực (vốn, đất đai…)
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác nâng cao trình độ, KHCN
2.2 Địa điểm nghiên cứu
Luận văn được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Nghi Lộc
Trang 35CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN NGHI LỘC – NGHỆ
AN
3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
3.1.1 Ðặc điểm điều kiện tự nhiên
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18041’ đến 18054’ vĩ
độ Bắc và 1050
28’ đến 105045’ kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp: huyện Diễn Châu, Yên Thành
- Phía Nam giáp: huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và Thành phố Vinh
- Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và Biển Đông
- Phía Tây giáp: huyện Đô Lương
Có diện tích tự nhiên 34.771,08 ha, bao gồm 29 xã và 1 thị trấn với dân
số 185.950 người (đứng thứ 5 toàn tỉnh sau Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thành phố Vinh)
Nghi Lộc là khu vực vùng phụ cận của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, vị trí tiềm năng để quy hoạch không gian phát triển thành phố Vinh thành thành phố trực thuộc Trung ương, là khu vực thuận lợi cho việc phân bố các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nghệ An Huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm, trù phú của tỉnh Nghệ An nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung Có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển Trong tương lai gần, đây sẽ là vệ
Trang 36thủy khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác
Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, cơ sở
hạ tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa
và hiện đại hóa, hòa nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực
Chính điều này làm cho người lao động nông thôn cũng có cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn, và tạo điều kiện cho một số bộ phận lao động nông thôn tìm được những công việc khác như dịch vụ thương mại tại các địa điểm giao thông đó
3.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu, sông ngòi
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Nhiệt độ trung bình hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, chịu ảnh hưởng bởi luồng gió Tây nam ở tận Vịnh Ben gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn gây ra hệu ứng phơn, thổi thường xuyên từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm mà nhân dân thường gọi là gió Lào Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng bức và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện
Với đặc điểm khí hậu như trên đã làm hạn chế năng suất cây trồng của người dân, gây tâm lý lo lắng, chán nản của người dân nói chung và lực lượng lao động nông nghiệp nói riêng Làm cho người lao động nông thôn trong huyện không yên tâm chăn nuôi sản xuất mà có xu hướng đi tìm việc làm trong các khu công nghiệp của huyện và các tỉnh trong và ngoài nước
Trang 373.1.3 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 37.389,21 ha (trước năm 2007) và đến năm 2012 chỉ còn lại là 34.212,86 ha do việc điều chỉnh địa giới hành chính, sát nhập các xã Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân và Nghi Đức vào Thành phố Vinh Qua 5 năm diện tích đất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm mạnh với 1,8% /năm nhất là giai đoạn năm 2009 – 2010 do quá trình chuyển đất nông nghiệp sang đất làm đường N5 (39,32ha), đường D4 (20.8 ha), xây dựng trụ
sở UBND thị trấn Quán Hành (0,57ha), dự án nuôi trồng thủy sản ở Nghi Yên 30ha, và mở rộng khu du lịch Bãi Lữ (46,5 ha) Với sự giảm mạnh đất nông nghiệp, một bộ phận lao động trước đây làm nông nghiệp trong huyện không
có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng Các khu công nghiệp trên địa bàn và vùng phụ cận đang trong thời kỳ đầu chưa thu hút được nhiều lao động dẫn đến khả năng tìm việc của lao động nông thôn huyện Nghi Lộc ngày càng khó khăn Vậy trước thực trạng này các cấp chính quyền huyện Nghi Lộc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng phải có những biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho những lao động nông thôn mất đất này Với diện tích đất ngày càng giảm dần và dân số, lao động ngày càng tăng buộc sản xuất nông nghiệp của huyện phải chuyển đổi theo hướng mới đó là sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, tăng năng suất cây trồng đồng thời xu hướng chuyển đổi lao động nông nghiệp sang làm việc trên các ngành nghề kinh tế khác.2.2.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4 Khả năng phát triển làng nghề truyền thống
Nghi Lộc là huyện có nhiều làng nghề nhất trong toàn tỉnh, phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ Năm 2000 chỉ mới có 2 làng ở Nghi Phong và Nghi Thiết nhưng đến năm 2013 toàn
Trang 38định, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương Trong đó có 3 làng nghề mộc, 2 làng nghề làm hương thẻ, 11 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, 01 làng nghề làm nón, 01 làng nghề làm trống, 01 làng nghề làm quạt nan, 01 làng nghề bánh kẹo, 01 làng nghề dệt và
1 làng nghề làm giấy
Tóm lại, Nghi Lộc là một huyện có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và số lượng làng nghề truyền thống khá nhiều Đây là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhưngcũng là một khó khăn trong quá trình giải quyết
3.2 Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ trên huyện Nghi Lộc
3.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện
3.2.1.1.Cơ cấu dân số - lao động nữ giới
Là một huyện có diện tích lớn với tổng dân số 185.950 người với 47.406 HGĐ và 106.800 lao động (chiếm 57,43%) so với tổng cơ cấu dân số Trong
cơ cấu dân số của huyện Nghi Lộc được tính theo độ tuổi của dân số, nếu đánh giá theo mức tuổi là 10 tuổi tổng dân số toàn huyện Nghi Lộc là 131.345 người (chiếm 70,63%) tổng cơ cấu dân số toàn huyện, cơ cấu dân số tính theo nhóm tuổi được được thể hiện trong biểu dưới đây:
Biểu số 3.1: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Nghi Lộc
Trang 39Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc
Qua biểu 3.1 ta có thể thấy cơ cấu dân số của huyện Nghi Lộc tập trung
nhiều nhất vào nhóm tuổi từ 20 – 24 tuổi (chiếm 12,35%), nhóm tuổi 25 – 29 tuổi (chiếm 12,72%) và nhóm tuổi trên 65 tuổi (chiếm 9,19%) Thấp nhất là dân số nhóm tuổi từ 60 – 64 tuổi (chiếm 3,52%) và nhóm tuổi 10 – 14 tuổi (chiếm 4,89%)
Do đặc thù làm kinh tế tại các HGĐ phụ nữ thường trên 15 tuổi mới có khả năng làm kinh tế trong gia đinh, hiện nay cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên huyện Nghi Lộc là 124.922 người trong đó nam giới là 61.911 người (chiếm 49,56% ) và nữ giới là 63.010 người (chiếm 50,44 %), có thể thấy cơ cấu giới tính hiện nay của huyện Nghi Lộc tương đối đồng đều, độ chênh lệch không lớn giữa nam và nữ mức độ chênh lệch chỉ là 1.918 người (tương đương với 0,88 %)
Hiện nay LLLĐ toàn huyện Nghi Lộc ở mức 106.800 người (chiếm 62,18%) trong đó cơ cấu lao động theo một số chỉ tiêu được thể hiện trong biểu dưới đây:
Trang 40Biểu số 3.2: Cơ cấu lao động theo giới tính theo độ tuổi và khu vực huyện