CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIÚP NÂNG CAO
4.2. Một số giải pháp giúp nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ tại huyện Nghi Lộc – Nghệ An
4.2.5. Thực hiện các mô hình làng nghề sản xuất
Với con số hiện nay các làng nghề sản xuất huyện Nghi Lộc chiếm 80%
lao động là nữ giới đây quả là một con số không nhỏ. Hiện nay trình độ văn hóa của lao động nữ tại nông thôn không lớn chính vì vậy phát triển hoạt động làng nghề là rất hợp lí. Hiện nay để phát triển làng nghề tại huyện Nghi Lộc cần tập trung vào phát triển nhóm ngành nghề mây tre đan truyền thống tuy nhiên cần có sự hỗ trợ từ phí Nhà nước nhằm tạo ra động lực xây dựng và phát triển.Để xây dựng được các mô hình làng nghề cần:
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các làng nghề. Lãnh
cơ chế thông thoáng cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân tham gia tổ chức hoạt động làng nghề được tiếp cận chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.
- Xây dựng đề án về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ làng nghề cho dân ở làng nghề. Ngân sách huyện dành một nguồn kinh phí nhất định để đào tạo nghiệp vụ văn hoá, nghiệp vụ du lịch cho người lao động trong làng. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở ở các làng địa phương, đào tạo về kỹ năng giao tiếp, tiếp thị, xúc tiến quảng bá... Địa phương cần có chính sách thu hút và đãi ngộ lao động để bảo đảm đủ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ làng nghề phát triển. Thực hiện lồng ghép hiệu quả với các chương trình như: Phát triển nông thôn, phát triển làng nghề, vốn từ nguồn ODA, vốn từ nguồn vay tín dụng, vốn huy động cộng đồng, các nguồn vốn khác.
- Thực hiện chủ trương thị trường tín dụng nông thôn. Vận động, hỗ trợ và có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về nông thôn hoạt động. Có chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các hộ dân có mô hình hoạt ủộng sản xuất tốt tại làng nghề.
- Quy hoạch quỹ đất đầu tư hạ tầng tạo ủiều kiện cho cỏc hộ sản xuất trong làng đầu tư mở rộng. Xây dựng chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí tham quan, học hỏi kinh nghiệm đối với những làng sản xuất điển hình, tiên tiến. Có cơ chế hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các giải pháp hữu ích thích hợp với trình độ, khả năng của người dân địa phương, hỗ trợ kinh phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề đối với một số sản phẩm có uy tín trên thị trường.
- Xây dựng chiến lược, chương trình kế hoạch quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hình ảnh làng nghề. Đồng thời bản thân các làng cũng tự xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm cho làng, địa phương của mình.
- Tăng cường khai thác các chương trình hỗ trợ hợp tác quốc tế đối với phát triển làng nghề, tăng cường hợp tác liên kết trong phát triển du lịch giữa các huyện, tỉnh khu vực lân cận. Mở rộng mối liên kết giữa các hãng du lịch trong nước và quốc tế với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở các vùng nông thôn để tăng lượt khách du lịch.
4.3. Kiến nghị.
Qua quá trình nghiên cứu vấn đề “Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc – Nghệ An” tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
* Đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
- Huyện uỷ tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI và thực hiện những mục tiêu trong văn bản đại hội đại biểu phụ nữ huyện Nghi Lộc lần thứ XXII nhiệm kì 2011 – 2016 về các mục tiêu phát triển phụ nữ huyện đồng thời thực hiện Luật bình đẳng giới năm 2006, có hội nghị ban chấp hành đảng bộ bàn và xây dựng nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo thực hiện Luật bình đẳng giới trong nhiệm kỳ mới, tổng kết việc thực tiễn thực hiện nghị quyết hàng năm.
- Mở hội nghị quán triệt, triển khai Luật bình đẳng giới cho cán bộ chủ chốt của huyện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục Luật bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình… sâu rộng trong quần chúng nhân dân, cán bộ công nhân viên chức cả nam và nữ.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện hiện Nghị quyết quyết đại hộ đại biểu toàn quốc lần thứ XI và thực hiện những mục tiêu trong văn bản đại hội đại biểu phụ nữ huyện Nghi Lộc lần thứ XXII nhiệm kì 2011 –
sung những nội dung trong các quy định phù hợp với thực tế công tác nữ tại địa phương.
* Công tác tổ chức quy hoạch cán bộ:
- Kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ huyện, có thành viên của ban là cán bộ chuyên trách hưởng lương từ ngân sách, nâng cao chất lượng hoạt động của ban, tránh tình trạng nhiệm vụ của ban là nhiệm vụ của Hội phụ nữ huyện.
- Xây dựng tổ chức Hội phụ nữ huyện vững mạnh, phát huy hơn nữa vai trò là nơi tập hợp, tổ chức, đoàn kết phụ nữ trong khối thống nhất. Xây dựng những nội dung hoạt động thiết thực để thu hút phụ nữ trong độ tuổi vào sinh hoạt hội. Huy động sức mạnh nội lực trong chị em giúp nhau bằng cây, con giống... kết hợp các chương trình hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài nước về vốn, kiến thức cho phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Trong công tác hoạch, bổ nhiệm cán bộ vào các chức danh lãnh đạo huyện thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cần quan tâm tới số lượng, chất lượng cán bộ nữ. Tạo cơ hội để cán bộ nữ được tham gia xây dựng, lãnh đạo thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phương.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức:
- Nghiên cứu đưa một số tiết học về thực hiện bình đẳng giới, kiến thức giới vào các nội dung chương trình học tập tại các trường phổ thông, trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện.
- Tạo điều kiện cho chị em phụ nữ nông thôn học tập nâng cao trình độ văn hoá, cử các chị em là cán bộ, công nhân viên chức theo học các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và có chính sách hỗ trợ kinh phí để chị em yên tâm học tập.
- Trung tâm dạy nghề phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề cho nông dân hàng năm. Mở các lớp học dài ngày về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế gia đình có lồng ghép nội dung về bình đẳng giới, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình… cho phụ nữ nông thôn ở các cụm xã. Để có chất lượng đào tạo nghề cho phụ nữ, cần nâng cao trình độ cho giáo viên giảng dạy tại trung tâm.
- Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông huyện bên cạnh các chủ đề khuyến nông dưới hình thức thuần tuý kỹ thuật, cần phát triển các chương trình khuyến nông dưới nhiều khía cạnh như kinh tế, marketing, quản lý tài chính, quản lý nhân lực…chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất điểm để nhân rộng trong cộng đồng.
* Hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập:
- Ngân hàng nông nghiệp huyện, ngân hàng chính sách xã hội huyện tăng thêm nguồn vốn vay bằng tín chấp qua các tổ chức hội đoàn thể để phụ nữ có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với tín dụng. Hướng các dự án vay vốn tới đối tượng hộ có phụ nữ làm chủ, tăng lượng vốn vay trên hộ để chị em có điều kiện mở rộng sản xuất.
- Đánh giá việc thực hiện đề án phát triển kinh tế- xã hội của huyện, có giải pháp khắc phục một số thực trạng chăn nuôi bấp bênh, được mùa mất giá, nuôi trồng sản xuất theo phong trào và sự phân biệt do dãn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, làm cho phụ nữ nông thôn ngày càng vất vả.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, trong nội ngành nông lâm nghiệp gắn với phát triển thị trường, tạo điều kiện cho phụ nữ và nam giới vùng nông thôn có việc làm tại chỗ, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình không phải đi làm ăn xa, có điều kiện chia sẻ lẫn nhau
ngành nghề thủ công truyền thống, tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn tách khỏi công việc gia đình, tạo thu nhập bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, qua sinh hoạt tại các câu lạc bộ, tổ sản xuất, người phụ nữ nông thôn có thể mở rộng giao tiếp, nâng cao nhận thức của họ về vấn đề xã hội và kiến thức chăm sóc gia đình.
* Hỗ trợ phụ nữ xây dựng, tổ chức cuộc sống gia đình
- Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình, chú trọng đến phụ nữ về kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy chăm sóc con cái, khuyến khích sự quan tâm của các thành viên trong gia đình chia sẻ các hoạt động lao động cũng như cuộc sống gia đình, tình cảm.
- Mở rộng mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo tới các cụm xóm nhằm giảm nhẹ công việc gia đình cho các bà mẹ.
- Chăm sóc, cải thiện sức khoẻ của phụ nữ, khuyến khích chị em đến các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, tạo điều kiện cho chị em nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.