CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18041’ đến 18054’ vĩ độ Bắc và 105028’ đến 105045’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp: huyện Diễn Châu, Yên Thành
- Phía Nam giáp: huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và Thành phố Vinh - Phía Đông giáp: Thị xã Cửa Lò và Biển Đông
- Phía Tây giáp: huyện Đô Lương
Có diện tích tự nhiên 34.771,08 ha, bao gồm 29 xã và 1 thị trấn với dân số 185.950 người (đứng thứ 5 toàn tỉnh sau Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thành phố Vinh).
Nghi Lộc là khu vực vùng phụ cận của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, vị trí tiềm năng để quy hoạch không gian phát triển thành phố Vinh thành thành phố trực thuộc Trung ương, là khu vực thuận lợi cho việc phân bố các khu công nghiệp và các nhà máy sản xuất kinh doanh thúc đẩy sự phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Nghệ An. Huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm, trù phú của tỉnh Nghệ An nói riêng và Bắc Trung Bộ nói chung. Có 10 xã nằm trong Khu kinh tế Đông Nam sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong tương lai gần, đây sẽ là vệ
thủy khá thuận lợi, tạo điều kiện cho việc lưu thông giữa huyện với thành phố, thị xã, các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.
Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hòa nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực.
Chính điều này làm cho người lao động nông thôn cũng có cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn, và tạo điều kiện cho một số bộ phận lao động nông thôn tìm được những công việc khác như dịch vụ thương mại tại các địa điểm giao thông đó.
3.1.2. Đặc điểm thời tiết khí hậu, sông ngòi
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Nhiệt độ trung bình hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt và biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, chịu ảnh hưởng bởi luồng gió Tây nam ở tận Vịnh Ben gan tràn qua lục địa, luồn qua dãy Trường Sơn gây ra hệu ứng phơn, thổi thường xuyên từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm mà nhân dân thường gọi là gió Lào. Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng bức và hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn huyện.
Với đặc điểm khí hậu như trên đã làm hạn chế năng suất cây trồng của người dân, gây tâm lý lo lắng, chán nản của người dân nói chung và lực lượng lao động nông nghiệp nói riêng. Làm cho người lao động nông thôn trong huyện không yên tâm chăn nuôi sản xuất mà có xu hướng đi tìm việc làm trong các khu công nghiệp của huyện và các tỉnh trong và ngoài nước.
3.1.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 37.389,21 ha (trước năm 2007) và đến năm 2012 chỉ còn lại là 34.212,86 ha do việc điều chỉnh địa giới hành chính, sát nhập các xã Nghi Kim, Nghi Liên, Nghi Ân và Nghi Đức vào Thành phố Vinh. Qua 5 năm diện tích đất nông nghiệp cũng có xu hướng giảm mạnh với 1,8% /năm nhất là giai đoạn năm 2009 – 2010 do quá trình chuyển đất nông nghiệp sang đất làm đường N5 (39,32ha), đường D4 (20.8 ha), xây dựng trụ sở UBND thị trấn Quán Hành (0,57ha), dự án nuôi trồng thủy sản ở Nghi Yên 30ha, và mở rộng khu du lịch Bãi Lữ (46,5 ha). Với sự giảm mạnh đất nông nghiệp, một bộ phận lao động trước đây làm nông nghiệp trong huyện không có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng. Các khu công nghiệp trên địa bàn và vùng phụ cận đang trong thời kỳ đầu chưa thu hút được nhiều lao động dẫn đến khả năng tìm việc của lao động nông thôn huyện Nghi Lộc ngày càng khó khăn. Vậy trước thực trạng này các cấp chính quyền huyện Nghi Lộc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng phải có những biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho những lao động nông thôn mất đất này. Với diện tích đất ngày càng giảm dần và dân số, lao động ngày càng tăng buộc sản xuất nông nghiệp của huyện phải chuyển đổi theo hướng mới đó là sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, tăng năng suất cây trồng đồng thời xu hướng chuyển đổi lao động nông nghiệp sang làm việc trên các ngành nghề kinh tế khác.2.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4. Khả năng phát triển làng nghề truyền thống
Nghi Lộc là huyện có nhiều làng nghề nhất trong toàn tỉnh, phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ. Năm 2000 chỉ mới có 2 làng ở Nghi Phong và Nghi Thiết nhưng đến năm 2013 toàn
định, góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Trong đó có 3 làng nghề mộc, 2 làng nghề làm hương thẻ, 11 làng nghề làm mây tre đan xuất khẩu, 01 làng nghề làm nón, 01 làng nghề làm trống, 01 làng nghề làm quạt nan, 01 làng nghề bánh kẹo, 01 làng nghề dệt và 1 làng nghề làm giấy.
Tóm lại, Nghi Lộc là một huyện có số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao và số lượng làng nghề truyền thống khá nhiều. Đây là lực lượng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhưngcũng là một khó khăn trong quá trình giải quyết.