CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của phụ nữ nông thôn
1.1.4. Nội dung nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế HGĐ
1.1.4.1. Vai trò của phụ nữ trong công tác xã hội.
Trong một xã hội văn minh, người phụ nữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phụ nữ không chỉ giỏi trong công việc nhà mà còn tích cực tham gia và gặt hái nhiều thành công rực rỡ trong các lĩnh vực xã hội.
Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của phụ nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, người phụ nữ càng phải chịu nhiều đòi hỏi khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các công việc và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng.
Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học nổi tiếng, những nhà quản lí năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, công nghiệp dịch vụ, may mặc...
1.1.4.2. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất.
Số phụ nữ tham gia quản lý nhà nước hiện nay đã tăng nhiều so với trước đây nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm cấp phó.
Trong thực tế, phụ nữ Việt Nam đang có mặt ở hầu hết cơ quan quản lý hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp. Phụ nữ chiếm 50,3% số người làm công ăn lương và 32,4% các chủ doanh nghiệp.
Hiện nay, số cán bộ công chức (CBCC) nữ tham gia công tác quản lý nhà nước trong hệ thống chính quyền các cấp nhiều hơn so với trước: Một Phó Chủ tịch nước, ba Bộ trưởng, 26 thứ trưởng và tương đương, hai Chủ tịch UBND, 22 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, tỷ lệ CBCC nữ tham gia lãnh đạo ở cấp bộ, vụ còn thấp, mới khoảng 8 - 15%, chưa tương xứng lực lượng lao động và năng lực đóng góp của phụ nữ.
Như vậy hiện nay với xu thế phát triển phụ nữ ngày càng thể hiện vai trò lãnh đạo, quán lý của mình.
Ở cấp tỉnh, tỉnh ủy viên là nữ cũng tăng từ 182 ở khóa VII lên 280 trong khóa VIII. Phụ nữ tham gia các cấp ủy địa phương đạt 10-11%, trong đó bí thư, phó bí thư, ủy viên thường vụ đạt từ 3% đến 8%. Phần lớn các chị tham gia thường vụ cấp ủy đều được phân công công tác kiểm tra và dân vận. Về chính quyền, trong khóa VIII, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 13,1%, nữ Thứ trưởng và tương đương chiếm 7,4%; nữ vụ trưởng, vụ phó và tương đương chiếm 13%. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện và xã có khoảng 1,6% là nữ. Phó Chủ tịch UBND là 2 - 4%. Khóa 1999 - 2004, số nữ là đại biểu HÐND cấp tỉnh chiếm 22,5%, cấp huyện chiếm 20,7%, cấp xã chiếm 17%. Nữ đại biểu QH khóa X là 26,22%, khóa XI là 27,31%. Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ đại biểu QH cao thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
1.1.4.3.Vai trò của phụ nữ trong hoạt động taọ thu nhập.
Các hoạt động tạo thu nhập trong các hộ gia đình rất phong phú và đa
nghiệp. Trong các hộ tiểu thương thì kinh doanh tạp phẩm là hình thức chiếm tỉ lệ cao phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Do đặc điểm nghề nghiệp và các hoạt động tạo thu nhập của mỗi loại hộ gia đình khác nhau và quan niệm về sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong các hộ gia đình cũng khác nhau nên sự tham gia đóng góp công sức vào các hoạt động này giữa nam và nữ không giống nhau.
Điểm chung cơ bản ở cả 3 loại hộ gia đình này là phụ nữ đều đóng góp công sức nhiều hơn nam giới, chiếm tỉ lệ trên 48%, trong đó phụ nữ hộ gia đình tiểu thương đóng góp công sức cao hơn 1.9 lần, phụ nữ hộ gia đình nông thôn cao hơn 1.8 lần so với nam, chỉ duy nhất phụ nữ trong hộ gia đình công nhân viên chức có sự đóng góp công sức chênh nhau không đáng kể so với nam. Các con số này cho thấy phụ nữ có vai trò đóng góp công sức rất quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động kinh tế của gia đình. Sự đóng góp công của nam giới tương đương với phụ nữ chỉ thấy trong gia đình công nhân viên chức.
Trong các gia đình nông dân, nam giới chủ yếu làm các công việc mang tính kỹ thuật, yêu cầu sức mạnh cơ bắp, độc hại hơn phụ nữ như cày bừa (60%), phun thuốc trừ sâu (77.6%), mua con giống. Phụ nữ đảm nhiệm các công việc nhẹ nhàng, tỷ mỷ và mất thời gian hơn như: nhổ cỏ (60.4%), bón phân (68.2%), phơi lúa (78%), bảo quản và bán sản phẩm (90.4%) kiếm thức ăn, chế biến thức ăn và chăm sóc, vệ sinh chuồng trại hàng ngày.Những công việc sản xuất do phụ nữ đảm nhận chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình, không tính ra thành tiền.
1.1.4.4.Vai trò của phụ nữ trong kiểm soát các nguồn lực.
Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình vẫn thuộc về nam giới. Phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm sóc thành viên gia đình
Ngoại trừ các vấn đề liên quan đến cơm áo, học hành của con do phụ nữ quyết định, phần lớn các quyền quyết định quan trọng khác của gia đình liên quan đến hoạt động tạo thu nhập như: định hướng sản xuất nuôi con gì, trồng cây gì, mua sắm dụng cụ sản xuất, đầu tư vốn kinh doanh, mua sắm các vận dụng trong gia đình với số tiền lớn hay làm nhà, mua đất ... kể cả quyền quyết định cuối cùng khi có ý kiến chưa thống nhất đều thuộc về nam giới chiếm trên 60%. Như vậy, vai trò người chủ trong gia đình của người nam giới rất lớn và cũng chứng tỏ phụ nữ thường nhường nhịn và chấp nhận hy sinh, chưa thật sự ý thức được quyền của mình trong việc quyết định các vấn đề cho gia đình.