CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NÔNG THÔN
3.2. Thực trạng vai trò phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế HGĐ trên huyện Nghi Lộc
3.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trên địa bàn huyện
3.2.1.1.Cơ cấu dân số - lao động nữ giới.
Là một huyện có diện tích lớn với tổng dân số 185.950 người với 47.406 HGĐ và 106.800 lao động (chiếm 57,43%) so với tổng cơ cấu dân số. Trong cơ cấu dân số của huyện Nghi Lộc được tính theo độ tuổi của dân số, nếu đánh giá theo mức tuổi là 10 tuổi tổng dân số toàn huyện Nghi Lộc là 131.345 người (chiếm 70,63%) tổng cơ cấu dân số toàn huyện, cơ cấu dân số tính theo nhóm tuổi được được thể hiện trong biểu dưới đây:
Biểu số 3.1: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi huyện Nghi Lộc TT Nhóm tuổi
(tuổi)
Số lƣợng (người)
Tỷ trọng (%)
TỔNG 10 – trên 65 131.345 100
1 10 - 14 6.423 4,89
2 15 - 19 12.543 9,55
3 20 - 24 16.221 12,35
4 25 - 29 16.707 12,72
Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc.
Qua biểu 3.1 ta có thể thấy cơ cấu dân số của huyện Nghi Lộc tập trung nhiều nhất vào nhóm tuổi từ 20 – 24 tuổi (chiếm 12,35%), nhóm tuổi 25 – 29 tuổi (chiếm 12,72%) và nhóm tuổi trên 65 tuổi (chiếm 9,19%). Thấp nhất là dân số nhóm tuổi từ 60 – 64 tuổi (chiếm 3,52%) và nhóm tuổi 10 – 14 tuổi (chiếm 4,89%).
Do đặc thù làm kinh tế tại các HGĐ phụ nữ thường trên 15 tuổi mới có khả năng làm kinh tế trong gia đinh, hiện nay cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên huyện Nghi Lộc là 124.922 người trong đó nam giới là 61.911 người (chiếm 49,56% ) và nữ giới là 63.010 người (chiếm 50,44 %), có thể thấy cơ cấu giới tính hiện nay của huyện Nghi Lộc tương đối đồng đều, độ chênh lệch không lớn giữa nam và nữ mức độ chênh lệch chỉ là 1.918 người (tương đương với 0,88 %)
Hiện nay LLLĐ toàn huyện Nghi Lộc ở mức 106.800 người (chiếm 62,18%) trong đó cơ cấu lao động theo một số chỉ tiêu được thể hiện trong biểu dưới đây:
5 30 - 34 13.200 10,05
6 35 - 39 11.860 9,03
7 40 - 44 10.219 7,78
8 45 - 49 10.062 7,66
9 50 - 54 9.976 7,58
10 55 - 59 7.480 5,68
11 60 - 64 4.643 3,52
12 Trên 65 12.071 9,19
Biểu số 3.2: Cơ cấu lao động theo giới tính theo độ tuổi và khu vực huyện Nghi Lộc
TT Tiêu chí Đơn vị Kết quả Tỷ trọng
(%)
1 TỔNG Người 106.800 100
-Nam Người 52.522 48,90
-Nữ Người 54.278 51,10
2 LLLĐ theo thành thị - nông thôn Người 106.800 100
2.1. Khu vực thành thị Người 8.758 9,20
-Nam Người 4.221 48,20
-Nữ Người 4.537 51.80
2.2 Khu vực nông thôn Người 98.042 91,80
-Nam Người 46.001 46.92
-Nữ Người 52.041 53,08
3 LLLĐ theo nhóm tuổi Ngườ 106.800 100
-15 – 19 (tuổi) Người 3.471 3,25
-20 – 24 (tuổi) Người 13.190 12,35
-25 – 29 (tuổi) Người 18.893 17,69
-30 – 34 (tuổi) Người 15.945 14,92
-35 – 39 (tuổi) Người 14.493 13,57
-40 – 44 (tuổi) Người 12.548 11,74
-45 – 49 (tuổi) Người 12.276 11,49
-50 – 54 (tuổi) Người 11.972 11,21
-55 – 59 (tuổi) Người 4.037 3,78
Nguồn: UBND huyện Nghi Lộc
LLLĐ huyện Nghi Lộc chủ yếu tâp trung trong nhóm tuổi từ 25 – 29 tuổi (chiếm 17,69%), và nhóm tuổi từ 30 – 34 tuổi (chiếm 14,92%) và thấp nhất là LLLĐ thuộc nhóm tuổi từ 15 – 19 tuổi (chiếm 3,25%) như vậy có thể thấy LLLĐ của huyện Nghi Lộc nhìn chung vẫn rất trẻ hóa về độ tuổi.
Với tổng số 106.800 lao động toàn huyện Nghi Lộc số lượng nam giới là 52.522 lao động (chiếm 48,90 %) và nữ giới là 54.278 lao động (chiếm 51,10
%) như vậy có thể thấy dân số trên 15 tuổi của huyện Nghi Lộc có cơ cấu nữ giới chiếm tỷ trọng cao hơn và LLLĐ trên 15 tuổi của huyện Nghi Lộc cũng có tỷ trọng cao hơn nam giới.
Nghi Lộc là một huyện có xuất phát điểm nông nghiệp trong đà phát triển hiện nay của huyện tồn tại đan xen cả kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn, trong đó kinh tế nông thôn hiện vẫn đang chiếm trọng số cao và thu hút nhiều dân số và lao động sinh sống. Theo kết quả bảo cáo có tới trên 91,04%
dân số sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn. LLLĐ cũng vậy tỉ trọng sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn hiện đang khá cao với 98.042 lao động (chiếm 91,80%) trong khi lao động sinh sống tại khu vực thành thị chỉ là 8,758 (chiếm 9,20%)
Tại khu vực nông thôn cơ cấu LLLĐ theo giới tính tiếp tục có sự chênh lệch với mức lao động nữ nhiều hơn lao động nam, với tổng số 98.042 lao động sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn có 46.001 lao động là nam giới (chiếm 46,92 %) và 52.041 lao động là nữ (chiếm 53.08 %), như vậy tỉ trọng lao động trong độ tuổi lao động trên 15 lại có sự chênh lệch với mức lớn hơn thuộc về lao động là nữ giới.
3.2.1.2. Phụ nữ tham gia sản xuất, phát triển kinh tế.
Hiện nay phụ nữ tham gia ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tế
đang ngay một nâng lên
Với đặc điểm là một huyện nông nghiệp hiện nay Nghi Lộc có tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 51,9%. Bên cạnh đó ngành tiểu thủ công nghiệp và du lịch thương mại tỷ lệ phụ nữ tham gia rất lớn lên tới 80%
lao động tại các làng nghề là phụ nữ.
Như vậy có thể thấy giá trị tạo ra tư thu nhập là nữ giới huyện Nghi Lộc hiện nay là không hề nhỏ. Là một huyện có quỹ đất tự nhiên lớn với nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống trong tương lai phụ nữ Nghi Lộc có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong vấn đề phát triển kinh tế HGĐ tại nông thôn.
3.2.2. Thực trạng vai trò phụ nữ tham gia phát triển kinh tế hộ trong các hộ gia đình nghiên cứu.
3.2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất.
Do phụ nữ với bản tính cẩn thận, cần cù và chịu khó của mình chính vì vậy một số công việc không thể thay thế được tuy nhiên do thiên chức làm mẹ và làm vợ cũng như do về mặt sinh học phụ nữ là phái yếu chính vì vậy phụ nữ được nắm giữ quyền trong gia đình rất hạn chế.
Việc nắm giữ quyền hành trong gia đình được thể hiện thông qua việc nắm giữ nguồn lực sản xuất, hiện nay chúng ta đang thực hiện quyền bình đẳng giới nhưng trên thực tế tại các vùng nông thôn với phong tục tập quán vẫn tồn tại nhiều việc bình đẳng chỉ là một phần tương đối các tài sản hay sử dụng nguồn lực nhiều khi do, người chồng người con trai nắm giữ quyết định hoàn toàn.
Có thể thấy thực tế vai trò của phụ nữ trong quản lý và nắm giữ nguồn lực trong biểu sau:
Biểu số 3.3: Thực trạng phụ nữ tham gia quyết định sản xuất và quản lý hộ
Tiêu chí
Kết quả
Nghi Trung Nghi Lâm Nghi Phương Số
lƣợng Tỷ lệ (%)
Số
lƣợng Tỷ lệ (%)
Số
lƣợng Tỷ lệ (%)
Phụ nữ làm chủ hộ 7 14 10 20 5 10
Quyết định sử dụng
đất 43 86 35 70 34 68
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra năm 2013 Qua biểu kết quả điều tra trên ta có thể thấy tỷ lệ phụ nữ làm chủ hộ không lớn, lớn nhất chỉ là 20 % tại xã Nghi Lâm, với nhưng trường hợp phụ nữ làm chủ hộ chỉ là trường hợp rất khó khăn cho người phụ nữ. Xã có tỉ lệ phụ nữ làm chủ hộ gia đình đứng thứ hai là Nghi Trung với 7/50 HGĐ (chiếm 14%) và cuối cùng là Nghi Phương với 5/50 HGĐ (chiếm 10%).
Về tiêu chí sử dụng nguồn lực và với khu vực nông thôn có lẽ nguồn đất sản xuất là nguồn lực quan trọng nhất trong HGĐ chính vì vậy việc quyết định sử dụng nguồn lực này là rất quan trọng thể hiện tầm quan trọng của phụ nữ trong kinh tế HGĐ tại nông thôn.
Hiện nay mặc dù quan niệm cũ vẫn còn nhưng sự tham gia của phụ nữ trong sản xuất kinh tế trực tiếp đang được cải thiện đáng kể,trong 3 xã điều tra tỷ lệ thấp nhất là trên 60% phụ nữ được tham gia quyết định nguồn lực sản xuất . Mặc dù chỉ đứng thứ hai về tiêu chí phụ nữ làm chủ hộ gia đình nhưng Nghi Trung lại có số phụ nữ tham gia quyết định sử dụng đất cao nhất lên tới 43/50 HGĐ (chiếm 86%), con số này rất cao tại khu vực nông thôn, tiếp theo
Phương với mức 34/50 HGĐ (chiếm 68%).
Nhìn chung hiện nay vai trò của phụ nữ đang được cải thiện tại khu vực nông thôn khi mà việc nắm giữ khối tài sản quan trọng và quyết định sản xuất không chỉ được thực hiện bởi đàn ông mà còn có sự tham gia của phụ nữ.
3.2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập.
Trong cuộc sống hàng ngày cả nam giới và nữ giới đều có những hoạt động tạo nguồn thu nhập cho mình. Các hoạt động tạo thu nhập cho HGĐ rất phong phú và đa dạng, ở mỗi loại hộ khác nhau đều có ít nhất hai hoạt động chính tạo thu nhập , hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi… ngoài ra một số hộ còn hoạt dịch vụ trong nông nghiệp, đi làm thuê… trong các xã đã nghiên cứu phần lớn nam giới đều làm những công việc cần nhiều sức khỏe như cầy, bừa, vận chuyện… phụ nữ chủ yếu làm các công việc cần sự khéo léo và tỉ mỉ như cấy, chăm sóc…
Cơ cấu lao động tại khu vực nông thôn hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, hoạt động sản xuất công nghiệp không nghiệp không nhiều. Mặt khác do tính chất và đặc trưng của mỗi ngành nghề không giống nhau về hàm lượng sức khỏe, về thời gian… chính vì vậy cần có sự phân công khác nhau.
a. Phân công công việc trong sản xuất nông nghiệp.
nông nghiệp là một ngành nghề phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Sản xuất nông nghiệp bao gồm sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, mỗi tiểu ngành lại có sự khác biệt nhất định cần sự phân công lao động khác nhau. Thông thường trong sản xuất nông nghiệp cần có sự tham gia của cả nam giới và nữ giới. Đặc biệt căn cứ vào các khâu khác nhau mà có sự phân công khác nhau.
*Hoạt động trồng trọt.
Hoạt đồng trồng trọt chủ yếu là lúa và các loại hoa màu theo mùa vụ
khác nhau. Việc phân công công việc trong hoạt động trồng trọt được thể hiện qua biểu 3.4 như sau:
Biểu số 3.4: Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt
Đơn vị tính: %
Loại công việc
Kết quả
Nghi Trung Nghi Lâm Nghi Phương
Vợ Chồng Cả hai Khác Vợ Chồng Cả hai Khác Vợ Chồng Cả hai Khác
1.Tổng hộ trồng lúa 50 hộ 50 hộ 49 hộ
-Làm đất 20 20 46,67 13,33 2,75 9 55,34 32,01 15 5 20 60
-Gieo mạ 60 6,67 33,33 - 15,2 18,5 66,3 - 80 20 - -
-Cấy 93,33 - 6,67 - 14,0 44,7 37,3 5,0 80 - 5 5
-Bón phân 86,67 - 13,33 - - - 100 - 95 - 5 -
-Chăm sóc, làm cỏ 60 - 40 - - 21,0 51,7 27,3 90 5 5 -
-Gặt 6,67 - 86,66 6,67 - - 55,3 44,7 20 - 60 20
-Tuốt - - 33,33 66,67 5,0 8,3 37,3 49,4 5 - 30 65
-Phơi 40 - 60 - 11,7 25,7 57,1 5,5 45 - 55 -
-Bán 40 20 40 - 49,99 5,0 45,01 - 35 - 65 -
2.Tổng hộ trồng màu 49 hộ 50 hộ 43 hộ
-Làm đất 14,29 21,43 57,14 7,14 55,8 11,4 14,6 18,2 28,57 14,29 28,57 28,57
-Gieo hạt, trồng cây 7,14 - 92,86 - 22,7 46,7 25 4,6 65,29 7,14 28,57 -
-Bón phân 71,43 - 28,57 - 27,3 29,5 34,2 9,1 85,71 - 14,29 -
Loại công việc
Kết quả
Nghi Trung Nghi Lâm Nghi Phương
Vợ Chồng Cả hai Khác Vợ Chồng Cả hai Khác Vợ Chồng Cả hai Khác
-Thu hoạch - - 100 - 11,4 18,2 61,3 9,1 35,71 - 64,29 -
-Đi bán 64,29 - 35,71 - 80,50 - - 19,50 78,57 - 21,43 -
Quá trình sản xuất , trồng trọt chủ yếu có 02 loại cây trồng chính đó là cây lúa và một số loại hoa màu có thời vụ (cây vụ đông, cây rau xen canh…).
Quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch được trải qua các khâu khác nhau.
Hiện nay phần lớn các gia đình đều có phụ nữ tham gia chủ yếu cac khâu sản xuất này.Việc đánh giá vai trò của phụ nữ được thông qua đánh giá việc tham gia vào các khâu khác nhau. Được thể hiện trong biểu số 3.5 về “Phân công lao động trong hoạt động trồng trọt”.
- Với quy trình trồng lúa: Bao gồm 9 khâu chính từ khâu làm đất, gieo trồng tới thu hoạch và bán tổng cộng có 9 khâu khác nhau, việc tham gia các khâu này của phụ nữ, nam giới khác nhau thậm chí có nhưng khâu như thu hoạch vay tuốt lúa có sự tham gia của cả chồng và vợ, hay có nhưng khâu như làm đất và tuốt lúa cần thuê lao động bên ngoài.
Đánh giá chung cho 150 HGĐ tại 3 xã có thể thấy gần như tất cả phụ nữ đều tham gia vào các khâu công việc tuy nhiên vẫn có sự phân công công việc theo trạng thái sức khỏe nhất định. Phụ nữ thường tham gia vào các khâu cần sự tỉ mỉ nhưng ít dụng sức khỏe cơ bắp.
Tại xã Nghi Trung phụ nữ tham gia nhiều nhất vào khâu cấy và bón phân với tỷ lệ phụ nữ tham gia cấy lên tới 93,33 %, tham gia khâu bón phân với tỷ lệ 86,67% trong tổng số HGĐ điều tra. Tuy nhiên trên thực tế một số HGĐ phụ nữ tuy không phải tham gia độc lập nhưng lại tham gia sản xuất cùng chồng chính vì vậy có những khâu gần như có 100% phụ nữ tham gia.
Tại xã Nghi Lâm là một xã thuần nông chính vì vậy việc phân chia công việc trong nông nghiệp được thực hiện tốt, các khâu phụ nữ ít phải tham gia độc lập thậm chí những khâu mà xã Nghi Phương có tỷ lệ phụ nữ tham gia nhiều tại Nghi Lâm phụ nữ lại không phải tham gia như khâu bón phân tại Nghi Trung phụ nữ tham gia tơí 86,67% hay khâu chăm sóc làm cỏ phụ nữ tham gia tới 60 % nhưng tại xã Nghi Lâm phụ nữ không hề phải tham gia
khâu này.
Tại Nghi Lâm khâu nhiều nhất có sự tham gia của phụ nữ một cách độc lập là khâu bán sản phẩm cuối cùng có 49,99 % phụ nữ thực hiện. Tại Nghi Lâm phụ nữ chủ yếu tham gia sản xuất cùng với chồng.
Tuy nhiên với xã Nghi Phương phụ nữ tham gia sản xuất lúa rất nhiều, tỷ lệ phụ nữ tham gia nhiều khâu lớn hơn 80% như gieo mạ, cấy phụ nữ tham gia 80% phụ nữ tham gia khâu bón phân tới 95% và khâu chăm sóc làm cỏ lên tới 90%.. Đây là nhưng con số rất cao.
- Với quy trình trồng màu: Bao gồm 6 khâu sản xuất chính kể từ khi sản xuất ban đầu tới khi thu hoạch sản phẩm. Theo kết quả điều tra không phải tất cả 150 HGĐ được điều tra đều tăng gia sản xuất bằng cách trồng màu do thiếu đất, thiếu lao động hay thiếu công nghệ… chính vì vậy trong tổng số 150 HGĐ tiến hành điều tra chỉ có 142 HGĐ có diện tích đất trồng màu.
Sự tham gia của phụ nữ trong công việc trồng hoa màu cũng rất quan trọng. Theo kết quả điều tra được thể hiện trong biểu số 3.4 có thể thấy tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất loại hình này rất nhiều. Lớn nhất phải kể đến xã Tân Tiến với việc phụ nữ tham gia độc lập và cùng chồng có tỷ lệ rất lớn ở nhiều khâu như ở khâu gieo hạt và trồng cây hoa màu phụ nữ tham gia độc lập mà không có sự hỗ trợ của lao động khác lên tới 85,71% bên cạnh đó phụ nữ tham gia cùng chồng là 14,29% như vậy nếu tính có sự tham gia của phụ nữ 100% phụ nữ đều tham gia khâu này.
Tụy nhiên do sản xuất nông nghiệp việc sử dụng thuốc BVTV là không thể tránh khỏi nhưng công việc này được xem như là quá sức với người phụ nữ chính vì vậy phần lớn những khâu này tỉ lệ phụ nữ tham gia không nhiều.
Tại xã Thanh Bình công việc phun thuốc trừ sâu được thực hiện tới 92,86 %
xu hướng cơ giới hóa vì vậy việc cả người chồng và người vợ tham gia ngày càng đi.
* Phân công lao động trong ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi là một bộ phận của ngành sản xuất nông nhiệp, trong cơ cấu kinh tế phát triển ngành chăn nuôi sẽ có vai trò quan trọng chính vì vậy kĩ thuật về chăn nuôi cũng cần được quan tâm phát triển mạnh.
Các HGĐ tại khu vực nông thôn hiện nay đã được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền trong phát triển chăn nuôi tuy nhiên phương thức chăn nuôi và quy mô vẫn còn những hạn chế nhất định. Mặt khác do các HGĐ hiện nay chỉ coi chăn nuôi là một phần trong sản xuất rất ít HGĐ chuyên chăn nuôi mà chỉ làm thêm vì vậy phân công lao động cho các lao động trong HGĐ là chính.
Qua kết quả điều tra tại 150 HGĐ tại 3 xã Nghi Trung, Nghi Lâm và Nghi Phương số lượng và tỷ lệ phụ nữ tham gia trong chăn nuôi được thể hiện qua biểu số 3.5 về “Phân công lao động trong hoạt động chăn nuôi”.
Qua biểu số 37 có thể thấy hiện nay các HGĐ tham gia khảo sát tất cả đều sử dụng chính lao động của gia đình trong quá trình sản xuất chăn nuôi, không có hiện tượng thuê lao động bên ngoài do hoạt động chăn nuôi tại các HGĐ phần lớn nhằm tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi và được thực hiện chủ yếu bởi phụ nữ.
Việc người chồng tham gia vào công việc chăn nuôi tại các HGĐ là không nhiều. Do với kiểu chăn nuôi nhỏ lẻ chủ yếu là tận dụng thời gian nhàn rỗi chính vì vậy mức độ phụ nữ hoạt động sản xuất tại gia đình phù hợp. Xã Nghi Trung có tỷ lệ người chồng tham gia chăn nuôi rất ít, họ chỉ tham gia mang tính chất hỗ trợ người vợ ở một số khâu cần thiết như mua thức ăn chăn nuôi bên ngoài, bán sản phẩm…
Hay tại xã Nghi Phương tỷ lệ người chồng tham gia sản xuất độc lập chỉ
có tại khâu chọn giống và mua thức ăn chăn nuôi, phần lớn việc tham gia cũng chỉ mang tính hỗ trợ người vợ và chính việc người chồng ít tham gia công việc chăn nuôi là nguyên nhân chính làm tỷ lệ phụ nữ tham gia sản xuất chăn nuôi lớn.