Quan điểm chung.

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 49 - 51)

Việc xây dựng quan điểm làm cơ sở cho việc lựa chọn định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò của các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh là cần thiết, và phải bao hàm những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước phải giữ được vai trò chủ đạo trong nền

kinh tế quốc dân trên thực tế, nắm giữ các ngành, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến quốc phòng – an ninh, chính sách xã hội và các ngành mũi nhọn, trọng yếu của nền kinh tế. Sự có mặt của các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành, các lĩnh vực quan trọng có tác dụng điều chỉnh sự cân bằng của nền kinh tế, duy trì ổn định chính trị – xã hội.

Vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước còn được thể hiện ở vai trò điều tiết và định hướng phát triển của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp những mặt hàng thiết yếu mà nếu trên thị trường có sự hụt hẫng sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế. Trong các trường hợp bất ổn định xảy ra, doanh nghiệp nhà nước thực hiện vai trò điều tiết bằng cách sử dụng nguồn dự trữ nhằm ổn định giá cả, chấp nhận những thiệt thòi về mặt kinh tế.

Vai trò định hướng của doanh nghiệp nhà nước là đi tiên phong trong các lĩnh vực chiến lược theo đường lối phát triển của nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác tham gia. Có những lĩnh vực mới mẻ thì doanh nghiệp nhà nước luôn phải là người dẫn dắt, mở đường, đầu tư, tạo dựng cơ sở vật chất (nhất là khoa học công nghệ) cho các doanh nghiệp khác noi theo.

Thứ hai, doanh nghiệp nhà nước phải giữ được vai trò đòn bẩy trong nền

để Nhà nước huy động tập trung vốn vào những lĩnh vực mang tính chiến lược của nền kinh tế. Thực hiện việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận công nghệ hiện đại, nghệ thuật quản lý tiên tiến trên thế giới, tạo cơ sở kinh tế cho các ngành kinh tế khác phát triển.

Thứ ba, các doanh nghiệp nhà nước phải có đóng góp xứng đáng cho sự

phát triển kinh tế bằng kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải gắn mục tiêu phát triển kinh tế với việc thực hiện tốt các chính sách xã hội. Song đã là doanh nghiệp, bất kể đó là doanh nghiệp kinh doanh hay doanh nghiệp công ích đều phải hoạt động có hiệu quả phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện nay một cách toàn diện, trong đó, lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích và phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả, hữu hiệu các nguồn lực.

Để đảm bảo được mục tiêu này cần xác định rõ:

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh phải hoạt động trong môi trường luật pháp, chính sách bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác và phải đạt lợi nhuận cao nhất.

+ Đối với doanh nghiệp nhà nước công ích phải đảm bảo việc đáp ứng các yêu cầu cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng trong tất cả các địa bàn dân cư kể cả thành thị, nông thôn, miền núi. Khả năng đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích với chất lượng ngày càng cao, chi phí ngày càng thấp là mục tiêu cơ bản của loại hình doanh nghiệp nhà nước này.

Thứ tư, các doanh nghiệp nhà nước phải đi đầu trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện được chủ trương này thì Nhà nước luôn phải sử dụng công cụ doanh nghiệp nhà nước để tập trung huy động vốn, qui mô, hiện đại hóa qui trình công nghệ,

liên doanh liên kết, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ có giá trị.

Thứ năm, vai trò của doanh nghiệp nhà nước phải thay đổi linh hoạt tuỳ thuộc

vào từng giai đoạn mà Nhà nước yêu cầu theo định hướng. Như hiện nay, trong điều kiện kinh tế – xã hội qui định tính chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước phải nắm giữ những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Do đó, doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ một tỷ trọng tương đối cao trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, các thành phần kinh tế cũng sớm lớn mạnh.

Vai trò định hướng của doanh nghiệp nhà nước trong việc mở đường trong các ngành mũi nhọn cũng co dãn linh hoạt, khi khu vực kinh tế tư nhân chưa sẵn sàng đầu tư vào những ngành cần thiết cho sự phát triển kinh tế, doanh nghiệp nhà nước phải đi tiên phong mở đường trong các ngành đó. Khi vai trò dẫn đường không còn, tức là có ngành đó đã phát triển (thu hút nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia), thì Nhà nước nên chuyển đổi hình thức sở hữu để thu hồi vốn đầu tư vào những ngành mới của nền kinh tế. Do đó, Nhà nước phải rất linh hoạt trong việc sử dụng công cụ doanh nghiệp nhà nước để điều tiết nền kinh tế.

3.1.2. Phương hướng chủ yếu trong việc phát huy vai trò của doanhnghiệp nhà nước ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w