Phương hướng chủ yếu trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 51 - 54)

Thứ nhất, đổi mới cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo hướng

phát huy vai trò nòng cốt, nắm giữ những khâu then chốt trong những ngành mà địa phương có lợi thế.

- Phương hướng này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế Nhà nước do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra, đối với điều kiện của tỉnh Quảng Ninh – có lợi thế mạnh đặc thù như: Khai thác khoáng sản (than, đất sét, cát, nhựa thông), sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại cửa khẩu, du lịch – dịch vụ, đóng tàu, chế biến hải sản,… Những lợi thế và tiềm năng này đã được một số doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Ninh phát huy nhưng do chưa có sự đầu

tư đúng mức và đồng bộ nên các thế mạnh này chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh cần có một lực lượng doanh nghiệp nhà nước đủ mạnh hoạt động trong các ngành này. Trên cơ sở đó kích thích, hỗ trợ các doanh nghiệp khác cùng đầu tư. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước chỉ nên tập trung vào những ngành cần trình độ công nghệ cao, vốn lớn như: Sản xuất xi măng, nhiệt điện, khai thác than. Tương tự ngành du lịch cũng chỉ nên duy trì, phát triển doanh nghiệp nhà nước với khách sạn lớn, cao cấp. Trong thương mại, doanh nghiệp nhà nước nên tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu và chú ý thị trường nông thôn, cung cấp hàng hoá theo chính sách cho các xã miền núi, khó khăn và đảm bảo đời sống dân sinh, quản lý môi trường đô thị.

- Việc đưa doanh nghiệp nhà nước vào nắm những khâu chính trong các ngành này chắc chắn sẽ phát huy tốt vai trò của nó trong hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Mặt khác, sản phẩm được sản xuất ra từ những ngành có lợi thế sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc tìm chỗ đứng trên thị trường, đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước dành phần thắng trong cạnh tranh.

Thứ hai, phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc đầu tư xây

dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tỉnh Quảng Ninh có tám huyện miền núi, biên giới và biển đảo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở và các công trình công cộng còn thấp kém, do đó việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở là hết sức cấp bách. Trên cơ sở sự đóng góp hỗ trợ của các doanh nghiệp nhà nước, phải huy động tối đa các nguồn vốn có thể huy động được, tiếp tục thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, để đầu tư điện - đường – trường – trạm đến các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc ít người trong tỉnh. Các doanh nghiệp nhà nước phát huy thế mạnh của mình về vốn, công nghệ, kết hợp với các thành phần kinh tế khác để mở rộng xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng thực sự làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương.

Thứ ba, phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc đóng

góp vào ngân sách Nhà nước và giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với Quảng Ninh.

- Trong những năm qua, mặc dù tỉnh đã có chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành phần. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh còn chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới, doanh nghiệp nhà nước vẫn phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách của tỉnh, đồng thời phải làm tốt chức năng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển vào những ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước có thể chuyển giao hoặc liên doanh.

- Đảm bảo tốt việc kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng – an ninh tại các địa bàn (đặc biệt ở các huyện miền núi, biên giới, hải đảo). Như duy trì khu di dân ở Hải Hà, Đầm Hà, các doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, hóa chất mỏ…

- Doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh phải đổi mới căn bản cách tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời nghiên cứu đầu tư lắp đặt một số dây chuyền sản xuất mới để thu hút lao động và tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong toàn tỉnh…góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần sự mất cân đối giữa các ngành, các vùng (ngay trong việc phân bố các doanh nghiệp nhà nước ở các vùng).

- Phát triển kinh tế phải quan tâm đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giữ gìn bảo vệ môi trường xây dựng nhà máy xử lý rác thải để vừa giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt như ở Cẩm Phả việc phát triển các khu công nghiệp đã có cam kết quốc tế về đảm bảo cảnh quan môi trường – Vịnh Hạ Long.

3.2. giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò củadoanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w