Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhànước

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 61 - 62)

Quan tâm đầu tư thoả đáng cho công tác đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng, có chính sách khuyến khích thu hút nhân tài về tỉnh Quảng Ninh làm việc và đãi ngộ hợp lý để sớm hình thành đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp giỏi, năng động, sáng tạo trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Các giải pháp cụ thể để giải quyến vấn đề này bao gồm:

- Mỗi doanh nghiệp nhà nước, mỗi ngành và cả tỉnh cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, trong đó xác định được mục tiêu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng từng loại công nhân viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý để có phương hướng và giải pháp thiết thực bảo đảm thực hiện.

- Đối với công nhân kỹ thuật lành nghề cần phải nâng cao tố chất của họ, kết hợp chặt chẽ giữa sử dụng với đào tạo, bồi dưỡng; gắn công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ với công tác thi tay nghề, nâng bậc thợ, bậc lương…

- Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp: Giám đốc doanh nghiệp nhà nước phải qua thi tuyển nghiêm túc, được sát hạch qua một hội đồng giám khảo về phương án sản xuất kinh doanh, có sự cam kết trách nhiệm trước pháp luật về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và bồi thường vật chất nếu để xảy ra tổn

thất do chủ quan, thiếu trách nhiệm cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo. Nếu sau 2 năm mà doanh nghiệp hoạt động không đạt hiệu quả thì bãi miễn chức vụ và tuỳ vụ việc vi phạm mà xử lý hành chính hay truy tố theo pháp luật. Nhà nước cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng, gắn lợi ích của họ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà cụ thể là sự đóng góp của doanh nghiệp với Nhà nước.

- Làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới các trường hợp trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn theo hướng mở các chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Nâng cao thu nhập cho người lao động (hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh GDP bình quân đầu người năm đạt 1.465 USD, tương đương 31.497 triệu đồng ), giảm bớt sự chênh lệch giữa tiền lương thực tế với tiền lương danh nghĩa. Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, bảo hộ lao động, chế độ bảo hiểm xã hội,… tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tái tạo sức lao động, ổn định và phát huy vai trò trong cơ quan, đơn vị.

3.2.5. Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninhtrong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w