Qua hai đợt tiến hành đổi mới và sắp xếp lại, khu vực doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh đã giảm về số lượng từ 321 doanh nghiệp năm 1997 xuống còn 275 doanh nghiệp năm 2008 và 232 doanh nghiệp năm 2010. Ngược lại số doanh nghiệp ngoài Nhà nước bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã tăng lên từ 1.560 năm 1997 lên 2.655 doanh nghiệp năm 2006.
Sự phân bố doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Quảng Ninh trong các ngành cũng rất khác nhau, doanh nghiệp nhà nước tập trung nhiều trong ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác than, sản xuất vật liệu xây dựng; sau đó là ngành Nông - Lâm - Thủy sản; Du lịch - dịch vụ, đóng tàu và cảng biển; xuất nhập khẩu.
Bảng: 2.2.1.1 Số lượng doanh nghiệp Quảng Ninh phân theo ngành
3 7
1 Công nghiệp, khai thác, Sản xuất vật liệu xây dựng 77 79 68 71 72 72 72 72 2 Xây dựng 49 21 31 33 35 40 36 36 3 Nông nghiệp (cả lâm nghiệp và thuỷ sản) 36 45 26 24 20 20 16 15 4 Thương mại 34 28 20 19 22 25 20 18 5 Du lịch 28 23 21 22 27 35 30 28 6 Vận tải 19 19 14 20 25 28 26 22 7 Dịch vụ công cộng 52 36 26 26 28 30 26 26 8 Đóng tàu, cảng biển 26 18 20 22 25 25 20 15 Cộng: 321 - - 269 226 237 254 275 246 232
Nguồn: Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước Quảng Ninh giai
đoạn 1997- 2005. Niên giám thống kê Quảng Ninh 2006 – 2010.
Trong ngành công nghiệp, khai thác và xây dựng, số lượng doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao từ 45% trở lên trong cơ cấu ngành của tỉnh. Ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu phát triển của tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành công nghiệp, giảm dần nông nghiệp, đồng thời phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển các ngành kinh tế (mới) mũi nhọn như: Du lịch, cảng biển, đóng tàu, thương mại.
Trong cơ cấu ngành nông – lâm nghiệp, chế biến thuỷ hải sản, số lượng doanh nghiệp nhà nước tăng từ năm 2003 do việc tách các công ty khai thác và chế biến thuỷ sản của các huyện và thành phố, sau đó có sự sắp xếp ổn định trong các năm tiếp theo. Các doanh nghiệp nhà nước ngành này chuyển sang giữ
vai trò hỗ trợ đầu vào (giống, kỹ thuật nuôi trồng, tưới tiêu nước, đánh bắt) và đầu ra (chế biến, tiêu thụ sản phảm) cho các tổ hợp và kinh tế hộ. Điều này giúp cơ cấu kinh tế trong nông nghiêp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực.
Số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành thương mại, du lịch qua sắp xếp, chuyển đổi có xu hướng giảm dần.
Các doanh nghiệp hoạt động công ích như: Cung cấp điện, nước sinh hoạt, bưu điện, quản lý cầu phà, quản lý môi trường đô thị, lâm trường… qua sắp xếp, sáp nhập các đơn vị chi nhánh, thành viên thành công ty (như các công ty quản lý cây cảnh, cây xanh… sáp nhập vào công ty quản lý môi trường đô thị….) đã được hình thành.