0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nguyên nhân làm hạn chế việc phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Trang 43 -49 )

Một là, do xuất phát điểm về trình độ phát triển của địa phương còn thấp.

Do hậu quả của thời kỳ bao cấp, nhiều doanh nghiệp được thành lập từ lâu, quy mô quá nhỏ bé, vốn quá ít, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, không phù hợp với tình hình mới, không còn đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Trong khi đó, đội ngũ lao động gián tiếp đông, kém hiệu quả; chi phí hành chính lớn; nhiều doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chồng chéo trên cùng một địa bàn…

Mặt khác, với hệ thống doanh nghiệp nhà nước bị phân tán, dàn trải trong hầu hết các ngành, lĩnh vực, với nhiều loại quy mô trên địa bàn nhỏ, thị trường hẹp, manh mún, sức mua của dân cư chưa cao, chưa chiếm lĩnh được thị trường

nên việc phát huy vai trò chủ lực, nòng cốt của hệ thống doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong nền kinh tế thị trường hiện nay còn hạn chế.

Hai là, do những yếu kém trong chính hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Thiếu vốn là tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù do Nhà nước quyết định thành lập, nhưng phần lớn doanh nghiệp nhà nước không được cấp đủ vốn cho sản xuất kinh doanh, buộc phải đi vay. Thông thường, vốn nhà nước chỉ chiếm khoảng 50% tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn kinh doanh thấp, lại tồn tại chủ yếu dưới dạng tài sản cố định (68%), thậm chí có doanh nghiệp, giá trị tài sản cố định chiếm tới hơn 81% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Mặt khác số vốn lưu động hiện có cũng chỉ huy động cho kinh doanh được khoảng 40%, số còn lại nằm ở hàng kém phẩm chất, tồn kho, bến bãi, công nợ khó đòi.

Trình độ công nghệ của hầu hết doanh nghiệp còn lạc hậu:

Vốn nhỏ, thiếu vốn trầm trọng nên việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh còn lạc hậu về công nghệ sản xuất, khuynh hướng sử dụng nhiều nhân công với hàm lượng chất xám thấp và nguồn nguyên liệu thô sẵn có là phổ biến. Do công nghệ lạc hậu nên tiêu hao năng lượng lớn, chất lượng hàng hóa kém, khả năng cạnh tranh của hàng hóa của doanh nghiệp không cao. Đặc biệt, ở một số doanh nghiệp ngành than không có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị đảm bảo được an toàn lò khi khai thác ở độ sâu âm. Nhà máy nhiệt điện Uông Bí vẫn phải sử dụng tổ máy do Liên Xô cũ lắp từ năm 1970, gây ô nhiễm môi trường, tốn nguyên liệu…

Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề còn yếu, bố trí và sử dụng còn nhiều bất cập.

Những năm qua, Quảng Ninh đã rất quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng tuyển chọn cán bộ và bố trí Giám đốc doanh nghiệp nhà nước. Đến nay, 100% Giám đốc doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đều có trình độ đại học và

chứng chỉ quản lý nhà nước. Hầu hết các Giám đốc doanh nghiệp đã có những hiểu biết tốt hơn về khoa học công nghệ, về thị trường, về quản lý kinh doanh cũng như về pháp luật. Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp nhìn chung còn yếu về trình độ, năng lực quản lý và chuyên môn, đặc biệt là tổ chức quản lý sản xuất dây truyền thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, hiểu biết về cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế cũng còn nhiều bất cập.

Số lượng công nhân trong doanh nghiệp tuy lớn nhưng trình độ văn hóa, chuyên môn còn thấp, đặc biệt là thiếu công nhân lành nghề.

Theo đánh giá của Sở Công Thương Quảng Ninh, những nguyên nhân mà các doanh nghiệp nhà nước ngành công nghiệp hoạt động kém hiệu quả là:

+ Các đơn vị sản xuất hầu hết thiếu vốn để hoạt động.

+ Thiết bị công nghệ ở các doanh nghiệp phổ biến còn lạc hậu, chậm được đổi mới. + Đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, cán bộ khoa học công nghệ còn thiếu và năng lực hạn chế.

Đây là gánh nặng rất lớn nếu không sớm khắc phục thì không thể nâng được hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước ở cả trên thị trường trong và ngoài nước trong khi lộ trình tự do hoá thương mại đã tới rất gần.

- Công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, chưa được các doanh nghiệp coi trọng đúng mức (đội ngũ Marketinh, chuyên gia về thị trường, quảng bá sản phẩm…).

Vai trò của thương nghiệp nhà nước ở thị trường kể cả ở thành thị và nông thôn miền núi còn mờ nhạt. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường, thông tin hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp còn hạn chế. Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường, công nghệ, kỹ thuật của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cùng loại trong nước, trong khu vực và quốc tế. Do vậy, các doanh nghiệp nhà nước đều gặp khó khăn trong đánh giá, so sánh với các đối thủ để đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Công tác lãnh đạo sản xuất kinh doanh của tổ chức Đảng ở một số doanh nghiệp còn bị buông lỏng. Điều đó thể hiện nhiều tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp chưa chú trọng lãnh đạo xây dựng chiến lược kinh doanh, quy hoạch và phát triển doanh nghiệp; chưa xây dựng và bố trí đúng cán bộ chủ chốt; chưa thực hiện tốt công tác lãnh đạo thực hiện Nghị quyết tổ chức Đảng cấp trên. Nguyên nhân của tình hình trên gồm nhiều mặt, nhưng chủ yếu là một số cán bộ đảng chuyên trách và bán chuyên trách vừa thiếu, vừa yếu về trình độ, năng lực, tính đảng chưa cao, thiếu gương mẫu, kinh phí hoạt động khó khăn, sự phối hợp giữa các cấp uỷ đảng và quản lý doanh nghiệp có nơi chưa chặt chẽ và thường xuyên…

Ba là, do những tồn tại, yếu kém trong chỉ đạo và quản lý kinh tế vĩ mô của các cấp quản lý nhà nước.

Cho đến nay Quảng Ninh vẫn chưa có quy hoạch tổng thể dài hạn, đầy đủ cho việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn và các vùng kinh tế trọng điểm. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước trong xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn.

Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước chậm thay đổi để phù hợp với cơ chế thị trường. Mặc dù đã có chủ trương xoá bỏ chủ quản, nhưng hiện đang vẫn còn tình trạng chồng chéo trong quản lý, ví dụ như doanh nghiệp vừa chịu sự quản lý trực tiếp của bộ chủ quản, lại vừa phải chịu sự quản lý nhà nước của sở chuyên ngành. Trong khi, sự phối kết hợp giữa các cơ quan này chưa tốt nên việc kiểm tra, kiểm soát, giải quyết các tồn tại và kiến nghị các doanh nghiệp chậm chạp, không triệt để đã gây phiền toái cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định cụ thể, rõ ràng nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Ai là chủ sở hữu đích thực tài sản trong doanh nghiệp nhà

nước? Chính phủ, Bộ chủ quản, Bộ Tài chính, Giám đốc, tập thể công nhân hay tất cả đều là chủ? Khi không xác định được chủ sở hữu đích thực thì tình trạng “cha chung không ai khóc” là vấn đề thực tế. Thực trạng trên dẫn đến việc thất thoát tiền của Nhà nước diễn ra như thất thoát về tài chính, tài sản cố định, nhà xưởng, khấu hao về cả hữu hình và vô hình…

Ngoài ra, một số cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp chưa phù hợp, hạn chế tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, quy chế quy định sử dụng vật liệu của doanh nghiệp nhà nước địa phương và ưu tiên doanh nghiệp nhà nước địa phương trong đấu thầu dự án đã tạo cho các doanh nghiệp thói “ ỷ lại ”, trông chờ Nhà nước, hạn chế cạnh tranh lành mạnh.

Việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, chủ động hội nhập của doanh nghiệp nhà nước và thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, nhưng cho đến nay vẫn còn một số doanh nghiệp chưa tiến hành. Đặc biệt, còn chưa có phân định rõ ràng giữa các đơn vị hoạt động hành chính công và sự nghiệp.

Chương 3

Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao Vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2011 – 2020, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; để đáp ứng yêu cầu của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay cần phải được đẩy nhanh, mạnh và thiết thực hơn nữa.

Báo cáo chính trị tại Đại hội XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định chiến lược phát triển kinh tế xã hội là: "Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội các nhiệm kỳ và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhấn mạnh:

“Tiếp tục tạo điều kiện để đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các thành phần kinh té”.

Với những tư tưởng chỉ đạo nêu trên, phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay cần tập trung ở các nội dung chủ yếu sau:

3.1. quan điểm, phương hướng tiếp tục đổi mới để phát huy vai tròcủa doanh nghiệp nhà nước tỉnh quảng ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC (Trang 43 -49 )

×