Tổng hợp 10 tài liệu Điều khiển động cơ một chiều hay nhất

Thiết kế mạch Điều khiển động cơ một chiều

Điều khiển động cơ một chiều như thế nào? Cách thức hoạt động của động cơ một chiều như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất? Đây là những thắc mắc phổ biến với những ai mới tiếp cận nội dung kỹ thuật, lắp đặt và vận hành máy móc. Trong nội dung bài viết này, độc giả sẽ được cung cấp những tài liệu hướng dẫn điều khiển động cơ một chiều hay nhất, nhằm giúp tất cả những ai đang có mong muốn tìm hiểu, khám phá về vấn đề này được sáng tỏ.

I. Những tài liệu Điều khiển động cơ một chiều hay nhất

1. Thiết kế mạch Điều khiển động cơ một chiều

Trong tài liệu thiết kế mạch điều khiển động cơ một chiều, chúng ta sẽ được cung cấp các nội dung tổng quát về động cơ một chiều cũng như các thông tin về bộ biến đổi xung áp và thiết kế mạch điều khiển. Ngoài ra còn có mô phỏng nội dung, mô phỏng mạch điều khiển động cơ một chiều. Ở các phần đều sẽ có sơ đồ, cấu trúc mạch và những khái niệm liên quan bổ sung cho nội dung của phần đó. 

Thiết kế mạch Điều khiển động cơ một chiều
Thiết kế mạch Điều khiển động cơ một chiều

Download tài liệu

2. Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển từ xa Điều khiển động cơ một chiều qua sóng RF WIRELESS

Trên cơ sở các thiết bị điều khiển từ xa RF wireless và họ vi điều khiển PIC của hãng Microchip. Bài nghiên cứu ứng dụng các thiết bị này để thiết kế bộ điều khiển từ xa điều khiển động cơ điện một chiều qua sóng RF WIRELESS nhằm mục đích cùng trên một tần số phát đi ta có thể điều khiển được nhiều động cơ khác nhau có thể bật tắt thay đổi tốc độ một cách độc lập và ổn định tại tốc độ cài đặt.

Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển từ xa Điều khiển động cơ một chiều qua sóng RF WIRELESS
Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển từ xa Điều khiển động cơ một chiều qua sóng RF WIRELESS

Download tài liệu

3. Thiết kế hệ thống Điều khiển động cơ một chiều

Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì các ứng dụng của máy tính vào cuộc sống càng rộng rãi. Với các tính năng chính xác, nhanh chóng, hệ thống điều khiển số bằng máy tính đã và đang dần chiếm ưu thế so với các phương pháp điều khiển phần cứng thông thường. Trong tài liệu này, tác giả sẽ trình bày phương pháp phân tích tổng hợp hệ thống phần cứng và phần mềm của bộ điều khiển động cơ một chiều. 

Thiết kế hệ thống Điều khiển động cơ một chiều
Thiết kế hệ thống Điều khiển động cơ một chiều

Download tài liệu

4. Thiết kế bộ Điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập

Trong những năm gần đây, nước ta đang bước vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đã và đang đạt được nhiều tiến bộ cụ thể. Trong đó việc trực tiếp thiết kế bộ điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập là nội dung được quan tâm hàng đầu.

Thiết kế bộ Điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập
Thiết kế bộ Điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập

Download tài liệu

5. Thiết kế bộ biến đổi DC-AC Điều khiển động cơ một chiều

Việc thực hiện đồ án thiết kế bộ biến đổi điều khiển động cơ một chiều giúp cho chính tác giả và những độc giả tham khảo tài liệu ôn lại phần lý thuyết đã được học, kết hợp với thực tiễn lao động sản xuất sẽ giúp chính chúng ta hiểu sâu hơn và biết vận dụng lý thuyết được học và thực tiễn. Đồ án gồm năm chương giới thiệu về các khái niệm có liên quan tới điều khiển động cơ một chiều và những nội dung quan trọng khác.

Thiết kế bộ biến đổi DC-AC Điều khiển động cơ một chiều
Thiết kế bộ biến đổi DC-AC Điều khiển động cơ một chiều

Download tài liệu

6. Tài liệu các phương pháp Điều khiển động cơ một chiều – Chương 1

Có rất nhiều phương pháp để điều chỉnh tốc độ của một động cơ như: Điều chỉnh tham số, điều chỉnh điện áp nguồn, điều chỉnh cấu trúc sơ đồ. Trong tài liệu này, tác giả chỉ đề cập đến các phương pháp điều khiển động cơ một chiều tác động tới tốc độ của chính nó. Để có thể đạt được tốc độ khác thì ta cần thay đổi cấu trúc cơ học hoặc thay đổi tốc độ của chính động cơ truyền động. 

Tài liệu các phương pháp Điều khiển động cơ một chiều - Chương 1
Tài liệu các phương pháp Điều khiển động cơ một chiều – Chương 1

Download tài liệu

7. Sử dụng chỉnh lưu PWM trong Điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập có đảo chiều

Với những ưu điểm vượt trội là có thể điều chỉnh tốc độ trong phạm vi điều chỉnh, mượt mà hơn đối với động cơ điện xoay chiều. Điều khiển động cơ một chiều thường được dùng ở những nơi cần điều chỉnh tốc độ chính xác như robot, máy in, máy dệt. Thay vào các cơ cấu cơ khí to nặng, cồng kềnh, phản ứng chậm, tổn hao năng lượng là các mạch điện gọn nhẹ, phản ứng nhanh, chính xác.

Sử dụng chỉnh lưu PWM trong Điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập có đảo chiều
Sử dụng chỉnh lưu PWM trong Điều khiển động cơ một chiều kích từ độc lập có đảo chiều

Download tài liệu

8. Điều khiển động cơ một chiều hai kênh dòng điện IU, IKT

Trong công nghiệp, các dây chuyền sử dụng hệ thống truyền động nhiều động cơ khá phổ biến. Tùy thuộc và những yêu cầu công nghệ cụ thể mà hệ thống truyền động điện phải có những đặc điểm đáp ứng được yêu cầu công nghệ. Từ những yêu cầu đơn giản trên cần phải xây dựng bộ điều khiển động cơ một chiều có thể thực hiện điều chỉnh tốc độ và sức căng ở mạch phản ứng sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế nhất. 

Điều khiển động cơ một chiều hai kênh dòng điện IU, IKT
Điều khiển động cơ một chiều hai kênh dòng điện IU, IKT

Download tài liệu

9. Điều khiển động cơ một chiều dùng mentorii – 89

Điều khiển động cơ một chiều và tự động hóa giúp giảm nhẹ sức lao động cho con người và góp phần rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm chính vì thế tự động hóa ngày càng khẳng định được vị trí cũng như vai trò của mình trong các ngành công nghiệp và đang được phổ biến rộng rãi trong các hệ thống công nghiệp trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Điều khiển động cơ một chiều dùng mentorii - 89
Điều khiển động cơ một chiều dùng mentorii – 89

Download tài liệu

10. Thiết kế mạch Điều khiển động cơ một chiều

Động cơ một chiều có nhiều ứng dụng trong điều khiển và sản xuất đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Trong đó đòi hỏi động cơ phải có nhiều cấp tốc độ có thể tăng giảm dễ dàng. Với sự ra đời và phát triển của vi xử lý thì vấn đề điều khiển động cơ một chiều không còn là vấn đề khó khăn. Động cơ có thể điều khiển với nhiều cấp tốc độ khác nhau, điều khiển dừng, đảo chiều, ngang, dọc dễ dàng. 

Thiết kế mạch Điều khiển động cơ một chiều
Thiết kế mạch Điều khiển động cơ một chiều

Download tài liệu

100+ Tài liệu về điều khiển động cơ một chiều

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

II. Tìm hiểu về bộ điều khiển động cơ một chiều

1. Khái niệm bộ điều khiển động cơ một chiều

Bộ điều khiển động cơ một chiều là một thiết bị hoặc một nhóm thiết bị phục vụ để điều chỉnh một cách xác định trước hiệu suất của động cơ một chiều. Bộ điều khiển động cơ một chiều có thể bao gồm phương tiện thủ công hoặc tự động để khởi động và dừng động cơ, chọn chuyển tiếp hoặc quay ngược, chọn và điều chỉnh tốc độ, điều chỉnh hoặc giới hạn momen xoắn, bảo vệ chống quá tải và lỗi.

2. Phương pháp điều khiển động cơ một chiều

  • Điều khiển tốc độ của động cơ một chiều bằng cách sử dụng điện trở.

Đây được xem là phương pháp đơn giản nhất, chỉ cần mắc nối tiếp điện trở vào phần ứng, độ dốc của đường đặc tính sẽ giảm, số vòng quay giảm và tốc độ sẽ chậm đi tương ứng.

  • Điều khiển tốc độ của động cơ một chiều bằng cách điều khiển từ thông.

Điều chỉnh từ thông hay còn được gọi là điều chỉnh momen điện từ và sức điện động của động cơ. Khi từ thông giảm thì tốc độ quay của động cơ sẽ tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này ít được sử dụng vì khá khó để thực hiện.

  • Điều khiển tốc độ của động cơ một chiều bằng phương pháp điều khiển điện áp phần ứng.

Chúng ta có thể lựa chọn điều chỉnh điện áp cấp cho mạch phần ứng của động cơ hoặc điều chỉnh điện áp cấp cho mạch kích từ của động cơ. Khi thay đổi điện áp của phần ứng thì tốc độ quay của động cơ cũng thay đổi tương ứng.

Các phương pháp điều khiển động cơ một chiều không hề phức tạp. Chỉ cần tuân thủ nguyên tắc hoạt động cũng như trang bị một số kiến thức, kỹ năng nhất định là bạn hoàn toàn có thể điều khiển loại động cơ này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

3. Thông số cần quan tâm của bộ điều khiển động cơ một chiều

Các thông số cần quan tâm của một bộ điều khiển động cơ một chiều bao gồm:

  • Kích thước
  • Nguồn cấp
  • Kiểu điều khiển: điều khiển vô cấp tốc độ và mô men động cơ, mô men toàn phần ngay ở tốc độ không…
  • Điện áp điều khiển động cơ
  • Sai lệch tĩnh, ví dụ: < 1% trong mọi trường hợp,…
  • Khả năng giới hạn dòng điện và điện áp điều chỉnh được
  • Dải công suất

Ngoài ra các có các chỉ số khác như: bảo vệ mất pha điện áp lưới, bảo vệ mất kích từ động cơ, gia tốc tăng giảm điều chỉnh được, khả năng chống quá tải, kết cấu gọn nhẹ, tuổi thọ,…

III. Ưu – nhược điểm của bộ điều khiển động cơ một chiều

Ưu điểm 

  • Momen mở máy lớn, kéo được tải nặng khi khởi động
  • Động cơ chạy êm, phạm vi điều chỉnh tốc độ rộng
  • Khả năng nhiễu điện từ nhỏ
  • Tính năng điều chỉnh tốc độ và hiện tượng quá tải tốt
  • Tuổi thọ bền bỉ, tiết kiệm điện năng

Nhược điểm 

  • Bộ phận cổ góp của động cơ thường có cấu tạo phức tạp, đắt tiền và dễ bị hư hỏng trong quá trình vận hành
  • Có thể gây nguy hiểm trong điều kiện môi trường dễ cháy nổ
  • Công suất không cao nhưng giá thành khá đắt

Ngoài ra, động cơ một chiều cũng được phân chia thành nhiều loại, dựa vào nhiều yếu tố và đặc biệt là dựa vào phương pháp kích từ, chúng ta có:

  • Động cơ một chiều kích từ độc lập
  • Động cơ một chiều kích từ song song
  • Động cơ một chiều kích từ nối tiếp
  • Động cơ một chiều kích từ hỗn hợp
  • Động cơ một chiều kích từ bằng nam châm vĩnh cửu

Trong đó nổi bật là hai loại:

  • Động cơ một chiều kích từ độc lập: Khi nguồn điện một chiều chạy với công suất không đủ lớn, mạch điện phần ứng và mạch điện kích từ nối vào trong hai nguồn sẽ riêng biệt, đây là đặc tính cơ dễ nhận biết của động cơ một chiều kích từ độc lập.
  • Động cơ một chiều kích từ hỗn hợp: Gồm hai cuộn dây kích từ, trong đó một cuộn được nối tiếp vào phần ứng, cuộn còn lại mắc song song vào phần ứng của động cơ một chiều.

Ứng dụng của động cơ một chiều đa dạng trong mọi lĩnh vực từ đời sống hằng ngày cho đến công nghiệp sản xuất: Trong tivi, các loại máy công nghiệp trong nhà xưởng, đài radio, ổ đĩa DC, máy in- photo, giao thông vận tải,…Việc vận hành, ứng dụng và điều khiển động cơ một chiều đã mang lại nhiều thành quả trong đời sống và công nghiệp sản xuất. Do vậy, tìm hiểu kỹ các thông tin về nó theo những điều cơ bản trên đây là điều nên làm.