1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

183 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 183
Dung lượng 791 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch,vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, mộttrong những nhiệm vụ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên c u c a riêng tôi Lu n ứ ủ ậ

án có trích d n, tham kh o n i dung c a m t s tài li u tham kh o và k t ẫ ả ộ ủ ộ ố ệ ả ế

qu nghiên c u là trung th c ả ứ ự

Tác giả luận án

Lê Thị Hằng

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6

1.1 Những công trình nghiên cứu về đạo đức, đạo đức công vụ, công chức ở nước ta 6 1.2 Những công trình nghiên cứu về đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công

chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta 13 1.3 Những nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức

công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 22 Kết luận chương1 29

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30

2.1 Khái niệm công chức, đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức 30 2.2 Tính tất yếu của việc xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị

trường ở nước ta 49 2.3 Những chuẩn mực và nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức Việt Nam 58 Kết luận chương2 76

Chương 3 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC Ở NƯỚC TA 78

3.1 Những thành tựu đạt được và hạn chế tồn tại của đạo đức công chức từ Đại hội VI đến nay 77 3.2 Những thành tựu đạt được và hạn chế tồn tại trong xây dựng đạo đức công chức từ Đại hội VI đến nay 95 Kết luận chương 3 128

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG

CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 129

4.1 Phương hướng xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 130 4.2 Một số giải pháp chủ yếu xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 135 Kết luận chương4 149

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch,vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, mộttrong những nhiệm vụ trước mắt được Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra là

“Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, có phẩm chất đạo đức tốt,

có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục

vụ nhân dân” [20, tr.143] Đây được coi là vấn đề mấu chốt nhất, quan trọngnhất, cốt lõi nhất của công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay.Bởi lẽ trong cấu trúc nhân cách con người nói chung, nhân cách của cán bộ,công chức, viên chức nói riêng, đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng Nóđược coi là nhân tố cốt lõi của nhân cách

Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóanền hành chính, trong thời gian qua đạo đức công chức và vấn đề xây dựngđạo đức công chức ở nước ta đã đạt được những thành quả nhất định, gópphần quan trọng vào việc xây dựng nền hành chính nhà nước ngày càngtrong sạch, vững mạnh

Công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và nhân dân ta thực hiện trongnhững năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn Với việc vận hành nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tạo ra sự biến đổicăn bản về mọi mặt trong đời sống kinh tế – xã hội Sự biến đổi đời sống vậtchất tất nhiên sẽ dẫn đến sự biến đổi đời sống tinh thần của xã hội, trong đó

có đạo đức và đạo đức công chức của cán bộ trong các cơ quan Nhà nước

Nếu đạo đức là thành tố cơ bản nhất của nhân cách thì đạo đức côngchức là thành tố cơ bản nhất của nhân cách cán bộ trong các cơ quan Nhànước, là đặc trưng cơ bản của đạo đức cách mạng Đạo đức góp phần nâng

Trang 4

cao hiệu quả công tác, sự tín nhiệm của nhân dân đối với từng người, cũngnhư đối với cả đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước, còn đạo đức công chứcgóp phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào chế độ chính trị.Vì vậy, việc nghiên cứu về đạo đức công chức không chỉ xuất phát từ nhucầu xây dựng nền hành chính quốc gia vững mạnh mà còn là sự mong muốn

và đòi hỏi của nhân dân ở “công bộc” của mình

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại nhữngthành tựu to lớn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, giáodục và đời sống xã hội đã tạo ra những bước khởi sắc mới Tuy nhiên, nhữngtác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đang làm nảy sinh những vấn đề

xã hội nhức nhối, như: tham nhũng, buôn lậu, tệ nạn xã hội gia tăng, lối sốngthực dụng, kiếm tiền bằng mọi giá, dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng vềđạo đức, nhiều giá trị xã hội biến động, đảo lộn, mất phương hướng, phainhạt lý tưởng, niềm tin,… trong đó có một số khá lớn cán bộ công chức, làmảnh hưởng không tốt đến niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế

độ xã hội hiện nay

Trong thời gian qua, mặc dù đã có một số đề tài đề cập đến đạo đứccông chức, nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên nhiều vấn đềvẫn còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, cặn kẽ Hơnnữa, cán bộ công chức là lực lượng xã hội có vị trí, vai trò quyết định trongviệc thể hiện và giữ vững bản chất chính trị của nhà nước, của xã hội.Muốn thể hiện được vị trí và vai trò quyết định đó, người cán bộ công chứcphải hội đủ hai yếu tố: đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là gốc, lànguồn của mọi vấn đề liên quan đến con người

Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập WTO, chúng tangày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn ý nghĩa và vai trò quan trọng củađạo đức công chức Cán bộ công chức là một lực lượng có vị trí và vai trò

Trang 5

quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa Đòi hỏi mỗi cán bộ công chức phải thấm nhuần quan điểm tưtưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đó làcội nguồn tư tưởng và sự định hướng giá trị đạo đức của cán bộ công chức,

và ngay cả điều này, cũng cần phải được làm sáng tỏ để xây dựng đạo đứccông chức ở nước ta hiện nay

Thêm vào đó, qua một số vụ án tham nhũng lớn gần đây, khiến chúngtôi càng trăn trở về vấn đề đạo đức của cán bộ công chức Để thực hiện cóhiệu quả phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải khắc phục tìnhtrạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, xây dựng đạo đức, lối sống lànhmạnh trong Đảng viên, cán bộ và nhân dân, không thể để tình trạng vì lợi cánhân mà bất chấp cả danh dự và lương tâm nghề nghiệp Cùng với việc xâydựng một cơ chế thực thi pháp luật nghiêm minh, cũng cần phải ra sức khích

lệ tinh thần yêu mến nghề nghiệp và cương vị công tác của cán bộ côngchức, lấy lương tâm, trách nhiệm, danh dự nghề nghiệp mà làm việc hợp với

lẽ công bằng, phục vụ nhân dân và cống hiến cho xã hội

Qua thực tiễn của công cuộc cải cách và đổi mới đất nước trongnhững năm vừa qua, sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế và sự hội nhập kinh tếquốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề đạo

đức công chức Vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Đạo đức công chức và vấn đề

xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu, với mong muốn góp thêm ý kiến xây dựng cơ sở

lý luận nhằm hoàn thiện nền đạo đức công chức Việt Nam nói riêng và đạođức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nước nhà nước nói chung đáp ứng yêucầu của sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước ở giai đoạn mới

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án

Trang 6

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về đạo đức công chức vàxây dựng đạo đức công chức, luận án phân tích thực trạng của đạo đức côngchức và xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ởViệt Nam qua đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp xây dựng đạođức công chức trong giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện được mục đích trên, luận án

có nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, trình bày một số vấn đề lý luận về đạo đức công chức và

xây dựng đạo đức công chức ở nước ta

Thứ hai, phân tích, đánh giá, thực trạng đạo đức công chức và xâydựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thứ ba, đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng

cao hiệu quả của việc xây dựng đạo đức công chức trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Xuất phát từ những nhiệm vụ được nêu trên đây, trong phạm vi củaluận án tiến sỹ triết học, tác giả tập trung nghiên cứu những tác động củakinh tế thị trường đối với đạo đức công chức và xây dựng đạo đức côngchức, nhấn mạnh đến những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân chủ yếu trêncác lĩnh vực: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức và chỉ giới hạntrong hoạt động công vụ của công chức hành chính Nhà nước từ khi đổi mớiđến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cơ sở lý luận của luận án

Trang 7

Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm triết học duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức công chức

4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án sử dụng phương pháp biện chứng duy vật; kết hợp nghiêncứu lý luận với tổng kết thực tiễn; kết hợp phương pháp logíc và phươngpháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh,

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án đã hệ thống hóa những chuẩn mực cơ bản của đạo đức côngchức và những nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức nhằm điều chỉnhhành vi của cán bộ công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước tahiện nay

Luận án đã đánh giá được thực trạng đạo đức công chức và xây dựngđạo đức công chức qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng caohơn nữa hiệu quả xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thịtrường ở nước ta hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảngdạy chuyên đề về đạo đức công vụ, công chức trong điều kiện kinh tế thịtrường

Luận án cũng có ý nghĩa khuyến nghị cho việc xây dựng đạo đứccông chức ở nước ta hiện nay

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấucủa luận án được chia làm 4 chương 10 tiết

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Những công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài sẽ được tác giả luận án nghiên cứu, đề cập theo nhóm các vấn đề dưới đây

1.1 Những công trình nghiên cứu về đạo đức và đạo đức công vụ, công chức ở nước ta

Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới phát triển kinh tế– xã hội của đất nước, vấn đề văn hoá, tư tưởng, đạo đức, đạo đức công chứccũng được quan tâm cả trên lĩnh vực lý luận lẫn thực tiễn

Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức, Triết học, số 9, cho rằng: “Sự thiếu pháp luật, pháp luật không đồng bộ và những kẽ hở của pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mới bước đầu được hình thành là một trong những nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội, suy thoái về đạo đức, và lối sống Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như việc giáo dục đạo đức có phần bị coi nhẹ, thiếu định hướng rõ rệt”

Phạm Văn Đức (2002), Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức

xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí triết học, số

1, tác giả nhấn mạnh lợi ích cá nhân trong nền kinh tế thị trường đã tác độngđến đạo đức theo hai hướng trái ngược nhau Theo hướng tích cực, lợi ích cánhân góp phần tạo nên các giá trị và các chuẩn mực đạo đức mới Theohướng tiêu cực, vì lợi ích cá nhân con người có thể làm băng hoại các giá trịđạo đức truyền thống của mình Cả hai xu hướng đó đều song song tồn tạitrong nền kinh tế thị trường

Trang 9

Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên), Mấy vấn

đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, Hà Nội năm 2003, các tác giả đã phân tích những tác động của kinh tếthị trường đến đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay và khẳng định kinh tế thịtrường đang có những tác động tích cực và tiêu cực tới đời sống đạo đức xãhội Việt Nam Tác động tích cực của kinh tế thị trường là làm cho con ngườichủ động, tích cực, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân không ngừng đượcnâng lên Những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến đời sốngđạo đức xã hội Việt Nam như: lối sống chạy theo đồng tiền, thực dụng, tệnạn xã hội có xu hướng gia tăng

Lê Thị Tuyết Ba (2003), Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Triết học, số 10, trong bối cảnh hiện

nay, bên cạnh việc tiếp thu những tinh hoa của các dân tộc trên thế giới,chúng ta cần phải kế thừa, phát huy những truyền thống đạo đức, tập quántốt đẹp của dân tộc để tiến tới xây dựng một hệ chuẩn đạo đức mới, giàu tínhdân tộc, mang đậm tính nhân văn và phù hợp với những đòi hỏi mới của xãhội hiện đại

Cuốn sách “Chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay”

của Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhândân, xuất bản năm 2006 đã nêu lên những chuẩn mực đạo đức truyền thống

và những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay Các tác giảcho rằng chuẩn mực đạo đức hiện nay là sự kế thừa những giá trị của nhữngchuẩn mực đạo đức truyền thống, phát triển chúng lên cho phù hợp với điềukiện kinh tế thị trường; thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay

Cuốn sách: ”Đạo đức trong nền công vụ” của Nhà xuất bản Lao động

– Xã hội, do Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo,… là những

Trang 10

người hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tổ chức và cán bộ của Việt Nambiên soạn, trên cơ sở các bài viết và tham luận của các đại biểu từ các nướcASEAN tham dự Hội thảo quốc tế: “Đạo đức trong nền công vụ” tại Hà Nộivào ngày 30 và 31 tháng 5 năm 2001 Cuốn sách gồm hai phần, trong đó,phần thứ nhất nói về đạo đức trong nền công vụ Trong các bài viết, các tácgiả đã nêu một số thực trạng và biện pháp sáng kiến để nâng cao đạo đứccông chức ở đất nước của mình Bài viết của đại biểu Việt Nam, nhấn mạnhnhững nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức công chức, qua đó nhằm khẳngđịnh rõ đặc điểm dân tộc và tính giai cấp của vấn đề đạo đức Đặc biệt trongtài liệu này các tác giả đã cố gắng đưa ra được quy định về chuẩn mực đạođức người công chức trong nền công vụ với năm nguyên tắc cơ bản: vềphẩm chất chính trị; về năng lực quản lý trình độ và khả năng chuyên môn;

về hiệu quả công tác

Hoàng Quang Đạt (2008), Nghiên cứu khảo sát xây dựng nội dung, chương trình môn học đạo đức công vụ, công chức, Đề tài khoa học cấp Bộ,

Học viện Hành chính Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mônhọc đạo đức công vụ, công chức Từ đó phân tích thực tiễn đạo đức trongnền công vụ ở nước ta hiện nay; đề xuất và xây dựng đề cương chi tiết mônhọc đạo đức công vụ

Đỗ Thị Ngọc Lan (2012) “Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc

gia, cuốn sách gồm ba chương, chương 1, Một số vấn đề chung về đạo đứccông vụ, tác giả đã đưa ra những nội dung chủ yếu như phương pháp nghiêncứu so sánh; những khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đạo đức công vụ:

“đạo đức là một bộ các nguyên tắc hành động đúng”; “công vụ” là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã

Trang 11

hội”; “ quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm, phù hợp với đặc thù của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức”; “hệ thống quản lý đạo đức công vụ bao gồm khung pháp lý và khung

tổ chức” Chương 2, Nghiên cứu so sánh các quy định hiện hành về đạo đức công vụ của một số quốc gia, ở chương này, tác giả đã so sánh mục đích của các quy định về đạo đức công vụ các nước trên thế giới và Việt Nam, “có thể nhận thấy rằng, trong khi nhiều nước nhấn mạnh đến sự tín nhiệm, tin tưởng, ủy quyền, và tính liêm chính thì quy định của Việt Nam lại ít nói tới những điều này” Đồng thời, tác giả cũng so sánh những giá trị cốt lõi của

đạo đức công vụ của các nước như Việt Nam, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản,Phillipin, nổi lên hai giá trị cốt lõi quan trọng mà các nền công vụ đều nhấn

mạnh là “tính chuyên nghiệp và giá trị đạo đức”; so sánh những nguyên tắc chung và những nội dung cụ thể của bộ quy tắc ứng xử: “Về mâu thuẫn lợi ích; vấn đề nhận quà biếu và các lợi ích khác; vấn đề tiết lộ thông tin của cơ quan; công khai tài sản; hoạt động chính trị; hạn chế các hoạt động bên ngoài; quan hệ với công chúng, công dân; quan hệ với đồng nghiệp; sử dụng tài sản công”; so sánh những nội dung cụ thể trên là cơ sở để tác giả đề

xuất một số khuyến nghị cho việc xây dựng hệ thống quản lý đạo đức công

vụ của Việt Nam trong tương lai Chương 3, Một số khuyến nghị cho hệ thống quản lý đạo đức công vụ của Việt Nam, tác giả đã đề cập đến chín vấn

đề cơ bản là: “Xác định giá trị cốt lõi; Làm rõ các nguyên tắc; Cụ thể hóa các quy tắc ứng xử; Tuyên truyền người dân về quyền của họ và nghĩa vụ của công chức; Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức; Nêu gương của lãnh đạo; Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính có liên quan đến các

Trang 12

cam kết WTO; Gắn kết đạo đức công vụ với phòng, chống tham nhũng; Kiểm soát hay cam kết?” Tuy nhiên, như đã xác định trong phần mở đầu,

các tác giả xem đây là một nghiên cứu bước đầu, một bản gợi ý cho cácnghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực đạo đức công vụ

Giáo trình:“Đạo đức công vụ” do PGS.TS Nguyễn Đăng Thành, PGS.TS Võ Kim Sơn chủ biên gồm 7 chương: Chương 1, Một số vấn đề chung về đạo đức, tác giả đã đưa ra những cách tiếp cận về đạo đức “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội; đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi con người; đạo đức là một hệ thống các giá trị của cá nhân, xã hội

và tổ chức Đạo đức liên quan đến cách ứng xử, quan hệ con người - con người; con người - xã hội và cách ứng xử của từng con người cụ thể trong một xã hội nhất định Hay đạo đức là những hành động của cá nhân, tổ chức đối với xã hội, môi trường được chấp nhận chung” và vai trò của đạo đức trong cuộc sống con người, xã hội có ba yếu tố đó là: “Vai trò điều chỉnh hành vi cá nhân, con người, giai cấp, xã hội; vai trò giáo dục; vai trò tạo sự nhận thức” Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến mối quan hệ giữa đạo đức và

các hình thái ý thức xã hội khác; Đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội; đạo

đức tổ chức Chương 2, Đạo đức người làm việc cho nhà nước và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức Tác giả cho rằng, đạo đức người làm việc

cho nhà nước phải trở thành tấm gương; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luậtnhà nước; Chấp hành một cách tự giác những nét biểu hiện văn hóa đạo đức

xã hội được xã hội tôn trọng; khi thực thi công việc đòi hỏi phải tận tâmphục vụ; Chịu sự điều chỉnh riêng bằng những luật công cho chính họ vàcũng do chính họ ban hành ra cả những chuẩn mực về đạo đức Bên cạnh đó,tác giả cũng nêu lên những tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng

Chương 3, Đạo đức nghề nghiệp, tác giả đã đề cập đến nghề nghiệp và đạo

đức nghề nghiệp; đạo đức nghề nghiệp của một số nhóm nghề có tính chất

Trang 13

phổ biến cả khu vực công và khu vực tư “Đạo đức nghề nghiệp chính là tập hợp tất cả những hành vi được coi là phù hợp với các nhân viên, người lao động trong một công ty, doanh nghiệp Tất cả những hành vi ứng xử, các mối quan hệ của người thực thi một nghề nghiệp nào đó cần phải tuân theo dựa trên những quy định chung; quy định của hiệp hội và quy định của ngay chính tổ chức sử dụng người đó” Chương 4, Đạo đức thực thi công vụ của

công chức, có những nội dung chính đó là: công việc do công chức đảmnhận mang tính nghề nghiệp; đạo đức thực thi công vụ của công chức; tácgiả đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố đạo đức công vụ là công việc và con

người thực thi công việc đó “Đạo đức công vụ trước hết được hình thành từ đạo đức cá nhân của công chức; đạo đức công vụ được hình thành từ khía cạnh đạo đức xã hội của công chức; đạo đức công vụ là đạo đức nghề nghiệp đặc biệt - công vụ của công chức; đạo đức công vụ là sự tổng hòa của hai nhóm đạo đức khi thực thi công việc của công chức và tuân thủ pháp luật; đạo đức thực thi công vụ là sự hài hòa của các giá trị” Chương 5, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong thực thi công vụ: “Đạo đức công vụ trước hết là đạo đức cách mạng: trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính; Chí công vô tư, nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Đạo đức thực thi công vụ của chủ tịch Hồ Chí Minh là phải tránh những căn bệnh do thiếu đạo đức sinh ra; tuyệt đối chấp hành kỷ luật của tổ chức đề ra; đạo đức công vụ cũng phải được thể hiện thông qua việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên, công chức một cách tốt nhất, hiệu quả nhất; đạo đức công vụ gắn liền với các hoạt động về bố trí sử dụng cán bộ; đạo đức công vụ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới” Chương 6,

Pháp luật về đạo đức công vụ Tác giả đưa ra nguyên tắc chung để xây dựng

pháp luật về đạo đức công vụ: “Về nguyên tắc, công chức khi tiến hành thực thi công vụ phải tuân thủ những chuẩn mực vừa mang tính đạo đức xã hội;

Trang 14

đạo đức nghề nghiệp với những chuẩn mực quy định mang tính pháp luật của nhà nước trong các quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội; giữa con người với các tổ chức trên cơ sở hướng đến lợi ích chung” Sau đó tác giả nêu lên pháp luật về đạo đức công vụ ở Việt

Nam Chương 7, Pháp luật về đạo đức của một số nước lựa chọn Đó là:Trung Quốc, Liên Bang Nga, Thái Lan, và đạo đức công vụ của các nướcthuộc khối OECD

Luận án tiến sỹ “Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước

ta hiện nay”(2012) của tác giả Cao Minh Công Từ góc độ triết học, luận án phân tích vấn đề trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức cũng như mối quan

hệ biện chứng giữa chúng Tác giả đưa ra khái niệm “đạo đức công chức là khái niệm liên quan đến mức độ hài lòng của nhân dân về hành vi của công chức trong thực thi công vụ, trên cơ sở các định chế pháp lý ở mỗi giai đoạn nhất định của lịch sử Đạo đức công chức là một bộ phận đạo đức của người công chức bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi, xử sự trong công vụ, nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sự của công chức trong thực thi công vụ” Đồng thời làm rõ thực trạng trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở

Việt Nam trong thời gian qua Từ đó, luận giải một số giải pháp nhằm nâng cao

trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay.

Trần Văn Phòng (2003), Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5 Tác giả cho rằng, cán

bộ lãnh đạo chính trị phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, gương mẫu vềđạo đức, có kiến thức về khoa học lãnh đạo quản lý, có lối sống lành mạnh,

phong cách công tác dân chủ: “Đạo đức cách mạng - về bản chất - luôn hàm chứa nội dung chính trị, là đạo đức chính trị Có đạo đức cách mạng, người cán bộ, đảng viên nói chung, người cán bộ lãnh đạo chính trị nói riêng mới phát huy được vai trò tiên phong của mình; giương cao được ngọn cờ lãnh

Trang 15

đạo của Đảng; có cơ sở để thuyết phục, giáo dục, tập hợp quần chúng thực hiện đường lối chính trị của Đảng Mặt khác, sự sa sút về đạo đức của cán

bộ lãnh đạo chính trị, quan hệ tới sinh mệnh của Đảng”.

Nguyễn Hữu Khiển (2003), Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay, Triết học, số

10, tác giả cho rằng: Rèn luyện nhân cách người công chức theo những tiêuchí đạo đức mới là cần thiết, thậm chí là cấp bách trong giai đoạn hiện nay

“Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa” theo tinh thần Nghị quyết

Đại hội IX của Đảng, có thể khẳng định, là một trong những việc làm hếtsức cần thiết để nâng cao đạo đức công vụ ở nước ta hiện nay”

Thang Văn Phúc (2000), Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cộng sản trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước”, Tạp chí Cộng sản, số11, tác giả đã nhấn mạnh: “Giáo dục đạo đức là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, là sự thức tỉnh tự phán xử và làm cho lương tâm trong sạch Mục tiêu của việc giáo dục đạo đức là quá trình biến nhận thức cái tất yếu thành cái tự do,biến ý thức nghĩa vụ thành tình cảm, thành niềm tin vững chắc, thành sự thôi thúc bên trong, hình thành ý thức cái cần phải làm để khỏi xấu hổ trước người khác và trước bản thân Thông qua hoạt động công vụ, phục vụ nhân dân, người công chức không chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình là cống hiến cho xã hội mà còn phát triển làm phong phú bản thân, tạo ra điều kiện cơ bản để đạt được hạnh phúc”

Như vậy, các công trình trên đã nghiên cứu đạo đức công vụ, công

chức ở những khía cạnh khác nhau nhằm góp phần giải quyết những vấn đềcấp thiết của thực tiễn đạo đức công chức trong nền công vụ Việt Nam; đãgóp phần làm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của đạo đứccông chức ở nước ta hiện nay Những công trình này đã gợi mở cho chúng

Trang 16

tôi nhiều ý tưởng quan trọng, đồng thời là nguồn tư liệu quý báu trong quátrình chúng tôi thực hiện đề tài của mình Tuy nhiên, những công trình trên

do những khuôn khổ và mục đích riêng, chưa làm sáng tỏ được những ảnhhưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức công chức, chưa hệ thống hóađược những chuẩn mực và những nguyên tắc đạo đức công chức được xâydựng trong điều kiện hiện nay

Thêm vào đó, qua kinh nghiệm và sáng kiến của một số nước trongkhu vực và trên thế giới đã giải quyết vấn đề đạo đức công vụ như Thái Lan,Singapor, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản v.v là những nguồn tài liệuthực tế quý báu để chúng tôi tham khảo

1.2 Những công trình nghiên cứu về đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta

Trong cuốn sách“Xây dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”,

do Bùi Thế Vĩnh chủ biên, Nxb Thống kê ấn hành năm 2003 Đề tài đã hệthống hoá những vấn đề cơ bản của đạo đức cán bộ công chức từ những chỉdẫn của C.Mác - Ph.Ănghen đến V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồngthời, bước đầu cũng đã đưa ra một số giải pháp xây dựng đạo đức cán bộcông chức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên công trìnhnghiên cứu đó, phần lớn tập trung làm rõ về mặt phương pháp luận và mô tảmang tính chất liệt kê thực trạng đạo đức cán bộ công chức vào những năm

2002 về trước, khi đó mức độ đầu tư nước ngoài và giao lưu kinh tế quốc tếchưa mạnh mẽ như hiện nay, nhất là sau khi nước ta ra nhập WTO Hoàncảnh mới làm nảy sinh nhiều vấn đề về đạo đức trong đội ngũ cán bộ côngchức gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, chẳng hạn, những cán bộcông chức làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện nghĩa vụkhông vô tư, không bảo đảm sự công bằng, bình đẳng nên để cho dân khiếu

Trang 17

kiện với quy mô ngày càng lớn Hay, cán bộ công chức tiếp nhận đầu tư, giảiquyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của các chủ đầu tư nướcngoài, có người làm thiệt hại cho đất nước để nhân dân ca thán.

Luận văn thạc sỹ “Đạo đức công vụ trong hoạt động quản lý nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh”(2010) của tác giả Phan Kiều Thanh

Hương Tác giả đã đánh giá nhận thức của công chức về nội dung thực hiệnđạo đức của công chức được quy định trong điều 15 Luật cán bộ, công chứcnăm 2008 Xác định tầm quan trọng thực hiện đạo đức công vụ trong quản

lý Nhà nước là nghĩa vụ của công chức; người công chức phải luôn xác định

vị trí chủ thể khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn bằng những hành động cụ thểtạo hiệu quả tốt nhất cho hoạt động quản lý công vụ Xác định những nộidung cơ bản tạo thành đạo đức công vụ và vai trò đạo đức công vụ tronghoạt động quản lý Nhà nước Khẳng định công chức phải có đức có tài, lấyđức là chính, khắc phục mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, xa rời quầnchúng, quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, chia rẽ, cục bộ địa phương.Mức độ quan tâm của nhân dân trong việc thực hiện đạo đức công vụ trongquản lý nhà nước của công chức Từ đó tác giả đưa ra thực trạng về thựchiện đạo đức công vụ và đề ra giải pháp nâng cao trách nhiệm, thực thi đạođức công vụ của công chức trong hoạt động quản lý Nhà nước ở Thành phố

Hồ Chí Minh

Luận án tiến sỹ “Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước

ta hiện nay”(2012) của tác giả Cao Minh Công Tác giả đã phân tích thực

trạng của đạo đức công chức Sau gần 30 mươi năm đổi mới, Việt Nam thựchiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng, chúng ta đã có những bướctiến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đó là: “Nền kinh tế vượt quanhiều khó khăn, thách thức, cơ bản giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đượctốc độ tăng trưởng khá, các ngành nghề đều có bước phát triển, tiềm lực và quy

Trang 18

mô nền kinh tế tăng lên; giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá vàcác lĩnh vực xã hội có tiến bộ; bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọnghơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định;quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹnlãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vịthế, uy tín của nước ta được nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ”[20, tr.16 -17] Tất cả những điều đó phản ánh sự đúng đắn trong việc lựa chọn con đường,mục tiêu phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới Việt Nam đã là thành viêncủa nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, đặc biệt khi trở thành thành viên của Tổchức thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, cải cách hành chính là một yêu

cầu bắt buộc, mà trong đó xây dựng đạo đức công chức như là sự cam kết của

Việt Nam nhằm xây dựng nền hành chính với những chuẩn mực thống nhất, dânchủ, bảo đảm tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và bình đẳng đối với tất cảcác thành viên của các tổ chức này trong quá trình toàn cầu hoá Đồng thời tácgiả cũng đưa ra những thành tựu của xây dựng đạo đức công chức trong thực thicông vụ tập trung qua một số khía cạnh cơ bản như sau: Cơ chế pháp lý đảm bảoquyền chính trị của công dân được nhà nước chú trọng xây dựng, hoàn thiệntheo hướng phục vụ nhân dân, có trách nhiệm với nhân dân ngày càng đầy đủhơn, hiệu quả hơn

Thể chế hành chính nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân thời gian qua

đã góp phần khắc phục tính quan liêu, hách dịch của một bộ phận công chức,từng bước hướng đến nền công vụ minh bạch, dân chủ, phục vụ nhân dân Côngchức có đạo đức trong thực thi công vụ, thể hiện lương tâm, trách nhiệm củamình vì lợi ích chung của xã hội, của nhân dân, ý thức rõ về cái cần phải làm vàmong muốn được làm vì nhân dân, phục vụ nhân dân một cách liêm chính nhất

Đa số công chức dù làm việc ở những vị trí khác nhau đều có cống hiến nhấtđịnh cho dân tộc, góp phần phục vụ nhân dân Cơ cấu tổ chức bộ máy hành

Trang 19

chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương được điều chỉnh, sắp xếp tinhgọn, hợp lý hơn Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính đã điều chỉnh một bướcquan trọng về chức năng, nhiệm vụ Có sự chuyển biến theo hướng tích cực vềchất lượng và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức Công tác đào tạo, bồidưỡng công chức có những bước chuyển biến rõ rệt Thành tựu về cải cách tàichính công và hiện đại hóa nền hành chính nhà nước Qua đó tác giả cũng đề cậpđến nguyên nhân của những thành tựu trên: thứ nhất, có được những thành tựutrên là do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tiến trình đổi mới; thứhai, là do quyết tâm chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu ngày càng cónhiều quy định và đã được thực thi trên thực tế Thứ ba, nâng cao tính minhbạch, trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ góp phần nâng cao tráchnhiệm công vụ và đạo đức công chức Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề cập đếnmột số hạn chế trong xây dựng đạo đức công chức đó là: đạo đức công chứcchưa thể hiện rõ ràng ở việc cải cách thể chế; chất lượng đội ngũ cán bộ côngchức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới; đạođức và thái độ phục vụ nhân dân của một bộ phận công chức còn yếu kém; chế

độ tiền lương đối với công chức chưa có bước đột phá tích cực; tệ quan liêu,tham nhũng, lãng phí làm cản trở quá trình phát triển của Việt Nam, đi ngược lạivới mục tiêu nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức Những hạnchế, yếu kém này còn do nhiều nguyên nhân: thứ nhất, sự nghiệp đổi mới kinh tế

ở nước ta diễn ra chưa lâu, các quy luật của nền kinh tế theo cơ chế thị trườngmới bước đầu bộc lộ và còn chưa được nhận thức đầy đủ; thứ hai, những nguyênnhân về kinh tế và thể chế; thứ ba, công tác chỉ đạo điều hành việc cải cách hànhchính, xây dựng nền công vụ phục vụ nhân dân thời gian qua còn chưa sâu sát vàkịp thời; thứ tư, công tác giáo dục tinh thần trách nhiệm và đạo đức công chứcchưa được quan tâm đầy đủ, việc xử lý các vi phạm của công chức chưa đủ sứcrăn đe; thứ năm, ảnh hưởng của cơ chế cũ – trách nhiệm tập thể và mệnh lệnh

Trang 20

hành chính Như vậy, trong công trình nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ranhững nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan trong xây dựng đạođức công chức ở nước ta trong thời gian qua

Nguyễn Văn Phúc (2001), Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong nền kinh

tế thị trường ở nước ta hiện nay, Triết học, số 7, trong bài viết này tác giả đã nêu lên tính cấp thiết của yêu cầu xây dựng đạo đức nghề nghiệp: “Do tác động của kinh tế thị trường và do đặc trưng nghề nghiệp quy định, ngày nay trong hoạt động nghề nghiệp, con người luôn gặp phải những vấn đề mà việc giải quyết chúng sẽ không có hiệu quả nếu chỉ áp dụng một cách máy móc những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội Bởi vậy, những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp với tư cách là sự cụ thể hóa các yêu cầu đạo đức xã hội sẽ tạo ra một hành lang an toàn giúp con người ứng

xử trong hoạt động nghề nghiệp, vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động vừa hợp đạo lý, vừa thực hiện được lợi ích cá nhân, vừa tăng cường lợi ích của xã hội” Đây cũng là những gợi mở để xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay: “Nó đòi hỏi sự quan tâm không chỉ của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cụ thể, mà của cả xã hội Đạo đức xã hội phát triển được là phụ thuộc khá nhiều vào sự phát triển đạo đức nghề nghiệp”

Cuốn sách “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của TS Trịnh Duy Huy, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, 2009 Tác giả đã đưa ra các khái niệm kinh tế thị trường như sau:

“Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó các quátrình kinh tế, quan hệ kinh tế được thực hiện thông qua thị trường, là nềnkinh tế vận động theo các quy luật của thị trường, trong đó quy luật giá trịgiữ vai trò chi phối và được biểu hiện bằng quan hệ cung - cầu trên thịtrường” Theo tác giả tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức theo

Trang 21

hướng tích cực: “Thứ nhất, khi đã có thói quen tuân thủ các nguyên tắc, cácchuẩn mực đạo đức trong hoạt động kinh tế, con người có xu hướng mởrộng các nguyên tắc, các chuẩn mực đó sang lĩnh vực hoạt động sống ngoàikinh tế Thứ hai, kinh tế thị trường phát triển sẽ làm hình thành nhiều hìnhthức hoạt động nghề nghiệp, làm cho nhiều hoạt động trở thành hoạt độngnghề nghiệp Hoạt động nghề nghiệp là hoạt động chủ yếu, phương thứcsống chủ yếu của con người Thứ ba, sự phát triển của kinh tế thị trường màgắn liền với nó là tăng trưởng kinh tế và tiến bộ của công nghệ tạo ra nhiềuđiều kiện cho sự phát triển con người” Bên cạnh đó tác giả cũng đề cập đếnnhững tác động tiêu cực đến đạo đức vì:“ thứ nhất, chủ thể kinh tế thị trường

là con người kinh tế, mà con người kinh tế thì cứ có lợi kinh tế là nó hoạtđộng Thứ hai, trong điều kiện kinh tế thị trường, giá trị của con người kinh

tế được đo bằng hiệu quả của hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh” Tácgiả nêu lên đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiệnnay.Và một số giải pháp có tính định hướng đối với việc xây dựng đạo đứcmới trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là: “Đẩy mạnh việc xâydựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩymạnh dân chủ hóa xã hội gắn liền với giữ nghiêm kỷ cương xã hội; kế thừa

và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống kết hợp với tiếp thu các giá trịđạo đức nhân loại trong xây dựng đạo đức mới; đẩy mạnh và nâng cao hiệuquả của giáo dục đạo đức mới hiện nay”

Lương Đình Hải (2004), Mấy vấn đề về phẩm chất đạo đức của cán

bộ, đảng viên trong thời kỳ đổi mới, Triết học, số 5.Trong bài viết này tác

giả đã chỉ ra những biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng củangười cán bộ, đảng viên do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan

lẫn nguyên nhân khách quan: “Xét đến cùng, đời sống đạo đức của cán bộ,

Trang 22

đảng viên ta hiện nay là sản phẩm của tình hình kinh tế nước ta Nền kinh tế cũng như đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện không thuần nhất Tính chất đan xen hết sức phức tạp của các loại hình kinh tế đang tồn tại ở nước ta tạo nên sự đan xen, hòa quyện, bài trừ nhau giữa các hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức khác nhau trong đời sống xã hội Điều đó làm cho sự suy thoái và xuống cấp đạo đức của cán bộ, đảng viên có thêm cơ hội phát triển và biểu hiện dưới những biến thể khác nhau” Và tác giả cũng cho rằng: “Hiện nay, vấn đề rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng đang là vấn đề quan trọng và cấp bách hàng đầu, có quan hệ trực tiếp đến uy tín, thanh danh, chất lượng và vai trò lãnh đạo của Đảng, đến sự thành bại của công cuộc đổi mới trong tương lai” Vì vậy, tác giả đã đưa ra các chuẩn mực đạo đức cách mạng như: “Trung với nước, hiếu với dân;thực hiện cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân; lao động sáng tạo, có hiệu quả cao”

Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên - 2005), Đạo đức người cán bộ chính trị hiện nay Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tác giả

cuốn sách đã phân tích vai trò, nội dung và yêu cầu về đạo đức của ngườicán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiệnnay, đồng thời tác giả khẳng định tầm quan trọng của đạo đức người cán bộ

lãnh đạo chính trị hiện nay: “Đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chính trị có tác dụng giáo dục, nêu gương cho quần chúng noi theo trong quá trình xây dựng lối sống mới, xây dựng các quan hệ xã hội mới và là nhân tố tác động tích cực quyết định trực tiếp trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và tệ nạn xã hội hiện nay; cũng như vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, hoàn thiện con người, mà trước hết nó là mục tiêu và động lực xây dựng, phát triển hoàn thiện đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị” Tác

Trang 23

giả nêu lên thực trạng đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện naydưới tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đốivới đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị và một số phẩm chất đạo đứccách mạng của cán bộ nảy sinh trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị

trường: “Lòng trung thành với lý tưởng của Đảng, tính trung thực, tinh thần dân chủ, lòng yêu nước, tính nguyên tắc, lòng dũng cảm, lòng nhân ái, tính khiêm tốn” Mặt khác, tác giả cũng đã xác định một số phương hướng, giải

pháp chủ yếu nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh

đạo chính trị ở Việt Nam đó là: “Nâng cao phẩm chất người cán bộ lãnh đạo chính trị gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội; tạo môi trường cho sự hình thành và phát triển đạo đức; đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa trong đảng và trong toàn xã hội; gắn liền với quá trình nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức và phát huy tính tự giác, tự rèn luyện đạo đức của đội ngũ này; đồng thời gắn liền với công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng” Tuy nhiên tác giả chưa nghiên

cứu vấn đề đạo đức của cán bộ, công chức, chưa đưa ra những chuẩn mựcđạo đức cần thiết của người cán bộ lãnh đạo chính trị là gì

Đỗ Lan Hiền (2002), Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, Triết học, số 4, tác giả cho rằng chỉ có trên cơ sở kết

hợp một cách tổng thể giáo dục đạo đức với thi hành luật pháp, tăng cường

áp lực xã hội đối với những hành vi đạo đức cá nhân, chúng ta mới có thểvượt qua những thách thức, những hậu quả tiêu cực của nền kinh tế thịtrường đối với đạo đức xã hội

Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên)(1999), Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản

lý ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Cuốn sách gồm ba

Trang 24

phần: Phần 1, Đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường; tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa đạo đức với kinh tế: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội do các quan hệ kinh tế - xã hội quy định” và tác động “hai mặt” của cơ

chế thị trường đối với đạo đức xã hội theo hai hướng tích cực và tiêu cực:

“Đứng về phương diện đạo đức xã hội, sự ảnh hưởng tích cực của nền kinh

tế thị trường là từng bước hình thành nhân cách tự chủ, tự lập trong con người, rèn luyện con người ý thức lao động và sáng tạo, đó là những phẩm chất về nghĩa vụ, ý chí, lòng dũng cảm, tính nguyên tắc và tính khiêm tốn ở mỗi con người trong đời sống xã hội” Kinh tế thị trường cùng với những tác

động tích cực còn có tác động tiêu cực tới sự phát triển nhân cách, cá tính

con người như: “chủ nghĩa cá nhân; chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức; tha hóa về phong cách, lối sống; coi đồng tiền là giá trị chân thực duy nhất dùng để đo giá trị của bản thân và của người khác” Đồng thời tác giả đưa

ra một số phạm trù đạo đức đối với nền kinh tế thị trường hiện nay như:

“Phạm trù lương tâm; lẽ sống; hạnh phúc; nghĩa vụ” Phần hai, Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ở phần này tác giả đã phân tích tìm ra những nguyên nhân của sự biến đổi đạo đức đó là: “Đất nước ta đang trong giai đoạn hòa bình, xây dựng, đổi mới và mở cửa là điều kiện cơ bản cho sự biến đổi thang giá trị đạo đức cũ; quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế cũ sang cơ chế kinh tế mới, tạo ra những yếu tố kích thích cho sự biến đổi những quan niệm, đạo đức, lối sống; nền kinh tế thị trường tuân theo nguyên tắc trao đổi hàng hóa, tôn trọng hiệu quả của sản xuất kinh doanh; do ảnh hưởng của tư tưởng coi trọng lợi ích vật chất trực tiếp của cá nhân hơn nghĩa vụ và trách nhiệm đối với tập thể, với quốc gia cho nên xuất hiện khuynh hướng coi nhẹ giáo dục đạo đức truyền thống, coi nhẹ giáo dục và xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa; mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp nhận những yếu tố tích cực của

Trang 25

cuộc cách mạng khoa học công nghệ, lối sống hiện đại cũng là một điều kiện làm biến đổi thang giá trị đạo đức của chúng ta; vừa giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu những giá trị mới mẻ của nhân loại” Phần ba, Xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý trong nền kinh tế thị trường phương hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới,

tác giả đưa ra yêu cầu đối với cán bộ quản lý trong cơ chế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa đó là: “Người cán bộ phải có tri thức; phải kiên định lập trường tư tưởng chính trị, tin tưởng vào đường lối, tin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho dù đường chúng ta đi còn lắm chông gai, thách thức; người cán bộ quản lý không chỉ hiểu đúng nhiệm vụ chính trị mà còn phải hiểu đúng người, nhất là người dưới quyền mình, nhằm lôi cuốn, khuyến khích người lao động, khơi dậy tính tích cực và óc sáng tạo của quần chúng, tất cả vì sự nghiệp chung” Trên cơ sở đó tác giả

đề cấp đến phương hướng và giải pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới:

“ Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải lấy con người làm mục tiêu; Phát huy tiềm lực đạo đức của dân tộc bằng cách chuyển đổi các giá trị đạo đức phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện nay”.

Để nâng cao phẩm chất đạo đức của nhân dân nói chung và cán bộ quản lýtrong cơ chế thị trường nói riêng, tác giả đưa ra một số giải pháp chủ yếu

sau: “Tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chỉnh đốn sự lãnh đạo của Đảng cộng sản; đổi mới quá trình thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành hoạt động của Nhà nước; hoàn thiện

hệ thống chính sách pháp luật, xử lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ quản lý thoái hóa biến chất; đẩy mạnh việc giáo dục và tự giáo dục đạo đức cách mạng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân” Tuy nhiên, tác giả mới chỉ

đưa ra những yêu cầu đối với người cán bộ quản lý mà chưa đi sâu vào vấn

đề đạo đức công chức

Trang 26

Mai Xuân Hợi (2001), Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội, tạp chí triết học, số 3, cho rằng: “Giá trị đạo đức là cái được

con người lựa chọn và đánh giá, xem nó như là việc làm có ý nghĩa tích cựcđối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương”.Giá trị đạo đức được thể hiện thông qua việc thực hiện các chức năng củađạo đức “Thứ nhất, chức năng điều chỉnh hành vi được thực hiện bằng haihình thức chủ yếu Một là, thông qua dư luận xã hội, ca ngợi, khuyến khíchcái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác, cái xấu Thứ hai, chức năng giáodục, được thực hiện thông qua sự giáo dục của xã hội và sự tự giáo dục củamỗi cá nhân Giáo dục đạo đức là quá trình tuyên truyền những tư tưởng,những chuẩn mực đạo đức xã hội, biến nó thành thước đo đánh giá, điềuchỉnh hành vi của mỗi cá nhân nhằm đạt tới một sự phù hợp giữa hành vi cánhân và lợi ích xã hội”

Như vậy, các công trình trên đã nêu lên những yêu cầu khách quan đòi

hỏi đảng viên, cán bộ quản lý các cấp, công chức phải không ngừng rènluyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh để phát huy những ưu điểm, khắcphục những hạn chế trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta Nhữngbiểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảngviên do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan, lẫn nguyên nhânkhách quan, nhưng suy đến cùng vẫn do ảnh hưởng trực tiếp của tình hìnhkinh tế xã hội hiện nay

1.3 Những nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

Liên quan đến nội dung này, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu:

Nguyễn Văn Phúc (1999) Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay, Triết học, số 4; Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên)(1999), Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức

Trang 27

mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Đỗ Lan Hiền (2002), Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, Triết học, số 4 Cuốn sách: ”Đạo đức trong nền công vụ” của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội ấn hành năm 2002, của nhóm tác

giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo Trong cuốn

sách“Xây dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”, do Bùi Thế Vĩnh chủ biên, Nxb Thống kê ấn hành năm 2003 Nguyễn Hữu Khiển (2003), Đạo đức công vụ và vấn đề nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay, Triết học, số 10; Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, của Ngân hàng Phát triển Châu Á,

do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2004; Tệ quan liêu, lãng phí và một

số giải pháp phòng chống, của Ban chỉ đạo Trung ương 6 và Viện Khoa học

xã hội Việt Nam (VASS), do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2006;

Cuốn sách “Chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam hiện nay” của

Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,

xuất bản năm 2006; Cuốn sách: “Đạo đức trong quản lý hành chính công”

của Vũ Gia Hiền và Nguyễn Hữu Hoạt, do Nxb Lao động, Hà Nội ấn hànhnăm 2007; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, của Viện

Hồ Chí Minh và khu Di tích Chủ Tịch Hồ Chí Minh, do Nxb Chính trị Quốc

gia ấn hành năm 2007; Đỗ Thị Ngọc Lan (2012) “Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia; Giáo trình: “Đạo đức công vụ” do Nguyễn Đăng Thành

và Võ Kim Sơn, Nxb Lao động xã hội ấn hành năm 2012; Luận án tiến sỹ

“Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay”(2012) của

tác giả Cao Minh Công;

Trang 28

Cuốn sách “Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay Vấn đề và giải pháp”

của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do GS Nguyễn Duy Quý và GS.Hoàng Chí Bảo chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, xuất bản năm

2006, đã nêu lên thực trạng đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay Với nhữngtác động của kinh tế thị trường và sự mở rộng giao lưu quốc tế, đạo đức xãhội Việt Nam đã có nhiều tiến bộ như: Sự bình đẳng trong xã hội, tự do dânchủ của con người được tăng lên Bên cạnh đó công trình này đã nêu lênnhững hạn chế, những điều đáng lo ngại là đạo đức gia đình và xã hội, đạođức trong các ngành và các lĩnh vực đang có sự xuống cấp như lối sống chạytheo đồng tiền, sự tha hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ công chức Nhànước, tình trạng tội phạm gia tăng v.v Điều đó đang gây ra những bức xúccho xã hội, những lo lắng cho người dân Trên cơ sở phân tích sâu sắc thựctrạng đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay, các tác giả đã đưa ra giải pháp nhưtăng cường nghiên cứu giảng dạy đạo đức trong xã hội, nâng cao hiệu quảgiáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam, để khắc phục những hạn chếthiếu sót nêu trên

Cuốn sách: ”Đạo đức trong nền công vụ” của Nhà xuất bản Lao động –

Xã hội ấn hành năm 2002, của nhóm tác giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn,Nguyễn Thị Kim Thảo Khi luận giải các giải pháp nhằm nâng cao đạo đứccông vụ, các tác giả nhấn mạnh: “Để nâng cao đạo đức công vụ, cần có một

hệ thống giải pháp đồng bộ Hệ thống giải pháp này vừa phải đề cao giá trịđạo đức, sự hướng thiện của con người; vừa có cơ chế tạo điều kiện cho cácgiá trị đạo đức phát triển và ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái đạođức”[24, tr.202] Cụ thể hơn, trong cuốn sách đã phân tích các nhóm giảipháp cơ bản sau: Nhóm giải pháp về giáo dục đề cao giá trị đạo đức, đề cao

sự tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của cán bộ, công chức; nhóm giải phápđổi mới và hoàn thiện cơ chế để cán bộ, công chức có điều kiện phát huy

Trang 29

đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân; nhóm giải pháp về chínhsách đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với cán bộ, công chức; nhóm giải pháphoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức, đồng thời kiểm tra, ngăn ngừa

và xử phạt sự vi phạm đạo đức công vụ; nhóm giải pháp về tiếp tục hoànthiện thể chế về đạo đức công vụ

Trong cuốn sách“Xây dựng đạo đức cán bộ, công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”, do

Bùi Thế Vĩnh chủ biên, Nxb Thống kê ấn hành năm 2003, các tác giả đã nêu

ra một số giải pháp chung để xây dựng đạo đức cán bộ công chức trong thời

kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Ngoài ra,các tác giả còn đề cập đến sự vận dụng kinh nghiệm nước ngoài trong việcthúc đẩy tiến trình luật hóa đạo đức công chức ở nước ta trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Nhóm tác giả cuốnsách trên đã khẳng định: “Giải pháp xây dựng đạo đức cán bộ công chứctrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế làgiải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ bao gồm từ đổi mới, nâng cao chấtlượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ công chứctrong cả hệ thống chính trị; hoàn thiện hệ thống pháp luật và những văn bảnquy định về chế độ công vụ; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tụchoàn thiện chế độ tiền lương, ”[92, tr.140 – 141]

Cuốn sách: “Đạo đức trong quản lý hành chính công” của Vũ Gia Hiền

và Nguyễn Hữu Hoạt, do Nxb Lao động, Hà Nội ấn hành năm 2007 Các tácgiả cuốn sách đã phân tích một cách có hệ thống lý luận khoa học, hệ thống

về lĩnh vực nghiên cứu hành chính công tương đối độc lập, nội dung nghiêncứu có tính tổng hợp và phương pháp nghiên cứu có hệ thống từ các thuyếtđạo đức và đạo đức học Trong đó chỉ rõ: Nếu các nguyên nhân gây ra mất

ổn định đạo đức chính trị xã hội đi ngược chiều với đạo đức quản lý hành

Trang 30

chính công thì diễn tiến xu hướng đạo đức chính trị có thể thay đổi hoặcchậm hơn thậm chí triệt tiêu tác dụng về đạo đức trong mâu thuẫn chính trị.Giữa mục tiêu đạo đức và thực tế của nó có tính tương đối, có sự tác độngchuyển hóa qua lại tạo thành hệ thống đạo đức hành chính ở các quốc giatrên quan hệ nhân quả vô cùng tận Khắc phục những nhược điểm yếu kém

về đạo đức hành chính công cũng như khi gặp khó khăn về chọn lựa và raquyết định đạo đức mà không tìm ra nguyên nhân, lại đi sửa kết quả thì vấn

đề lành mạnh hóa hành chính công sẽ thất bại

Nguyễn Văn Phúc (1999) Về một số giải pháp xây dựng nhân cách đạo đức hiện nay, Triết học, số 4, tác giả đã làm rõ những nhân tố quy định nhân cách là: “Nhân tố quy định nhân cách ở tầng sâu nhất là cơ sở lợi ích;

sự phát triển nhân cách đạo đức, xét đến cùng, phải được thể hiện trong những hành vi đạo đức thực tế; giáo dục và giáo dục đạo đức là một trong những phương thức, giải pháp quan trọng nhất, trực tiếp quyết định sự hình thành, phát triển nhân cách đạo đức”

Trong cuốn sách “Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam” của Đỗ Thị Ngọc Lan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2012, trong Chương 3, Một số khuyến nghị cho hệ thống quản lý đạo đức công vụ của Việt Nam, tác giả đã đề cập đến chín vấn

đề cơ bản là:

“ Thứ nhất, Xác định giá trị cốt lõi cho nền công vụ Việt Nam phù hợp

với điều kiện Việt Nam như: dân chủ, phục vụ, chuyên nghiệp, liêm chính,

hay trách nhiệm giải trình, tình thương, trung thực, trách nhiệm;Thứ hai, Làm rõ các nguyên tắc về trách nhiệm và trách nhiệm giải trình nhằm đề

xuất nguyên tắc này trở thành một trong những nguyên tắc hàng đầu của đạo

đức công vụ Việt Nam; Thứ ba, Cụ thể hóa các quy tắc ứng xử cho phù hợp

với hoàn cảnh, điều kiện làm việc của ngành và địa phương, nhưng phải

Trang 31

tránh sao chép, phải phản ánh đặc thù công vụ của ngành hay của địaphương Một trong các cách thức đó chính là xây dựng văn hóa tổ chức, tạo

ra một bầu không khí đạo đức cho cơ quan và cộng đồng quốc gia;Thứ tư, Tuyên truyền người dân về quyền của họ và nghĩa vụ của công chức giá trị

cốt lõi của nền công vụ phải được tuyên truyền cho người dân với tư cách là

người trả thuế thông qua các khẩu hiệu ngắn có ý nghĩa; Thứ năm, Giáo dục đạo đức công vụ cho công chức phải dựa trên các giá trị cốt lõi, các nguyên

tắc của đạo đức công vụ để chỉ ra các quy tắc ứng xử, và quan trọng nhất làcách thức áp dụng các giá trị và các nguyên tắc đó trong các trường hợp cụ

thể; Thứ sáu, Nêu gương của lãnh đạo tấm gương của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến nhiều công chức khác, kể cả tác động đến công chúng; Thứ bảy,Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính có liên quan đến các cam kết WTO; Thứ tám,Gắn kết đạo đức công vụ với phòng, chống tham nhũng;xây dựng nền đạo đức công vụ là giải pháp phòng, chống tham nhũng chủ động nhất, căn cơ nhất, nhân bản nhất; Thứ chín, Kiểm soát hay cam kết?”

Trong cuốn Phục vụ và duy trì: cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh, của Ngân hàng Phát triển Châu Á, do Nxb Chính trị

Quốc gia ấn hành năm 2004, trên cơ sở phân tích khái quát bối cảnh kinh tế,chính trị thế giới, các tác giả đã phác họa bức tranh toàn cảnh về nền hànhchính công trong thế kỷ XXI: Bộ máy chính quyền các cấp; quản lý nguồnnhân lực của chính quyền; mối quan hệ giữa người dân và chính quyền; chấtlượng dịch vụ hành chính Đặc biệt, phần IV gồm hai chương đề cập trựctiếp tới việc nâng cao tính liêm chính, tinh thần trách nhiệm của công chứctrong việc phục vụ nhân dân; trong đó khẳng định rõ: “Tính liêm chính làmột điều kiện cơ bản để chính phủ đưa ra một khuôn khổ hiệu qủa và có thể

dự đoán trước đối với đời sống kinh tế và xã hội của các công dân của

Trang 32

mình” [67, tr.71]; “tính minh bạch là một sự khích lệ quan trọng để côngchức làm việc một cách có đạo đức và cần có biện pháp cho phép sự giámsát của công chúng và tiến hành khắc phục và bồi thường khi có vi phạm xảyra” [67, tr.72] như là những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường đạo đứccông và ngăn ngừa tham nhũng Đồng thời, “đòi hỏi phải nâng cao tinh thầntrách nhiệm của công chức đối với các thẩm quyền tự quyết mới của mình

để đảm bảo họ tuân thủ các tiêu chuẩn về liêm chính và những đòi hỏi củacông dân” [67, tr.72]

Luận văn thạc sỹ “Đạo đức công vụ trong hoạt động quản lý nhà nước

ở Thành phố Hồ Chí Minh”(2010) của tác giả Phan Kiều Thanh Hương Tác

giả đưa ra nhóm giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đó là: Mô tả cụ thểchức danh công việc; đổi mới nâng cao bồi dưỡng công chức; thực hiện tốtcải cách hành chính; tăng cường thanh tra công vụ; nâng cao vai trò văn hóacông sở; đánh giá công chức; cải cách tiền lương; phát huy phòng chốngtham nhũng; khen thưởng và xử lý vi phạm; thực hiện chức năng giám sátcủa nhân dân

Luận án tiến sỹ “Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay”(2012) của tác giả Cao Minh Công, trong luận án tác giả cũng đưa

ra hai phương hướng đó là: “Nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức côngchức nhằm xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân; Nâng cao tráchnhiệm công vụ và đạo đức công chức theo hướng xây dựng nền công vụchuyên nghiệp và đội ngũ công chức vừa có phẩm chất đạo đức, vừa có trình

độ chuyên môn” Đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp cơ bản nhằmnâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức như: Pháp điển hóa cácgiá trị đạo đức công chức thành những cam kết buộc công chức thực hiệntrong thực thi công vụ; Xây dựng chế định tuyển dụng và sát hạch công chứcthường xuyên; Tăng cường công tác thanh tra công vụ nhằm nâng cao trách

Trang 33

nhiệm công vụ và đạo đức công chức; Thực hiện trách nhiệm giải trình củacông chức trong thực thi công vụ; Tăng cường giáo dục đạo đức công chức;Nâng cao trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức trên cơ sở xây dựngchế độ vật chất, phúc lợi xã hội phù hợp

Nhìn chung, các công trình trên có xu hướng bàn nhiều về khía cạnhthay đổi các giá trị đạo đức trong điều kiện hiện nay và những đòi hỏi kháchquan phải tăng cường giáo dục tình cảm đạo đức cho cán bộ, công chức nóichung Đồng thời các công trình trên cũng luận giải nhiều giải pháp và cácnhóm giải pháp khác nhau nhằm nâng cao đạo đức của cán bộ, đảng viên vàcông chức Trong đó, tập trung vào các giải pháp chính: Kết hợp phát triểnkinh tế với xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh hướng đến việc tạo môitrường cho cán bộ đảng viên rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng; tăngcường vai trò của các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội trong việcgiáo dục đạo đức cách mạng; nâng cao chất lượng tự giáo dục, rèn luyện đạođức cách mạng của người cán bộ, đảng viên; kiên quyết đấu tranh chốngnhững hành vi vi phạm pháp luật và các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ,đảng viên Điều này đòi hỏi phải có những công trình tiếp tục nghiên cứumột cách toàn diện các vấn đề liên quan đến đạo đức công chức

Trang 34

Kết luận chương 1

Dựa trên những tư liệu hiện có để tập trung nghiên cứu một cách có hệ

thống và trực tiếp “Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, tác giả luận án sẽ giải

quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn đạo đức công chức trong nềncông vụ Việt Nam và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thựctiễn của đạo đức công chức, sự tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức

công chức ở nước ta hiện nay

Vấn đề đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức của đảng viên, cán bộ quản lý vàđạo đức công vụ, công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Namhiện nay được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, cho đếnnay còn rất ít công trình tập trung làm rõ đạo đức công chức trong điều kiệnkinh tế thị trường trên cơ sở kế thừa những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

để xây dựng thành hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bảncủa cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay Chính điều đó đòi hỏi phảiđẩy mạnh hơn nữa nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức công chức trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Trong quátrình triển khai đề tài nghiên cứu, chúng tôi có một thuận lợi là đã tiếp thutinh thần cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”, phản ánh nhiều nội dung phong phú và sâu sắc về vấn đề đạo đứccủa cán bộ công chức Đó là những tư liệu và chỉ dẫn quý báu để chúng tôitriển khai hướng nghiên cứu của mình

Việc nghiên cứu đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay sẽ có ý nghĩa rất lớn cả về

lý luận lẫn thực tiễn nhằm định hướng các nhóm giải pháp cho việc xây dựng

đạo đức công chức ở nước ta Đây là lĩnh vực quan trọng trong xây dựng nền

Trang 35

công vụ Vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề này để triển khai nghiên cứutrong luận án tiến sỹ triết học của mình

Trang 36

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC

VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Khái niệm công chức, đạo đức công chức và xây dựng đạo

đức công chức

2.1.1 Công chức

Công chức là một bộ phận rất quan trọng của nền hành chính quốcgia, tầm quan trọng đó tựa như xương sống của cơ thể Với bộ phận quantrọng như vậy, nên các quốc gia đều quan tâm xây dựng đội ngũ công chứcvững mạnh về mọi mặt Đó là, công chức phải có đầy đủ các phẩm chấtchính trị, đạo đức, tinh thần, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hiện thựchoá những tiêu chuẩn và nghĩa vụ của công chức bằng sự nỗ lực cá nhân vàbằng những cơ chế, chính sách sử dụng, quản lý Hoạt động của công chứctrên mọi lĩnh vực xã hội ngày càng tỏ rõ sự cần thiết cũng như lợi ích to lớn

ở cả tầm quốc gia lẫn tầm quốc tế Vì vậy, nếu không có một chế độ côngchức tiên tiến phù hợp, nhà nước sẽ không thể quản lý và thúc đẩy sự pháttriển của xã hội một cách đồng bộ Nhiều quốc gia quan niệm, công chức lànhững nhân viên công tác, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước đượcquy định bởi quy chế hoặc luật công chức, là những người làm việc trong hệthống chính quyền nhà nước

Nền hành chính ở nước ta không chỉ nằm trong hệ thống chính quyềnhành pháp như cách hiểu của nhiều nước trên thế giới hiện nay mà do đặcđiểm cấu trúc của thể chế chính trị, nó được hiểu theo một khái niệm cóngoại diên rộng hơn Đó là, hoạt động hành chính - lãnh đạo của Đảng, quản

lý xã hội của Nhà nước để thực hiện sự đoàn kết dân tộc và quyền làm chủcủa nhân dân, thông qua mặt trận và các đoàn thể xã hội

Trang 37

Ngay từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh76/SL về quy chế công chức, bước đầu xác định rõ về đội ngũ, vị trí, vai trò,nhiệm vụ và những yêu cầu năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ côngchức trong xã hội mới Từ đó, đội ngũ cán bộ công chức đã phát huy đượcvai trò của mình cùng toàn thể nhân dân đẩy mạnh công cuộc kháng chiến,kiến quốc làm nên những kỳ tích của dân tộc Việt Nam ở nửa cuối thế kỷ

XX Bước vào thời kỳ đổi mới, ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng đặcbiệt của đội ngũ cán bộ công chức trong nền hành chính quốc gia, Nhà nước

ta ban hành Pháp lệnh cán bộ công chức và đã được Uỷ ban Thường vụQuốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 9 tháng 3 năm

1998, và sửa đổi năm 2000, 2003 Luật Cán bộ công chức đã được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông quangày 13 tháng 11 năm 2008

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công annhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sảnViệt Nam, Nhà nước, tổ chức, chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị

sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theoquy định của pháp luật

Trang 38

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ mộtchức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Khái niệm công chức trong Luật Cán bộ, công chức ở nước ta có ngoạidiên quá rộng Khác với công chức của nhiều nước trên thế giới, ở nước ta côngchức làm việc trong các cơ quan nhà nước trên cả 3 lĩnh vực lập pháp, hành pháp

và tư pháp từ trung ương tới địa phương, ngoài ra công chức còn làm việc trongcác tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội với những nhiệm vụ, công vụ rấtkhác nhau nhưng đều nhằm chung mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân và xãhội Đây là đặc điểm đặc thù của đội ngũ công chức Việt Nam Vì vậy, hoạtđộng công vụ của đội ngũ công chức có những đóng góp và tác động rất lớn đếnmọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vì lẽ đó, xây dựng đạo đức công chức có ýnghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước

từ trung ương đến địa phương Công chức là những người thực thi công vụ; lànhững người làm công cho nhà nước, được nhà nước trả lương để thực hiệnchức năng quản lý nhà nước trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội Mụctiêu nhằm phục vụ lợi ích công, phục vụ nhân dân do các cơ quan hành chínhnhà nước tiến hành Do đó, công vụ là hoạt động được tiến hành thông qua vaitrò, bổn phận, thẩm quyền của những người làm việc trong nền công vụ, haytrong các cơ quan hành chính nhà nước

Luật cán bộ, công chức năm 2008 đã thể hiện rõ hơn đội ngũ cán bộ, côngchức trong hệ thống chính trị nước ta, trên cơ sở đó xác định những yêu cầu, tiêuchuẩn về trình độ, năng lực phẩm chất, cơ chế quản lý và chế độ chính sách đãingộ thích hợp Việc tách đội ngũ công chức ra khỏi đội ngũ viên chức là mộtbước tiến trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đápứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước thể hiện đúng chủ trương, quan

Trang 39

điểm của Đảng về tách hành chính với doanh nghiệp, với sự nghiệp, xây dựngnền hành chính phục vụ nhân dân.

Như vậy, có thể hiểu, Công chức là bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị bao gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức vụ, chức danh, ngạch, bậc trong biên chế nhà nước hoặc được giao giữ một công

vụ thường xuyên, làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đảm nhận chức năng quản lý hành chính và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Từ khái niệm trên, công chức được nhận thức trên hai phương diện:

Một là, công chức lãnh đạo gồm những người làm việc (thi hành công vụ)dựa trên Nghị quyết hay Quyết định của tập thể

Hai là, công chức quản lý hành chính làm việc (thi hành công vụ) theomệnh lệnh hay quyết định của cấp trên

Dù là công chức lãnh đạo hay công chức quản lý hành chính trong thực thicông vụ cũng phải luôn luôn đề cao lương tâm, danh dự, trách nhiệm, củamình trước nhân dân và trong nhận thức, nhân dân xem lĩnh vực quản lý, lãnhđạo giống như những nghề nghiệp khác của xã hội – nghề quản lý hành chínhnhà nước Đây là đối tượng nghiên cứu của luận án

2.1.2 Đạo đức công chức

Mỗi ngành, mỗi nghề, mỗi cơ sở đều có quy định về đạo đức nghềnghiệp như quy định của Bộ Y tế về y đức, quy định về phẩm chất người cán

bộ thanh tra, cán bộ công an, giáo viên,

Nghề nghiệp, không chỉ là phương tiện để sống mà còn là điều kiện vàđịa bàn để mỗi người có thể cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội Quan điểmcủa C.Mác khi chọn nghề (C.Mác viết trong luận văn tốt nghiệp trung học,năm 17 tuổi): “Nếu ta chọn một nghề trong đó ta có thể làm việc được nhiềuhơn cho nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó

Trang 40

là sự hy sinh vì mọi người Những việc làm của ta sẽ sống một cuộc sống âmthầm nhưng mãi mãi có hiệu quả, và trên thi hài của chúng ta sẽ nhỏ xuốngnhững giọt nước mắt nóng bỏng của những con người cao quý” [54, tr.18]

Chọn nghề và hoạt động nghề nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào, thờinào cũng vậy, đều đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức, người ta gọi làđạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp là những nguyên tắc và chuẩn

mực có tính đặc trưng của nghề nghiệp, xã hội đòi hỏi phải tuân theo Đạo đức công chức là dạng đặc biệt của đạo đức nghề nghiệp gồm những quan điểm, nguyên tắc và chuẩn mực đánh giá, điều chỉnh tư tưởng, hành vi và quan hệ của công chức trong thực thi công vụ.

Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu thứ đạo đức nghềnghiệp Đạo đức nghề nghiệp liên quan với hoạt động nghề và gắn liền vớimột kiểu quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định nên nó cũngmang tính giai cấp, tính dân tộc Chẳng hạn, đạo đức nghề y (y đức) từ thời

cổ đại đến nay đều có những chuẩn mực chung, lấy việc cứu người làm điềuthiện, nhưng người thầy thuốc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nâng những giátrị đạo đức đó lên phù hợp với đạo đức của con người xã hội chủ nghĩa Đạođức nghề nghiệp mang tính giai cấp nên quan điểm về nghề nghiệp, thái độđối với nghề nghiệp trong mỗi chế độ xã hội cũng khác nhau

Dưới chủ nghĩa tư bản, như C.Mác và Ph.Ăngghen nhận xét trong

“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”: “Giai cấp tư sản không để lại một mốiquan hệ nào khác ngoài mối lợi là trả tiền ngay không tình, không nghĩa.Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, củanhiệt tình hiệp sĩ, của cảm tình tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sựtính toán ích kỷ Nó đã biến những phẩm giá của con người thành một giá trịtrao đổi đơn thuần”.[47, tr 600]

Ngày đăng: 27/08/2014, 15:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. G.Bandeladze (1981), Đạo đức học, tập 1, Hoàng Ngọc Hiến (dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: G.Bandeladze
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1981
2. Ban tổ chức cán bộ - Chính phủ (1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban tổ chức cán bộ - Chính phủ
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
4. Vũ Đình Bách (2010), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Đình Bách
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2010
5. Bộ Nội vụ - Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Xây dựng đạo đức cán bộ công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, Đề tài mã số:2001-54-058 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đạo đức cán bộ công chức Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
Tác giả: Bộ Nội vụ - Học viện Hành chính Quốc gia
Năm: 2003
6. Nguyễn Trọng Chuẩn..., (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Cao Minh Công (2012), Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay
Tác giả: Cao Minh Công
Năm: 2012
9. Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên)(2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
10.Vũ Trọng Dung(2009), Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái
Tác giả: Vũ Trọng Dung
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2009
12.Đoàn Nam Đàn (2002), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên
Tác giả: Đoàn Nam Đàn
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
13.Đảng Cộng sản Việt Nam(1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1987
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2011
21.Phạm Văn Đông (1999), Một số vấn đề cần quan tâm về giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cần quan tâm về giáo dục đại học ở nước ta hiện nay
Tác giả: Phạm Văn Đông
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1999
22.Ngô Đình Giao (1997), Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh
Tác giả: Ngô Đình Giao
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1997
23. L.Hà(27/10/2011), “Tội phạm gia tăng, xử lý tham nhũng còn ít”, Báo Lao đông thủ đô, tr.2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm gia tăng, xử lý tham nhũng còn ít”
24.Tô Tử Hạ.., (2002), Đạo đức trong nền công vụ, NXB.Lao động - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức trong nền công vụ
Tác giả: Tô Tử Hạ
Nhà XB: NXB.Lao động - xã hội
Năm: 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w