Xây dựng đạo đức công chức

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 49 - 58)

Quá trình tác động đến các chủ thể công chức nhằm hình thành và hoàn thiện ở họ những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đúng đắn, phù hợp với tâm lý của người công chức trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay. Nhờ đó, người công chức có thể tự điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của mình trong thực thi công vụ.

Như vậy, có thể hiểu: Xây dựng đạo đức công chức là xây dựng hệ thống giá trị, nguyên tắc và chuẩn mực nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách, phát huy tiềm năng sáng tạo góp phần thúc đẩy,

phát triển những mặt tích cực, tiến bộ, loại bỏ những mặt tiêu cực, lạc hậu của công chức trong thực thi công vụ.

Ðể xây dựng đạo đức công chức rất cần sự nỗ lực của các chủ thể và cả cộng đồng xã hội. Ðặc biệt là ba nhân tố chính: Đảng, Nhà nước; các đoàn thể xã hội.

Xây dựng hệ thống giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh hành vi của cán bộ công chức

Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn với các quốc gia, dân tộc với những giá trị, truyền thống, tập quán, văn hoá. Công chức là bộ phận cấu thành quan trọng của nhà nước và xã hội, do vậy những quy tắc, giá trị, chuẩn mực đạo đức công chức ở các quốc gia trong chế độ chính trị khác nhau, nhưng bao giờ cũng nhằm điều chỉnh hành vi của công chức trong thực thi công vụ.

Công chức gắn với hoạt động, quan hệ của họ, chủ yếu là hoạt động thực thi chức năng, nhiệm vụ của nhà nước(công vụ) chiếm một vị trí quan trong trong đời sống xã hội, trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Do vậy, từ xưa đến nay vấn đề đạo đức công chức luôn được sự quan tâm của các quốc gia, dân tộc, nhà nước; gắn với sự hưng thịnh hay suy vong của đất nước.

Trên thế giới các quốc gia đều cho rằng xây dựng đạo đức công chức là định hướng xây dựng đạo đức của công chức tuân theo những giá trị đạo đức tích cực. Những giá trị hay quy tắc đạo đức không hoàn toàn giống nhau như quy chế đạo đức. Quy chế đạo đức quy định hành vi ứng xử một cách chi tiết, còn các giá trị hay quy tắc là cái làm nên nền tảng cho quy chế đạo đức. Chẳng hạn, những giá trị mà các công chức cần phải có như trung thành, đáng tin cậy, có trách nhiệm, trung thực, tận tụy, khiêm tốn, tích cực,

tư cách trong sạch, hợp tác, trọng danh dự v.v... làm nền tảng điều chỉnh hành vi của công chức trong thực thi công vụ.

Xây dựng hệ thống giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách của cán bộ công chức

Đạo đức là một dạng của quan hệ xã hội nên đạo đức bao giờ cũng mang tính xã hội. Điều đó có nghĩa là, đạo đức bao giờ cũng là đạo đức của một cộng đồng người nhất định, là sự thống nhất biện chứng giữa đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Đạo đức cá nhân là biểu hiện đặc thù của đạo đức xã hội, nhưng không bao hàm hết nội dung của đạo đức xã hội. Đó là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ, phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy về lợi ích và hoạt động của họ. Trong xã hội, mỗi cá nhân tiếp thu đạo đức xã hội khác nhau và tác động, ảnh hưởng trở lại xã hội cũng khác nhau. Còn, đạo đức xã hội là tổng hoà những nhu cầu phổ biến được đúc kết từ những tinh hoa của đạo đức cá nhân; nó trở thành cái chung của một giai cấp, của một dân tộc, một thời đại nhất định. Đạo đức xã hội được duy trì, kế thừa, củng cố thông qua phong tục, tập quán, truyền thống và vận động, phát triển thông qua các hoạt động, giao tiếp xã hội của các cá nhân.

Xây dựng hệ thống giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức góp phần khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo của công chức trong thực thi công vụ

Trong xã hội hiện đại, đạo đức công chức có vai trò xã hội to lớn, không chỉ là một chi nhánh đặc sắc trong hệ thống đạo đức xã hội mà còn là một cấp độ phát triển đạo đức tiêu biểu, một đạo đức đã được thực tiễn hoá. Trong cuộc đời của một công chức chính phủ, những thành công chủ yếu là hoạt động nghề nghiệp mà ra. Vinh quang và cay đắng, danh dự và tủi nhục trong cuộc đời công chức ít nhiều liên quan đến vấn đề đạo đức thực hiện chức nghiệp của mỗi con người. Khi mỗi chủ thể đạo đức nhận thức một cách sâu sắc sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữ được sự

hài hoà, hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của mọi người trong xã hội mà mình phụng sự. Đó cũng là lý do làm cho ý thức về nghĩa vụ đạo đức được nuôi dưỡng, củng cố và phát triển trong môi trường xã hội lành mạnh, mỗi cá nhân đều cảm thấy yêu cuộc sống, yêu chuyên môn nghề nghiệp và cương vị công tác của mình. Nếu mất đi về ý thức về nghĩa vụ đạo đức cũng có nghĩa là đánh mất ý thức về bản thân mình, mất đi ý nghĩa làm người và hoạt động chuyên môn nghề nghiệp cũng không còn động lực xã hội cao đẹp. Cũng chính vì lý do như vậy, mà ý thức về nghĩa vụ đạo đức của cán bộ công chức được tất cả các thế hệ vun đắp, giữ gìn, phát triển và ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, nó trở thành di sản quý báu đối với các thế hệ kế tiếp.

Đạo đức công chức là những quy tắc, chuẩn mực, giá trị, hành vi… do xã hội đòi hỏi, xã hội đặt ra đối với công chức và xã hội thừa nhận là tốt đẹp. Đồng thời nó là kết quả của quá trình tu dưỡng rèn luyện của công chức theo những tiêu chuẩn vừa có được. Đến lượt nó – những quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức đó lại định hướng, điều chỉnh các quan hệ, hoạt động của công chức, chủ yếu là hoạt động thực thi công vụ.

Với tư cách là một thành viên quan trọng trong xã hội, trong bộ máy nhà nước, xã hội, nhà nước đòi hỏi và đặt ra những giá trị, chuẩn mực, hành vi đạo đức đối với công chức (với cả đội ngũ công chức, cũng như với từng công chức, nhất là công chức lãnh đạo) và xã hội dựa vào những giá trị, chuẩn mực, hành vi đó để đánh giá công chức.

Đạo đức thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội, xét đến cùng là do tồn tại xã hội quyết định. Do vậy, những giá trị, chuẩn mực đạo đức mà xã hội, nhà nước đặt ra, đòi hỏi ở người công chức vừa là kết quả vừa là yêu cầu của sự phát triển xã hội. Những giá trị, chuẩn mực đó có sự kế thừa phát triển, có sự thay đổi cùng với sự thay đổi của xã hội, của đời sống kinh tế.

Đạo đức công chức không chỉ những giá trị, chuẩn mực, quy tắc do xã hội đặt ra đối với công chức, mà còn là sự đánh giá, thừa nhận của xã hội về những giá trị, chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của công chức. Nó là kết quả của quá trình tu dưỡng rèn luyện của công chức.

Đối với người công chức việc nhận thức được những giá trị, chuẩn mực đạo đức là cần thiết, nhưng chưa đủ, mà còn phải rèn luyện theo những giá trị, chuẩn mực đó để trở thành những giá trị, chuẩn mực đạo đức của bản thân mình (chuyển từ tự giác đến tự nguyện)

Hầu hết những quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức công chức ở các quốc gia đều được luật hoá trong các văn bản pháp luật, từ Hiến pháp, Luật, văn bản dưới luật thành những quy tắc, chuẩn mực, giá trị pháp luật về đạo đức công chức.

Quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức công vụ, công chức và pháp luật về đạo đức công vụ, công chức có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất. Pháp luật về đạo đức công chức là những quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức do nhà nước đặt ra, được điều chỉnh bằng sức mạnh nhà nước, nó là những đòi hỏi tối thiểu của hành vi đối với công chức (chủ yếu là những hành vi trong công vụ).

Quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức công vụ, công chức còn do xã hội dân sự đặt ra đối với người công chức, còn được điều chỉnh bởi dư luận xã hội và lương tâm của người công chức. Nó không chỉ là những đòi hỏi tối thiểu mà từ tối thiểu đến tối đa hành vi của người công chức(chủ yếu là hành vi trong thực thi công vụ). Giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ, công chức không chỉ liên quan đến hành vi mà cả ý thức trong việc thực hiện hành vi. Do vậy, việc tuân thủ những giá trị, chuẩn mực đạo đức công chức đòi hỏi phải có sự nỗ lực về ý chí của đội ngũ công chức.

Xây dựng hệ thống giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức góp phần phòng chống tham nhũng, tiêu cực

Đạo đức công chức là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi, hoạt động của công chức, chủ yếu là trong thực thi công vụ nhằm tạo ra mối quan hệ giữa lợi ích của cá nhân công chức và lợi ích xã hội; giữa lợi ích cá nhân công chức với những cá nhân xã hội khác. Đạo đức công chức như: các giá trị, chuẩn mực đạo đức, lý tưởng đạo đức, niềm tin và tình cảm đạo đức…

Khi tồn tại như một hiện tượng tâm lý xã hội, đạo đức công chức tạo sức ép lên ý thức đạo đức của cá nhân công chức, buộc cá nhân phải tiếp nhận sự phê phán của xã hội và những yêu cầu được thể hiện trong sự phê phán đó. Do đó, những giá trị, chuẩn mực chung của đạo đức công chức uốn nắn hành vi của cá nhân công chức theo yêu cầu của xã hội là bảo vệ và tăng cường lợi ích xã hội.

Có thể nói, đạo đức công chức là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa những vi phạm đạo đức của người cán bộ, công chức. Điều 12 Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định “Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Ngày 19/11/2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, tại kỳ họp thứ 8 cũng đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng và sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012. Điều 4 Luật phòng, chống tham nhũng đã quy định “Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào đều bị xử lý theo quy định của pháp luật…” Nhằm phòng ngừa các hành vi tham nhũng, Luật phòng, chống tham nhũng đã đưa

ra những yêu cầu cơ bản về việc công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; trong quản lý dự án đầu tư xây dựng; công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách nhà nước; trong việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; trong việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ, viện trợ; trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước…Điều 72 Luật phòng, chống tham nhũng cũng quy định “ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp về việc phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý”. Những quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng đã góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tham nhũng của đội ngũ cán bộ, công chức.

Ngày 29/11/2005, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoa XI, tại kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Điều 9 của Luật đã quy định trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đó là “thực hành công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công, kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền”. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng đặt ra những yêu cầu cơ bản về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước; trong việc mua sắm, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại và phương tiện, thiết bị làm việc; trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động của cơ quan, tổ chức; trong quản lý, sử

dụng kinh phí chương trình, mục tiêu, chương trình quốc gia, kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; trong đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; trong quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ của cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và công trình phúc lợi công cộng…Điều 82 của Luật cũng quy định cụ thể hình thức xử lý kỷ luật, theo đó, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc. Những quy định trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi lãng phí tài sản của Nhà nước trong hoạt động của các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Như vậy, có thể nói, các quy định pháp luật đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm đạo đức người cán bộ, công chức, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta.

Xây dựng hệ thống giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để bổ sung, hoàn thiện Luật cán bộ, công chức

Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính chất bắt buộc chung và được thực hiện lâu dài nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) thể hiện ý chí nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế bằng bộ máy nhà nước. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Có thể thấy, pháp luật và đạo đức đều là các quy phạm xã hội có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực công vụ nói riêng. Tuy nhiên, các quy phạm đạo đức

được bảo đảm thực hiện bằng dư luận xã hội và không có giá trị bắt buộc chung như các quy phạm pháp luật, không được bảo đảm thi hành bằng Nhà nước. Từ sự phân tích đó, có thể thấy những nét tương đồng và sự khác biệt giữa đạo đức và luật pháp để từ đó đi tới một nhận thức đầy đủ về mối tương quan mật thiết giữa pháp luật và đạo đức công chức. Trong một số trường hợp nhất định, các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức truyền thống, lành mạnh,

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w