và chế độ đãi ngộ công chức thoả đáng để thu hút người có tài, đức
Công việc do công chức đảm nhận đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo môi trường xã hội thích ứng cho sự phát triển của đất nước cũng như phúc lợi của nhân dân.
Môi trường xã hội của công chức là quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với lãnh đạo, cơ chế điều hành, đánh giá và sử dụng công chức. Công chức làm việc cần một môi trường xã hội thân thiện, công bằng, bình đẳng, chân thành, đánh giá khách quan đúng năng lực, phẩm chất mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị và sử dụng đúng năng lực của họ.
Quan hệ giữa công chức với công chức là lòng chân thành, thân thiện, đoàn kết thương yêu, gắn bó; không có sự đố kỵ, sẵn lòng tương thân, tương ái hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống riêng tư. Hoạt động trong một môi trường xã hội như vậy, ai cũng thấy gần gũi, gắn bó, có ý thức trách nhiệm, có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ quan hệ tốt đẹp với mọi người. Mỗi người cảm thấy thoả mái, hạnh phúc khi đến cơ quan và làm hết trách nhiệm khả năng của mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, không ỷ lại, chây lười.
Quan hệ giữa nhân viên và cán bộ lãnh đạo, giữa cán bộ lãnh đạo với nhân viên là dân chủ, gần gũi cùng vì nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tập thể. Cấp dưới không tự ti, khúm núm; không chạy chọt và nịnh bợ lấy lòng cấp trên để mong được ưu ái, cầu lợi; không đả phá, khích bác, xuyên tạc những quyết định của cấp trên, thẳng thắn góp ý kiến với cấp trên khi thấy cần thiết. Cán bộ lãnh đạo với cấp dưới và nhân viên phải tôn trọng, không quan liêu, hách dịch; sâu, sát, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của những người thuộc quyền; khách quan vô tư, công bằng, không thiên vị; bảo đảm hòa khí dân chủ, cởi mở tạo điều kiện để mỗi người sẵn sàng tự bộc lộ tâm tư, nguyện vọng và sáng kiến đóng góp xây dựng cơ quan, đơn vị.
Đặc biệt, phải có cơ chế đánh giá đúng năng lực, phẩm chất cá nhân của công chức. Điều đó không chỉ tạo tiền đề cho việc sử dụng đúng người đúng việc mà còn khuyến khích được người tài, người giỏi phát huy năng lực đóng góp cho cơ quan đơn vị, qua đó đóng góp cho Nhà nước và xã hội.
Thực tế ở đâu dùng người theo “cánh hẩu” hoặc con cháu, người thân họ hàng, không tính tới năng lực của họ, tất sẽ gây rối loạn bất bình, nội bộ cơ quan sẽ mất đoàn kết.
Như vậy, bên cạnh việc đòi hỏi công chức phải đạt được những tiêu chuẩn về đạo đức, năng lực thì cũng phải có những điều kiện để công chức yên tâm, tận tụy làm việc kể cả các điều kiện về kinh tế, điều kiện được học tập nâng cao nghiệp vụ. Ngoài việc đảm bảo mức lương thoả đáng cho công chức mà Nhà nước ấn định nên có thêm những mức lương mềm khuyến khích cho những người thực sự có tài, có đóng góp đặc biệt, đột xuất như: sáng kiến đem lại hiệu quả cao trong công việc, cải cách cơ chế quản lý có hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội.
4.2.4. Phát huy hiệu quả cơ chế kiểm tra giám sát của các cơ quan,
đoàn thể và nhân dân
Thực hiện công khai hóa quá trình tuyển chọn, sử dụng đánh giá cán bộ, công chức, đưa các yếu tố về đạo đức công chức vào nội dung tuyển dụng và đánh giá kết quả hoạt động. Phải có quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ, công chức được làm hoặc không được làm, công khai các lợi ích của họ, có chế tài xử phạm nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và hoạt động công vụ, đảm bảo quyền dân chủ cơ sở để dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Hoàn thiện cơ chế quản lý và làm rõ thẩm quyền quản lý từng loại cán bộ, công chức của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cấp dưới thuộc quyền.
Nêu cao tính “tự luật” (tự giác tuân theo kỷ luật) của đạo đức, bài học của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “phê và tự phê”; hướng sự giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, tự tu dưỡng của công chức. Đó cũng là điều kiện chuyển văn hoá đạo đức xã hội thành văn hoá đạo đức cá nhân trong việc hiện thực hoá lý tưởng đạo đức. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, công chức luôn lao động cần cù, làm việc có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao, xem lao động là nguồn sống, nghĩa vụ thiêng liêng là hạnh phúc...
Trước hết, công chức phải xác định lý tưởng đạo đức đóng vai trò định hướng cho tình cảm, hành vi và quan hệ đạo đức đúng đắn. Lý tưởng đạo đức là khuôn mẫu và tiêu chuẩn làm người, là mục tiêu bên trong cuộc sống đạo đức người ta kỳ vọng đạt tới. Có thể nói, lý tưởng đạo đức bao gồm: một là, sự khái quát và kết tinh trong các nguyên tắc đạo đức; hai là, phẩm chất đạo đức điển hình, hoàn thiện mà công chức hướng tới học tập và noi theo, ở nước ta, đó là tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Như vậy, lý tưởng đạo đức không phải là nhân cách trừu tượng, tuỳ ý nghĩ ra mà nó là đời sống tinh thần của mỗi cá nhân có liên hệ mật thiết với điều kiện lịch sử, xã hội nhất định, là sự thể hiện tinh thần thời đại mang ý chí của một giai cấp nhất định. Những nguyên tắc đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là lý tưởng đạo đức chi phối tình cảm, tư tưởng, quan hệ và hành vi đạo đức của mỗi công chức ở nước ta hiện nay và hướng theo đó để tu dưỡng, rèn luyện.
Rèn luyện đạo đức cá nhân không chỉ bằng việc nâng cao nhận thức về đạo đức mà còn phải thông qua tình cảm, hình thành trong bản thân mỗi con người những nhu cầu tự thân, những động lực thôi thúc từ bên trong để chuyển hóa tri thức thành hành vi đạo đức. Bởi vì, tình cảm là một loại thể hiện tâm lý của chủ thể hành vi và cũng là một động lực của hành vi; cho
nên, người thực hiện hành vi đối với chuẩn mực đạo đức của xã hội đã có sự thấm nhuần thì sẽ sản sinh cảm xúc về thiện ác, về chính nghĩa, về vinh nhục, về nghĩa vụ và trách nhiệm từ đó theo đuổi chân lý và chính nghĩa. Từ ý nghĩa này, có thể nói, nếu không có tình cảm đúng đắn thì không có hành vi đạo đức.
Công chức biết tự đánh giá về hành vi đạo đức của mình là trạng thái đặc biệt của tình cảm. Tự đánh giá có thể biểu hiện dưới dạng cảm xúc như xấu hổ, buồn lo. Cảm xúc xấu hổ ở mức độ nào đó cũng tham gia điều chỉnh hành vi con người. Trạng thái xúc động trước hành vi thể hiện đạo đức của người khác là biểu hiện cao của lương tâm hướng cá nhân tới ý muốn noi theo những người có đạo đức tốt. Công chức là người, hơn ai hết, biết tự đánh giá về mình, về cương vị công tác của mình không bán rẻ danh dự vì những hư danh và những đồng tiền bất chính.
Từ tri thức đến tình cảm đòi hỏi nỗi chủ thể phải tự giác thực hiện hành vi đạo đức dù khi không có sự giám sát và đôn đốc cũng không làm gì trái với đạo đức. Trong công vụ, không phải bao giờ tổ chức và nhân dân cũng kiểm soát được hành vi của công chức, dù chỉ có một mình, người ấy vẫn làm việc tốt; hành vi của người ấy hoàn toàn dựa vào sự phán xét của lương tâm. Đây là sự trải nghiệm chân chính đối với trình độ đạo đức của công chức mà sự trải nghiệm này có ích rất lớn cho việc nâng cao tính tự luật đạo đức và tu dưỡng đạo đức của con người. Chỉ có tính “tự luật” mới có thể làm cho quy phạm xã hội bên ngoài chuyển hóa thành ý chí và hành động tự giác của mỗi công chức, mới nghiêm khắc với bản thân mình, làm chủ bản thân, khiêm tốn học hỏi; thực sự làm cho tu dưỡng trở thành yêu cầu nội tại của bản thân, từng bước hoàn thiện mình theo lý tưởng đạo đức.
Để nâng cao tính tự luật của đạo đức, cũng không thể bỏ qua khâu kiểm tra giám sát của cơ quan, tổ chức, đồng nghiệp và quần chúng nhân
dân. Bởi vì, kiểm tra là phương tiện quan trọng để phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý những vi phạm về đạo đức, phát hiện những yếu kém trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước và đội ngũ công chức thực thi công vụ. Kiểm tra là việc không thể thiếu trong việc thực hiện quyền hạn của các chủ thể quản lý có thẩm quyền được tiến hành thường xuyên, liên tục. Thông qua kiểm tra, các chủ thể quản lý vừa có nhiệm vụ điều chỉnh cơ chế điều hành, chế độ, chính sách vừa có tính chất định hướng cho sự phát triển của các giá trị đạo đức trong đơn vị.
Không chỉ kiểm tra mà còn phải có cơ chế giám sát đạo đức công chức. Giám sát là theo dõi, xem xét, nhận định đánh giá hành vi của công chức phù hợp hay không phù hợp với các quy phạm đạo đức. Giám sát là hoạt động có mục đích của một hay nhiều chủ thể nhất định nhằm bảo đảm cho một môi trường xã hội lành mạnh; đặc biệt, là thực hiện quyền làm chủ của quần chúng nhân dân lao động tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ đội ngũ công chức.
Qua thực tế đã biết, trong một số cơ quan, đơn vị có những công chức do thiếu tu dưỡng, rèn luyện và quan trọng hơn nữa là thiếu sự kiểm tra giám sát đã dần dần tha hoá, biến chất, sa ngã. Vì vậy, để giữ gìn, nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức ngoài việc giáo dục ý thức tự giác cũng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trong đó đặc biệt coi trọng vai trò của quần chúng nhân dân. Đối với việc giám sát của nhân dân đối với công chức bên cạnh hoàn thiện thể chế về giám sát nhân dân đối với công chức cần có những biện pháp tổ chức cụ thể như duy trì hộp thư góp ý kiến, công bố đường dây nóng, bảo vệ bí mật người tố cáo...hoặc ứng dụng khoa học công nghệ như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đang làm đó là người dân có thể bấm máy trực tiếp “đánh giá, chấm điểm” về chất lượng phục vụ và thái độ ứng xử của công chức trong thực thi công vụ, giải quyết các công
việc với người dân. Trên cơ sở đó có căn cứ xử lý kịp thời, công khai đối với