Những nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức Việt Nam

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 90)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức không chỉ là tư tưởng về những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức đối với mỗi tầng lớp xã hội nhất định mà còn là tư tưởng về những nguyên tắc xây dựng đạo đức công chức. Vì vậy, để xây dựng đạo đức công chức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cần vận dụng những nguyên tắc xây dựng đạo đức người đề xuất. Theo chúng tôi, những nguyên tắc đó bao gồm:

Một là, nói đi đôi với làm và phải nêu gương về đạo đức

Nói đi đôi với làm là một trong những nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới. Lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân và có tác dụng đối với người khác. Nói đi đôi với làm đối lập với thói đạo đức giả “hãy làm theo tôi nói đừng là theo tôi làm”. Cần phải đấu tranh chống thói đạo đức giả, không cho phép những kẻ đạo đức giả đi dạy dỗ người khác về đạo đức.

Phải nêu gương về đạo đức – gương “người tốt việc tốt”. Theo Hồ Chí Minh, một trăm bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống và Người luôn luôn là hiện thân của tấm gương sống đối với chúng ta. Người viết:

“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.

Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt trước”[60, tr.552]

Vấn đề nêu gương cần được thực hiện từ gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội, từ tập thể nhỏ đến tập thể lớn, từ cơ sở đến thượng tầng kiến trúc, mọi lứa tuổi và trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

Công chức các cấp từ trung ương đến cơ sở đều phải nói đi đôi với làm để làm mực thước cho nhân dân thực hiện theo, như vậy mới có sức thuyết phục. Bản thân Hồ Chí Minh cũng chính là một tấm gương nói đi đôi với làm, theo lời kêu gọi của Người. Bản thân cuộc đời Hồ Chí Minh là chuẩn mực tuyệt vời, một tấm gương sáng ngời về nói đi đôi với làm. Người vĩ đại khi nói về đạo đức, Người càng vĩ đại khi thực hành đạo đức. Hiện nay, nếu chỉ nói hay về đạo đức Hồ Chí Minh mà không làm theo tấm gương đạo đức của Người, không thực hiện đúng nói đi đôi với làm, thì thực chất là chưa thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Bên cạnh cần, kiệm, liêm, chính, Người còn nói tới Nhân - Trí - Dũng - Liêm - Trung, tinh thần hy sinh, lòng dũng cảm, khí tiết đạo đức cao quý của ông cha ta, sự đề cao chí tuệ, phẩm giá con người. Điều quan trọng và thiết thực là ở chỗ, Người chỉ rõ: phải thực hành đạo đức cách mạng trong công việc, trong tổ chức, trong phong trào thi đua yêu nước, trong lối sống và hành vi của công chức đặc biệt là những người lãnh đạo có chức có quyền. Chú trọng bồi dưỡng tình cảm cách mạng, đem những nội dung mới, tinh thần đổi mới và quyết tâm xây dựng đạo đức cách mạng. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cán bộ phải tích cực gần gũi mật thiết với quần chúng như máu với thịt, như cá với nước. Làm điều lợi cho

dân, tránh điều hại cho dân dù chỉ là một cái hại nhỏ. Không đảm bảo công bằng làm cho lòng dân không yên thì đó là điều nguy hại cho chế độ. Công chức nhà nước phải tận tận tâm tận lực với công việc, chấp hành luật pháp, tôn trọng kỷ luật công vụ, thi hành đạo đức công chức.

Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên để chỉ những phẩm chất đạo đức cách mạng thì Hồ Chí Minh đã khái quát ở 8 chữ “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Bởi vì trong điều kiện đảng cầm quyền, cán bộ nào cũng thực hiện được tám chữ vàng đó thì sẽ làm cho bộ máy Nhà nước được trong sạch vững chắc, không có bệnh tham ô, quan liêu, tham nhũng.

Người cán bộ công chức phải gương mẫu về đạo đức. Sự gương mẫu về đạo đức là một trong những chuẩn mực đặc trưng của đạo đức công vụ. Có quyền lực càng lớn, địa vị càng cao thì càng phải thường xuyên tu dưỡng và làm gương sáng về đạo đức.

Hồ Chí Minh viết: Một điều rất quan trọng nữa là các đồng chí Bộ trưởng, Thứ trưởng và cán bộ lãnh đạo phải luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư phải giữ gìn tác phong gian khổ phấn đấu không ngừng nâng cao chí khí cách mạng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc... nhân dân ta rất tốt. Nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được.

Đạo đức của cán bộ, công chức theo quan điểm của Hồ Chí Minh còn có nghĩa là Chính phủ, cán bộ phải lấy tinh thần công bộc của dân, đầy tớ của dân mà đối xử với dân. Cách hiểu này có thể coi là một đặc trưng tiêu biểu của đạo đức công vụ. Tinh thần đầy tớ của của dân không chỉ có ý nghĩa là tôn trọng quyền dân chủ mà còn có ý nghĩa rằng người được giao trách nhiệm đại diện cho nhân dân phải tận tâm, tận tụy với công việc, với dân, phụng sự nhân dân hết mình như giữ đạo hiếu với cha mẹ vậy.

Hai là, Xây đi đôi với chống và phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi

Trong đời sống những hiện tượng tốt – xấu, đúng – sai, cái đạo đức và cái vô đạo đức vẫn thường đan xen nhau. Cái tốt vẫn là dòng chính, chủ đạo trong cuộc sống, nhưng những cái xấu đang tồn tại, có hiện tượng, có nguy cơ lây lan, phát triển. Do vậy, xây phải đi đôi với chống. Muốn xây phải thực hiện tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy ý thức lành mạnh ở mọi người để mọi người tự giác, tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức của mình, đồng thời phải chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, chống giặc ở trong lòng. Để việc xây và chống có kết quả, theo Hồ Chí Minh, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, thông qua phong trào quần chúng; mỗi cán bộ công chức phải có bản lĩnh, trung thực, quyết tâm cao, thường xuyên cổ vũ, phấn đấu bồi đắp cho cái đẹp, cái thiện, cái đúng; kiên quyết đấu tranh đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái sai, đưa phong trào cách mạng của quần chúng tiến lên. Và, các cuộc vận động lôi kéo mọi người thực hiện việc xây và chống cái gì đó rất cụ thể, rõ ràng, để mọi người tự bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của mình.

Đồng thời với rèn luyện đạo đức, cần phải đấu tranh với những hành vi phi đạo đức. Đó không phải hoàn toàn là điều dễ dàng. Nó không chỉ là việc chống những hành vi phi đạo đức của người khác, mà khó khăn hơn, nó là sự tự đấu tranh trong bản thân mỗi một con người nhằm chống lại lòng tham, sự vị kỷ, óc tư lợi, cái mà Bác gọi là “lòng tà”, là “kẻ thù trong mình”. Chống chính là để xây dựng và hoàn thiện đạo đức của mỗi con người. Không chống thì khó có thể xây được.

Người công chức trong sạch là không tham nhũng, không tham ô tài sản của Nhà nước và của nhân dân, thực hiện công vụ vô tư không đòi hỏi, sách nhiễu, gây khó khăn cho tổ chức và nhân dân. Khi thi hành công vụ

không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để vụ lợi và mưu cầu lợi ích cá nhân. Sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất của cơ quan, Nhà nước phải tiết kiệm giữ gìn và bảo vệ của công.

Lối sống của công chức là lối sống mẫu mực, có văn hoá, lành mạnh. Chấp hành nghiêm chỉnh các nghị định, pháp lệnh của Chính phủ, Nhà nước trong việc chống các tệ nạn xã hội. Sống giản dị, gần gũi, chân tình trong quan hệ với đồng nghiệp và nhân dân.

Để giữ vững phẩm chất của cán bộ công chức, Luật Cán bộ, công chức đã nêu những điều công chức không được làm như Điều 18 chương II. Những điều cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ: “Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công; Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi; Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức”. Điều 19 chương II. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước: “Cán bộ, công chức không được thiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức; Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài”.

Giữ gìn phẩm chất của người cán bộ, công chức phải thực hiện đúng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các chiến sĩ quân đội, công an khi vào tiếp quản Thủ đô (1954):

Chớ rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút thuốc phiện. Chớ để lộ bí mật.

Chớ xa xỉ, tham ô, lãng phí.

Phải kính trọng nhân dân, giúp đỡ nhân dân, đoàn kết với nhân dân. Phải khiêm tốn, nghiêm chỉnh.

Phải giữ gìn tính chất trong sạch, chất phác của người chiến sĩ cách mạng. Phải thực hiện cần, kiệm, liêm chính.

Phải làm đúng 10 điều kỷ luật.

Phải luôn luôn cảnh giác và phải thực hiện tự phê bình và phê bình để tiến bộ không ngừng.

Ba là, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời

Bác từng nói: “đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề quan trọng là mỗi người phải biết tự nhận thức chính bản thân mình để từ đó khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh. Đó chính là sự “tu thân” và tu thân là công việc đầu tiên cần làm để trở thành người “quân tử”. Nhưng tất cả những tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều lệ thuộc vào sự giáo dục và tự giáo dục (rèn luyện) mà nên. Quan điểm này cho thấy tính biện chứng trong tư tưởng của Bác về con người. Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là công việc cần thực hiện bền bỉ suốt đời, “như rửa mặt hàng ngày”. Bác đã chỉ rõ: “Đao đức cách mạng không phải từ trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.[63, tr.293]

Theo Bác, không có gì là bất biến. Mọi thứ, trong đó có những phẩm chất của con người, đều có thể thay đổi, thông qua giáo dục và rèn luyện. Do đó, giáo dục và rèn luyện chính là chìa khóa để hoàn thiện đạo đức cho mỗi cá nhân. Nếu được giáo dục và rèn luyện tốt, thì từ dở, từ xấu, từ ác, có thể

trở thành con người tốt đẹp, lương thiện. Và ngược lại, nếu không bền bỉ, rèn luyện, thì từ chỗ là con người tốt đẹp, người công chức có thể xao nhãng và dần dần xa rời những chuẩn mực đạo đức. Đến một lúc nào đó, họ có thể sẽ dễ dàng đánh đổi tư cách đạo đức của mình lấy chữ danh, chữ lợi, và đồng thời cũng đổi lấy sự mất lòng tin của nhân dân và sự trả giá trước pháp luật.

Bác Hồ là tấm gương sáng về đạo đức, lối sống của người cộng sản. Đạo đức, lối sống của Bác Hồ là đạo đức cách mạng: “trung với nước, hiếu với dân”, là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, là tình yêu thương con người, luôn sống có tình nghĩa, nhân hậu, thuỷ chung, bao dung, rộng lượng, là tinh thần cao cả trong sáng, sống vì mọi người, sống vì nhân loại; đạo đức lối sống là gốc, là nền tảng của cách mạng, làm cho tinh thần cách mạng không bao giờ cạn. Bác Hồ đã dạy: Trăm sự thành bại của cách mạng đều do đạo đức lối sống của người cán bộ cách mạng mà nên.

Hồ Chí Minh thấm nhuần tư tưởng biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, điều này giúp Người tránh được cách nhìn siêu hình, phiến diện, khiến cho tư tưởng đạo đức của Người thể hiện được mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp; giữa tổ quốc và nhân loại; giữa cá nhân và xã hội, giữa truyền thống và hiện đại; giữa cán bộ, công chức và nhân dân lao động nói chung,...

Trên cơ sở tiếp thu giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và kế thừa sáng tạo tư tưởng đạo đức của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã hình thành nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng. Ngay từ đầu Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của đạo đức trong sự nghiệp cách mạng. Người cho rằng: sức mạnh của đạo đức cách mạng là ở chỗ nó xoá đi những gì là lỗi thời và phát huy mạnh mẽ những tiềm năng tinh thần, những phẩm chất đạo đức đang tồn tại. Sự nghiệp cách mạng đòi hỏi phải có con người cách

mạng với tinh thần cách mạng. Cho nên đạo đức cách mạng là bước ngoặt lớn nhất, bước ngoặt căn bản của lịch sử đạo đức Việt Nam trong thuyền thống đạo đức Việt Nam. Đạo đức này nó phục vụ cho sự nghiệp cách mạng và bản thân nó cũng tạo cho mình một chuyển biến cách mạng.

Đạo đức cách mạng thực chất là đạo đức của thời đại mới, của những người làm cách mạng, đạo đức cách mạng là để thay cho đạo đức cũ, đạo đức cách mạng là đạo đức của cán bộ, của những người phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhưng đạo đức cách mạng của người cán bộ chỉ có thể được thể hiện thông qua những hành vi hoạt động của họ vì cách mạng, vì sự nghiệp chung của nhà nước xã hội.

Đạo đức cách mạng khác hẳn với đạo đức cũ. Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định: “ Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu cần, kiệm, liêm, chính nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính là cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để cho nước, cho dân”[61, tr.320 – 321].

Khi đề cập đến đạo đức của cán bộ, công chức thì phạm trù trung tâm là “Đức” và “Tài”. Đức và tài trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay, được Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và đã đặt ra những yêu cầu nhất định đối với cán bộ công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý các ngành, các cấp. Công chức phải có đức, có tài. “ Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.[60, tr. 253].

Nói người cán bộ công chức có đức, có tài là muốn đề cập đến những khía cạnh hết sức cụ thể chẳng hạn: phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành,...

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 78 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w