Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm đạo đức công chức

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 170 - 173)

Có thể nói, chúng ta chưa thực sự coi trọng và quan tâm đầy đủ đến việc giáo dục đạo đức công chức, việc xử lý các công chức vi phạm về pháp luật và đạo đức chưa nghiêm. Điều đó đã dẫn tới hạn chế trong thực thi công vụ và đạo đức công chức, thiếu những quy định về trách nhiệm của công chức. Ý thức của một bộ phận công chức chưa cao, còn xem thường những chuẩn mực đạo đức công chức, thiếu nghiêm khắc với bản thân, thiếu tinh thần trách nhiệm, việc chấp hành các chính sách và pháp luật chưa nghiêm túc. Vì vậy, chúng ta phải tăng cường xử lý các hành vi vi phạm đạo đức công chức.

Với những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng cần phải được xử lý kiên quyết, nghiêm minh, nhằm giữ vững chế độ công vụ thật công minh, kịp thời và công bằng nhằm góp phần giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố

niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. Như thế niềm tin của nhân dân đến với người công chức và đến với Nhà nước thêm mạnh mẽ.

Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình trong tất cả các cơ quan hành chính các cấp nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sa sút, suy thoái đạo đức.

Cần xây dựng cơ chế trách nhiệm người đứng đầu, trong đó có quy định về từ chức. Vấn đề từ chức rất cần sức mạnh của dư luận xã hội, như là một nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân cán bộ, công chức, loại bỏ những cơ chế, thủ tục dẫn tới khả năng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm điều tốt, có điều kiện cống hiến, phát huy năng lực phục vụ đất nước và nhân dân. Quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp.

Ngoài ra, cần tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của công dân; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tời không cần thiết, công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về trình tự, thủ tục hành chính nhằm tránh tình trạng cán bộ, công chức lợi dụng kẽ hở từ những quy định của pháp luật và vận dụng tùy tiện trong giải quyết công việc.

Kết luận chương 4

Việc xây dựng đạo đức công chức, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ vừa đề cao giá trị đạo đức, tính hướng thiện của con người, vừa có cơ chế tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển; tạo khả năng ngăn ngừa, hạn chế sự sa sút, suy thoái về đạo đức. Trong đó, cần tham khảo có chọn lọc những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để xây dựng và hiện thực hoá đạo đức công chức ở nước ta hiện nay.

Xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân đối với công chức, qua đó, một mặt nêu cao tinh thần trách nhiệm của công chức, mặt khác bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Để người dân có thể giám sát được công chức thì những hoạt động của cơ quan công quyền liên quan đến người dân phải được công khai hoá để dân biết và giám sát. Xây dựng quy chế nhằm cụ thể hoá nguyên tắc đạo đức công chức, tạo môi trường xã hội lành mạnh, điều kiện làm việc tốt nhất và chế độ đãi ngộ công chức thoả đáng để thu hút người có tài, có đức. Nêu cao tinh thần tự tu dưỡng đạo đức cá nhân gắn với cơ chế kiểm tra giám sát của cơ quan, đoàn thể và nhân dân. Nâng cao tính tích cực rèn luyện đạo đức của người công chức, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm đạo đức công chức.

Trên cơ sở kế thừa những giải pháp trên, nhằm khắc phục được thực trạng yếu kém và phát huy những thành tựu đạt được trong thời gian qua của nền công vụ đòi hỏi cần nhận thức rõ: xây dựng đạo đức công chức trong bối cảnh mới là tất yếu khách quan; xây dựng đạo đức công chức theo hướng xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp và đội ngũ công chức vừa có phẩm chất đạo đức vừa có trình độ chuyên môn.

Khi đạo đức công chức được thực hiện sẽ từng bước cụ thể hóa những chuẩn mực của nó trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu, phân tích ở trên về đạo đức công chức và xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Dựa trên những tư liệu hiện có để tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống và trực tiếp “Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức thống và trực tiếp “Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, tác giả luận án sẽ giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn đạo đức công chức trong nền công vụ Việt Nam và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của đạo đức công chức, sự tác động của kinh tế thị trường đối với đạo đức công chức ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Đạo đức công chức và vấn đề xây dựng đạo đức công chức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Trang 170 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w