1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở việt nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bản chất và đặc điểm của thị trường khoa họ

182 812 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 182
Dung lượng 6,73 MB

Nội dung

UY BAN KHOA HOC CONG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỐC HỘI ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học v

Trang 1

UY BAN KHOA HOC CONG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUỐC HỘI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP NHÀ NƯỚC

“Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

(Mã số ĐTĐL 2003/22)

Báo cáo chuyên đề nhánh ïI:

BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CUA THI TRUONG KHOA HOC VA CONG NGHE

Nhitng nguoi thuc hién:

1 GS TS Nguyễn Minh Thuyết

Trang 2

MỤC LỤC

A Ban chat cua thi trường khoa học và công nghệ Ặ.- Q Sen sse2 2

1 Thị trường và nền kinh tế thị tƯỜng . - có 2< 22 S2 St srrrrrskvrreo 2

1.1 Khái luận về thị trƯỜng - -á- G5 Ăn TH HT TH HH HH HH ru 2

1.3 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - ¿5-55 <+cccces 5

2 Thị trường khoa học và công nghệ - n2 n HH9 ng ng 1 HH ưu 8 2.1 Khoa học, công nghệ và các khái niệm liên quan cc cccseecssceseeeceeeeeueenseees 8

2.2 Chức năng của thị trường khoa học và công nghệ .- 525cc sec 15

B Đặc điểm của thị trường khoa học và công nghệ .-555-scccsesec 16

1 Điều kiện hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ l6 1.1 Hàng hoá trên thị trường Khoa học - Công nghệ - s2 22 < sec 16

1.2 Nguồn cung hàng hoá cho thị trường khoa học- công nghệ - 16

1.3 Các chủ thể tạo cầu hàng hoá khoa học công nghệ . (- 5 Seo 17

2 Cấu trúc của thị trường khoa học và công nghỆ -.-cĂ ccSS+ cà seeekeek 18

2.1 Các tổ chức hiện diện trên TTCN (cấu trúc phần cứng) và các hoạt động 18

2.2 Thành phần cấu trúc về hệ thống pháp lý của TTCN . s << c~sce<- 22

3 Vài nét về hoạt động của thị trường khoa học công nghệ . - 5-5 23

3.1 Hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển (R@&Ð) - 23 3.2 Thị trường GD&ĐT - một bộ phận của thị trường khoa học công nghệ 24

3.3.Vấn đề sở hữu trí tuệ và hoạt động của thị trường khoa học công nghệ 27

4 Vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của thị trường khoa học

4.1 Hỗ trợ bằng các chính sách - - -s + cs Ăn nh vn vn TH ng HH ngư rườc 28

4.2 Xây dựng trật trự thị trƯỜNg - - LH HH HH ng TH HE KH xu khen 29

4.3 Lưu thông và mở cửa thị trƯỜng -.- - -c c1 1112211112111 1H HH nhàn Hy ưu 30 4.4 Cung cấp thông tIn thị [ƯỜNG ĐH HH TH ng ng ngư 30

Trang 3

A BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1 Thị trường và nền kinh tế thị trường

1.1 Khái luân về thi trường

1.1.1 Khái niêm thi trường

Ngày nay, trong nền kinh tế hiện đại, “thị trường” không còn là một khái niệm

xa lạ đết với mỗi người Tuy nhiên, các cách tiếp cận khái niệm này không hoàn toàn giống nhau Đã có rất nhiều định nghĩa thị trường được đưa ra

Nhìn chung, các cách tiếp cận khác nhau đều thống nhất rằng Thị trường là tập

hợp các sự thỏa thuận, thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để

trao đổi hàng hoá và dịch vụ Ở đây, sự tiếp xúc giữa hai lực lượng cơ bản của thị

trường cần được hiểu theo nghĩa rộng Có những thị trường mà người bán và người

mua trực tiếp gặp nhau như các thị trường hàng tiêu dùng: quần áo, rau quả Trong nhiều trường hợp khác, giao dịch thị trường diễn ra qua điện thoại, vô tuyến hoặc các phương tiện từ xa khác như thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối Mặc

dù có sự khác nhau như vậy, nhưng các thị trường đều cùng thực hiện chức năng

kinh tế là xác lập giá cả, trên cơ sở đảm bảo số lượng hàng mà người mua muốn mua cân bằng với lượng hàng mà người bán muốn bán

Tính phong phú, đa dạng của thị trường phụ thuộc vào sự phong phú đa dạng

của hàng hoá được mua bán trên thị trường Từ đó có các thị trường khác nhau như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường khoa học công nghệ v.Vv

1.12 Các nhân tố của thì trường

Thị trường hoạt động khi có sự tham gia của hai lực lượng cơ bản đó là những

người mua và những người bán hàng hoá và dịch vụ Quyền lợi của những chủ thể này được phản ánh thông qua tương tác giữa các quan hệ cầu và cung trên thị

trường, trên cơ sở đó giá cân bằng được xác lập Khi các quan hệ cung cầu đã thay

đổi, giá cân bằng thay đổi theo để phản ánh một trạng thái cân bằng mới của thị

trường

Cầu là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định Vì thế cầu về hàng hoá dịch vụ phụ thuộc vào giá cả hàng hoá trên thị trường Lượng cầu có xu hướng tăng

lên khi giá hàng hoá, dịch vụ giảm xuống và ngược lại Khi giá cả hàng hoá không

thay đổi, lượng cầu về hang hoá và dịch vụ đó vẫn có thể thay đối do những yếu tố

- Thu nhập của người tiêu dùng

- Giá ca các loại hàng hoá hiên quan

- Dân số có mối quan hệ thuận với cầu, dân số tăng thì cầu càng mở rộng

Trang 4

- Tâm lý, thị hiếu người tiêu dùng

- Các kỳ vọng hay sự mong đợi của người tiêu dùng

Cung là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định Ảnh hưởng đến cung hàng hoá, ngoài giá của bản thân hàng hoá còn có những yếu tố khác như:

1.1.3 Vai tro của thị trường trong nên kính tế

Có thể nói thị trường đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển

kinh tế của mọi quốc gia Thị trường chính là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng Hiệu quả hoạt động của thị trường được xem như thước đo hiệu quả hoạt động kinh

tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội

Thị trường là lực lượng hướng dẫn và tạo nhu cầu cho sản xuất

Thị trường có tác dụng kích thích sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển

Thông qua thị trường, nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ được thoả mãn Là nơi thẩm

định giá trị hàng hoá, thị trường thúc đẩy người sản xuất tìm cách giảm tiêu hao lao động, giảm giá thành hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Thị trường trở thành đòn bẩy quan trọng thúc day nền kinh tế tăng trưởng liên tục và bền vững

1.2 Nền kinh tế thi trường

L.2.l Khái niêm chung về nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức nền kinh tế ở trình độ phát triển cao của

kinh tế hàng hoá, trong đó, toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều

được mua bán thông qua thị trường

Trong nên kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều được biểu hiện thông qua quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường Mục đích của các chủ thể tham gia vào thị trường là nhằm đạt được lợi ích

tối đa thông qua sự điều tiết giá cả trên thị trường Xét về mặt lịch sử, kính tế thị trường hình thành sau nền kinh tế hàng hoá Chỉ khi nào kinh tế hàng hoá tăng

trưởng nhanh, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ Các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện thì mới có kinh tế thị trường Như vậy, kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập đứng ngoài kinh tế hàng hoá mà là

giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá Hay kinh tế thị trường không phải là

Trang 5

sự biến đổi về chất của kinh tế hàng hoá mà kinh tế thị trường chỉ là sự phát triển về

lượng từ kinh tế hàng hoá

1.2.2 Điệu kiện hình thành nên kinh tế thỉ trường

Nền kinh tế hàng hoá chỉ có thể chuyển thành kinh tế thị trường khi xuất hiện

các tiền đề sau:

Thứ nhất, trong nên kinh tế, sức lao động đã trở thành hàng hoá, được mua bán

trên thị trường

Thứ hai đó là sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính-tín dụng

Thứ ba là một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển

Những điều kiện trên đây là cơ sở, là tiền để để xây dựng nền kinh tế thị

trường cho mỗi quốc gia Tuy nhiên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia

có thể lựa chọn một hướng đi riêng phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình

1.2.3 Cơ chế kửnh tế thỉ trường

Có rất nhiều định nghĩa về cơ chế thị trường:

Theo Samuellson: cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó

cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị

trường để giải quyết ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: sản xuất ra cái gì,

sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai

Cơ chế thị trường có thể được hiểu là tổng thể các nhân tố, quan hệ, môi

trường, động lực và quy luật chi phối sự vân động của thị trường

Cũng có thể xem cơ chế thị trường là một bộ máy kinh tế điều tiết toàn bộ sự

vận động của nền kinh tế thị trường thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế,

như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu, quy luật lợi

nhuận, quy luật cạnh tranh

Mỗi định nghĩa trên được tiếp cận ở góc độ khác nhau, nhưng đều thống nhất

rằng, cơ chế thị trường là hệ thống hữu cơ của sự thích ứng lẫn nhau, điều tiết lẫn nhau, tự điều hoà, tự tổ chức của các yếu tố giá cả, cạnh tranh, cung, cầu v.v Nó là

cơ chế bên trong của kinh tế thị trường, là tính tất yếu khách quan của sự liên hệ hữu cơ giữa các chủ thể của thị trường trong nền kinh tế thị trường Chính cơ chế ấy tạo nên cách thức tổ chức và vận hành của thị trường Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động đều tuân theo và phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan như quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh

L.2.4 Những ưu thế và khuyết tát của cơ chế thi trường

* Một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường sẽ đạt được sự tăng trưởng

và phát triển cao mà một nền kinh tế phi thị trường khó có thể đạt được Điều này

Trang 6

cho thấy cơ chế thị trường có những ưu thế riêng của nó Những ưu thế đó thể hiện

trên các mặt sau:

Thứ nhất, kinh tế thị trường là một hệ thống thị trường hoàn chỉnh và phát triển

một cách đồng bộ

Thứ hai, các chủ thể trong nên kinh tế thị trường có tính tự chủ và độc lập cao

Thứ ba, mọi biến động cung cầu trên thị trường đều được thông qua giá cả

Nhà nước có thể sử dụng nhân tố giá cả để điều tiết hành vi của các chủ thể thị

trường

Thứ tư, kinh tế thị trường tạo môi trường cạnh tranh tự do, có khả năng hướng

tới hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn lực

Thứ năm, kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế mở, đem lại cho nền kinh

tế những ưu thế lớn do phát huy được các sức mạnh nội lực và ngoại lực

* Tuy vậy, bên cạnh những ưu thế thì cơ chế thị trường vẫn bộc lộ những khuyết tật bên trong nó

Bản chất của cơ chế thị trường mang tính tự phát nên những hậu quả như khủng hoảng, thất nghiệp, phân hoá giàu nghèo là những vấn đề không tránh khỏi

Do chạy theo mục tiêu lợi nhuận tối đa nên cơ chế thị trường có xu hướng kích

thích việc khai thác và sử dụng tài nguyên một cách lãng phí, phá huy môi trường,

môi sinh và sự cân bằng sinh thái

Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là động lực của nền kinh tế Nhưng bản thân cạnh tranh lại chứa đựng nhân tố tạo ra sự đối lập với nó đó là độc quyền

Trong môi trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp mạnh làm ăn có hiệu quả sẽ tồn tại, ngược lại những doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường Sự

cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé” này đến một lúc nào đó sẽ dẫn đến tình trạng trên thị trường chỉ còn lại một số it doanh nghiệp mạnh để trở thành các nhà độc quyển

1.3 Nền kinh tế thi trường đỉnh hướng xã hôi chủ nghĩa

1.3.1 Tinh tat yéu cua việc xảy dưng kinh tế thi trường định hướng xã hôi

chủ nghĩa

Thứ nhất, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, một

trong những yếu tố quyết định nhất là phải có tiềm lực kinh tế mạnh, dựa trên một nền kinh tế phát triển, năng suất lao động xã hội cao hơn so với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Kinh nghiệm lịch sử của thế giới cho thấy kinh tế thị trường là sự lựa

chọn đúng đắn để giải quyết tốt bài toán phát triển kinh tế định hướng xã hội chủ

Thứ hai, tính tất yếu của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở các quốc gia đang xây dựng chủ nghĩa xã hội còn bị chi phối bởi những tiền

đề khách quan về chính trị và xã hội

Trang 7

Về tiền đề chính trị, Đảng Cộng Sản và Nhà nước là lực lượng lãnh đạo tối cao đối với đất nước và dân tộc Đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động, của toàn

thể dân tộc Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là một điều kiện vô cùng quan trọng trong định hướng phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội của một quốc gia

Về tiên đề xã hội, ở các quốc gia này, nhân dân hoàn toàn tin tưởng vào Đảng

Công sản, Nhà nước, tín vào con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà cả dân tộc đã lựa chọn

1.3.2 Những đặc trưng của kinh tế thì trường định hướng xã hôi chủ nghĩa

Một là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một kiểu tổ chức nền kinh tế đi lên chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ tương ứng với trình độ và tính

chất của lực lượng sản xuất còn chưa phát triển

Hai là, nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác phải trở thành nền tảng và kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác

Ba là, nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là kiểu tổ

chức nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của nền kinh tế hị

trường, vừa dựa trên những nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội

Bốn là, nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế

“mở” với cả bên trong lẫn bên ngoài

1.3.3 Điều kiên và cơ chế dâm báo thực hiện định hướng vã hỏi chủ nghĩa Chế độ kinh tế-xã hội là một tổng thể bao gồm kết cấu kinh tế, kết cấu xã hội

và kết cấu kiến trúc thượng tầng Để nền kinh tế thị trường phát triển theo đúng

định hướng xã hội chủ nghĩa, điều kiện tiên quyết là phải phát triển cân đối, hợp lí

các bộ phận cấu thành trên

1.3.3.1 Về kết cấu kinh tế và cơ chế kinh tế

Điều kiện đầu tiên là phải xây dựng một kết cấu kinh tế thị trường phù hợp cho nền kinh tế vận động mội cách hiệu quả Kết cấu này là đa hình thức sở hữu, nhiều thành phần, với vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, mở cửa và chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế

Song song với việc thiết lập kết cấu kinh tế là việc đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô Để tạo lập một cơ chế như vậy, điều quan trọng là

cần phân định chức năng của Nhà nước và chức năng của thị trường trong nền kinh

tế Trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với vai trò quyết

định không thể thiếu của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vấn đề mốt quan hệ giữa Nhà

nước và thị trường, việc phân định chức năng của chúng giữ vai trò quyết định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế

Trang 8

Có hai vấn đề chủ yếu cần tập trung:

- Ngăn chặn một cách hiệu quả và chắc chắn xu hướng phục hồi trở lại của các yếu tố thuộc về cơ chế cũ như quan liêu, độc quyền, bảo hộ tràn lan; xác định rõ phương hướng và cơ chế đầu tư Nhà nước trong môi trường thị trường-hội nhập và

phù hợp với các nguyên tắc thị trường

- Tạo lập đồng bộ hệ thống thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

1.3.3.2 Về kết cấu xã hội

Thứ nhất, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo

Thứ hai, thu hẹp bất bình đẳng và tạo lập công bằng xã hội

Thứ ba, chủ động xây dựng một hệ thống giá trị xã hội mới của quá trình

chuyển đổi và của thời kì kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa

1.3.3.3 Về kết cấu kiến trúc thượng tầng

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hoạt động của hệ thống

chính trị và xã hội Đảng phải tiếp tục làm sáng tỏ nhiều vấn đề thuộc về lí luận về

Đảng Cộng sản cầm quyền trong điều kiện kinh tế mới

Từng bước khắc phục tình trạng quan liêu của cán bộ hành chính và phát huy quyền làm chủ của nhân đân

Điều chỉnh chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, thực hiện cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa

Vai trò và cơ chế để nhân dân làm chủ và tự giác tham gia vào quá trình phát triển

1.3.4 Sư khác biệt của nên kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mô hình cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước trong nền kinh té tu bản chủ nghĩa

Ban chất nên kinh tế thị trường định hướng XHCN cho thấy giữa hai mô hình

kinh tế này có những sự khác biệt cơ bản sau:

Điểm khác biệt thứ nhất: chế độ sở hữu | |

Điểm khác biệt thứ hai: bản chất giai cấp của Nhà nước và mục đích quản lí

của Nhà nước

Điểm khác biệt thứ ba: cơ chế vận hành

Điểm khác biệt thứ tr: mối quan hệ tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội

Trang 9

2 Thị trường khoa học và công nghệ

2.1 Khoa hoc, công nghê và các khái niêm liên quan

2.1.1 Khai niém vé khoa hoc

Khái niệm về khoa học được hoàn thiện theo thời gian Theo Pierre Auger,

khoa học được hiểu là "hệ thống những trí thức về mọi loại quy luật của vật chất và

sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy"

Khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý,

các giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượng, nhằm biến đổi trạng thái của

chúng

Theo quan điểm triết học của Mác, khoa học được hiểu là một hình thái ý thức

xã hội Với tư cách là một hình thai ý thức xã hội, khoa học tồn tại mang tính độc

lập tương đối so với các hình thái xã hội khác Khoa học phân biệt với các hình thái

ý thức xã hội khác ở đối tượng và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã

hội riêng biệt

Khái niệm về khoa học thường được bổ sung và hoàn thiện theo sự phát triển

của nó Trong văn bản Luật Khoa học và Công nghệ của Việt nam, thi Khoa hoc la

hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy

Khái niệm này hầu như bao quát được tất cả mọi khía cạnh về nhận thức của con

người đối với kho tàng tri thức khoa học của nhân loại cho tới nay

Các đặc trưng của khoa học có thể gồm :

- _ Là hệ thống tri thức thể hiện nhận thức lý tính của trí tuệ con người về thế

giới khách quan

- — Là sự tiến hoá (phát triển) trí tuệ trong hoạt động tư duy của loài người

khi khám phá về phạm trù vật chất và ý thức

- — Là nền tảng phát triển công nghệ

2.1.2 Khái niêm về công nghê

Khoa học hầu như thâm nhập vào mọi linh vực và nặng thuộc tính sở hữu chung (tri thức khoa học thuộc sở hữu của xã hội) Công nghệ thì hẹp hơn và nặng

thuộc tính sở hữu riêng (của một hãng sản xuất ) Các đặc trưng của công nghệ có thể là :

- — Là sản phẩm của tư duy sáng tạo được ứng dụng vào cuộc sống

- La hang hod luôn phải đổi mới và thay đổi giá

- _ Là nền tảng của sản xuất, là phương tiện cải tạo tự nhiên, xã hội

Trang 10

Bảng So sánh các đặc điểm của khoa học và công nghệ”

Hoạt động khoa học luôn đổi mới, | Hoạt động công nghệ được lặp lại

Sản phẩm khó được định hình | Sản phẩm được định hình theo thiết

Sản phẩm mang đặc trưng thông | Đặc trưng sản phẩm tuỳ thuộc đầu

Lao động linh hoạt và tính sáng | Lao động bị định khuôn theo quy

7 Có thể mang mục đích tự thân Có thể không mang mục dich tu than

6

Phát mình khoa học tồn tại mãi | Sáng chế công nghệ tồn tai nhất thời

7 mãi với thời gian và bị tiêu vong theo lịch sử tiến bộ kỹ

cum từ đi liền nhau trong các văn bản về khoa học và công nghệ Trong thực tiến,

có nhiều công nghệ sẽ trở nên không tưởng nếu như đồng thời không có một bộ

phận nghiên cứu các giải pháp khoa học phù hợp cho nó Công nghệ phát sinh và phát triển trên một nền tảng khoa học và tự nó cũng là một hình thức của tri thức

khoa học

Thuật ngữ "công nghệ” (technology) là từ ghép, có nguồn gốc từ chữ Hylap

"Techne" (một nghệ thuật hay một kỹ năng) và 'logia" (một khoa học hay sự nghiên cứu) Đã có hàng chục định nghĩa hoặc khái niệm về công nghệ và theo thời

gian đang hoàn thiện dần Công nghệ có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Nghĩa hẹp thường xuất phát từ ngành hoặc lĩnh vực áp dụng kiến thức khoa học để thực hiện mục dich cua minh UNIDO (United Nation's Industrial Development

Organization) - Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc đã từng đưa ra khái niệm “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiện, bằng cách sử

dung các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp ""

WB - Ngân hàng Thế Giới (1985) đưa ra khái niệm : công nghệ là phương pháp

chuyển hoá các nguôn thành sản phẩm Theo SharIf " Công nghệ bao gồm khả năng

' Theo Vi Cao Dam, Phương pháp Luận nghiên cứu khoa học, NXK KH&K, Handi 1996

Vién CL&CSKH&CN-B6 KH&CN, Nha XB KH&KT, Hà nội 2003.

Trang 11

sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một

cách tốt u vào tập hợp các yếu tố bao gôm môi trường vật chất, xã hội và văn

hoá”, nói vẫn tắt công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm Theo

ESCAP- Uỷ ban Kinh tế-Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương thì công nghệ gồm bốn thành phần:

- Phần kỹ thuật (Technoware) : thiết bị, máy móc v.v

- — Phần thông tín (Inƒforware) : quy trình, giải pháp, phương pháp, bí quyết

- — Phần con người (Humanware) : kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm

- — Phần tổ chức (Orgaware) : cơ sở pháp lý, cách tổ chức thực hiện, các

thiết chế (để tác động vào các yếu tố môi trường vật chất, xã hội, văn hoá)

Bốn thành phần cơ bản của công nghệ có thể diễn giải theo cách khác :

- _ Công nghệ hàm chứa trong các vật thể

- _ Công nghệ hàm chứa trong con người

- _ Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức

- — Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế

Những năm gần đây khái niệm công nñghệ đã trở thành cụm từ thông dụng và xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực (công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục, công nghệ đào tạo, công nghệ quản lý, công nghệ giáo dục, công nghệ ngân hàng, công

nghệ du lịch, công nghệ văn phòng ) Do vậy, về khái quát (theo nghĩa rộng), có thể hiểu công nghệ là tất cả những gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra

Theo Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam (năm 2000) ”“ Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng

để biến đối các nguồn lực thành sản phẩm"

Khái niệm công nghệ dù hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thì bẩn chất công

nghệ vẫn là ir¡ rhức Việc hiểu công nghệ theo nghĩa rộng (công nghệ bao gồm cả những vát mang công nghệ) sẽ tránh bỏ sót những giao dịch công nghệ đang phổ

biến ở các nước đang phát triển khi phân tích thị trường công nghệ

Do công nghệ đã đi vào mọi lĩnh vực hoạt động nên cũng cần thiết phải phân

loại (dù chỉ sơ bộ) Tuỳ theo mục đích, có thể căn cứ các tiêu chí sau để phân loại:

- — Theo tính chất (công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ đào

- Theo nganh nghé (công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học công nghệ thực

_ phẩm, công nghệ viên thông )

10

Trang 12

- — Theo đặc tính công nghệ (công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt,

công nghệ liên tục )

- Theo sdn phẩm (công nghệ xi măng, công nghệ ô tô )

- — Theo sự ổn định công nghệ (công nghệ cứng, công nghệ mêm)

- Theo mục tiêu : (dẫn dắt, thúc đảy,phát triển)

- — Theo mức độ hiện đại (cổ điển, trung gian, tiên tiến)

Có một số cụm từ về khoa học và công nghê trong các văn bản ấn hành của Việt Nam cần được thống nhất sử dụng, nhằm tránh nhầm lẫn, dẫn đến những cách

hiểu khác nhau:

- Khoa học và công nghệ : là cụm từ có thé coi 1a hai loai (hình thái, giai

đoạn) hoạt động khác nhau trong chu trình tạo ra tri thức mới và sản phẩm, giải pháp mới

- Khoa học-công nghệ : có thể hiểu là cách gọi tắt của "khoa học và công

nghệ” tương tự như cựm từ khoa học & công nghệ hoặc khoa học, công nghệ

- Khoa học công nghệ : trường hợp này công nghệ được dùng như tính từ của khoa học, nhằm phân biết một lĩnh vực khác với "khoa học xã hội", "khoa học tự nhiên”, không nên hiểu cụm từ khoa học công nghệ có nghĩa như khoa học và công nghệ

- Kỹ thuật và công nghệ : Theo Charles Edqulist, công nghệ có ý nghĩa tổng

hợp và thường bao hàm một trong những hiện tượng mang đặc trưng xã hội như trì

thức, tổ chức, phân công lao động, quản lý Nói đến công nghệ là nói đến một

phạm trù xã hội, một phạm trù phi vật chất Kỹ thuật mang một ý nghĩa hẹp hơn

Nó chỉ những yếu tố vật chất và vật thể (máy móc, thiết bị và sự tác nghiệp, vận hành của con người)

- "Technology" va "Engineering" : hai cum tir uéng Anh cting thudng duoc

người Việt nam hiểu là công nghệ Có thể phân biệt ở chỗ "technology” mang nhiều

ý nghĩa về mặt xã hội của kỹ thuật, còn "engineering” mang nhiều ý nghĩa kính tế của kỹ thuật

- Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế cơ bản hay toàn bộ công nghệ

đang sử dụng bằng công nghệ khác Khi cân nhắc đổi mới công nghệ, khả năng thành công thì cả ba yếu tố liên quan mật thiết tới công nghệ (nhu cầu của xã hội,

các nguồn lực của xã hội, đặc thì tình cảm của xã hội) đều cần được chú trọng,

- Trình độ công nghệ được hiểu theo nghĩa cụ thể và theo nghĩa rộng:

Trình độ công nghệ hiểu theo nghĩa cụ thể là khái niệm phản ánh phạm vi ứng

dụng, mức độ hiện đại, thí dụ: công nghệ cổ truyền (trình độ thấp), công nghệ cơ

H

Trang 13

khí (trình độ trung bình thấp), công nghệ tự động hoá (trình độ khá), công nghệ

thong minh (tri tué nhân tạo, trình độ cao)

Trình độ công nghệ hiểu theo nghĩa rộng (của một quốc gia) phản ánh tổ hợp các yếu tố: nhu cầu công nghệ, thị trường công nghệ, hàm lượng công nghệ, và năng lực công nghệ của quốc gia đó Trình độ công nghệ của một ngành, một đơn

vị sản xuất là tổ hợp của hai yếu tố: năng lực công nghệ và tính phức của công nghệ Tính phức hợp công nghệ được phân biệt bằng các thế hệ công nghệ Các

công nghệ thuộc (hế hệ thứ nhất là công nghệ thủ công, tiền công nghiệp 7? hế hệ thứ hai là công nghệ công nghiệp Thế hệ thứ ba là công nghệ hậu công nghiệp hay

công nghệ cao

2.1.3 Hoạt đông khoa học và công nghề

Hoạt động khoa học và công nghệ là các hoạt động có tính hệ thống, liên quan

chặt chẽ đến việc tạo ra, thúc đẩy, hấp thụ, truyền bá và áp dụng tri thức khoa học

và công nghệ vào cuộc sống

Theo Luật Khoa học và công nghệ của Việt Nam, hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động "bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sẵn xuất và các hoạt động khác nhằm phái triển khoa học và công nghệ”

2.1.3.1 Các dạng (loại hình) hoạt động KH&CN

* Nghiên cứu khoa học ?à hoại động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật,

quy luật của ht nhiên, xã hội và tu duy; sang tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào

thực tiễn Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cưú ứng dụng

* Phát triển công nghệ /è hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất

thứ nghiêm

* Triển khai thực nghiệm Íà hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học

để làm thực nghiêm nhằm tao ra công nghệ mới, sản phẩm mới

* Sản xuất thử nghiệm /à hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm

để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước

* Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động liên quan tới sở hữu trí tuệ,

chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ

biến, ứng dụng trì thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm thực tiễn

2.1.3.2 Đặc điểm của lao động khoa học và công nghệ

12

Trang 14

Lao động nghiên cứu khoa học là một dạng lao động trí óc, là những hoạt

động của của con người nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật, quy luật diễn biến của các hiện tượng tự nhiên, xã hội để giải thích, truyền bá, lợi dụng hoặc cải tạo phục vụ cho nhu cầu của mình Khi hoạt động này có hệ thống, liên tục thì gọi là hoạt động nghiên cứu khoa học, mà kết quả của hoạt động này là tạo ra trì thức khoa học Tri thức khoa hoc là những hiểu biết được tích luỹ ft quá trình nghiên

cứu khoa học và được biểu hiện đưới dạng các khái niệm, phạm trù, nên để, quy

luật, định luật, định lý, lý thuyết, học thuyết v.v

Lao động nghiên cứu khoa học (lao động khoa học) có một số đặc điểm chủ

yếu như sau :

- Tinh sang tao cao

- - Dễ mạo hiểm, nhiều rủi ro

- Tinh doc lap cd thé cao

- Cần kế thừa, phải tích lũy

- _ Tác động vô cùng lớn song có độ trễ và khó lượng hoá

2.1.3.3 Những đặc thù của sản phẩm khoa học và công nghệ

Đặc trưng của sản phẩm khoa học là tính mới và tính trừu tượng cao (là sản phẩm trung gian của quá trình vật hoá tri thức) Sản phẩm công nghệ thì rõ ràng hơn

- Fính mới

- Là sản phẩm trung gian của quá trình vật hoá tri thức

2.1.4 Thi trường công nghề

2.1.4.1 Vài nét về thị trường công nghệ

“Thị trường công nghệ là nơi bán mua hàng hoá công nghệ theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các quy luật khác của nền kinh tế thị trường" °®' Hoặc “thi

trường công nghệ được hiểu là những thể chế đảm bdo cho việc mua bán công nghệ

được thực hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia" ®)

Điểm khác biệt với "thị trường hàng hoá thông dụng" là tính thiếu hoàn hảo

của thị trường công nghệ (về nhận dạng, về nhu cầu, về giá cả ) nên không thể duy trì và phát triển nếu thiếu sự tác động của nhà nước

2.1.4.2 Thị trường chợ đen

“ Trần Đóng Phong, Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển thị trường công nghệ ở nước ta, Luận văn Th 5, Viện CU&CSKH&CN, Hà Nội 2003

*° Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách

KH&CN - Bộ KH&CN, NXB KH&KT, Hà Nội 2003

15

Trang 15

Đối nghịch với thuật ngữ chợ, là "chợ đen”, nhất là khi hàng hoá khan hiếm

hoặc một khi vẫn tồn tại hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng ăn cắp Khi hàng hoá khan hiếm, người dân sẽ quan tâm tham khảo thông tin vé thi tritong cho den Văn bản nhà nước ít nhắc tới chợ đen, nhưng cuộc sống vẫn còn tồn tại chợ đen, nên cũng dé nhận biết "Chợ đen" vừa có nghĩa ảo (tù mù) về giá, về xuất xứ (có thể

là hàng giả, hàng không nhãn mác, hàng ăn trộm, ăn cắp), về chất lượng hàng hoá,

về người bán vừa có nghĩa ảo (tù mù) về sự tồn tại (địa chỉ không rõ, không được

pháp luật bảo vệ người bán kẻ mua khi tranh chấp) Đối nghịch với Thị trường công

nghệ là chợ đen công nghệ với ý nghĩa không khác nhiều so với chợ đen dân dã Một số ví dụ:

- "Rò rỉ chất xám ” là sự chuyển dịch nhân lực khoa học va công nghệ giữa các

nước, giữa các vùng lãnh thổ cũng như giữa các thành phần kinh tế

- Những trường hợp nhập công nghệ một cách tù mù

- Việc "mua bán" số liệu điều tra cơ bản cũng là hoạt động không bình thường

do thiếu những quy định, quy chế cụ thể, rõ ràng

Cho den dễ xuất hiện kể cả đã khi có thị trường công nghệ, nếu như vai trò điều tiết của nhà nước không phát huy hiệu quả

2.1.4.3 Thị trường công nghệ hay thị tường khoa học và công nghệ

Hiện nay thuật ngữ /h¡ trường khoa học và công nghệ vẫn được dùng khá phổ

biến ở nước ta Về ngữ nghĩa thì thị trường khoa học và công nghệ có thé hiéu 1a thi

trường khoa học (thị trường các sản phẩm khoa hoc) va thi rường công nghệ (thị trường các sản phẩm công nghệ) Nhưng "khoa học là sự tìm kiếm các định luật khách quan chỉ phối các các hiện tượng tự nhiên, không phụ thuộc vào bất cứ sự

quan tâm nào về các áp dụng kinh tế khả di Khoa học chỉ đơn giản là sự theo đuổi

bản thân chân lý” Khoa học tập trung vào kiến thức, lý giải nguyên nhân, là sở hữu chung chưa phải là hàng hoá Công nghệ là việc áp dụng trực tiếp các nguyên lý,

các định luật khoa học vào cuộc sống, là sở hữu riêng, là hàng hoá Trong thực tiến

ngay thị trường công nghề (thực su 1a nhu cau của sản xuất) cũng còn khó xác lập ở các nước đang phát triển, thì sự hình thành bị trường khoa học càng xa vời (khái

niệm này ngay ở các nước công nghiệp phát triển vẫn chưa thấy nhắc tới) Cũng

không thể chỉ vì có dịch vụ khoa học và công nghệ nên phải gắn thêm chữ hai

"khoa học” vào thị trường công nghệ Về bản chất, dịch vụ KH&CN không hoàn toàn là dịch vụ thương mại, vì không ít dịch vụ KH&CN nặng tính dịch vụ công ích

(nhất là ở các nước đang phát triển, trình độ dân trí và thu nhập của người dân còn

thấp) Dịch vụ thông tin, dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp, dịch vụ đo kiểm đều là loại dịch vụ mà

giá cả chưa thể theo quy luật "cung cầu" Để kích "cầu", nhà nước còn phải điều tiết (như tổ chức, hỗ trợ đơn vị dịch vụ và quy định phí dịch vụ hợp lý để thu hút nhiều người sử dụng dịch vụ) Luật Khoa học và Công nghệ ở nước ta ban hành mới được

14

Trang 16

vài năm (thi hành từ tháng 1/2001), nhưng thị trường công nghệ cũng chưa có bước tiến rõ rệt Vì thế thuật ngữ ⁄‡ trường công nghệ ghi trong Luật (Điều 33 Mục 2 Chương II Luật Khoa học và Công nghệ do Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam

thông qua trong kỳ họp thứ 7 khoá X năm 2000) cũng chưa thể coi là lạc hậu Từ

những phân tích nói trên có thể những năm trước mắt chỉ nên dùng thuật ngữ thi

trường công nghệ như Luật đã ghi

2.2 Chức năng của thị trường khoa học và công nghệ

2.2.1 TTCN là tín hiệu, cung cấp thông tín tin cậy về nhu cầu và khả năng

cung ứng hàng hóa công nghệ, vì vậy làm vai trò câu nốt giữa bên cung và bên

cầu hàng hóa công nghệ

2.2.2 TTCN la moi trường, là điều kiên cho hoạt động sản xuất hàng hóa

công nghiệp (bên cung), là người nội trợ cho tiêu dùng hàng hóa công nghiệp (bên cầu) Qua vận hành của TTCN mà hoạt động KHCN gắn chất vớt hoạt động

SXKD hon

2.2.3 TICN là nơi hoạt động của các quy luật kinh tế làm cho thành qua công nghệ nhanh chóng được mo réng ứng dụng do giá trị hàng hóa công nghệ được thực hiện Điều này đã thúc đẩy Hiên kết giữa các ngành, các địa phương, gắn các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc đẩy quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các vùng còn lạc hậu của đất nước (nông thôn, miền

núi), góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội và làm phồn vinh nên kinh tế cả nước 2.2.4 Vận hành TTCN có tác động tích cực đến đổi mới cơ chế quản lý hoạt

động KHCN như: đối mới cơ chế xây dựng lựa chọn các mục tiêu KHCN dài hạn

-> ngắn hạn, cơ chế tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KHCN, cơ chế đánh giá kiểm

định kết quả hoạt động KHCN, cơ chế tài chính cho hoạt động KHCN, đổi mới tổ

chức bộ máy quản lý KH CN các cấp Các cơ chế quản lý hoạt động KH và CN

đối mới theo các tín hiệu của TTCCN sẽ gắn với sản xuất kinh doanh, hướng vào mục tiêu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hơn

2.2.5 Phát triển TTCN sẽ thúc day các thị trường bộ phán khác như thị

trường sức lao động, thị trường tài chính tiên tệ, thị trường bát động sản, thị

trường hàng hóa dịch vụ cũng phát triển và ngược lại

15

Trang 17

B DAC DIEM CUA THI TRUONG KHOA HOC VA CONG NGHE

1 Điều kiện hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

1.1 Hàng hoá trên thi trường Khoa học - Công nghê

Theo học thuyết của K.Mac thì một sản phẩm chỉ có thể trở thành một hàng

hoá khi nó thoả mãn ba điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất nó phải là sản phẩm của lao động, do lao động tạo ra

Thứ hai nó phải có giá trị sử dụng tức là sản phẩm đó phải có công dụng để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người

Thứ ba sản phẩm đó được sản xuất ra nhằm mục đích trao đổi chứ không phải

để phục vụ mục đích tiêu dùng cho bản thân người sản xuất ra nó

Khoa học công nghệ chỉ có thể trở thành hàng hoá, được trao đổi mua bán trên thị trường khi nó thoả mãn được ba điều kiện trên

Về điều kiện thứ nhất: Khoa học công nghệ đều là sản phẩm của lao động con người, chúng đều có thể trở thành hàng hoá mua bán được trên thị trường

Về điều kiện thứ hai: Giá trị sử dụng của sản phẩm công nghệ chính là những

ứng dụng cụ thể của khoa học vào thực tiễn sản xuất Những phương pháp, bí quyết

hay những công cụ, phương tiện chính là sản phẩm công nghệ mà nhờ nó con

người có thể biến các nguồn lực trở thành hàng hoá

Về điều kiện thứ ba: Thoả mãn điều kiện này có nghĩa là sản phẩm khoa học

công nghệ được sản xuất ra không phải nhằm mục đích tiêu dùng tự thân của người

sản xuất ra nó mà để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội

1.2 Nguồn cung hàng hoá cho thi trường khoa hoc- công nghê

Lực lượng tham gia cung ứng hàng hoá cho thị trường khoa học công nghệ

gồm hai bộ phận: cung nội sinh và cung ngoại sinh

1.21 Cung néi sinh

Cung nội sinh là nguồn cung trong nước về hàng hoá khoa học công nghệ cho

thị trường, bao gồm các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp, các nhà sáng chế độc lập trong nước

* Các tổ chức khoa học công nghệ bao gồm:

- Các tổ chức nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ

- Các trường đại học, học viện và trường cao đẳng

- Các tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ

* Một chủ thể nữa cũng được xem xét như một lực lượng nội sinh cung ứng

các sản phẩm công nghệ cho thị trường đó là các đoanh nghiệp

16

Trang 18

* Thuộc về các nhà cung ứng nội sinh các sản phẩm khoa học công nghệ cho

thị trường còn có các nhà sáng chế độc lập Họ có thể là các giáo sư, các nhà khoa

học được đào tạo cơ bản, hoặc cũng có thể chỉ là những người công nhân, nông dân chưa qua trường lớp đào tạo nào Sáng kiến của các nhà sáng chế độc lập tiềm ẩn nhiều giá trị lý thuyết cũng như giá trị thực tế Số lượng sản phẩm khoa học công

nghệ cung ứng của các cá nhân hoạt động sáng tạo độc lập tuy không lớn, nhưng

nếu những nỗ lực của họ được khuyến khích và đền đáp thì sẽ ngày càng xuất hiện

nhiều sản phẩm có chất lượng, cung ứng cho thị trường khoa học công nghệ

12.2 Cung ngoai sinh

Cung ngoại sinh là nguồn cung từ bên ngoài về hàng hoá khoa học công nghệ

cho thị trường Đầu tư nước ngoài đặc biệt là FDI được coi là nguồn quan trọng để

phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả

năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng (R&])) của nước chủ nhà

1.3 Các chủ thể tao cầu hàng hoá khoa hoc công nghệ

Cũng tương tự như thị trường hàng hoá nói chung, thuộc về cầu hàng hoá khoa

học công nghệ là lực lượng tham gia vào việc tiêu dùng sản phẩm khoa học công

nghệ trên thị trường Ổ Việt Nam, bên mua công nghệ bao gồm các doanh nghiệp,

các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Chính phủ và các hộ nông dân

1.3.1 Các doanh nghiệp

Doanh nghiệp được chia làm hai loại hình:

- Doanh nghiệp có vốn trong nước gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh

nghiệp tư nhân

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

l.3.2 Trường đai học, Viên nghiên cứu

Với tư cách là các cơ sở đào tạo và nghiên cứu, các trường Đại học và các Viện nghiên cứu cũng tham vào thị trường khoa học công nghệ như là một chủ thể về phía cầu Nhu cầu về sản phẩm khoa học công nghệ của các trường, các viện rất đa đạng và không ngừng được mở rộng Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi khoa học công nghệ chiếm lĩnh hầu hết mọi lĩnh vực, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học

công nghệ vào công tác giảng dạy và nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc

nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu

Một chủ thể đặc biệt tham gia vào thị trường công nghệ với tư cách là bên cầu

đó là chính phủ Sở đĩ đây là chủ thể đặc biệt vì chính phủ mua công nghệ không

chi phuc vu tiêu dùng cho bộ máy hành chính của chính phủ, mà còn phục vụ tiêu

dùng xã hội hay phục vụ tiêu dùng cho các chủ thê khác Như vậy, trên thị trường

L7

Trang 19

khoa học-công nghệ, chính phủ cũng là một chủ thể quan trọng, có khả năng chi

phối lớn đến nhu cầu công nghệ

l 3.4 Hộ nông dân

Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học

công nghệ, người nông dân từng bước được giải phóng khỏi lao động chân tay, được

làm quen với kỹ thuật canh tác hiện đại, tiên tiến Nhu cầu sử dụng các sản phẩm

khoa học công nghệ trong sản xuất của các hộ nông dân ngày càng tăng và trở

thành xu hướng không thể đảo ngược

2 Cấu trúc của thị trường khoa học và công nghệ

Có thể hình dung dễ hiểu về cấu trúc của thị trường gồm các yếu tố cấu thành

phản ánh sự hiện điện và hoạt động của TTCN, đó là:

e Bên mua: (khi xuất hiện nhụ cầu công nghệ)

YẾU tỔ doanh, tư vấn, dịch vụ

trên TTCN

e Bên bán: (nhà cung cấp công nghệ)

e Hàng hóa bày bán: (hàng hóa hữu hình hoặc vô hình) Yếu tố e Điều lệ pháp quy cho thị trường hoạt động trên cơ sở

thể chế đảm | lợi ích bên mua và bên bán theo pháp luật

bảo trên e Các tổ chức (Các tổ chức quản lý thực thi thể chế và tổ

2.1 Các tổ chức hiện diên trên TTCN (cấu trúc phần cứng) và các hoạt đông 2.1.1 Cấu trúc về tổ chức bên mua, bên bán và các hoạt động

4) Bên mua:

Tham gia vào TTCN với tư cách bên mua có nhiêu /ở cbức thực sự có như cầu

công nghệ, chủ yếu là các tổ chức Sản xuất - Kinh doanh đó là các đoanh nghiệp (doanh nghiệp vốn trong nước và doanh nghiệp vốn nước ngoài), doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp khoa học - sản xuất; Nhà nước, nông dân

Khi vận hành TTCN cần quan tâm đến zmột số yếu tố đặc điểm của bên mua có thể ảnh hưởng làm giảm sức mua công nghệ và hiệu quả sử dụng công nghệ; điều này đặc biệt lưu ý đối với các tổ chức mua ở nước ta trong giai đoạn đổi mới

b Bên cung cấp hàng hóa công nghệ

18

Trang 20

®e Các tổ chức khoa học và công nghệ

se Các doanh nghiệp

e Các cá nhân, “nhà sáng chế độc lập ”

Khi TTCN phát triển thì thị trường bên bán công nghệ không ngừng tăng lên,

nhu cầu bên bán tăng thể hiện vai trò KHCN được mở rộng Thị trường bên bán sắn sàng chuyển giao nhiều loại hình hàng hóa công nghệ hơn để chào hàng và đón bắt

nhu cầu của bên mua

c) Các boạt động chủ yếu của bên bán và bên mua trên TTCN gồm:

e Hoạt động giao dịch

Hoạt động giao dịch thực hiện theo phương thức trực tiếp giữa bên mua - bên

bán; hoặc thực hiện qua tổ chức môi giới trung gian; qua hội chợ giao dịch thành

quả công nghệ; Hội nghị mời thầu, nhận thầu, giới thiệu công nghệ, khoán công

nghệ

Các hoạt động của bên bán, bên mua trực tiếp hay qua tổ chức trung gian thể

hiện ở việc đăng ký và thực hiện các loại hợp đồng; có 3 hình thức hợp đồng chủ

yếu:

Hợp đồng triển khai CN

Hợp dồng chuyển giao CN

Hợp đồng dịch vụ CN

e Để thực hiện các hợp đông đó, cả hai bên mua và bán phải thực hiện hoạt

động đăng ký với các cơ quan quản lý hoạt động TTCN địa phương ở cấp Tình / Thành phố hoặc ở các cấp thị trấn lớn

e Doi voi bên cung công nghé, khi đạt kết quả các nghiên cứu triển khai công

nghệ có sản phẩm công nghệ muốn giao dịch thương mại, phải thực biện đăng ký thành qua KHCN theo một quy chế Nhà nước, chỉ những sản phẩm công nghệ có đăng ký, có giá trị nhân rộng thật sự mới được phép giao dịch trén TTCN

Các sản phẩm công nghệ bắt buộc phải kiểm định để đánh giá chất lượng và

trình độ KHCN đạt được (Trừ các công nghệ đã đề nghị được cấp bằng độc quyền sáng chế, các công nghệ không có tính mới, các công nghệ đang sử dụng trong sản

xuat cua DN)

e Hoat động định giá của công nghệ Đó là hoạt động thảo luận trực tiếp hoặc qua trung gian thương lượng giữa các bên mua và bán trong giao dịch công nghệ (nhà cung cấp độc quyền hoặc một tổ chức trung gian môi giới)

2.1.2 Các tổ chức trung gian và các hoạt động

a) Các tổ chức xúc tác thị trường hay các tổ chức hỗ trợ TTCN gồm:

19

Trang 21

+ Tổ chức thông tin tư vấn công nghệ

+ Tổ chức hội chợ quảng cáo

+ Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính

+ Tổ chức dịch vụ pháp lý về sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ

+ Các tổ chức môi giới làm dịch vụ kinh doanh sản phẩm công nghệ

+ Tổ chức giám định công nghệ

+ Các Hiệp hội và các Hội chuyên ngành

b) Các hoạt động chủ yêu:

e Các dịch vụ thông tin mang tính thương mại; giao lưu thông tin

e Xác định quyền đối với CN dưới hình thức một pa-tăng cho sáng chế hay giải pháp hữu ích Các dịch vụ chủ yếu cung cấp liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, boả hộ giải pháp tư vấn luật pháp sở hữu

e© Hoạt động hội chợ giới thiệu, chào hàng công nghệ Hội chợ hoạt động theo

Quy chế quản lý hội chợ giao dịch CN

e Tổ chức kinh doanh khai thác CN: hoạt động và đại lý để chọn mua sản

phẩm CN cho bên mua, tiêu thụ sản phẩm CN cho bên bán; nhận thầu các nhiệm vụ

liên kết KH-SX hoặc nhiệm vu triển khai CN; tổ chức điều động, cho thuê các thiết

bị kỹ thuật

e Các hoạt động khai thác giúp đỡ về vốn, cung cấp tín dụng cho các bên mua

- bên bán Ở hoạt động này còn có vai trò của Nhà nước gánh bớt rủi ro cho các

giao dịch công nghệ trong điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển Ví dụ: Các

hoạt động đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ lập quỹ đầu tư mạo hiểm cho các hoạt động chuyển giao CN

e Tổ chức LH các hội hoặc hội của các chuyên ngành tiến hành các hoạt động giao dịch, mua bán các công nghệ chuyên ngành ở phạm vi rộng rãi, khi có nhu cầu mua - bán giữa các hộ trong xã hội

e Giám định, kiểm định công nghệ là hoạt động của các tổ chức giám định

CN, thực hiện theo nhu cầu khi bên mua, bên bán, hoạt động này đặt dưới sự quản

lý, chỉ đạo, giám sát của các cơ quan quản lý KHCN cấp Nhà nước, cấp Tinh, Thành phố, các Bộ / Ngành thuộc Chính phủ

2.1.3 Tổ chức quản lý TTCN và các hoạt động:

a) Tổ chức:

Tổ chức quản lý TTCN (cấp Nhà nước, cấp Tỉnh / Thành phố) là một thanh

phần cầu trúc quan trọng có chức năng quản lý, đảm bảo thực hiện pháp luật,

20

Trang 22

xúc tiến hỗ trợ TTCN vận hành trật tự và phát triển phù hợp với mục tiêu phát triển

với Sở Khoa học công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ:

e Quán triệt thực hiện luật pháp, pháp quy quản lý TFCN, tiến hành giám sát

và kiểm tra

e Đảm nhiệm phê duyệt tổ chức kinh doanh CN

e Dam nhiệm công tác quản lý, đăng ký, công nhận hợp đồng công nghệ

e© Đảm nhiệm phân tích thống kê tổng hợp TTCN, cung cấp tổng hợp thông tin

về TTCN

e Tổ chức và điều phối hoạt động giao dịch các CN quan trọng

e Đảm nhiệm công tác đào tạo, kiểm tra cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh TTCN

e Biểu đương, khen thưởng cá nhân đơn vị trong hoạt động TTCN; xử phạt các

hành vị phạm pháp của các bộ phận có liên quan theo luật định

b) Hoạt động chủ yếu của cơ quan quản lý TTCN

e Tổ chức xây dựng chính sách và pháp quy về TTICN đồng thời tổ chức quán

triệt thực hiện

e© Vận dụng các biện pháp về hành chính, kinh tế, để điểu hòa vĩ mô va chi

dao phat trién TTCN

e Đầu mối về giám định, đăng ký hợp đồng công nghệ và phụ trách công tác thống kê, phân tích thị trường CN

e© Phối hợp cùng các cơ quan khác thúc đẩy xây dựng cơ quan trọng tài hợp

e Tổ chức phối hợp với cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan khai

thác các nguồn kinh tế, phát triển quỹ hỗ trợ nhằm thúc đẩy thương phẩm hóa thành

quả KH và CN

e© Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, phê duyệt và quản lý cơ quan

kinh doanh, môi giới, dịch vụ CN

21

Trang 23

e Tổ chức chỉ đạo lưu thông thông tin về thương phẩm hóa CN

Tổ chức công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ cho TTCN

Tổ chức và triển khai nghiên cứu lý luận và tuyên truyền về TTCN

Tổ chức việc khen thưởng công tác TTCN

Tóm lại cấu trúc này của TTCN có thể ví như cái đầu của cơ thể TTCN, nó có

chức năng là trung ương thần kinh chỉ đạo cơ thể này hoạt động theo chức năng dựa trên "phần mềm” - hệ thần kinh của cơ thể sống này - đó chính là cấu trúc phần

mềm của TTCN: cấu trúc hệ thống pháp lý của TTCN

2.2 Thành phần cấu trúc về hê thống pháp lý của TTCN

Có thể ví, thành phần cấu trúc pháp lý TTCN là hệ thần kinh của bộ máy

TTCN, nó điều hành các cấu trúc phần cứng hoạt động đúng chức năng để phát triển, ngược lại bộ phận nào hoạt động lệch lạc sẽ bị thải loại vì làm méo mó vận

hành của thị trường

2.2.1 Các thành phần của cấu trúc pháp lý (hệ thống pháp lý TTCN) chia làm 3 phần chủ yếu

e Thành phần thể hiện vai frò chỉ đạo của Nhà nước đồng thời thể hiện sự

cam kết của nhà nước hỗ trợ để TTCN vận hành trơn tru, là "bàn tay hữu hình" để chữa trị các thất bại của thị trường trong vai trò chỉ đạo xây dựng và vận hành thể

chế hỗ trợ TTCN

Thành phần này gồm các văn bản chỉ đạo định hướng phát triển KT-XH trong

đó có TTCN, Ví dụ: các Nghị quyết của Đảng, các Quyết định về cải cách thể chế

KHCN: các văn bản về chiến lược phái triển KHCN của Chính phủ

e Các văn bản về luát pháp có vai trò vạch hành lang pháp lý cho vận hành TTCN, ví dụ: Luật KH&CN (6/2000) Nehìị định §1/2002/NĐ-CP qui định chỉ tiết thi

hành luật KHCN Luật Pa-tent, Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998 Luật Hợp đồng công nghệ (Trung Quốc), Luật thúc đẩy chuyển hóa thành

quả KHCN (TQ)

e Các văn bản pháp quy có vat trò hướng dân cụ thể, việc ra các quy tắc hoại động để TTCN vận hành, ví dụ: Điều lệ quản lý TTƠN, quy chế tế chức và hoạt động Hội chợ giao dịch công nghệ; qui chế đăng ký thành quả KHCN, quy chế kiểm định thành quả KH&CN

2.2.2 Vai trò của hệ thống pháp lý, các yêu cầu để đạt được vai trò:

Điều hành bộ máy TTCN hoạt động trơn tru và có kết quổ, vì vây cả 3 thành

phần của nó phải thể hiện sự cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và thống nhát được các hoạt

động Vì vậy các văn bản pháp lý phải:

22

Trang 24

e© Có sự chỉ đạo định hướng (heo hướng động: các văn bản pháp lý cần được

điều chỉnh nhạy bén theo đà phát triển của thị trường; không cứng nhắc theo một

chiều cố định chủ quan, vi phạm các quy luật kinh tế khách quan chi phối TTCN

e Phải nắm bắt tình hình để thống kê va phan tích được sự phát triển của

TTCN để các cấp quản lý chủ đạo được toàn cục TTCN; có thong tin cu thể để

điều chỉnh các chính sách, pháp quy hô trợ TƯCN

e Đạt được tính đồng bộ với hệ thống pháp lý khác, là một bộ phận của hệ

thống pháp lý trong bộ máy kinh tế - xã hội, hệ thống pháp lý TTCN có vai trò £ức

đây các hệ thống pháp lý khác vận hành thống nhát

3 Vài nét về hoạt động của thị trường khoa học công nghệ

3.1 Hoat đông của các tổ chức nghiện cứu và phát triển (R&D)

3.1.1 Sơ lược về các tổ chức R@&D

Các tổ chức R&D là một loại hình tổ chức sản xuất và nghiên cứu, cung ứng

các sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ cho toàn xã hội Các tổ chức này thực

hiện một hoặc nhiều khâu của chu trình nghiên cứu sản xuất thông qua việc tham

gia vào thị trường khoa học công nghệ

Nhiệm vụ của các tổ chitc R&D là nghiên cứu khoa học mang tính chất cơ

bản, những công nghệ ở dạng chưa hoàn chỉnh, có tính chất “phòng thí nghiệm”;

nghiên cứu, tìm tòi những ý tưởng mới, giải pháp mới, những hướng phát triển

mang tính đột phá, khai thông Sản phẩm khoa học công nghệ của các tổ chức này

thường ít có giá trị thương mại hoặc có giá trị thương mại nhưng còn ở dạng tiềm tàng Sở đi như vậy là do những sản phẩm này được coi là những hàng hoá công

cong

Tại Việt Nam nói riêng và ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây nói chung, hệ

thống tổ chức R&D thuộc Nhà nước là loại hình thống trị, mang tính độc tôn

3.1.2 Những thay đối của hoàn củnh và vấn đề gắn kết nghiên cứu va san

xudt cua cdc t6 chitc R&D

Đặc điểm nổi bật của xu hướng mới trong hoạt động khoa học công nghệ hiện nay có ảnh hưởng tới cách thức hoạt động của các tổ chức R&D là mối liên kết giữa nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh ngày càng được

chú trọng, tăng cường Quá trình từ phát minh khoa học đến sáng chế, phát triển công nghệ và đưa vào ứng dụng trong sản xuất ngày càng được rút ngắn

Để đạt hiệu quả cao nhất cho các hoạt động khoa học công nghệ, các chính sách khoa học công nghệ của Chính phủ cũng thay đối để phù hợp những thay đổi

của hoàn cảnh, của thời đại, để thích ứng với xu hướng phát triển mới của khoa học

công nghệ Trước những thay đổi của hoàn cảnh đó, vấn đề gắn kết nghiên cứu và

sản xuất của các tổ chức R&D lại trở thành yêu cầu cấp bách cần giải quyết

23

Trang 25

Như vậy, xu hướng gắn kết nghiên cứu với sản xuất là một thực tế không thể đảo ngược được, nhưng thực hiện nó cũng phải cân nhắc, thận trọng

3.1.3 Doanh nghiệp khoa học công nghệ

Hình thành và phát triển loại doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng được coi

là một trong những giải pháp tốt nhất cho vấn đề gắn nghiên cứu với sản xuất của các tổ chức R&D nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung

3.1.3.1 Khái niệm

Doanh nghiệp khoa học công nghệ là một loại hình doanh nghiệp đặc thù

Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là nghiên cứu khoa học và công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp là kết quả nghiên cứu, các dịch vụ khoa học công nghệ như

tư vấn, đào tạo Nhờ khả năng ứng dụng các sản phẩm của doanh nghiệp vào thực tế

mà doanh nghiệp đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của mình trong nền kinh tế Như vậy, doanh nghiệp khoa học công nghệ là chủ thể rất quan trọng và đặc biệt trong thị trường khoa học công nghệ Nó vừa là người cung cấp vừa là người

tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá khoa học công nghệ, biến những tri thức khoa học, thành của cải vật chất

3.1.3.2 Một số nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp khoa học công nghệ Thứ nhất, phải gắn chặt chẽ nghiên cứu với sản xuất kinh doanh và dao tao Thứ hai, đa dạng hóa hoạt động, đa dạng hóa nguồn vốn

Thứ ba, phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết

3.2 Thi truéng GD&DT - mot bo phan cua thi trường khoa hoc công nghê

3.2.1 Hoat déng GD&DT la mét bé6 phan cua thì trường khoa học công nghệ

3.2.1.1 Lĩnh vực GD& ĐT cần hoạt động như một thị trường

Trước hết, xét ở góc độ từng cá nhân Nếu đứng trên góc độ này thì sản phâm GD&ĐÐT' chính là những kiến thức, kĩ năng giá trị mà người học lĩnh hội được sau

một quá trình GD&ĐT Khi đó, GD&ĐT được coi như là phương tiện để có kiến

thức và kĩ năng Những kiến thức và kĩ năng này là một loại vốn giúp người lao

động có thể đạt tới thu nhập nhiều hơn Lúc này, sản phẩm GD&ĐT là hàng hoá

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ xã hội, thì sản phẩm GDK&ĐT chính là số lượng thành viên xã hội đã được giáo dục đào tạo thuộc tất cả các bậc học khác nhau

GD&ÐT như là một mục tiêu nâng cao cuộc sống của con người, nó mang tính

nhân văn mà xã hội nào cũng muốn vươn tới

Từ lập luận trên cho thấy rằng, nếu chi nhìn dưới góc độ xã hội thì hệ thống GD&DT dễ trở nên khô cứng, kém linh hoạt và chắc chắn hệ thống đó không đóng

góp một cách tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế Nhưng nếu quá coi trọng tính chat

24

Trang 26

hàng hoá của sản phẩm GD&ĐT thì dễ đẩy xã hội vào trạng thái phân cực, bất bình dang và hỗn loạn Trên thực tế đây chính là vấn đề lựa chọn mục tiêu công bằng và hiệu quả của Chính phủ

3.2.1.2 Tính chất thi trường của hoạt đông GD& ĐT

Chính phủ thường lựa chọn cách thức cung cấp miễn phí và bắt buộc với một

số bậc học cơ sở tùy theo điều kiện và khả năng của ngân sách cũng như hệ thống

cơ sở hạ tầng về trường lớp, giáo viên, tư nhân cũng được thảm gia ở những bậc học này nhưng phải được xét duyệt và thường xuyên kiểm tra về nội dung, chất

lượng đào tạo Các chi phí thu từ học sinh được Chính phủ chỉ trả Ở các bậc cao

hơn, thị trường về GD&ĐÐT được phát triển mạnh hơn Theo xu hướng này, vấn đề

xã hội hóa giáo dục đang được thừa nhận rộng rãi Vậy thực chất của chủ trương xã

hội hóa giáo dục đang được triền khai rộng rãi hiện nay là gì?

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán cho tất cả những thành viên trong xã hội có nhu cầu được đào tạo theo các cấp bậc khác nhau (từ phổ thông đến

Đại học) Tức là đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán của các thành viên trong

xã hội về GD& ĐT

Thứ hai, giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước bằng con đường Nhà nước

và nhân đân cùng đóng góp

Tính chất thị trường trong hoạt động GD&ĐT thể hiện:

Thứ nhất, các cơ sở GD& ĐT của tự nhân song song tồn tại với các cơ sở của

Nhà nước và là nơi cung cấp các hàng hoá là kiến thức, tri thức khoa hoc, ki nang

làm việc

Thứ hai, những bài giảng, những giáo trình, những phương pháp, kĩ năng được quyền tác giả bảo hộ, ngăn cấm mọi hành vi sao chép, bắt chước Chúng thực sự trở thành những hàng hoá khoa học được mua bán trên thị trường khoa học Cơ chế này sẽ tạo ra những động lực cạnh tranh giữa các nhà khoa học, giáo viên, giảng viên, từ đó tạo ra sự công bằng giữa các cơ sở GD& ĐT của tư nhân và các cơ sở của

Nhà nước

3.2.1.3 Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường trong lĩnh vực

GD&ĐT

* Phương hướng phát triển thị trường GD&ĐT

Thứ nhất, chủ động tạo lập những yếu tố vốn có của thị trường GD&ĐÐT nhằm

phát triển thị trường, hướng hoạt động GD&ĐT ngày càng hiệu quả, đáp ứng nhụ cầu phát triển của thị trường khoa học công nghệ

Thứ hai, Nhà nước cần có sự can thiệp hợp lí nhằm hạn chế những mặt trái của quá trình hình thành thị trường GD&ĐT, đồng thời hỗ trợ tích cực những cơ sở

GD& ĐT hoạt động có hiệu quả

Trang 27

* Những giải pháp cụ thể

Một là, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GD& ĐT

Hai là, khuyến khích phát triển và hỗ trợ các cơ sở GD&ĐT tư nhân

Ba là, thành lập tổ chức kiểm định chất lượng GD&ĐT

Cuối cùng, nhà nước cần sớm hoàn chỉnh khung pháp lí để tạo lập cơ sở thị truong trong GD&DT

3.2.2 Két hop dao tao và nghiên cứu khoa học trong các trường Đai học 3.2.2.1 Vị trí, vai trò của các trường Đại học và tính tất yếu của việc kết

hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học

Tham gia thị trường khoa học công nghệ với tư cách là bên cung, các cơ sở GD&ĐT tạo ra nguồn cung cấp không chỉ phục vụ cho những nhu cầu trong ngành

mà còn đáp ứng những nhu cầu khoa học công nghệ cho các lĩnh vực khác

Xu hướng kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học trở thành tất yếu bởi những

lí do sau:

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của hoạt động R&D trong nhà trường

Thứ hai, tính tất yếu còn xuất phát từ chính mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ sở

đào tạo

Thứ ba, việc kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học là cơ chế phát huy

tối đa mọi tiềm năng chất xám và cơ sở vật chất của các Trường Đại học, viện

nghiên cứu

3.2.2.2 Hệ thống tổ chức kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học

* Hệ thống tổ chức nghiên cứu khoa học

Hệ thống tổ chức “mềm ” về nghiên cứu khoa học gồm:

Thứ nhất, nhóm nghiên cứu hay nhóm chuyên môn

Thứ hai, các chương trình, dự án đề tài

Hệ thống tổ chức “cứng” về nghiên cứu khoa học gồm:

Thứ nhất, viện nghiên cứu thuộc trường thực hiện chức năng R&D và đào tạo

Viện có tính độc lập và tự chủ cao về nhiều mãi

Thứ hai, các trung tâm, phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, xưởng thuộc trường hoặc thuộc viện nghiên cứu thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, tư vấn

và chuyển giao công nghệ

* Hệ thống các đơn vị triển khai và ứng dụng

26

Trang 28

Các đơn vị này, doanh nghiệp, công ty khoa học công nghệ, thực hiện chức năng tư vấn và chuyển giao công nghệ, làm cầu nối giữa nhà trường với hệ thống

sản xuất xã hội

3.3.Vấn đề sở hữu trí tuệ và hoat đông của thi trường khoa hoc công nghê

Quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong những thể chế hỗ trợ quan trọng nhất

cho sự hoạt động và hoạt động có hiệu quả của thị trường khoa học công nghệ Nó

đảm bảo các sản phẩm khoa học công nghệ có thể trở thành hàng hoá Nó đảm bảo

lợi ích chính đáng cho người mua, lợi ích chính đáng cho người bán, từ đó tạo động

lực thúc đẩy sự hoạt động của thị trường khoa học công nghệ

3.3.1 Nói dung của quyền sở hữu trí tiê

Sở hữu trí tuệ là sở hữu các sáng tạo của trí tuệ Do đó, đảm bảo quyền sở hữu

trí tuệ là việc Nhà nước giành cho các cá nhân sự kiểm soát độc quyền các sản

phẩm trí tuệ của họ trong một thời hạn nhất định, nhằm ngăn ngừa sự khai thác đối tượng một cách tự do Sở hữu trí tuệ thường được hiểu gồm hai phần: quyền sở hữu

công nghiệp; quyền tác giả và các quyền có liên quan

Ở Việt Nam, quyển sở hữu công nghiệp bao gôm các đối tượng: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá Năm đối tượng này chỉ phát sinh quyền nếu đi đăng kí Còn bốn đối tượng bao gồm bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lí, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh

không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp thì tự động được xác lập khi có

đủ điều kiện do pháp luật quy định, không cần phải đăng kí như năm đối tượng kể trên Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo, chống lại việc khai thác bất hợp pháp ở qui mô công nghiệp

Quyển tác giả liên quan đến việc bảo hộ và khai thác cách thể hiện các ý tưởng

ở dạng hữu hình Tác phẩm được bảo hộ phải là bản gốc dưới một dạng vật chất cụ thể Điều này có nghĩa là bản gốc phải được tạo ra bằng chính lao động của nhà

sáng tạo Quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng có nghĩa là tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào chất lượng của chúng Bản chất của quyền tác gia la ngăn ngừa việc tùy tiện sao chép tác phẩm

3.3.2 Đối tương của sở hữu trí tuê

Quyền sở hữu công nghiệp có thể có đối với sáng chế, giải pape hữu ích, kiểu đáng công nghiệp, bí quyết kĩ thuật, tài liệu thiết kế, công thức, bản vẽ

Tuy nhiên, việc bảo hộ chặt chế quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích là quan trọng và cốt lõi nhất trong việc đảm bảo hoạt động cho thị trường khoa học công nghệ Thứ nhất là vì đây là hai đối tượng có tính chất “khoa học công nghệ” cao và là những hàng hoá chính thức của thị trường này Thứ hai

còn vì nếu hai đối tượng này được bảo hộ chặt chẽ thì sẽ có cơ chế lan truyền, làm cho quyền sở hữu này với các đối tượng khác được thực hiện tốt hơn

27

Trang 29

3.3.3 Vai trò của sở hữu trí tuê trong những hoạt đông của thì trường khoa hoc công nghệ

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thực chất là sang lọc những công nghệ và tri thức

khoa học để bảo hộ

- Thúc đẩy, kích thích việc tạo ra công nghệ, tri thức khoa học mới

- Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với công nghệ tạo điều kiện thuận

lợi cho việc chuyển giao công nghệ

- Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã bảo vệ người mua và người bán trong giao dịch các hàng hoá khoa học công nghệ

3.3.4 Điều kiên thực thi quyền sở hữu tri tué

Việc đề ra được các quy định pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đã khó nhưng việc làm thế nào để những quy định đó được các chủ thể tôn trọng và tuân thủ là điều quan trọng nhất, quyết định nhất Để làm được điều này phải xây dựng được một hệ thống quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các yếu tố: các biện pháp chế tài có thể

được áo dụng để xử lí các hành vi xâm phạm quyền; các thủ tục, trình tự tiến hành

cá biện pháp chế tài; các cơ quan có chức năng thực hiện các biện pháp chế tài và

các cơ chế bao dam sự công bằng khi xử lí các hành vi xâm phạm quyền

Để quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo thực thi, hệ thống này phải tuân thủ một

số yêu cầu:

Thứ nhất, tính hiệu quả là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất Tính hiệu quả của hệ thống không chỉ là xử lí chặn đứng các hành vi xâm phạm đã xảy ra mà còn

đủ sức để không cho phép xảy ra các hành vi như vậy

Thứ hai, đó là sự đúng đắn và công bằng của các biện pháp và thủ tục thực thi

Thứ ba, đó là thủ tục phải không quá phức tạp, không quá tốn kém Các quy định về thủ tục quá phiền phức hoặc mập mờ đều bị coi là không đáp ứng yêu cầu

trên Mặt khác, chi phí như lệ phí xét xử, thụ lí vụ việc, cũng không được quá cao

4 Vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của thị trường

khoa học và công nghệ

Việc hình thành và phát triển thị trường khoa học công nghệ là một quá trình

lâu dài, phụ thuộc vào nhiều yếu tố Bên cạnh sự nỗ lực của những yếu tố chủ thể của thị trường, nhà nước cần có sự điều tiết vĩ mô bằng các công cụ chính sách của mình, nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế các khuyết tật của thị trưởng,

từ đó thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ hình thành và phát triển một cách toàn diện Vai trò của nhà nước được thể hiện tập trung ở những khía cạnh cơ bản

sau:

4.1 Hỏ trơ bằng các chính sách

28

Trang 30

4.!.I Chính sách đầu tư

Sự hình thành phát triển của thị trường khoa học công nghệ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách đầu tư của nhà nước Tổng số vốn đầu tư cho khoa học công nghệ sẽ quy định quy mô tầm vóc thị trường khoa học công nghệ theo một tỷ lệ thuận tương ứng Tuy nhiên điều quan trong là các khoản chỉ ngân sách phải được đầu tư đúng hướng và sử dụng một cách hợp lý Cụ thể cần ưu tiên cho những nội

dung sau:

e Đầu tư cho các dự án, chương trình để đào tạo đội ngũ các nhà khoa học,

chuyên gia, công nhân kĩ thuật có trình độ cao với tư cách là điều kiện tiên quyết để

tạo ra hàng hoá và vận hành thị trường khoa học công nghệ

e Đầu tư cho việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ mà sản phẩm của chúng có tính ứng dụng cao, đáp ứng nhu cầu thị

trường Áp dụng rộng rãi hình thức đấu thầu với phương châm tạo lập môi trường

cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể tham gia

eUu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho việc mua các kết quả, thành

tựu khoa học công nghệ, dich vụ và trang thiết bị máy móc dùng trong nghiên cứu,

ứng dụng và sản xuất trong nước từ các nhà cung ứng trong nước, thay vì phải nhập

ngoại những sản phẩm chất lượng tương đương

4.1.2 Chính sách thuế, phí, tiền lương và cung cấp địch vụ tài chính

Nhà nước cần áp dụng các ưu đãi như miễn, giảm thuế, phí và lãi suất tối đa

cho các doanh nghiệp, cơ sở tiến hành các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng

dụng khoa học công nghệ Bên cạnh đó, mức thuế suất hải quan cần được điều chỉnh linh hoạt đối với các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá khoa học công nghệ

để tạo điều kiện cho việc đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường khoa học công nghệ

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư nghiên cứu và mở rộng áp dụng sản phẩm khoa học công nghệ thông qua việc cấp tín dụng ưu đãi, miễn, giảm thuế

các loại

Đặc biệt, nhà nước cần coi trọng việc điều chính và hoàn thiện hệ thống chế độ

định mức chi tiêu và quản lý tài chính đối với khoa học công nghệ theo hướng mềm đẻo hơn, phù hợp với yêu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị, địa phương Hơn thế nữa nhà nước cần phát huy quyền tự chủ cho các đơn vị, các nhân chủ trì

thực hiện các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường

4.2 Xây dưng trật tự thị trường

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ tài chính, nhà nước còn đóng vai trò quan trọng trong việc fgo lập trật tự thị trường khoa học công nghệ, theo đó xây đựng môi

trường có lợi cho cạnh tranh công bằng, công khai, đúng đắn duy trì sự vận động

thông thoáng có trật tự của thị trường khoa học công nghệ Việc quản lý thị trường

29

Trang 31

phải dựa trên cơ sở những cái đã ban hành, đó là nguyên tắc giao dịch công nghệ

đúng đắn Công tác quản lý phê duyệt các dự án cần được thực hiện một cách nghiêm túc, công bảng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia

Sẽ không có thị trường khoa học công nghệ lành mạnh nếu nhà nước không xử

lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng như các hành vi gian lận và cạnh tranh thiếu lành mạnh khác Vì vậy nhà nước cần kết hợp chặt chẽ việc tuyên truyền rộng rãi với việc quán triệt thực hiện các quy định pháp

lý và các chính sách về quyền sở hữu trí tuệ

4.3 Lưu thông và mở cửa thi trường

Để hoàn thiện và thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ phát triển, trong bối

cảnh hiện nay vai trò của nhà nước còn thể hiện ở việc đẩy nhanh /hống nhát mở

của thị trường khoa học công nghệ trong nước nhanh chóng hoà nhập với xu thế

toàn cầu hoá khoa học công nghệ trên thế giới Theo đó nhà nước tăng cường điều

chỉnh vĩ mô, thực hiện bổ sung cho nhau giữa thị trường công nghệ với thị trường

thông tin Xúc tiến sự luân chuyển nguồn lực khoa học công nghệ và thông tin

xuyên khu vực, xuyên ngành nghề, tạo điều kiện cho mọi thành quả khoa học công

nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Thúc đẩy sự phát triển đồng bộ giữa thị trường khoa học công nghệ với các thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường tài chính

4.4 Cung cấp thông tin thi trường

Cuối cùng vai trò của nhà nước được thể hiện ở việc cung cấp thông tin của thị rường thông qua hoạt động hội chợ, triển lãm và thương mại điện tử Cũng giống như các loại hàng hoá thông thường, hàng hoá khoa học cũng cần có những hoạt

động quảng cáo cũng như các hội chợ để tạo mối liên kết giữa cung và cầu Đây là

một trong những hình thức nổi bật của hoạt động xúc tiến thương mại đối với hàng hoá nói chung cũng như hàng hoá khoa học công nghệ nói riêng

Những năm vừa qua, đã có nhiều phiên chợ công nghệ (tech-mart) cũng được

tổ chức ở nước ta đánh dấu những bước đột phá quan trọng và sự khởi phát mãnh liệt của thị trường khoa học công nghệ Khác với hội chợ, triển lãm thương mái

thông thường, chợ khoa học công nghệ nhằm mục đích chủ yếu là thúc đẩy chuyền giao công nghệ, chuyển giao tri thức nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường bằng hàm lượng trí tuệ, “chất xám” trong dây chuyền, quy trình sản xuất, trong sản

phẩm hàng hoá được tạo ra Đối tượng xúc tiến thương mại ở đây là tri thức khoa học công nghệ được vật hoá trở thành các sản phẩm trí tuệ Về cơ bản hội chợ khoa

học công nghệ là bước khởi đầu quan trọng và cần thiết trong việc đưa vào cuộc

sống chủ trương của Đảng và Nhà nước về tạo lập và phát triển thị trường khoa học

công nghệ ở nước ta

30

Trang 32

THƯỜNG TRỰC UỶ BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MỖI TRƯỜNG QUỐC HỘI

DTDL - 2003 / 22

BAO CAO KHOA HOC CHUYEN DE:

TONG QUAN VE MOT SO THUAT NGU THUONG DUNG TRONG

LINH VUC KHOA HOC VA CONG NGHE (Thuộc Đề tài nhánh số I: "Bản chất và đặc điểm

của Thi trường Khoa học và Công nghệ”)

TS MAI HÀ

Trung tâm Khoa học tự nhiên và

Công nghệ quốc gia

Hà Nội, 6 - 2004

Trang 33

Tổng quan về một số thuật ngữ thường dùng trong lĩnh vực

hoạt động khoa học và công nghệ

1 KH&CN và mối quan hệ với môi trường

1.1 Một số khái niệm về khoa học và công nghệ

1.1.1 Khái niệm về khoa học

Khái niệm về khoa học được hoàn thiện theo thời gian Theo Pierre Auger ( I ) Khoa học được hiểu là "hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật của vật chất

và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tự duy"

Khoa học còn được hiểu là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật

của sự vật và hiện tượng và vận dụng các quy luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý, các

giải pháp tác động vào các sự vật và hiện tượng, nhầm biến đổi trạng thái của

chúng ( 1 )

Theo quan điểm triết học của Mac, khoa học được hiểu là một hình thái ý thức xã

hội Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, khoa học tồn tại mang tính độc lập tương đối so với các hình thái xã hội khác Khoa học phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác ở đối tượng và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội riêng biệt

Trong khoa học cũng có quy luật phát triển nội tại Đó là sự phân lập và sự tích

hợp các khoa học Bản chất quá trình phân lập khoa học là sự phân lập đối tượng

nghiên cứu của một bộ môn khoa học để hình thành một bộ môn mới, có đối tượng

nghiên cứu hẹp hơn Quá trình ứích hợp thường điễn ra song song với quá trình

phân lập, đó là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ môn khoa học riêng lẻ để

hình thành một bộ môn khoa học mới Ngoài ra cũng có nhiều bộ môn khoa học

liên kết và thâm nhập vào nhau dẫn đến việc hình thành bộ môn khoa học mới (như

Hoá lý, Toán kinh tế )

Do các quá trình phán lập và tích hợp (cũng như liên kết, thâm nhập lẫn nhau)

của khoa học, số lượng các bộ môn khoa học ngay càng tăng nhanh Để nhận dạng

cấu trúc của toàn bộ hệ thống tri thức, việc phân loại khoa học đã được xác lập từ

thời cổ đại Cách tiếp cận để phân loại có thể theo nguồn gốc hình thành (Khoa học

lý thuyết, khoa học thực nghiệm .), theo mục đích ứng dụng (khoa học phân tích, - khoa học tổng hợp, khoa học ứng dụng ), theo mức độ khái quát hoá của khoa học -

(khoa học cụ thể, khoa học trừư tượng ), theo ứính tương liên giữa các khoa học

(khoa học liên bộ môn, khoa học đa bộ môn), theo kết quả hoạt động chủ quan của con người (khoa học tư duy, khoa học tưởng tượng ), theo cơ cấu của hệ thống tri thức (khoa học cơ bản, khoa học cơ sở ) hoặc phân loại theo đối tượng nghiên cứu

của khoa học (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ) Nhưng sự phát triển khoa học

luôn dẫn đến sự phá vỡ danh giới cứng nhac trong phân loại khoa học, vì vậy việc

phân loại luôn được bổ sung, hoàn thiện và phát triển ( 3,4,10)

Khái niệm về khoa học thường được bổ sung và hoàn thiện theo sự phát triển của

nó Trong văn bản Luật Khoa học và Công nghệ của Việt nam, thì Khoa học là hệ

thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy

Trang 34

(10) Khái niệm này hầu như bao quát được tất cả mọi khía cạnh về nhận thức của con người đốt với kho tàng trị thức khoa học của nhân loại cho tới nay

Các đặc trưng của khoa học ( 7 ) có thể gồm gồm :

- Là hệ thống tri thức * thể hiện nhận thức lý tính của trí tuệ con người về

chứng kiến), nhưng cũng có trường hợp không thể dùng thay cho nhau (thí dụ tri giác, không ai

nói kiến giác) Một cách tương đối có thể chấp nhận: về cơ bản tuy giống nhau về ý nghĩa,

nhưng thuật ngữ "kiến thức” có nghĩa rộng, bao quát hơn; còn nghia cla thuat ngit “tri thitc" thì

hẹp hơn, sâu hơn, cụ thể hơn (nhìn thấy thì nhiều nhưng hiểu biết chưa chắc đã nhiều vì “thấy nhưng chưa chắc đã biết") “Kiến thức” theo Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, NXB Khoa học Xã hội, 1977: " Những điều trông thấy và hiểu biết do từng trải và học tập mà thu

được" Hai thuật ngữ "trí thức" và "kiến thức" thường được dùng thay thế nhau tuỳ theo ngữ cảnh

và mực đích sử dụng Trường hợp không quá khác biệt (không dẫn tới sự hiểu lầm về ngữ nghĩa)

nếu dùng thay thế nhau, cũng nên chấp nhận

Kiến thức, theo ( 5 ) được chia thành nhiều loại, đáng chú ý là kiến thức hiện (explicit) và kiến thức ngầm (tacit) "Kiến thức hiện" là kiến thức được biểu hiện qua ngôn ngữ, còn "kiến thức ngầm" là kiến thức chứa trong đầu con người Kiến thức về sự kiện-dữ kiện (biết cái gì), kiến

thức về nguyên nhân (hay kiến thức giải thích) là kiến thức hiện Kiến thức này có thể thu nhận được bằng cách đọc tài liệu, tham dự hội nghị hay truy nhập cơ sở đữ liệu Việc sản xuất hay tái

tạo kiến thức này thường được tổ chức thực hiện bên trong các cấu trúc đặc biệt như viện nghiên cứu hay trường đại học Kiến thức ngầm liên tục được tái tạo và bổ sung (sinh ra) trong quá trình

hoạt động của mỗi cá thể (và của một tập thể)

Kiến thức về cách làm (know-how) hay bí quyết gắn với các kỹ năng hay khả năng thực hiện

một cái gì đó Kiến thức về cách làm thường được phát triển và lưu lại ở trong đầu mỗi các nhân

(“kiến thức ngầm") Kiến thức về người biết (know-who) là kiến thức về người biết sâu sắc cái gì

đó và biết cách làm được cái gì đó (chuyên gia) cũng là dạng kiến thức ngâm (những gì cốt lõi

mà họ biết, nhưng do khách quan hoặc chủ quan, họ không thể hiện trên văn bản) Kiến thức

ngầm có được là do tích luỹ từ kinh nghiệm thực tế Kiến thức về cách làm (bí quyết) có được

chủ yếu trong điều kiện người học việc làm theo thày đạy (nghệ nhân), được thay tin cậy và trò hoàn toàn trông cậy vào thày Kiến thức về người biết, người làm (chuyén gia) có được do không ngừng học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình hoạt động ở lĩnh vực chuyên sâu (và cả trong trường hợp được đào tạo đặc biệt), kiến thức này không thé đễ dàng chuyển giao qua các mạch thông tin chính thức Giải pháp cho việc thu nhận kiến thức “ngầm” chủ yếu là việc học hỏi (học thông qua việc làm, học thông qua việc sử dụng kiến thức đã học, học để biết cách học có hiệu quả) Các đối tượng sử dụng kiến thức rất coi trọng kiến thức "ngầm" Kiến thức "thực" (nói

đi đôi với làm) là tổ hợp của cả hai dạng “kiến thức hiện” và "kiến thức ngầm" Dưới góc độ kinh

tế học, kiến thức "ngầm" là tài sản vô hình "ngầm" của các doanh nghiệp (bí quyết, năng.lực quản lý, kỹ năng, tay nghề, mối quan hệ )

Kiến thức có thể chia làm bốn loại ( 5 ): Kiến thức về sự vật (biết cái gì); kiến thức về nguyên

nhân hay kiến thức giải thích (biết tại sao) ; kiến thức về cách làm (bí quyết) ; kiến thức về người

biết (biết ai đó)

Kiến thức cũng có thể phân làm hai nhóm ( 5 ): Phần mềm (software) là kiến thức được điển

chế hoá (codified), nghĩa là được ghi chép, xuất bản , được lưu trữ bên ngoài não người (sách, tài

liệu, đĩa CD, ổ cứng máy tính) và do đó được chuyển giao với độ chính xã hợp lý Phần ướt (wetware) là kiến thức lưu trữ trong não người bao gồm ý tưởng, kỹ năng, tài năng là kiến thức

Trang 35

khó điển chế hoá, khó lượng hoá và cũng khó chuyển giao (nếu không tạo được môi trường phù

hợp)

Đáng lưu ý là việc phân loại kiến thức nói trên đối với các cá thể cũng có thể mở rộng cho các

viện, các trường, các doang nghiệp, các địa phương các quốc gia hay các khu vực Qua việc phân

loại cũng cho thấy nếu phần kiến thức nặng về phần “mém" (software) thi cé thé coi dé 1a kién thức khoa học (nhận biết); còn kiến thức có cả phần "mềm", phần "ướt" (wetware) là tri thức

khoa học và công nghệ (nhận biết và tạo được sản phẩm)]

1.1.2 Khái niệm về công nghệ

Khoa học hầu như thâm nhập vào mọi lính vực va nặng thuộc tính sở hữu chung (tri thức khoa học thuộc sở hữu của xã hội) Công nghệ thì hẹp hơn và nặng thuộc

tính sở hữu riêng (của một hãng sản xuất ) Các đặc trưng của công nghệ có thể là

- _ Là sản phẩm của tư duy sáng tạo được ứng dụng vào cuộc sống

- La hang hod luôn phải đổi mới và thay đối giá

- _ Là nền tảng của sản xuất, là phương tiện cải tạo tự nhiên, xã hội

Một số đặc điểm sau đây của khoa học và công nghệ

Bảng 1 So sánh các đặc điểm khoa học và công nghệ

1 |Nghiên cứu khoa học mang tính xác | Điêù hành công nghệ mang tính xác

2 | Hoạt động khoa học luôn đổi mới, | Hoạt động công nghệ được lặp lạt theo

3_ | Sản phẩm khó được định hình trước Sản phẩm được định hình theo thiết kế

4 | San phẩm mang đặc trưng thông tin Đã trưng sản phẩm tuỳ thuộc đầu vào

| 5 | Lao động linh hoạt và tính sáng tạo cao | Lao động bị định khuôn theo quy định

| 6 | C6 thé mang mục đích tự thân Có thể không mang mục đích tự thân

7 | Phát minh khoa học tổn tại mãi mãi với | Sáng chế công nghệ tồn tại nhất thời và

Nguồn (1 )

Thực tiễn, dù có căn cứ vào nội dung hoặc tính chất hoạt động cũng thấy không

ít tình huống rất khó xác định được chính xác danh giới giữa khoa học và công nghệ (như khó tách bạch giữa phần nghiên cứu (R) với triển khai (D) trong hoạt động R&D) Trong quá khứ, những bước phát triển lớn của công nghệ đều được

thực hiện trước khi chúng được giải thích dưới ánh sáng của các nguyên lý khoa

học (sáng chế về động cơ hơi nước của Watt và nhiệt động học của Carnot; bóng đèn dây tóc của

Edison và lý thuyết về sự toả nhiệt của chat ran; radio cla Marconi va ly thuyét cla Maxwell va

Hertz) Thực tế lịch sử này cũng cho thấy, chính những sáng chế cùng với sản phẩm được tung ra trên thị trường đã khuyến khích và tiếp sức cho nghiên cứu khoa học

Giờ đây đã có nhiều thay đổi Với khối lượng tri thức tăng lên theo cấp số nhân trong những năm cuối thế kỷ 20 cùng với kỹ thuật sản xuất hết sức linh hoạt, cơ

Trang 36

cấu sản xuất phức tạp nhưng rất linh động, ưu thế ngày càng lớn cuả hàng hoá phi vật chất cũng như sự quan tâm ngày càng cao tới chất lượng, đến tính hữu dụng và

sự an toàn của sản phẩm nói riêng, đến môi trường nói chung thì công nghệ không còn phát triển độc lập với khoa học, nếu xét về nội dung hoạt động nghiên cứu Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ hầu như đã trở thành cụm từ đi liền

nhau trong các văn bản về khoa học và công nghệ Trong thực tiễn, có nhiều công nghệ sẽ trở nên không tưởng nếu như đồng thời không có một bộ phận nghiên cứu

các giải pháp khoa học phù hợp cho nó Công nghệ phát sinh và phát triển trên một nền tảng khoa học và tự nó cũng là một hình thức của tri thức khoa học ( 12, 13) Thuật ngữ "công nghệ” (technology) là từ ghép, có nguồn gốc từ chit Hylap

"I[echne” (một nghệ thuật hay một kỹ năng) và "logla" (một khoa học hay sự

nghiên cứu) Đã có hàng chục định nghĩa hoặc khái niệm về công nghệ và theo thời

gian đang hoàn thiện dân Công nghệ có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa hẹp thường xuất phát từ ngành hoặc lĩnh vực áp dụng kiến thức khoa học để

thuc hién muc dich cla minh UNIDO (United Nation's Industrial Development Oregamization) - Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc " đã từng đưa

ra khái niệm "Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử

dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thông và có phương pháp ”

(12) WB - Ngân hàng Thế Giới (1955) đưa ra khái niệm : công nghệ là phương

pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm Theo Shanif (12 ) " Công nghệ bao gôm khả năng sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử

dụng chúng một cách tối uu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất,

xã hội và văn hoá”; nói van tắt công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần

mềm Theo ESCAP- Ủy ban Kinh tế-Xã hội Châu A-Thái Bình Dương thì công

nghệ gồm bốn thành phần ( 7 ):

- - Phần kỹ thuật (Technoware) : thiết bị, máy móc V.V

- Phdn thong tin (Inforware)* : quy trình, giải pháp, phương pháp, bí quyết

- - Phần con người (Humanware) : kiến thức, kỹ năng, kinh nghiêm

- - Phần tổ chức (Orgaware) : cơ sở pháp lý, cách tổ chức thực hiện, các thiết chế ( để tác động vào các yếu tố môi trường vật chất, xã hội, văn

hoá)

[*_ Thông tin trong trường hợp này mang nội dung cụ thể, chỉ tiết, có tính chất chuyên dé và rất hẹp, phục vụ trực tiếp cho vận hành công nghệ Còn khái niệm về thông tin (theo nghĩa rộng) cho tới nay vẫn chưa rõ ràng (định nghĩa thế nào là thông tin, bẩn chát của thông tin là gì vẫn còn

nhiều tranh luận) Cũng có thể chấp nhận cách nhận dạng bản chất của thông tin theo cách hiểu của Norbert Wiener, người sáng lập ra điều khiển học ( 5 ): "Thông tin là thông tin, không phải

năng lượng, không phải vật chát" Theo cách loại trừ trong bộ ba khái niệm “năng lượng-vật chất- thông tin" (khái quát nhất và bao quát toàn bộ những gì mà cho tới nay con người biết được) thì, cái mà người ta nói đến nếu không phải là năng lượng và vật chất (bàn chất của nó và định nghĩa

nó đã rõ ràng, chính xác) ất sẽ là ;hông rin Thông tin không thể tôn tại nếu /ách rời vật chất và

năng lượng Lý thuyết toán học của truyền thông tuy đã định lượng được thông tin trong lĩnh vực

truyền thông (đơn vị là "bit"), nhưng việc mở rộng khái niệm sang các lĩnh vực khác vẫn chưa

mang lại két qua (5 )

Thông tin hiểu theo cách loại trừ là thông tin theo nghĩa rộng Thông tin còn được hiểu và sử

dung theo nghia hep trong thap thong tin di liệu (date)- thông tin (mformation)-kiến thức (knowledge)-khôn ngoan (wisdomjntelligence), khi nó nằm giữa "dữ liệu" và "kiến thức" (mì

Trang 37

thức) trong các thang về mức độ tỉnh vi của chế biến (hay xử lý) thông tin (theo nghĩa rộng) Theo đó "thông tin" (theo nghĩa hẹp) là “dữ liệu" đã được chế biến tới mức độ nào đó, nhằm mục

đích nào đó (nhưng chưa được đồng hoá) còn “kiến thức” là "thông tin" (nghĩa hẹp) được chế biến ở mức cao hơn, được đồng hoá, thành nhận thức của cá nhân để tái tạo thông tin (nghĩa hẹp)

Chóp của tháp thông tin (nghia rộng) là sự khôn ngoan, thông minh, là kết quả của sự kết hợp tài

tình kiến thức với kinh nghiệm và hoàn cảnh Còn “dữ liệu” là các sự kiện không cấu trúc hoá, không mang theo ý nghĩa, ngoài ngữ cảnh; là số liệu ghi chép những quan sát; một tập hợp các số

liệu có thể rút ra thông tin (5 )

Cách phân chia nói trên cũng mang tính ước lệ, mang tính chất "thông tin", nó có thể thay đổi

khi áp dụng vào những trường hợp cụ thể, đối tượng cụ thể (đối với người này thông tín chỉ là dữ

liệu, nhưng với người khác lại là kiến thức) Nó cũng thay đổi theo thời gian (xưa kia, sự quay

của Trái đất xung quanh mật trời là một kiến thức hoàn toàn mới, nhưng ngày nay chỉ là sự kiện

vì ai cũng biết) Tháp thông tin cũng không phải là xếp hạng thứ tự tầm quan trọng hay giá trị

Trong thực tiên, không hiếm đữ liệu (thí dụ khảo sát điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và

môi trường) có giá trị hơn cả thông tin (nếu như thông tin này không kèm theo dữ liệu), vì người

ta cần mua đữ liệu, còn báo cáo khảo sát điều tra (thông tin) ít được mua bán (dữ liệu thường chỉ

có một nơi tạo ra, vì rất tốn kém và phải chuyên môn hoá; nhưng chế biến dữ liệu thành thông tín

thì nhiều nơi có khả nang) Ranh giới giữa các mức trong tháp thông tin cũng không thể rõ ràng,

vì trong một mẩu thóng tin, có thể có một phần chỉ là dữ liệu; cũng có có một phần của thông tin

có thể coi là kiến thức Để đơn giản hoá, dữ liệu và thông tin có thể được gọi chung là thông tin

để phân biệt với kiến thức ( 5 )]

Bốn thành phần cơ bản của công nghệ có thể diễn giải theo cách khác :

- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể

- Công nghệ hàm chứa trong con người

- - Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức

- _ Công nghệ hàm chứa trong cá khung thể chế ( 12 )

Thực tiễn rong giao dịch, người ta thường rút gọn thành phần công nghệ gồm bai phần: cứng và mềm Khái niệm phần cứng và mềm của công nghệ khác khái

niệm phần cứng và mềm frong lĩnh vực công nghệ thông tín

Các đặc trưng của công nghệ cần được lưu ý là vòng đời, độ phức tạp, độ hiện

đại và chu trình sống của công nghệ

Công nghệ luôn được đổi mới, vì thế nhà đầu tư luôn quan tâm tới chu trình sống của công nghệ và vòng đời của công nghệ

Chủ trình sống của công nghệ mô tả quy luật phát triển khởi đầu, các giai đoan phát triển (đạt tới đỉnh cao) và kết thúc (suy tàn) của một công nghệ theo thời gian

Phần cứng và phần mềm của công nghệ có chu trình sống khác nhau ( 12 ) Các

công nghệ mà giá trị phần cứng chiếm ưu tế, có quy luật của chu trình sống sẽ

tương tự như các sản phẩm thông thường Khác với phần cứng, công nghệ phần

mềm phát triển theo hàm số mũ (12 )

Vòng đời các thành phản công nghệ bao gồm vòng đời của vật tư kỹ thuật (thời gian tổn tại khi chưa bị công nghệ mới hơn thay thế), của nhân lực khoa học công nghệ (trình độ không còn phù hợp một khi thay thế công nghệ mới khác, vì vậy

phải không ngừng tiếp cận cái mới), của thông tin (chu trình từ tìm kiếm đến phổ biến , cung ứng dịch vụ thông tin) và của tổ chức công nghệ (phải tương ứng và phù

hợp với việc vận hành công nghệ)

Những năm gần đây khái niệm công nghệ đã trở thành cụm từ thông dụng và

xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực ( công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục,

Trang 38

công nghệ đào tạo, công nghệ quản lý, công nghệ giáo dục, công nghệ ngân hàng,

công nghệ du lịch, công nghệ văn phòng ) Do vậy, về khái quát (theo nghĩa rộng), có thể hiểu công nghệ là tất cả những gì dùng để biến đổi đâu vào thành đầu

ra (7,9, 12,13 )

Theo Luật Khoa học và Công nghệ của Việt nam (năm 2000) ” Công nghệ là

tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng

để biến đối các nguồn lực thành sản phẩm" ( 10 )

Trong quản lý hoặc về lý thuyết, có thể hiểu theo quan điểm của ESCAP để

ứng sử với mọi tình huống Trên thực tế, phải căn cứ vào mục đích công việc, bối

cảnh và yêu cầu cụ thể (đối tượng, lĩnh vực và mức độ ứng dụng công nghệ), khái niệm công nghệ sẽ được vận dụng cho phù hợp; không thể cứng nhắc áp đặt nội

dung hàm chứa của công nghệ áp dụng cho mục đích cụ thể này, bối cảnh này cho

mục đích khác, bối cảnh khác ( 9 ) Đối với các nước công nghiệp phát triển, giao

dịch về công nghệ chủ yếu dưới dạng mua bán sáng chế, li xăng (phần “mểm”)

Còn ở hầu hết các nước đang phát triển, giao dịch này còn rất ít so với mua sắm

thiết bị máy móc hoặc đây chuyền thiết bị (phần “cứng”).Tuy gọi là phần “cứng”, nhưng vẫn là những vật thé mang tri thức công nghệ Vi vậy khái niệm công nghệ

dù hiển theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng thi ban chất công nghệ vẫn là trì thức) Việc

hiểu công nghệ theo nghĩa rộng (công nghệ bao gồm cả những vật mang công nghệ) sẽ tránh bỏ sót những giao dịch công nghệ đang phổ biến ở các nước đang

phát triển khi phân tích thị trường công nghệ Tuy nhiên cũng không thể coi việc

mua sắm máy móc thiết bị của các cơ sở sản xuất đều là mua công nghệ, nhập công

nghệ Tiêu chí để phân biệt nằm ở bản chất hoạt động đầu tư (chiều sâu hay chiều

rộng) Với cùng một loại thiết bị được mua, đối với xí nghiệp này có thể coi là mua

công nghệ (vì là đầu tư chiểu sâu, tạo sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ)

nhưng xí nghiệp khác thì chỉ đơn thuần là mua thiết bị (để mở rộng sản xuất, tăng

khối lượng sản phẩm), không được coi là nhập công nghệ ( 9,12 )

Đo công nghệ đã đi vào mọi lĩnh vực hoạt động nên cũng cần thiết phải phân loại

(dù cỉ sơ bộ) Tuỳ theo mục đích, có căn cứ các tiêu chí sau để phân loại:

- Theo tinh chat (cong nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ đào tạo )

- Theo ngành nghề (công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học công nghệ thực phẩm,

- Theo dac tinh céng nghé (công nghệ don chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ

Hiên tục )

- Theo san phẩm (công nghệ xi măng, công nghệ Ô tô )

- _ Theo sự ổn định công nghệ (công nghệ cứng, công nghệ mềm)

- Theo muc tiéu : (dẫn dắt, thúc dảy,phát triển)

- Theo mức độ hiện đại (cổ điển, trung gian, tiên tiến)

Một số đặc điểm cơ bản của công nghệ ở Việt nam những năm gần đây có thể là:

- Tích luỹ kiến thức: Vì công nghệ không phải là một sản phẩm tiêu dùng có thể

mua, bán hay bắt chước dé dàng nhưng trước sức ép của thị trường đòi hỏi phải đối mới công nghệ, nên các doanh nghiệp đều phải nỗ lực cải tiến, đối mới từng phần

công nghệ trong phạm vi đã có của mình Với những kinh nghiệm và kỹ xảo riêng

đã tích luỹ được, cũng là kiến thức công nghệ cho các vấn đề lớn hơn và là tiền đề

để học hỏi, tiếp nhận kiến thức công nghệ mới có liên quan.

Trang 39

-_ Mức hao mòn trong quá trình sử dựng: Công nghệ không bị hao mòn hữu hình

dù sử dụng nhiều hay ít, nhưng bị hao mòn vô hình nhiều hon han so vớí các sản phẩm vật chất khác (một số công nghệ máy tính, điện tử thì tốc độ hao mòn vô hình

có thể được tính hàng năm)

- Sự tương thuộc về công nghệ: Sự tương thuộc mang tính liên ngành (sự thay

đổi công nghệ trong một ngành kinh tế sẽ tác động và chịu ảnh hưởng qua lại của các ngành khác có liên quan) Mỗi tiến bộ (hoặc thay đổi) công nghệ xảy ra đều do

có sự bổ sung qua lại giữa hai loại hình kiến thức chung (public) va riéng (private),

tổng quát (universal) và đặc thù (spectfic)

- Tính định hướng: thể hiện qua cách thức hình thành rất khác nhau các giải pháp về công nghệ (có ngành như dệt may, in, chế biến gỗ thì đổi mới công nghệ chủ yếu ở phần cứng: có một số ngành như xi măngm thực phẩm , đổi mới công nghệ chủ yếu về quy mô; Có ngành như cơ khí và công cụ, đổi mới chủ yếu nhờ chuyên môn hoá sản phẩm; một số ngành, như điện tử, viễn thông, công nghiệp hoá học thì đổi mới công nghệ phần lớn dựa vào khoa học vì các đổi mới phần lớn được

hình thành trong các phòng thí nghiệm R&D và kết quả thường đưa sang ngành khác dưới dạng các đầu vào cơ bản hoặc trung gian) (12)

Có một số cụm từ về khoa học và công nghé trong các văn bản ấn hành của Việt

nam cần được thống nhất sử dụng, nhằm tránh nhầm lẫn, dẫn đến những cách hiểu

khác nhau:

- Khoa hoc và công nghệ : là cụm từ có thể coi là hai loại (hình thái, giai đoạn)

hoạt động khác nhau trong chu trình tạo ra tri thức mới và sản phẩm, giải pháp mới

- Khoa học-công nghệ : có thể hiểu là cách gọi tất của “khoa học và công nghệ”

tương tự như cựm từ khoa học & công nghệ hoặc khoa học, công nghệ

- Khoa học công nghệ : trường hợp này công nghệ được dùng như tính từ của khoa học, nhằm phân biệt một lĩnh vực khác với "khoa học xã hội", "khoa học tự

nhiên"(Cn ) không nên hiểu cụm từ khoa học công nghệ có nghĩa như khoa học

và công nghệ

- Kỹ thuát và công nghệ -

Theo Charles Edquist (12,13 ), công nghệ có ý nghĩa tổng hợp và thường bao hàm một trong những hiện tượng mang đặc trưng xã hội như trì thức, tổ chức, phân công lao động, quản lý Nói đến công nghệ là nói đến một phạm trù xã hội, một phạm trù phi vật chất Kỹ /(huật mang một ý nghĩa hẹp hơn Nó chỉ những yếu tố vật chất và vật thể (máy móc, thiết bị và sự tác nghiệp, vận hành của con người) Trước đây ở Việt nam (khi chưa dùng khái niệm công nghệ), kỹ thuật được hiểu là bất kỳ kiến thức hay kinh nghiệm, kỹ năng có tính hệ thống hoặc thực tiến được sử dụng

để tạo ra sản phẩm hay để áp dụng vào các quá trình sản xuất, quản lý trong các

lính vực của đời sống kinh tế xã hôi (vi du UBKH&KTNN) Hién nay, kỹ thuật có

nghĩa hẹp hơn nhiều (chủ yếu là máy móc thiết bị ) và là thành phần của công

nghệ

- “Technology” và "Engineering” : hai cụm từ tiếng Anh cũng thường được người

Việt nam hiểu là công nghệ Có thể phân biệt ở chỗ "technology" mang nhiều ý

nghĩa về mặt xế hội của kỹ thuật, còn "engineering” mang nhiều ý nghĩa kịnh tế của kỹ thuật (7,9)

- Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế cơ bản hay toàn bộ công nghệ đang sử dung bang công nghệ khác ( 7,9,13 ) Nhu cầu đổi mới thường là do công

Trang 40

nghệ không ngừng biến đổi trong chu trình sống của nó nên đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với nhu cầu phát triển Khi cân nhắc đối mới công nghệ, khả

nang thành công khi cả ba yếu tố liên quan mật thiết tới công nghệ (nhu cầu của xã hội, các nguồn lực của xã hội, đặc thà tình cảm của xã hội đều cần được chú

trọng, không thể bỏ qua yếu tố nào

Đổi mới công nghệ liên quan tới việc lựa chọn nguồn gốc công nghệ (nhập ngoại hay trong nước tự tạo) Trong phạm vị thương mại quốc tế, người ta quy ước ( 7,9 )

- Công nghệ nhập là công nghệ có được từ nước ngoài Đối với các nước đang phát triển có nhiều sản phẩm lần đầu tiên được sản xuất trong nước Công nghệ sản

xuất các sản phẩm này có thể nhập công nghệ cũ (các nước tiên tiến đã thải loại) hoặc công nghệ mới (đối với các nước tiên tiến cũng mới), do đó khái niệm đổi mới công nghệ cũng có thể hiểu rộng ra là nhâp công nghệ tiên tiến

- Công nghệ trong nước hay công nghệ tự tạo là công nghệ được tạo ra trong phạm vi quốc gia Công nghệ trong nước có nhiều ưu và nhược điểm (nhất là đối

với các nước đang phát triển) : không lệ thuộc nước ngoài, dé qunản lý, tiết kiệm ngoại tệ, phù hợp với thực tiễn, tiết kiệm ngoại tệ, khai thác tốt nguồn lực san có và nâng cao năng lực công nghệ trong nước Nhưng không kịp thời vì mất nhiều thời gian chuẩn bị, công nghệ thiếu đồng bộ, không có được công nghệ cao

Công nghệ đã thúc đẩy nhiều ngành kinh tế tăng trưởng rất nhanh đồng thời cũng

đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế và xã hội của các nước phát triển

và đang phát triển Để phát triển bền vững, các nước, thậm chí các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, đều phải xem xét công nghệ nào là thích hợp cho mình

- Công nghệ thích hợp là công nghệ thoả mãn giải quyết mọi nhu cầu của kinh

tế xã hội đặt ra, trên cơ sở phù hợp hoàn cảnh và điều kiện của thực tế

Căn cứ vào tính chất, công nghệ còn được phân thành công nghệ phổ biến, công nghệ đặc thù hệ thống và công nghệ đặc thù của hãng ( 9 )

- Công nghệ phổ biến là loại công nghệ mà kiến thức công nghệ thường được các

kỹ sư chuyên ngàn nắm bát dễ dàng (do đã được trang bị những kiến thức cơ bản

nhất từ nhà trường)

- Công nghệ đặc thù hệ thống là công nghệ gắn với một hệ thống sản xuất cụ thể

- Công nghệ đặc thà của hãng là loại công nghệ mà trì thức công nghệ gắn liền

với với một hãng cụ thể, sản sinh ra từ hãng đó, mang mầu sắc văn hoá của hãng, như công nghệ Sony, công nghệ Honda

Đổi mới công nghệ và lựa chọn công nghệ thích hợp để đổi mới ở các nước đang

phát triển còn phụ thuộc vào năng lực của từng doanh nghiệp Năng lực công nghệ

ở mức nhất định mới cho phép doanh nghiệp chủ động thực hiện việc đổi mới công nghệ (dựa vào năng lực của mình, không bị bạn hàng chi phốt va bị thụ động theo

sư sắp đạt của họ) Quan niệm về năng lực công nghệ thường không giếng nhau, có

lẽ thực tiễn rất khác nhau của các nước hoặc của các lĩnh vực sản xuất trong cùng một nước Nói chung, người ta ít coI trọng việc gọi năng lực công nghệ là gì mà

chú ý nhiều đến năng lực công nghệ là thế nào và trình độ công nghệ ra sao Có thể

- Ndng lực công nghệ là năng lực sử dụng tốt hệ thống kỹ thuật và thay đổi duoc

hé thong do (theo Bell va Scott-Kemmis) Con Lall (9 ) lai quan niệm : Măng lực công nghệ của doanh nghiệp gồm năng lực lựa chọn công nghệ, năng lực thực hiện

Ngày đăng: 15/05/2014, 14:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w