Trong khi dân sốthế giới tiếp tục tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm theo thời gianthì việc tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của con người là mộtvấn đề cấp bách c
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong quá trình học tậpcủa sinh viên Trong thời gian thực tập tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội ápdụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinhviên có khả năng tự mình nghiên cứu, trau dồi và bổ sung thêm những kiếnthức chuyên môn, rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, tác phong của ngườicán bộ khuyến nông
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TháiNguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông – huyện
Thông Nông – tỉnh Cao Bằng”.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Nông LâmThái Nguyên nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT nóiriêng, đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tậptại nhà trường và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài này Đặc biệt tôi xin
chân thành cảm ơn thầy giáo Ths Lành Ngọc Tú đã giành nhiều thời gian chỉ
bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các cô, cácchú cùng toàn thể các anh chị tại Trạm khuyến nông huyện Thông Nông,UBND xã Đa Thông và toàn thể bạn bè và gia đình, đã tận tình giúp đỡ và tạođiều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài
Do thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nênkhóa luận của tôi không tránh được những thiếu sót Vì vậy, tôi rất mongnhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi đượchoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 09 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Trang 2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích năng suất và sản lượng của một số nước sản xuất lúa
gạo hàng đầu trên thế giới năm 2012 14
Bảng 2.2 Diện tích năng suất và sản lượng trồng lúa của nước ta năm 2010-2012 15
Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu các loại đất của xã Đa Thông 25
Bảng 4.2:Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2011 -2013 27
Bảng 4.3: Số hộ và diện tích tham gia mô hình của toàn xã năm 2013 34
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu nông học và NS giống lúa BT13, vụ mùa 2013 tại Cao Bằng 36
Bảng 4.5: Chi phí lao động tính cho 1 ha lúa năm 2013 37
Bảng 4.6: So sánh chi phí sản xuất giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết vụ mùa năm 2013(tính cho 1 ha) 38
Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết 39
năm 2013 (cho 1 ha lúa vụ mùa) 39
Bảng 4.8: Số lượng tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật của các xóm trong xã Đa Thông qua năm 2013 41
Bảng 4.9: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn 42
Bảng 4.10: Mức độ áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế của các hộ được phỏng vấn 43
Bảng 4.12: Đặc tính chịu sâu bệnh hại của lúa BT13 47
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ được điều tra 48
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất lúa BT13 49
Bảng 4.15: Tính bền vững của mô hình 51
Bảng 4.16: Mức độ chấp nhận của những người chưa tham gia mô hình 52
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 4.1 Bản đồ hành chính của xã Đa Thông 22
Biểu đồ 4.1: Sự ra quyết định của nam và nữ đối với việc tham gia mô hình sản xuất lúa BT13 45
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích 2
1.3 Mục tiêu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận về mô hình 4
2.1.1 Lý luận chung về mô hình 4
2.1.2 Đánh giá khuyến nông 6
2.1.3 Hiệu quả 9
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 13
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam 13
2.2.2 Các khảo nghiệm giống lúa BT13 tại Việt Nam và Cao Bằng 16
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra 18
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.3 Nội dung nghiên cứu 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 20
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 20
3.4.3 Phương pháp so sánh 21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đa Thông 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 24
Trang 54.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
và lao động của xã Đa Thông ảnh hưởng đến sản xuất 32
4.2 Thực trạng mô hình sản xuất lúa BT13 trong năm vừa qua 33
4.3 Đánh giá hiệu quả mô hình 35
4.3.1 Một số đặc điểm của giống lúa BT13 35
4.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 37
4.3.3 Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình 41
4.3.4 Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình sản xuất lúa BT13 46
4.4 Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình 50
4.4.1 Đánh giá tính bền vững của mô hình 50
4.4.2 Đánh giá khả năng nhân rộng mô hình 51
4.5 Phân tích những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất lúa BT13 53
4.5.1 Thuận lợi 53
4.5.2 Khó khăn 53
4.5.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất lúa VT13 54
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 6PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất
là ở các nước đang phát triển Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền côngnghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp không lớnnhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vaitrò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Thực tiễn lịch sử của các nước trênthế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng mới có sự antoàn lương thực Nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì khó có thể ổnđịnh về chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển.Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng vớingô, lúa mì, sắn và khoai tây Lúa đứng thứ hai về diện tích và sản lượng Lúagạo còn là nguồn lương thực cho hơn nửa dân số thế giới Trong khi dân sốthế giới tiếp tục tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm theo thời gianthì việc tăng sản lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu của con người là mộtvấn đề cấp bách cần được giải quyết để đảm bảo an ninh lương thực thế giới.Đối với người dân châu Á nói chung hay người dân Việt Nam nói riêng thìcây lúa là cây lương thực hàng đầu Lúa gạo có vai trò quan trọng trong đờisống con người, gắn liền với bữa ăn hàng ngày của chúng ta Ngoài ra lúa cònlàm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp hay lúa là hàng hóa
để xuất khẩu… Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quêViệt Nam Đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền vănminh lúa nước, nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống ở nước ta Ngày nay với mục tiêu xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa thì ngành nông nghiệp phải chịu một áp lực rất lớn trong việccung cấp lương thực thực phẩm để giải quyết được vấn đề cấp thiết là đảmbảo an ninh lương thực quốc gia và phát triển nông nghiệp và nông thôn ởViệt Nam Song song với việc tăng năng suất, chất lượng của các sản phẩmlúa gạo thì việc duy trì, bảo tồn và phát triển các giống lúa đặc sản của địaphương cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nền nông nghiệp
Trang 7nước ta, vì đó là bảo vệ nét đẹp văn hóa phi vật thể nhưng rất quan trọng củađất nước.
Để thực hiện mục tiêu bảo vệ, duy trì và phát triển các giống cây trồngvật nuôi địa phương thì nhiều chương trình, dự án đã được thực hiện nhằmbảo vệ nguồn gen động, thực vật trên khắp cả nước
Xã Đa Thông là một xã khó khăn thuộc huyện miền núi khó khăn ngườidân sống chủ yếu vào nền nông nghiệp Trong đó cây lúa đóng vai trò cungcấp lương thực thực phẩm và thu nhập chính cho người dân Tuy vậy với xuthế phát triển nên kinh tế hiện nay các giống lúa ở địa phương thường chonăng suất và chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu của người dân.Vậy nên theo chương trình dự án của viên nghiên cứu vào năm 2013 đã chođịa phương trồng thử nghiệm giống lúa BT13
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương Tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông,
huyên Thông Nông, tỉnh Cao Bằng”.
1.2 Mục đích
Nghiên cứu được hiệu quả của mô hình lúa BT13 tại xã Đa Thông,huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng caotính bền vững và khả năng nhân rộng cao của mô hình
- Phân tích được tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình
- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình, đềxuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trong thực tiễn sản xuất
1.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Trang 8- Nghiên cứu đề tài giúp sinh viên củng cố lại những kiến thức cơ bản
và những kiến thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập trong nhàtrường, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận với nhữngkiến thức ngoài thực tế
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở cho sinh viên vận dụng sáng tạo những kiếnthức đã học vào thực tiễn và là tiền đề quan trọng để sinh viên thấy đượcnhững kiến thức cơ bản cần bổ sung để phù hợp với thực tế công việc sau này
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính tự giác, chủ động học tập,nghiên cứu của sinh viên Nâng cao tinh thần tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và khảnăng vận dụng kiến thức vào tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và địnhhướng những ý tưởng trong điều kiện thực tế
- Nghiên cứu đề tài là cơ hội đề mỗi sinh viên có cơ hội để vân dụngnhững kiến thức đã học vào trong nghiên cứu khoa học và là cơ sở để hìnhthành các ý tường sau này
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được một số bảng tổng hợp
về tình hình sản suất lúa BT13 tại địa phương
- Từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh vànhững khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất lúa BT13 và đưa ra cácgiải pháp để nâng cao hiệu quả của mô hình
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinhviên của các lớp khóa sau
Trang 9PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về mô hình
2.1.1 Lý luận chung về mô hình
* Khái niệm mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đadạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương phápnghiên cứu để tiếp cận Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều cónhững ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể Môhình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặcbiệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nộidung và cách hiểu riêng Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình làcùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi
mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày vànghiên cứu[1] Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ đượctrình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đốitượng nghiên cứu [10]
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bàyđơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượngnghiên cứu[3] Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượngnghiên cứu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đótùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng môhình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượngnghiên cứu
Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình,các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng
mô hình Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưngcho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hìnhchung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau
Trang 10Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộcvào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày là khác nhau Song khi sử dụng mô hình để mô phỏngđối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được
thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
* Mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo
ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sứclao động của chính mình Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứngminh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu trong nềnsản xuất Từ những công cụ thô sơ nay đã được thay thế bằng những công cụsản xuất hiện đại làm giảm hao phí về sức lao động trên một đơn vị sản phẩm,
đó là mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong những nội dung kinh tế củasản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoàinhững yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà mô hình sản xuất là hình mẫutrong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các điều kiện sản xuất trong điều kiện sảnxuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích ích kinh tế
* Mô hình trồng trọt[1]
Mô hình trồng trọt là mô hình tập trung vào các đối tượng cây trồngtrong sản xuất nông nghiệp, là mô hình trình diễn các tiến bộ khoa học kỹthuật mới về cây trồng như: lúa, ngô, rau, khoai tây, lạc…
Mô hình trồng trọt giúp hoàn thiện quá trình nghiên cứu của nhà khoahọc trong lĩnh vực nông nghiệp Mà nông dân vừa là chủ thể sản xuất vừa lànhà thực nghiệm, đồng thời nông dân là đối tượng tiếp thu trực tiếp các tiến
bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, và họ cũng là người truyền bá kỹ thuật này chocác nông dân khác cùng làm theo Mô hình trồng trọt cần được thực hiện trênchính những thửa ruộng của người dân, trong đó người dân sẽ đóng vai tròchính trong quá trình thực hiện, còn nhà nghiên cứu và cán bộ khuyến nông
Trang 11đóng vai trò là người hỗ trợ thúc đẩy để giúp nông dân thực hiện và giải quyếtnhững khó khăn gặp phải.
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa lànghiên cứu hệ thống như một tổng thể Nó giúp cho các nhà khoa học hiểubiết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống Nhờ mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sựđúng đắn của số liệu quan sát được và các giả định rút ra, giúp ta hiểu sâu hơncác hệ thống phức tạp Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọnquyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất đểđiều khiển hệ thống
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân cóthể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồngvật nuôi tại một khu vực nào đó Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đemlại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có
2.1.2 Đánh giá khuyến nông
2.1.2.1 Khái niệm đánh giá
Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khaithực hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của
mô hình trong mối quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu[4].Đánh giá để khẳng định những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thônbản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được
Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản
và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được
Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
+ Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không
+ Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thôngqua các hoạt động đã chỉ ra
- Đánh giá sử dụng các phương pháp để điều tra một cách có hệ thốngcác kết quả và hiệu quả của mô hình Nó cũng điều tra những vấn đề có thểlàm chậm tiến độ thực hiện mô hình nếu như các vấn đề này không được giảiquyết kịp thời
Trang 12- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có khoahọc, lấy mẫu theo phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động
2.1.2.2 Các loại đánh giá
Đánh giá có nhiều loại khác nhau Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3loại chính như sau:
* Đánh giá tiền khả thi/ khả thi
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay môhình, để xem xét xem liệu hoạt động hay mô hình có thể thực hiện được haykhông trong điều kiện cụ thể nhất định Loại đánh giá này thường do tổ chứctài trợ thực hiện Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của môhình hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mô hình hay hoạt động
có được đưa và thực hiện hay không
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánhgiá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giátừng công việc ở từng giai đoạn nhất định
Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mô hình dài hạn Tùytheo mô hình mà có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, cóthể là ba tháng, sáu tháng hay một năm một lần
Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, yếu, nhữngkhó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi hay điềuchỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mô hình hayhoạt động Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của nó.Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện
mô hình Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chết, nguyênnhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm và điềuchỉnh cho mô hình hay hoạt động khác
Trang 13- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khaithực hiện các nội dung của mô hình hay nói cách khác là xét xem hoạt động
có đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào…
- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh
phí chi tiêu có đúng theo nguyên tắc đã được quy định hay không để có điềuchỉnh và rút kinh nghiệm
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về việc tổ chức phối hợp
thực hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổchức, cách phối hợp các thành phần tham gia Ngoài ra có thể xem xét việcphối kết hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệuquả của sự phối hợp đó
- Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mô hình đãđưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảmbảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vấn đề môitrường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vậy chúng ta cần phải quan tâmđến vấn đề môi trường
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô hình
có thể áp dụng rộng rãi hay không, nếu có áp dụng thì cần diều kiện gì không
* Tổng kết
Thông thường sau khi kết thúc một mô hình hay hoạt động, người ta tổchức hội nghị tổng kết để cùng nhau nhìn lại quá trình thực hiện, đánh giá vềnhững thành công hay chưa thành công, phân tích các nguyên nhân gây thấtbại, lấy đó làm các bài học để tránh vấp phải sai lầm cho các mô hình sau này
2.1.2.3 Tiêu chí đánh giá
* Khái niệm tiêu chí
- Khái niệm tiêu chí: Tiêu chí như là một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có
thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay một
mô hình nào đó
* Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá
- Đối với các tiêu chí mang tính định lượng
Là các tiêu chí đo đếm được cụ thể, các chỉ tiêu này thường được sửdụng để kiểm tra tiến độ công việc Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có thểđược thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra hoặc phỏng
Trang 14vấn… cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trên hiện trường:
sự sinh trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng xuất cây trồng…
- Đối với các chỉ tiêu định tính
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được Nhóm chỉ tiêu này thường phảnánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: cây sinh trưởngchậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu Việc xác định các chỉ tiêu này thườngthông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giámsát cũng như của người dân
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tínhtoàn diện hơn Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích
và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mụctiêu đã đề ra: diện tích, năng xuất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyếnnông: tổng thu, tổng chi, thu- chi, hiệu quả lao động, hiệu quả đồng vốn
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của mô hình hay hoạt động khuyếnnông đến đời sống, văn hóa, xã hội: ảnh hưởng đến môi trường đất (sói mòn,
độ phì, độ che phủ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo, tạo công ănviệc làm, bình đẳng giới,…)
- Các chỉ tiêu đánh giá phục vụ quá trình xem xét, phân tích hoạt độngkhuyến nông với sự tham gia của cán bộ khuyến nông và nông dân
2.1.3 Hiệu quả
2.1.3.1 Hiệu quả kinh tế
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng củahoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăngcường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của con người
- Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng củacác hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyênnguồn lực nhất định phải tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn
Trang 15nhất Nói cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thìphải làm thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồnlực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan
hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất Với cách xem xét này,hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế Có thể kháiquát hiệu quả kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữalượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinhdoanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượngchi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào Mối tương quannày cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽgiữa hai đại lượng đó Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹthuật hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối(thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng
có hiệu quả các nguồn lức sản xuất khác nhau Từ đó so sánh được hiệu quảkinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánhgiá này là không thể hiện được quy mô hiệu quả kinh tế nói chung
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.+ Cách xem xét khác về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biếnđộng của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó Biểu hiện của cách đánhgiá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêuthức đó Cách đánh giá này có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của việcđầu tư theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,tức là nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm Tuy nhiên hạnchế của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chiphí bỏ ra
Trang 16Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặtchất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sảnxuất xã hội Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khácnhau sẽ không giống nhau Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích
và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánhgiá theo những góc độ khác nhau
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiệnnhững yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng cácnguồn lực xã hội Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xácđịnh bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượnghao phí bỏ ra
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tếkhông thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứngcác nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bềnvững Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội vàhiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay
* Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch
vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thucủa hộ [2]
GO = ∑PiQi Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
Qi là khối lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian: IC (Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như: giống, phânbón, thuốc BVTV, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất
IC = ∑CiTrong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
+ Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm củadoanh nghiệp hay người sản xuất tính theo công thức:
VA = GO – IC
Trang 17Những trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ khoản thuê mướn đó.+ Thu nhập hỗn hợp: MI (Mixed Income) là phần thu nhập thuần tuýcủa người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sảnxuất 1 đơn vị diện tích trong một vụ rau.
MI = VA – (A + T)Trong đó : VA là giá trị tăng thêm (gia tăng); T là thuế nông nghiệp
A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phânbổ
+ Lợi nhuận:
TPr = GO – TCTrong đó: GO là giá trị sản xuất
TC là tổng chi phí trong sản xuất
+Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích: là tỷ lệ giữa tổng khối lượngsản phẩm thu được chia cho một đơn vị diện tích (sào, ha)
GO/sào hoặc GO/ha+ Giá trị sản xuất trên một đồng chi phí : GO/TC
+ Giá trị sản xuất trên một công lao động: GO/CLĐ
+ Giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích: VA/sào hoặc VA/ha
+ Giá trị gia tăng trên một đồng chi phí: VA/TC
+ Giá trị gia tăng trên một công lao động: VA/CLĐ
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế:
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó[5]
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất
Trong đó:
H là hiệu quả kinh tế
Q là kết quả thu được
C là chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó
Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất
Trang 18Hay H = Q - C
2.1.3.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ môhình nào thì đó chính là khả năng làm việc thường xuyên, tạo cơ hội cho mọingười dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập Khôngngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, trên cơ sở đó thực hiệncông bằng xã hội[3]
2.1.3.3 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môitrường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện phát triển nông, nghiệpnông thôn bền vững Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lýcác nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệtương lại[3]
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO,2010) cho thấy, có 114nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa
trên trên 1.000.000 ha tập trung ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúatrong khoảng 100.000ha - 1.000.000 ha Trong đó có 27 nước có năng suấttrên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai Cập (9,7 tấn/ha), Úc(9,5 tấn/ha) El Salvador (7,9tấn/ha) (Hoàng Long, 2012)
Năng suất lúa ở các châu lục chênh lệch với nhau khá xa Châu Úc cónăng suất đứng đầu thế giới 81,70 tạ/ha sau đó là châu Âu 55,9 tạ/ha rồi đếnBắc Mỹ Có thể giải thích về điều này như sau: đây là những vùng có đất đai,khí hậu thích hợp cho việc trồng lúa nước Hầu hết các khu vực này đều cónền công nghiệp phát triển nên nông nghiệp được hỗ trợ mạnh mẽ, hơn nữavới diện tích trồng lúa không lớn buộc họ phải thâm canh để có đủ sản lượnglương thực đáp ứng nhu cầu trong khu vực, mặt khác trình độ dân trí, trình độcanh tác cao, các tiến bộ kỹ thuật được đáp ứng đầy đủ là những yếu tố làmcho năng suất ở những khu vực này là khá cao Châu Mỹ Latinh và châu Phi
có năng suất lúa thấp nhất thế giới Năng suất lúa châu Á được xếp vào hàng
Trang 19thứ 4 sau châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ Nhưng năng suất lúa ở châu Á vẫncao hơn năng suất bình quân của thế giới.
Chiếm trên 90% diện tích và sản lượng lúa gạo toàn cầu, châu Á cóảnh hưởng tới tình hình lúa gạo của thế giới trong quá khứ hiện tại và cảtương lai Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do diệntích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho sảnlượng lúa trên thế giới Châu Á chiếm ưu thế sản lượng lúa gạo thế giới, với90% sản lượng (559 triệu tấn) năm 2007 Các dự đoán của FAO cho rằng sảnlượng lúa gạo của châu Á có thể 5 tăng khoảng 0,9% mỗi năm để đạt đến 720triệu tấn vào năm 2030 Các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế giớinăm 2011 là 8 nước châu Á:Ấn Độ, Trung Quốc,Indonesia, Bangladesh, TháiLan, Myanmar, Việt Nam, Philippines[11]
Trong những năm gần đây diện tích trồng lúa ở một số nước đang có
xu hướng giảm dần Đây cũng là hướng tất yêu đặc biệt là ở các nước phát triển Do việc thay đổi cây trồng phù hợp với con người, bên cạnh đó là quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển Tuy nhiên sản lượng của các nước trồng lúa vẫn liên tục tăng Theo số liệu của FAO ta có bảng diện tích năng suất sản lượng như sau:
Bảng 2.1 Diện tích năng suất và sản lượng của một số nước sản xuất lúa
gạo hàng đầu trên thế giới năm 2012
Trang 20Qua bảng 2.1 cho ta thấy: Ấn độ là nước trồng nhiều lúa nhất nhưngnăng suất và sản lượng thì lại là Trung Quốc lại là nước đạt cao nhất với lầnlượt là 6,7410 tấn/ha, 205.985.229 tấn.
2.1.1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt nam
Việt Nam là đất nước có truyền thống trồng lúa nước từ lâu đời Sảnxuất lúa gáo ở nước ta tập chung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
và Đồng bằng song Hồng, khoảng 80% hộ gia đình nông thôn trong cả csthamgia vào sản xuất gạo
Trong giai đoạn 1968 – 1975 cuộc Cách Mạng Xánh sảy ra cả 2 miềnNam và Bắc Việt Nam nhớ thành tựu về hệ thống tưới tiêu, phân bón và đặcbiệt về giống đã làm cho sản lượng lúa tăng 8,8 triệu tấn trong năm 1967 –
1975 Tuy nhiên do chiến tranh và áp dụng biện pháp kinh tế không hữu hiệu,trong giai đoạn 1962 – 1988 nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc, TháiLan, Mỹ… Số lượng nhập cao nhất là 1.260.000 tấn vào năm 1970 Năm
1989 đến nay nhờ cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi Việt Nam đãchuyển vị trí từ nước nhập khẩu thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thếgiới
Từ đó đến nay sản lượng lúa gạo của Việt Nam không ngưng tăng lêntrong 10 năm từ 1990 – 2000 tăng từ 19.225 triệu tấn lên 32,700 triệu tấn.Lượng xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng lên, năm 2000 là 4.500 triệu tấn.Một tốc độ tăng hiếm gặp cũng là cao nhất những nước trông lúa trên thế giới.Trong những năm gần đây, từ năm 2000 đến nay diên tích trồng lúa củanước ta có xu hướng giảm dần Đây cũng là xu hướng tất yếu vì các nguyênnhân: Thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng vùng, từng loại đất đểtăng hiệu quả kinh tế và do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng nên đấtđai nông nghiệp bị giảm nhanh Nhưng sản lượng lúa của nước ta không giảm
mà còn tăng lên, lượng xuất khẩu ra thế giới cũng tăng theo[11]
Theo thống kê của FAO thì trong những năm gần đây thì sản xuất lúacủa Việt Nam có sự tăng trưởng rõ rệt Cụ thể từ năm 2010 -2012 sản lượngnăng suất và diện tích trổng lúa của Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Diện tích năng suất và sản lượng trồng lúa của nước ta năm
2010-2012
Trang 21Năm DT(ha) NS(tấn/ha) SL(tấn)
2.2.2 Các khảo nghiệm giống lúa BT13 tại Việt Nam và Cao Bằng
2.2.2.1 Tại Việt Nam
Giống BT13 chọn tạo từ giống lúa Khẩu Sửu của Điện Biên bằngphương pháp chọn lọc cá thể Từ vụ xuân 2006 được Bộ môn Cây lương thực
và Cây thực phẩm, Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiếp tụcchọn tạo và làm thuần[12]
Trong vụ lúa mùa 2011 và vụ xuân 2012 vừa qua, tỉnh Hà Giang tiếnhành khảo nghiệm năm giống lúa thuần có năng suất cao, đó là các giốngPB1, PB2, PB8, T10 và BT13 Mục đích tìm ra các giống lúa thuần thích hợpvới các điều kiện canh tác, thổ nhưỡng và phù hợp với các điều kiện thời tiếtcủa cả 2 vụ xuân và vụ mùa… trên địa bàn của tỉnh để đưa vào cơ cấu gieotrồng tại các địa bàn gieo cấy của tỉnh
Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Cả năm giống lúa thuần đều có khảnăng sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết của cả vụ xuân và vụ mùa; thờigian sinh trưởng trung bình trong vụ xuân của năm giống lúa thuần trung bình
từ 110 – 120 ngày, trong điều kiện vụ mùa từ 95 – 105 ngày; khả năng chịurét và chống đổ khá; chống chịu tốt đối với các đối tượng sâu bệnh hại chủyếu trên cây lúa như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vikhuẩn và bệnh khô vằn…; cả năm giống lúa thuần đều có khả năng đẻ nhánhkhá và cho tỷ lệ bông hữu hiệu cao; năng suất bình quân trong vụ Xuân đạt từ5,7 – 6,0 tấn/ha, năng suất bình quân trong vụ mùa đạt từ 6,2 – 6,5 tấn /ha( cao hơn các giống lúa thuần khác từ 3,5 – 4,0 tạ/ha) và có chất lượng gạothơm ngon
Trang 22Trên cơ sở thành công của quá trình khảo nghiệm của cả vụ xuân và vụmùa, 5 giống lúa thuần PB1, PB2, PB8, T10 và BT13 đã được Sở NN&PTNT
Hà Giang đề nghị UBND tỉnh đưa vào cơ cấu gieo trồng trên địa bàn của tỉnhtrong vụ mùa 2012 và những năm tiếp theo[13]
Kết quả theo dõi sâu bệnh hại trên đồng ruộng tại một số điểm khảonghiệm trong vụ xuân 2008 tại tỉnh Phú Thọ thu được kết quả sau: So với đốichứng là giống KD18 tại hầu hết các điểm BT13 đều có mức độ nhiễm thấphơn BT13 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống đối chứng 7 – 12 ngày,đồng thời năng suất thực thu đạt trung bình 7,0-7,5 tấn/ha, cao hơn đối chứngKD18 tới 0,8-9,5 tạ/ha Kết quả khảo nghiệm giống BT13 tại xã Tú Lệ-VănChấn- Yên Bái tại vụ xuân 2007 thấy năng suất BT13 đạt 51 tạ/ha cao hơn đốichứng 16,5 tạ/ha, tăng 46,7%
Từ các kết quả khảo nghiệm trong năm 2007 và 2008 cho thấy BT13 làgiống cho năng suất khá ổn định trong các điều kiện canh tác và thời vụ khácnhau của từng tiểu vùng sinh thái ở miền núi phía Bắc Như đã nói BT13 làgiống lúa thuần ngắn ngày Thích ứng rộng, tiềm năng năng suất cao, ít sâubệnh, thích hợp cho canh tác vụ mùa vùng trung du và vụ xuân vùng cao[12].Trên cơ sở các khảo nghiệm về giống lúa BT13 đã thành công tại cáctỉnh Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái… Viện KHKT nông lâm miền núi phía bắc
đã xây dưng kế hoạch triển khai thực hiện tại Cao Bằng vào năm 2013
2.2.2.2 Tại Cao Bằng
Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã xây dựng kế hoạchngay từ đầu năm nên đã chủ động triển khai các nội dung của dự án kịp thời,đúng tiến độ và thời vụ, phù hợp với kế hoạch sản xuất tại địa phương
Trong quá trình triển khai thực hiện, Viện đã phối hợp với SởNN&PTNT tỉnh Cao Bằng và các cơ quan địa phương: Trạm Khuyến nônghuyện Thông Nông, xã Đa Thông triển khai các nội dung của dự án Lãnh đạocác cấp từ tỉnh đến địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi như chỉ đạo cácPhòng, Ban, cán bộ kỹ thuật phối hợp tham gia dự án từ khâu tổ chức đếntriển khai thực địa Đối với địa phương trực tiếp triển khai dự án, lãnh đạo đã
cử cán bộ kỹ thuật cùng phối hợp với cán bộ Viện trực tiếp chỉ đạo và theodõi các mô hình sản xuất.[6]
Trang 23Cán bộ chuyên trách của địa phương nhiệt tình, chịu khó, vững kiếnthức chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao những tiến bộ kỹthuật mới cho nông dân.
2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra
Qua tìm hiểu về thực trạng phát triền lúa của Việt nam cũng như trênthế giới và đặc biệt là sự phát triển của giống lúa BT13, đã được nghiên cứu
và thực hiện thành công ở nhiều địa phương ở nước ta Để thực hiện thànhcông việc sản xuất mô hình lúa BT13 tại Cao Bằng tôi rút ra một số bài họckinh nghiệm sau:
- Khi chọn hộ tham gia mô hình cần chọn hộ có tâm huyết, kinhnghiệm, trách nhiệm, có đủ vốn đối ứng và sẵn long chia sẻ kinh nghiệm vớinhững nông dân có nhu cầu, như thế góp phần làm giàu cho chính họ và nhânrông mô hình
- Sự ham thích, kiên trì, tận tụy chăm sóc quản lý của hô nông dânquyết định lớn đến sự thành công của mô hình
- Cán bộ tận tình giúp đỡ, truyền đạt những khoa học kỹ thuật, có kiếnthức chuyên sâu tốt
- Cần mở nhiều hơn các lớp tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật mới,đặc biệt là phải tìm ra thị trường tiêu thụ cho người nông dân
- Phải có sổ nhật ký và nhắc nhở nông dân ghi chép hàng ngày và cán
bộ kiểm tra định để tiện theo dõi để giúp đỡ nông dân dễ dàng hoạch toánđược hiệu quả kinh tế khi tham gia mô hình, là sỏ để truy xuất nguồn gốc sảnphẩm là sản phẩm xuất khẩu
- Có các chính sách hỗ trợ như: Vốn, giống, vật tư nông nghiệp… từ dự
án, chính sách của nhà nước
Trang 24PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các xóm thực hiện mô hình sản xuất lúa BT13tại xã Đa Thông - huyện Thông Nông - tỉnh Cao Bằng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xã Đa Thông - huyện Thông Nông - tỉnh Cao Bằng
- Thời gian nghiên cứu: 10/01/2014 – 15/4/2014
- Địa điểm nghiên cứu: Các xóm tham gia mô hình trong xã Đa Thông –huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng
3.3 Nội dung nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đa Thông - huyện ThôngNông - tỉnh Cao Bằng
- Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thực trạng sản xuất của mô hình lúa BT13 tại xã Đa Thông - huyệnThông Nông - tỉnh Cao Bằng
Đánh giá hiệu quả và mức độ tham gia của người dân đối về mô hình
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
- Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình
- Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình
Đánh giá tính bền vững và khả năng nhân rộng của mô hình
- Đánh giá tính bền vững của mô hình
- Đánh giá khảnăng nhân rộng của mô hình
Phân tích những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện mô hình, đề xuấtgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trong thực tiễn sản xuất
- Thuận lợi
- Khó khăn
Trang 25- Giải pháp
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
* Điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Sử dụng các số liệu đã thống kê, báo cáo tổng kết của xã, Phòng NN &PTNT huyện Thông Nông để có số liệu cần thống kê Tham khảo các tài liệu
là các văn bản, sách, báo chí, các nghị định, chỉ thị, nghị quyết các chính sáchcủa Nhà nước
* Thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn với bộ câu hỏi đã định sẵn, phỏng vấncác hộ nông dân tham gia mô hình và các hộ không tham gia trên địa bàn xã.Với những thông tin như diện tích, năng suất, sản lượng, các khoản chi phí,giá tiêu thụ và một số thông tin khác có liên quan
Số phiếu điều tra: 60 phiếu
Địa điểm điều tra: 3 xóm Bản Chang, Bản Giàng và Bác Đại xã Đa ThôngChọn mẫu điều tra: Mẫu được chọn ngẫu nhiên không lặp lại
Cách chọn mẫu:
Trước tiên chọn 3 trong số 5 xóm trong toàn xã có thực hiện mô hìnhsản xuất lúa BT13 Trong đó xóm Bản Chang có diện tích thực hiện theo môhình là lớn nhất, xóm Bản Giàng có diện tích trồng tham gia mô hình nhỏnhất, xóm Bác Đại có diện tích tham gia mô hình trung bình
Tôi tiến hành điều tra 60 hộ tại 3 xóm dựa trên nguyên tắc các xóm phảimang tính chất đại diện về điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác… Và mỗixóm tôi tiến hành điều tra 20 hộ trong đó có 10 hộ tham gia mô hình và 10 hộkhông tham gia mô hình
Trang 26- Xử lý định tính, định lượng dựa trên phần mền xử lý số liệu excel.
3.4.3 Phương pháp so sánh
Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa họckhác nhau Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh cácchỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung,tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung
Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biếnđộng tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối,
số bình quân chung để xem xét
Trang 27PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đa Thông
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Đa Thông là xã vùng 3 của huyện Thông Nông cách trung tâm huyện
lỵ 5 km có tổng diện tích tự nhiên là 5.209,47 ha.Có vị trí giáp ranh như:
- Phía Bắc giáp xã Lương Thông
- Phía Nam giáp xã Ngọc Động, thị trấn Thông Nông, xã Lương Can
- Phía Đông giáp xã Quý Quân - Hà Quảng, xã Dân Chủ - Hòa An
- Phía Tây giáp xã Ngọc Động
Trên địa bàn có tỉnh lộ 204 chạy qua, nối liền với các địa phương khác.Đây là một lợi thế quan trọng, kích thích phát triển kinh tế xã hội của xã
Hình 4.1 Bản đồ hành chính của xã Đa Thông
Trang 284.1.1.2 Đặc điểm địa hình
- Địa hình trên địa bàn của xã mang đặc trưng của địa hình vùng núi cao,
độ cao trung bình 500-800m so với mặt nước biển Có hai dạng địa hình chính:
+ Phía Đông và phía Tây địa hình có nhiều đồi núi cao xen lẫn bị chiacắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi, diện tích trồng lúa và mầu trong các thunglũng nhỏ không tập trung, do đặc điểm đồi núi cao phức tạp nên ảnh hưởngrất lớn đến giao thông đi lại, bố trí mạng lưới thuỷ lợi, việc tưới tiêu không chủđộng, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sảnxuất Đây là nguyên nhân dẫn đến hiểu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp
+ Dạng địa hình thung lũng chảy dọc theo hai bên bờ suối, khu vựclòng chảo ở đây chủ yếu là đất trồng lúa, đất đai tương đói màu mỡ, được tướitiêu bởi con sông Dẻ Rào rất thuận lợi để phát triển của cây trồng
+ Tổng lượng mưa bình quân 110mm/tháng
+ Nắng: Tống số giờ nắng trung bình năm 1950 giờ/năm
4.1.1.4 Thủy văn
Trên địa bàn xã Đa Thông có 1 nhánh suối chính chảy từ phía bắc quathung lũng giữa xã và đổ về phía Nam Do nằm trên địa hình thung lũng cócon suối chảy qua là điều kiện thuận lợi để kiên cố hoá kênh mương nướcphục vụ sản xuất nông nghiệp Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ nhưng trữlượng nước không nhiều hầu như cạn vào mùa khô Những nguồn nước nhỏ
và những bể chứa nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất vàsinh hoạt của nhân dân Do đặc điểm là xã vùng cao núi đá vôi có địa hìnhphức tạp nên mùa khô thường bị khô hạn thiếu nước
Hiện tại có 2 nguồn nước chính cung cấp sinh hoạt cũng như phục vụsản xuất chính tại địa bàn xã:
- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt củanhân dân trong xã, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống suối và hệ thống
Trang 29ao hồ trên toàn xã Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế,mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều trên lãnh thổ dẫn đến nhiều khuvực vùng cao thường thiếu nước vào mùa khô.
- Nước ngầm: Hiện tại chưa khao sát đầy đủ về nguồn nước trên địa bànvùng dự án, qua khảo sát sơ bộ cho thấy với địa hình đồi núi có độ dốc lớn và
có hiện tượng sạt lở, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thácnguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất sẽ rất tốn kém và hiệu quả không cao
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai.
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh cao Bằng tỷ lệ1/100.000 trên địa bàn xã Đa Thông có các nhóm đất sau:
- Đất đỏ vàng biến đổi trồng lúa (Fl): Đây là loại đất được hình thànhsau một thời gian trồng lúa nước, nên loại đất này có những biến đổi nhấtđịnh như: mất kết cấu tầng canh tác, xuất hiện tầng đế cày
- Đất phù xa do ảnh hưởng cacbonat (Pk): Loại đất này được hình thành
do sự bào mòn từ vôi tích tụ, quy trình tạo dòng chảy của các sông, suối quacác vùng đá vôi
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): đất được hình thành do sảnphẩm từ những nơi có địa hình cao bị rửa trôi xuống nơi có địa hình thấp.Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2013, diện tích tự nhiên toàn xã
Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,18 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 130,08 ha
Đất ở: 46,31 ha
Đất chuyên dùng: 36,74 ha
Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,05 ha
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,92 ha
Trang 30Đất sông suối nước ngầm để phục vụ sản xuất và mặt nước chuyêndùng: 46,06 ha
+ Đất chưa sử dụng: 175,98 ha
Diện tích rừng đất tự nhiên có 4.006,3 ha , độ che phủ rừng đạt51,5% trong đó: Đất có rừng tự nhiên 1.987,3 ha; đất có rừng trồng sản xuất92,5 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 215,3 ha; Đất có rừng phòng
hộ 1.023,7ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 687,5ha; tuy nhiênthảm thực vật tự nhiên xã Đa Thông có trữ lượng không cao, phân bố khôngđều trên toàn lãnh thổ, các vùng rừng tập trung chủ yếu ở những nơi hiểm trở.Các quần thể thực vật ở xã phân bổ theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗnhỏ Hệ động vật rừng của xã đang cạn kiệt dần do tình trạng, săn bắn thúrừng bừa bãi
Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu các loại đất của xã Đa Thông
DT (ha)
CC (%)
DT (ha)
CC (%) Diện tích tự nhiên 5209,4
(Nguồn: UBND xã Đa Thông)
Tổng diện tích đất rừng tự nhiên của toàn xã khá lớn 5209,47 ha Trong
đó chủ yếu là đất nông nghiệp với 4916,41 ha chiếm 94,37% tổng diện tích đất
tự nhiên năm 2011, có sự thay đổi về diện tích đất qua các năm theo xu hướnggiảm dần do đất đai được chuyển sang xây dựng đường, trường học… Cụ thểnăm 2012 là 4911,41 chiếm 94,27%, năm 2013 là 4903,41 chiếm 94,12%
Trang 31Ngoài đất nông nghiệp ra toàn xã còn có đất phi nông nghiệp và đấtchưa sử dụng nhưng chiếmm tỷ lệ rất ít nhưng có lại có xu hướng tăng theotừng năm Năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng là130,08 ha và 175,98 ha chiếm lần lượt là 2,5% và 3,38% trong tổng diện tíchđất tự nhiên.
Qua bảng 4.1 ta thấy số diện tích trồng lúa không thay đổi qua các năm,
và cũng có diện tích trồng khá lớn vậy nên xã Đa Thông là 1 xã khá phát triển
về ngành trồng lúa nước
Trong thời gian qua UBND xã đã quy hoạch và có biện pháp sử dụng cóhiệu quả, thích hợp trên mỗi diện tích đất, đảm bảo sử dụng hiệu quả và tiếtkiệm đất Chính vì vậy mà qua 3 năm diện tích đất không thay đổi nhiều có
xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng diện tíchđất phi nông nghiệp với cái trường học, trạm xã, đường… được xây dựng.Nhìn chung trong thời gian qua các cấp chính quyền đã chỉ đạo, hướngdẫn nhân dân trong xã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất nông nghiệpbằng cách tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp tớingười nông dân Hướng dẫn người dân sử dụng các công thức luôn canh, tăng
vụ để năng suất, sản lượng những năm gần đây tăng góp phần nâng cao thunhập cho nhân dân Vậy nên đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vềnăng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng
4.1.2.2 Tình hình nhân khẩu và lao động
Dân số và lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng củacác quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến các quá trình pháttriển của các ngành nghề trong xã hội
Theo thống kê của xã năm 2013, tổng dân số xã Đa Thông là 4248người Trong đó:
Nữ là 2022 người, chiếm 47,6% tổng dân số
Nam là 2226 người, chiếm 52,4% tổng dân số
Mật độ dân cư trung bình là 81,55 người/km2
, phân bố không đồng đềutrên toàn xã, tập trung chủ yếu ở những khu vực ở khu vực địa hình bằng phẳng,còn khá nhiều dân cư ở những nơi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn
Xã có 23 xóm, trong đó xóm đông nhất là xóm Đà xa, nhưng xóm có số
hộ tham gia mô hình nhiều nhất lại là xóm Bản Chang với 35 hộ tham gia.Bảng 4.2 cho ta thấy rõ hơn tình hình nhân khẩu và lao động tại xã ĐaThông:
Trang 32Bảng 4.2:Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2011 -2013
tính
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tốc độ
PTBQ (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
Số lượng
Cơ cấu (%)
2012/
2011
2013 /2012
I Tổng số nhân khẩu Người 4225 100 4243 100 4248 100 100,43 100,12 100,27
Số nhân khẩu làm nông nghiệp Người 4022 95,2 4015 94,6 4008 94,3 99,83 99,83 99,83
Số nhân khẩu phi nông nghiệp Người 203 4,8 228 5,4 240 5,7 112,32 115,36 108,79
Trang 33Qua 3 năm tổng số nhân khẩu trong xã có xu hướng tăng dần, năm
2013 là 4248 người, cùng trong xu hướng tăng lên về số nhân khẩu thì số
hộ dân cũng có tăng lên Trong đó hộ làm nông nghiệp là chủ yếu, cụ thể lànăm 2011 có 812 hộ làm nông nghiệp chiếm 96% tổng số hộ dân, năm
2012 có 810 hộ chiếm 94,7% giảm 0,25% so với năm 20011, năm 2013 là
808 hộ, chiếm 93,7% giảm so với năm 2010 là 0,25% Tốc độ PTBQ qua 3năm về tổng số nhân khẩu là 100,27,32%, tổng số hộ là 101%
Trong tổng số hộ làm nông nghiệp thì số hộ thuần nông cũng chiếm đa
số, tuy nhiên số hộ làm nghề nông nghiệp kiêm ngành khác và phi nôngnghiệp tăng lên điều này cho thây sự đổi mới trong tư duy làm ăn của ngườinông dân.Qua 3 năm số nhân khẩu trong xã cũng có sự biến động, tương ứngvới số hộ từng năm thì số nhân khẩu năm 2011 là 4225 người, năm 2012 là
4243 người, tăng 0,43% so với năm 2001, đến năm 2013 số nhân khẩu là
4248 người và tăng 0,12% so với năm 2012
Qua 3 năm thì số nhân khẩu làm nông nghiệp chiếm đa số cụ thể là,năm 2011 số nhân khẩu làm nông nghiệp có 4022 người chiếm 95,2%% tổngdân sô, năm 2012 là 4015 người chiếm 94,6% giảm 0,17% so với năm 2011,đến năm 2013 số người làm nông nghiệp của xã là 4008 chiếm 94,3% tổngdân số và giảm hơn so với năm 2012 là 0,17%
Xã có nguồn lao động tương đối dồi dào năm 2011 số người trong độtuổi lao động của xã là 2972 người chiếm 70,3% tổng dân số trong đó số laođộng làm nông nghiệp chiếm 94,95% Năm 2012 số người trong độ tuổi laođông là 2997 người chiếm 70,6% tổng dân số, trong đó số người lao độngtrong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 94,7% tổng số lao động, tang 0.,84 với năm
2011, năm 2013 thì số lao đông trong độ tuổi tăng 0.23% so với năm 2012tương đương 3004 người, số lao động làm nông nghiệp chiếm 94,5% Quabảng 4.2 ta còn thấy tình trạng số lao động trong độ tuổi làm các nghề phinông nghiệp tăng lên đáng kể, cụ thể: Năm 2011 có 203 lao động, năm 2012
là 228 lao động và năm 2013 là 240 lao động Sở dĩ có tình trạng này là dothực hiện chương trình Nông Thôn Mới của xã và do sự phát triển của cácngành phi nông nghiệp khác trong xã
Trang 34Cùng với sự gia tăng dân số thì đất nông nghiệp bình quân cho mỗi hộ
NN đều có xu hướng tăng theo các năm Năm 2011 đất nông nghiệp tính bìnhquân cho hộ nông nghiệp là 6,05 ha/hộ, năm 2012 là 6,06 ha/hộ năm 2013 là6,07ha/hộ Tăng trung bình mỗi năm 0,01ha/hộ Như vậy ta có thể thấy bìnhquân đất nông nghiệp theo hộ tại xã là lớn, đây là cơ sở để nông dân tăng giasản xuất, từng bước cải thiện đời sống
4.1.2.3 Cơ sở vật chất hạ tầng của xã
- Giao thông
Xã có đường tỉnh lộ 204 đi qua với chiều dài là 15,4 km, chiều rộngbình quân mặt đường là 5,5m đã được rải nhựa 100% Hiện nay đã có 3,5 kmđường bị xuống cấp
Toàn xã có 78,4 km đường giao thông, trong đó: Đã bê tông hóa được
1,3 km, còn lại chưa được cứng hóa, cụ thể:
+ Đường trục xã, liên xã có 54,7 km; toàn bộ là đường đất, cấp phối.+ Đường trục thôn, liên thôn có 5,7 km, toàn bộ là đường đất
+ Đường ngõ xóm có 10,50 km, đã cứng hóa được 1,3 km, chiếm tỷ lệ12,4%, còn lại là đường đất với độ rộng nền chỉ từ 1 – 1,5 m
+ Đường trục chính nội đồng có 7,5 km, toàn bộ là đường đất với độrộng nền hiện nay chỉ từ 1-2,5 m
+ Cầu cứng có 3 cái, hiện còn tốt; Cầu treo có 4 cái, hiện toàn bộ đãxuống cấp Cống có 25 cái, còn tốt là 20 cái, xuống cấp 5 cái
- Thuỷ lợi
Do nằm trên nền địa hình núi đá thiếu nguồn nước mặt tự nhiên nên xã
có ít điều kiện để phát triển thuỷ lợi Do phần lớn các tuyến mương nội đồngcòn là mương đất nên việc đưa dẫn nước vào đồng ruộng còn bị thất thoátnhiều, mặt khác một số đoạn mương còn phụ thuốc vào nước suối nên vào mùakhô thường bị khan hiếm nước Trên địa bàn có Hồ Phai Bó với diện tích 3,18
ha, là nguồn nước quan trong phục vụ tưới cho cây hàng năm trên địa bàn.Kênh mương: Tổng số kênh mương cấp 3 do xã quản lý có chiều dài là25,6 km trong đó đã kiên cố hóa được 12,6 km (49,2
Trang 35Trạm bơm: Toàn xã hiện nay có 2 trạm bơm tưới với tổng công suấttưới 900 m3/h đã phục vụ tưới chủ động cho khoảng 38,5 ha, chiếm 96,25%diện tích cần tưới trong vùng.
Các công trình thủy lợi khác Toàn xã có 6 đập ngăn nước (Phai Bó, LãoĐội, Phai Vài, Phai Piếu, Bản ruồm, Nà Pài) với tổng chiều dài 0,16 km Cácđập nước trên đang phụ vụ tưới chủ động cho 166 ha
- Điện
Hiện tại trên địa bàn xã có 5 trạm biến áp trong đó (1 trạm trụ sởUBND xã,1 trạm Nà Viện, 1 Mã Quỷnh, 1 Nà Tậu, Nà Pá) tổng công suất206,5 KVA
Toàn xã có Đường dây cao thế có 9 km đường dây hiện nay còn tốt
- Trường học
Hiện tại trên địa bàn xã có 6 trường mầm non, 3 trường tiểu học và 2trường THCS
- Trạm y tế
Xã có 1 trạm y tế với diện tích khuôn viên là 130 m2, có 1 phòng bệnh
và 3 phòng chức năng; chưa có vườn thuốc nam Hiện tại trạm y tế đã có cáccông trình Cung cấp nước nhưng chưa có hệ thống công trình xử lý chất thải
- Nhà văn hóa
Trong tổng số 23 xóm thuộc xã, có 19 xóm hiện đã có nhà văn hóa gồm:
Đà Sa, Nà Khau, Bác Đại, Bản Chang, Bản Giàng, Bản Ruồm, Nà Pài, LũngLừa, Ma Pản, Nà Ngàm, Cốc Cuổi, Cốc Khuyết, Lũng Tàn, Lũng Rỳ, Bó Bủa,Pác Ngàm, Khuổi Mò, Nà Thôm, Lũng Khỉnh
- Bưu điện
Hiện tại xã có 1 bưu điện văn hóa và có 4 xóm có đường internet đến xóm
4.1.2.4 Hiện trạng kinh tế xã hội của xã
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2013, GTSX toàn xã đạt 29.975 triệu đồng Trong đó: Nôngnghiệp là 25.995 triệu đồng (chiếm 86,6%); công nghiệp - TTCN-XD là 2052(chiếm 6,8%); thương mại và dịch vụ là 1.968 triệu đồng (chiếm 6,6 %) Tình hình phát triển ngành nông nghiệp
Trang 36Năm 2013, GTSX ngành nông nghiệp đạt 17.439 triệu đồng; năm 2013giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 25.995 triệu đồng, trong đó:
* Ngành trồng trọt:
- Lúa xuân: 20 ha, năng suất là 47,5 tạ/ha, sản lượng đạt 95 tấn;
- Lúa mùa: 260,5 ha, năng suất là 41,3 tạ/ha, sản lượng đạt đạt 1077tấn;
- Ngô ruộng: 20 ha, năng suất là 39 tạ/ha, sản lượng là 79 tấn;
- Hô hè thu: 10 ha, năng suất 23 tạ/ha, sản lượng là 23 tấn;
- Khoai lang: 30 ha, năng suất 52 tạ/ha, sản lượng đạt 156 tấn;
- Sắn: 10 ha, năng suất 98 tạ/ha, sản lượng 98 tấn;
- Lạc: 25 ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 50 tấn;
- Mía: 1 ha, sản lượng đạt 21 tấn;
- Thuốc lá: 136 ha, sản lượng 54 tấn
* Ngành Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng là 4106,3 ha trong đó diện tích
rừng kinh tế là 20 ha
Tình hình phát triển Công nghiệp- Xây dựng
Năm 2013, giá trị sản xuất ngành CN - TTCN-XD là 2052 triệu đồng,chiếm 6,8% tổng giá trị sản xuất
Các nghề CN- TTCN đang phát triển tại địa phương như: sản xuất đồmộc dân dụng, may mặc, xây dựng, cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến nôngsản…
Mô hình tổ chức của các ngành sản xuất TTCN tại xã chủ yếu là hoạtđộng theo quy mô hộ gia đình với khoảng 63 lao động thường xuyên thamgia
Tình hình phát triển các ngành thương mại và dịch vụ
Trang 37Năm 2013, GTSX ngành thương mại và dịch vụ là 1.968 triệu đồng(chiếm 6,6 %); có 1 HTX thương mại dịch vụ và 19 hộ cá thể tham gia vàocác hoạt động buôn bán, dich vụ nhỏ ở địa phương như kinh doanh thức ănchăn nuôi, kinh doanh thực phẩm tươi sống, bán hàng ăn, hàng khô, buôn bántrâu bò, thu gom cây thuốc lá…
Hình thức tổ chức sản xuất
Hiện nay trên địa bàn xã có 01 HTX chuyên sản xuất các mặt hàng thumua các loại mặt hàng gỗ, chế biến gỗ Hợp tác xã này hoạt động thườngxuyên có lãi và có hiệu quả
Hiện xã có 10 nhóm sở thích/Tổ HT với sự tham gia của 141 hộ, chiếm16,5% tổng số hộ trên địa bàn toàn xã Các hoạt động chủ yếu gồm: xây dựngquỹ tiết kiệm cho vay xoay vòng với lãi suất thấp, phát triển chăn nuôi, trồngtrọt, trong đó có 1 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả
4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Đa Thông ảnh hưởng đến sản xuất.
4.1.3.1 Thuận lợi
- Đa Thông là một xã vùng cao núi đá có tài nguyên rừng dồi dào cùngvới các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng và pháttriển của nhiều loại cây trồng cho phép phát triển một nền nông nghiệp đadạng các sản phẩm với các cây trồng ưu thế như cây lúa,cây ngô,cây côngnghiệp (đậu tương, thuốc lá ) phát triển nghề rừng và chăn nuôi
- Xã có lực lượng lao động dồi dào với số người trong độ tuổi lao động
là 2972 người, chiếm tỷ lệ 70,34% trong tổng dân sô của xã, đây là một nguồntài nguyên rất quan trọng, cần được xã khai thác có hiệu quả
- Xã với vị trí cách trung tâm huyện 5km với đường giao thông liênhuyện khá thuận lợi tạo điều kiện khá tốt cho việc giao lưu buôn bán, trao đổihàng hóa với các nơi khác
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạođiều kiện thuận lợi cho xã phát triển về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội
Trang 384.1.3.2 Khó khăn
- Dân trí không đồng đều, bà con nông dân chưa mạnh dạn chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi, chưa đầu tư chuyên canh do đó sản phẩm nôngnghiệp chưa thành hàng hoá
- Một số hộ dân còn tập quán canh tác lạc hậu, nhiều phong tục tập quáncủa người dân còn gây lãng phí, ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ dân
- Giao thông đi lại khó khăn
- Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổthông, chỉ mới có kiến thức sản xuất qua kinh nghiêm truyền thống, chưađược đào tạo chuyên sâu
-Thiếu mặt định hướng tổng thể cũng như chuẩn bị cơ sở hạ tầng hỗ trợsản xuất dẫn đến tình trạng phát triển sản xuất manh mún
- Sử dụng đất chưa đạt hiệu quả cao, một số quỹ đất sử dụng cho sảnxuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung và gắn kết giữa các mục đích
4.2 Thực trạng mô hình sản xuất lúa BT13 trong năm vừa qua
Từ những thành công tại các tỉnh khác như Hà giang, Phú Thọ Giốnglúa BT13 được biết đến với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và đem lại năngsuất cao đặc biệt là thích hợp với điều kiện thời tiết ở vùng núi phía bắc,giống lúa này có thể trồng được cả vụ xuân và vụ hè thu
Vậy, viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã triển khai thực hiệnchương trình dự án đưa giống lúa BT13 vào trồng thử nghiệm ở tỉnh Cao Bằng.Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã xây dựng kế hoạchngay từ đầu năm nên đã chủ động triển khai các nội dung của dự án kịp thời,đúng tiến độ và thời vụ, phù hợp với kế hoạch sản xuất tại địa phương
Trang 39Trong quá trình triển khai thực hiện, Viện đã phối hợp với SởNN&PTNT tỉnh Cao Bằng và các cơ quan địa phương: Trạm Khuyến nônghuyện Thông Nông, xã Đa Thông triển khai các nội dung của dự án Lãnh đạocác cấp từ tỉnh đến địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi như chỉ đạo cácPhòng, Ban, cán bộ kỹ thuật phối hợp tham gia dự án từ khâu tổ chức đếntriển khai thực địa Đối với địa phương trực tiếp triển khai dự án, lãnh đạo đã
cử cán bộ kỹ thuật cùng phối hợp với cán bộ Viện trực tiếp chỉ đạo và theodõi các mô hình sản xuất
Dự án đươc triển khai từ tháng 6 – tháng 10 năm 2013 tại xã Đa Thông,huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng với quy mô là 15 ha, có 120 hộ tham giathực hiện mô hình
Bảng 4.3 dưới đây thể hiện số hộ của các xóm và diện tích của các xóm
đã tham gia thực hiện mô hình
Bảng 4.3: Số hộ và diện tích tham gia mô hình của toàn xã năm 2013 Xóm
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thông Nông)
Mặc dù, đây là dự án triển khai giống lúa mới nhưng người dân ở đâycũng đã tham gia rất nhiệt tình cùng với mong muốn có được giống lúa đạtnăng suất cao, để cải thiện đời sống
Đây là dự án mới nên chỉ triển khai thử nghiệm trên 5 xóm trên toàn xã,đây cũng là địa điểm nằm ở trung tâm của xã có đặc điểm là giao thông đi lạithuận tiện, và người dân có kinh nghiệm trồng lúa lâu đời đặc biệt là nơi hội
tụ đầy đủ các yếu tố nhiệt đô, ánh sáng, hệ thống kênh mương cung cấp nước
lý tưởng nhất cho việc trồng lúa