Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựngđất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ.Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy v
Trang 1Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp Đại học em đãnhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo của các thầy,
cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn Ủyban nhân dân xã Ngọc Động - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ
em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo Nguyễn Mạnh Thắng đã trựctiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong quá trình thực tập để em hoànthành tốt luận văn Mặc dù đã rất cố gắng, song trong quá trình viết và hoànthiện chuyên đề không thể chánh khỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong cácthầy giáo, cô giáo, chỉnh sửa bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các anh chị, bạn bè đã tạo điềukiện và kích lệ em hoàn thành luận văn này
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Trang 3Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học 4
2.1.1 Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình 4
2.1.2 Chức năng của hộ 4
2.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân 5
2.1.4 Quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế 5
2.1.5 Một số lý luận chung về giới và giới tính 6
2.1.6 Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội 8
2.1.6.1 Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế gia đình 8
2.1.6.2 Vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình 8
2.1.6.3 Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển 9
2.1.6.4 Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng 11
2.1.6.5 Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định 11
2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 11
2.1.8 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình 12
2.1.8.1 Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn 12
2.1.8.2 Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ .13
Trang 42.1.8.5 Yếu tố chủ quan 14
2.1.9 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của phụ nữ 14
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 16
2.2.1 Tình hình thay đổi của phụ nữ trên thế giới 16
2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình và trong hoạt động xã hội 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 19
3.2 Nội dung nghiên cứu 19
3.3 Phương pháp nghiên cứu 19
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 19
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 20
3.3.2.1 Phân loại hộ theo ngành nghề 21
3.3.2.2 Phân loại theo tài sản và thu nhập 21
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 21
3.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
4.1.1.1 Vị trí địa lý 23
4.1.1.2 Điều kiện địa hình, địa mạo 23
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết 23
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên 24
4.1.1.5 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã 26
Trang 54.1.2.1 Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Ngọc Động 26
4.1.2.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực cơ sở hạ tầng 27
4.1.2.3 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội 29
4.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của địa bàn xã 30
4.1.2.5 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã Ngọc Động 32
4.1.2.6 Hiện trạng về các yếu tố sản xuất của hộ 33
4.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xã hội ở xã Ngọc Động - Huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng 34
4.2.1 Thông tin chung về hộ điều tra ở xã 34
4.2.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã 37
4.2.2.1 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phân công lao động ở các nhóm hộ điều tra xã 37
4.2.2.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế và tạo ra thu nhập trong gia đình 44
4.2.2.3 Vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình 46
4.2.2.4 Vai trò của phụ nữ trong công tác xã hội ở xã Ngọc Động 46
4.2.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Ngọc Động - huyện Quảng Uyên-
tỉnh Cao Bằng 49
4.2.3.1 Định kiện giới vẫn còn đang tồn tại 49
4.2.3.2 Nhận thức của người dân còn thấp, trình độ dân trí, chuyên môn của phụ nữ chưa cao 50
4.2.3.3 Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ 51
4.2.3.4 Việc thực hiện luật, chính sách còn nhiều bất cập 53
4.2.3.5 Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã Ngọc Động - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng 55
4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã xã Ngọc Động huyện Quảng Uyên -tỉnh Cao Bằng 56
4.3.2.1 Nâng cao kiến thức về mọi mặt cho phụ nữ 56
Trang 64.3.2.4 Làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ và đời sống
cho phụ nữ 58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Kiến nghị 61
5.2.1 Đối với Nhà nước 61
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương 61
5.2.3 Đối với người nông dân 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 7Bảng 3.1: Tiêu chí phân loại hộ điều tra 21Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai của xã Ngọc Động năm 2013 25Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Ngọc Động 26Bảng 4.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Ngọc Động giai đoạn 2011
- 2013 28Bảng 4.4: số trường, lớp, học sinh đến trường năm 2013 29Bảng 4.5: Cơ sở vật chất, cán bộ y tế xã giai đoạn 2011 - 2013 30Bảng 4.6: Tình hình phát triển một số giống cây trồng tại địa bàn xã Ngọc
Động giai đoạn 2011 - 2013 31Bảng 4.7: Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013 tại xã Ngọc Động 32Bảng 4.8: Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra năm 201333Bảng 4.9: Sự phân công của nông hộ trong khâu sản xuất nông nghiệp 38Bảng 4.10: Người ra quyết định và thực hiện trong các hoạt động kinh doanh
và dịch vụ 41Bảng 4.11: Vai trò của phụ nữ trong việc vay và sử dụng nguồn vốn 43Bảng 4.12: So sánh thu nhập của vợ tạo ra so với chồng trong hộ gia đình ở
các nhóm hộ điều tra ở xã năm 2013 44Bảng 4.13: Sự tham gia của phụ nữ trong các tổ chức chính quyền và đoàn thể
47Bảng 4.14: Thực trạng phụ nữ trong các nhóm hộ tham gia các cuộc hội họp ở
địa phương 47Bảng 4.15: Trình độ văn hóa của phụ nữ so với nam giới 50Bảng 4.16: Mức độ tiếp cận thông tin của phụ nữ 51
Trang 8Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựngđất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ.Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xãhội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng Ở khu vực nông thôn, cùng với việctích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình, mỗi phụ nữ còntham gia nhiều hoạt động xã hội ,góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, ngườithầy của các con,người thầy thuốc của gia đình chăm lo gia đình, góp phầnxây dựng một gia đình hạnh phúc Đa số phụ nữ thời nay đã biết tiếp cận cơchế mới,biết ứng dụng khoa học kĩ thuật,công nghệ mới trong sản xuất nôngnghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn.Trong những năm gần đây một số phụ nữnông thôn đã trở thành nhà doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ở nông hộ,
họ là những người đi đầu trong phong trào nữ nông dân trong việc CNH-HĐHnông nghiệp nông thôn Tuy nhiên sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghinhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí vai trò của họ trong cácquan hệ xã hội và trong gia đình
Trong công cuộc xây dưng và bảo vệ đất nước, phụ nữ Việt Nam đãchứng tỏ sức mạnh và khả năng của giới mình không chỉ thay nam giới trongsản xuất và quản lý đất nước, giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng mà còn
Trang 9trực tiếp tham gia vào lực lượng vũ trang bảo vệ tổ quốc và góp phần quantrọng không thể thiếu được trong công cuộc giành và bảo vệ đất nước.
Song trong giai đoạn hiện nay phụ nữ đang đứng trước không ít khókhăn, thách thức Trình độ tay nghề của phụ nữ nhìn chung còn thấp chưa đápứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới Nền kinh tế đất nước tăng trưởngchưa vững chắc, sức cạnh tranh thấp nên đời sống của 1 bộ phận nữ còn gặpkhó khăn, thiếu việc làm và thu nhập chưa ổn định Định kiến giới và hạn chếtrong nhận thức về bình đẳng giới vẫn là một trong những nguyên nhân cảntrở sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ Sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và nềnkinh tế tri thức trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu ngàycàng cao về kiến thức, trình độ, năng lực đối với mỗi dân nói chung và phụ nữnói riêng
Xã Ngọc Động là một xã thuộc huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng vớihầu hết là hộ gia đình sản xuất nông nghiệp Trong những năm gần đây đờisống của người dân trong xã được cải thiện vì vậy vấn đề giới cũng đượcquan tâm hơn Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộgia đình, họ được quyền tham gia quyết định các công việc lớn và được chia
sẻ các công việc gia đình nhiều hơn Qua tìm hiểu các lĩnh vực liên quan đếnphụ nữ nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân,cho các cấp hội phụ nữ: Vai tròcủa phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay như thế nào, thựctrạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ra sao, giải phápnào tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Ngọc Động huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng về vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình ở địa phương trong thời gian qua Từ đó đề xuất một số giảipháp nhằm tạo cơ hội phát huy tiềm năng về mọi mặt và nâng cao vai trò củangười phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã trong thời gian tới
Trang 10- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữtrong phát triển kinh tế hộ gia đình trong thời gian tới.
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Giúp cho sinh viên bổ xung kiến thức thực tế, nâng cao năng lực, rènluyện kỹ năng và phương pháp nghiên cứu khoa học
+ Đề tài cũng được coi là 1 tài liệu tham khảo cho nhà trường, khoa,các sinh viên khóa tiếp theo
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
+ Những nghiên cứu và kết luận của đề tài là cơ sở khoa học cho các tổchức của nhà nước, các tổ chức xã hội và người dân tham khảo trong việc pháttriển kinh tế hộ gia đình nói riêng cũng như phát triển kinh tế xã hội nói chung
+ Thấy được tầm quan trọng của phụ nữ và những mặt hạn chế của phụ
nữ khi tham gia vào xã hội để có giải pháp khắc phục
Trang 11Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình
Có rất nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa thế nào là hộ:
- "Hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà, gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công “(Nguyễn Văn Hải 2005).
- "Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ" (Nguyễn Văn Hải, 2005).
- "Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội, có liên quan tới sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động khác" (Nguyễn Văn Hải, 2005).
- "Hộ là một nhóm người chung một huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ" (Nguyễn Văn Hải, 2005).
- "Hộ là một đơn vị tự nhiên tạo nguồn lao động"(Nguyễn Văn Hải, 2005).
- "Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất nguồn lao động thông qua việc tổ chức nguồn thu nhập chung" (Nguyễn Văn Hải, 2005).
- “Hộ là những người cùng chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng" (Nguyễn Văn Hải, 2005).
Như vậy có thể nêu một số điểm cần quan tâm khi nhận định hộ
- Một nhón người cùng huyết tộc hay không cùng huyết tộc
- Họ cùng sống chung hay không cùng sống chung dưới một mái nhà
- Có chung một nguồn thu nhập và ăn chung
- Cùng tiến hành sản xuất chung
2.1.2 Chức năng của hộ
+ Chức năng kinh tế
Đây là chức năng nổi bật của hộ và bản thân hộ cần sản xuất, kinhdoanh để đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết, trước hết là cho hộ, sau đó là cho xãhội Thực hiên chức năng kinh tế, hộ phải hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,kinh doanh và đầu tư
Trang 12+ Chức năng tiêu dùng chức năng này liên quan chặt chẽ với chức năngkinh tế, làm tiền đề cơ sở cho nhau.
+ Chức năng tái sinh nguồn nhân lực
+ Chức năng giáo dục đào tạo
2.1.3 Khái niệm và đặc điểm của hộ nông dân
Khái niệm: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệptheo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nôngnghiệp ở nông thôn Sự phân định hoạt động liên quan và không liên quan đếnnông nghiệp trong các hoạt động phi nông nghiệp là khó do vậy nảy sinh khái
niệm “ hộ nông dân ”.
Theo Ellis-1988 thì hộ nông dân là các hộ, thu hoạch các phương tiệnsống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại,năm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưngbằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoànchỉnh không cao
Như vậy, hộ nông dân khác với các hộ khác và khác với doanh nghiệpnông nghiệp ở quy mô sản xuất, nguồn lao động và mục tiêu sản xuất
* Đặc điểm của hộ nông dân
- Là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn Trình độ này quyếtđịnh quan hệ giữa hộ nông dân với thị trưòng
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia hoạt độngphi nông nghiệp với các mức độ khác nhau làm cho khó giới hạn thế nào làmột hộ nông dân (Nguyễn Văn Hải, 2005)
2.1.4 Quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế đôi khi được coi như nhau nhưng thựcchất chúng có những nét khác nhau và có liên quan chặt chẽ với nhau Muốnphát triển kinh tế phải có sự tăng trưởng kinh tế, nhưng không phải sự tăngtrưởng kinh tế nào cũng dẫn tới sự phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi nhất của vấn đề lí
luận kinh tế Các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng: “Tăng trưởng kinh tế
Trang 13là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô, sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định” (Nguyễn Thị Châu, 2007).
Trong khi đó phát triển kinh tế được hiểu là “Một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định trong đó bao gồm cả tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế” Phát
triển kinh tế xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngườidân bằng việc phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ
xã hội, nâng cao chất lượng lao động văn hoá (Nguyễn Thị Châu, 2007)
Các nước trên thế giới trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, pháttriển nông nghiệp nói riêng đều phải quan tâm đến mục tiêu phát triển đó là:
+ Tăng khả năng sẵn có và mở rộng việc phân phối các loại hàng hóathiết yếu cho cuộc sống như phương tiện, nhà ở, y tế và bảo vệ cho tất cả cácthành viên trong xã hội
+ Tăng mức sống tức là ngoài mục tiêu tăng thu nhập ra còn phải tạothêm việc làm, cải thiện công tác giáo dục và chú trọng hơn đến giá trị vănhoá, nhân văn
+ Mở rộng sự lựa chọn về y tế - xã hội cho các thành viên và các quốcgia bằng cách giúp họ thoát khỏi sự ràng buộc và lệ thuộc không chỉ đối vớinhững người và những quốc gia khác nhau mà còn đối với những áp lực của
sự nghèo đói (http://www.diendankienthuc.net)
2.1.5 Một số lý luận chung về giới và giới tính
Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người đảm bảo choviệc tái sinh sản con người và tái sản xuất xã hội Sự phân biệt về giới quy địnhthiên chức của họ trong gia đình và trong cộng đồng Do đó họ có tầm quantrọng khác nhau và họ đảm nhận những khả năng xã hội cũng khác nhau
Vai trò của giới khác với vai trò sinh học của nữ giới và nam giới Vaitrò của giới được hình thành mang tính xã hội Kết quả là nữ giới và nam giớikhông có cùng nguồn lực, không có cùng một nhu cầu và mối quan tâm giốngnhau Do đó họ cũng khác nhau trong quyền đưa ra quyết định Để có thể đảmbảo phát triển công bằng và có hiệu quả của các chính sách và kế hoạch pháttriển cần phải tìm hiểu sự khác nhau giữa nam và nữ Giới trở thành một phần
Trang 14trong phân tích về sự khác biệt xã hội Đây là cơ sở nghiên cứu sự cân bằng
về giới và nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội
Nam giới được coi là phái mạnh, được coi là trụ cột của sức lực, khảnăng bảo vệ và che chở Họ có cuộc sống tình cảm cứng rắn hơn, mạnh mẽhơn và năng động hơn trong công việc Chức năng của họ là người sản xuấtđồng thời là người quản lí, ít nhất là người quản lí gia đình, đặc trưng về giớicho phép họ có khả năng dồn tâm lực, trí lực cho mọi công việc và mọi thờigian như nhau
Nữ giới được coi là phái yếu, phái đẹp Họ không mạnh mẽ bằng namgiới cả về tình cảm và sức khoẻ cũng như sự mạnh bạo trong công việc nhưng
họ lại là thành viên quan trọng nhất tạo nên sự êm ấm hoà thuận trong giađình Họ là người thiên sống về tình cảm, uỷ mị, sống sâu sắc, nhạy cảm vànhẹ dạ cả tin Do vậy phụ nữ chiếm tỉ lệ cao trong trong số người ra khỏi biênchế vì sức khoẻ, thiếu năng lực Tất cả gánh nặng sinh con, nuôi con, côngviệc gia đình thường không được coi là hoạt động mang thu nhập và khôngđược trả công nhưng trên thực tế chúng lại chiếm nhiều thời gian và có tínhlặp đi lặp lại, là nguyên nhân cơ bản loại trừ người phụ nữ ra khỏi nền sảnxuất hiện đại (Bùi Thị Minh Hà, 2007)
Để thay đổi đặc trưng về giới và quan niệm cũ tức là cần phải thay đổinhận thức, hành vi của mọi người trong xã hội về giới và quan niệm giới tạođiều kiện cần thiết để thực hiện hành động vì sự bình đẳng và tiến bộ của phụ
nữ trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội Cả nam và nữ đều đóng vaitrò trong xã hội và nó cũng được thể hiện trong cuộc sống thường nhật đó là:
- Vai trò tái sinh sản: Thể hiện vai trò của nam và nữ trong việc tái sinh,duy trì nòi giống, tái tạo sức lao động và sức sản xuất xã hội bao gồm: mangthai, sinh con, chăm sóc con cái, chăm sóc các thành viên khác trong gia đình,các công việc nội trợ, phần lớn các công việc này do phụ nữ đảm nhận
- Vai trò sản xuất: Thể hiện vai trò của nam giới, nữ giới trong quá trìnhhoạt động đem lại thu nhập, có thể ở dạng tiền hoặc vật chất
- Vai trò cộng đồng: Bao gồm các hoạt động do nam giới và nữ giớithực hiện ở cấp cộng đồng nhằm duy trì, bảo vệ các nguồn lực khan hiếm củacộng đồng, thực hiện các nhu cầu chung của cộng đồng như xây dựng các cơ
Trang 15sở vật chất, hạ tầng, các hoạt động văn hoá và quản lí cộng đồng Vai trò cộngđồng được chia làm 2 loại:
+ Vai trò tham gia cộng đồng: Thực hiện các công việc tổ chức ở cộngđồng, thực hiện các nhu cầu chung như vệ sinh ngõ xóm, chăm sóc sứckhoẻ… Đây là các công việc thường được thực hiện tự nguyện, không đượctrả tiền và làm vào thời gian rỗi, thông thường do phụ nữ đảm nhận là chính
+ Vai trò lãnh đạo cộng đồng: Các hoạt động quản lí cộng đồng thuộccấu trúc thể chế chính trị, những công việc này thường do nam giới thực hiện
và thường được trả công trực tiếp bằng tiền hoặc gián tiếp bằng tăng thêm địa
vị quyền lợi (Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng, 2008)
2.1.6 Vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội
2.1.6.1 Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động sản xuất phát triển kinh tế gia đình
Có thể nói người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay trở thành một chủ thểquan trọng trong đời sống các gia đình Theo số liệu thống kê của Bộ laođộng, Thương binh và Xã hội thì hiện nay phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số
cả nước và hơn 49% lực lượng lao động So với thế giới, Việt Nam có tỷ lệ nữtham gia hoạt động kinh tế cao 83% trên tổng số nữ trong độ tuổi lao(http://vietnamnet.vn/chinhtri)
Họ cũng là người lao động trong lĩnh vực buôn bán dịch vụ góp phầntạo nên nguồn thu tiền mặt cho gia đình Cùng với chồng, người vợ cũng trởthành người tạo ra nguồn thu nhập chính ở nông thôn khi mà người chồng đilàm thuê xa kiếm tiền cho gia đình thì người vợ trở thành người lao độngchính, họ là chủ thể chính phát triển kinh tế hộ nông dân ở nông thôn ở thànhphố, phụ nữ là lực lượng chính phát triển buôn bán - dịch vụ Và khi là ngườilàm trong các công sở thì lương tháng của họ cũng như lương của đồngnghiệp nam Hiện nay thật khó khẳng định một cách chung chung rằng ngườiđóng vai trò quan trọng nhất trong gia đình là người chồng hay người vợ
2.1.6.2 Vai trò của phụ nữ trong công việc gia đình
Công việc ở đây là công việc nội trợ nuôi dưỡng và chăm sóc các thànhviên trong gia đình Nhiều quan niệm cho rằng đây là những việc vặt vàkhông quan trọng Đây cũng chính là lí do mà vai trò và địa vị của người phụ
Trang 16nữ bị hạ thấp, là cơ sở căn bản tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ Trong nềnvăn minh nông nghiệp, với sự phát triển của đại gia đình, tính gia trưởng củađàn ông được đề cao Người phụ nữ trong các đại gia đình chỉ là những nhânvật phụ thuộc và vai trò của họ hết sức mờ nhạt Gánh nặng công việc nội trợvẫn đè lên vai người phụ nữ và hầu như chưa có sự chia sẻ của người chồng,người nam giới.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Nhâm Tuyết (năm 2008), phụ nữnông thôn phải làm việc 8-16 h/ngày gồm cả công việc nội trợ gia đình vàchăm sóc con cái, họ không có thời gian đọc báo, nghe đài, xem văn nghệ trongkhi nam giới chỉ làm 7 h/ngày Phụ nữ thành thị có điều kiện hơn do có nhữngdịch vụ và trang thiết bị gia đình tốt hơn nhưng thời gian dành cho công việcgia đình vẫn gấp 1,5 lần so với nam giới (Lê Thị Nhâm Tuyết, 2008)
Trong việc nuôi dạy con cái, phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn Phần lớn cáccông việc cho ăn, chăm sóc, dạy học thường do người mẹ đảm nhận, nhất làthời kỳ em bé còn nhỏ Sức khoẻ và trình độ cũng như kiến thức của người
mẹ giúp cho việc nuôi dạy con cái tốt hơn Phụ nữ cũng được giao tráchnhiệm chăm sóc người già, người bệnh, người tàn tật Họ phải làm việc vất
vả, thời gian dài nhưng lại không tạo thu nhập ở hoạt động này so với chồng,
họ phải chịu thiệt thòi nhiều hơn, thậm chí còn bị hiểu lầm bởi sự khó tính củangười già, người bệnh
Rõ ràng vai trò của phụ nữ trở nên hết sức quan trọng trong việc thựchiện những công việc nhằm nuôi dưỡng và tái sản xuất lao động của các thànhviên trong gia đình Nhưng việc đồng thời phải thực hiện hai vai trò quan trọng
là làm kinh tế và nội trợ gia đình đã làm cho họ tốn rất nhiều thời gian và trílực Hiện nay dù các quan hệ kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng quan
hệ giới hầu như chưa có những chuyển biến kịp thời Do vậy phụ nữ thay vìđược giải phóng, được chia sẻ trong xã hội hiện đại thì vô hình chung họ trởthành người gánh chịu nhiều trách nhiệm và chịu nhiều thiệt thòi
2.1.6.3 Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực phát triển
Tiếp cận đất đai
Tuy luật đất đai năm 1993 đã bảo vệ quyền thừa kế đất đai của phụ nữnhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy phụ nữ chỉ có quyền sử dụng đất
Trang 17trong mối liên hệ với đàn ông Khi kết hôn phụ nữ về nhà chồng sống và phầnđất của cặp vợ chồng này do gia đình chồng chia cho Khi ly hôn, người phụ
nữ trong mọi trường hợp đều không được nhận đất bồi thường Những phụ nữgoá chồng thì được quyền sử dụng đất nhưng lại gặp khó khăn trong việcchứng nhận quyền sử dụng đất của mình Khi trong gia đình có một người contrai trưởng thành thì thường lấy tên người con trai đó ghi vào giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất Khi không có tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụngđất thì người phụ nữ rất khó có thể thế chấp để vay vốn vì ở nông thôn tài sảnthế chấp để vay vốn phổ biến nhất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Báocáo Trung tâm Thái Nguyên,2008)
Việc sửa đổi mẩu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong đó ghi tên
cả vợ và chồng hiện nay là một việc làm tích cực tạo thuận lợi cho phụ nữtrong việc tiếp cận vốn tín dụng
Tiếp cận vốn
Phụ nữ hiện nay có thuận lợi hơn trước đây trong việc vay vốn tín dụng
vì có nhiều nguồn từ các tổ chức chính thống và phi chính thống Là ngườitham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng tham giavào các quyết định phát triển của gia đình, do vậy phụ nữ đóng vai trò quantrọng trong việc sử dụng vốn và tiết kiệm Thông qua sự uỷ thác của Ngânhàng chính sách xã hội, Hội phụ nữ các địa phương đã thực hiện việc cho vayvốn tới các hội viên kết hợp với việc kiểm soát sử dụng vốn và trả lãi
Tiếp cận với KHKT
Sự tiếp cận KHKT thông qua hệ thống khuyến nông nhà nước vàkhuyến nông tự nguyện hoặc các chương trình, dự án đối với phụ nữ nôngthôn là cần thiết nhưng gặp một số khó khăn Ngoài công việc sản xuất kinhdoanh, phụ nữ còn phải làm công việc gia đình và tham gia vào các hoạt độngkhác Quỹ thời gian không cho phép họ tham gia các khoá tập huấn dài ngàyhoặc ở xa vì thiếu phương tiện đi lại
Thường thì những kiến thức họ nhận được từ các khoá tập huấn có thể ápdụng ngay vì họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh haynuôi dạy con cái trong khi nam giới đến các khoá tập huấn thường không chú ýnghe hay tham gia bởi họ nghĩ là họ biết hết Sau đó họ lại không truyền đạt
Trang 18những gì họ học được cho vợ, con Những người phụ nữ có trình độ học vấncao, có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ kỹ thuật tốt hơn Tuy nhiên trình
độ của phụ nữ nông thôn thấp khiến việc tiếp cận KHKT của họ bị hạn chế
Tiếp cận thông tin
Vì quá bận bịu với công việc nên việc tiếp cận với các nguồn thông tincủa phụ nữ nông thôn còn khó khăn, chủ yếu thông qua các phương tiệnthông tin đại chúng, hội họp, ở chợ, những dịp gặp nhau hoặc vào thời giancùng làm chung Điều kiện kinh tế của gia đình và trình độ học vấn của phụ
nữ quyết định đến cơ hội tiếp cận thông tin, xử lý, chọn lọc thông tin của họ
2.1.6.4 Vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, cộng đồng
Gia đình với tư cách là một chủ thể xã hội, khi tham gia sinh hoạt cộngđồng bao giờ cũng hiện diện với tư cách là một chủ thể hoàn thiện Người phụ
nữ hiện nay rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng Mặc dù chưa đạtđược sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong lĩnh vực hoạt động nàynhưng thực tế đã có một tiến bộ đáng kể khi mà người phụ nữ đã hiện diệnvới tư cách là người chủ, người đại diện cho gia đình để đi dự các đám hiếu,
hỉ, giao tiếp đoàn thể, chính quyền, họp làng bản, tổ dân phố, tiếp khách Nhưchúng ta đều biết, trong truyền thống những công việc này đều là của đàn ông
- người chủ gia đình Điều này có nghĩa là người phụ nữ Việt Nam đang có sựhoà nhập, sự chuyển đổi vai trò một cách rõ rệt
2.1.6.5 Vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định
Phụ nữ thường cùng chồng bàn bạc để ra quyết định về phát triển kinh
tế, mua sắm, chi tiêu trong gia đình, quyết định từ việc sinh con và học hành,nghề nghiệp của con cái Tuy nhiên thường người chồng đóng vai trò quyếtđịnh cao hơn người vợ, đặc biệt là quyết định trong các vấn đề xã hội, vì ýkiến của phụ nữ ít quan trọng hơn nam giới (Khoa học về phụ nữ, 2001)
2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình
1 Dựa vào mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động sản xuấtkinh doanh: mức độ tham gia của phụ nữ trong hoạt động sản xuất kinh doanhcàng nhiều thì vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và cả sự pháttriển kinh tế xã hội càng cao
Trang 192 Dựa vào thu nhập do phụ nữ tạo ra so với nam giới: nếu chỉ dựa vàomức độ tham gia của phụ nữ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cũngchưa đủ để đánh giá vai trò của họ trong phát triển kinh tế hộ gia đình bởi tínhchất công việc khác nhau tạo ra mức thu nhập khác nhau Do đó mà ta chỉ sửdụng chỉ tiêu thu nhập của phụ nữ so với nam giới Phần trăm thu nhập dophụ nữ tạo ra càng lớn thì vai trò của họ càng được khẳng định trong gia đình
họ Họ không chỉ chăm sóc con cái, chăm lo nhà cửa mà còn mang lại thunhập cho gia đình Ngày nay người phụ nữ có quyền tham gia vào các quyếtđịnh của gia đình, các công việc kinh doanh buôn bán Mặt khác phần trămphụ nữ tham gia các hoạt động sản xuất và gia đình thể hiện vai trò của họtrong việc nâng cao mức sống gia đình và của toàn xã hội
2.1.8 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình
2.1.8.1 Quan niệm về giới, những phong tục tập quán ở nông thôn
Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam á nên còn lưu giữ rấtnhiều những phong tục tập quán kể cả những phong tục cổ hủ lạc hậu ởnông thôn, nơi mà sự tiếp cận của cơ chế thị trường rất chậm, văn minhthường đến sau cùng, nên những tư tưởng “trọng nam khinh nữ” có cơ hộicản trở phụ nữ nông thôn tham gia vào các hoạt động xã hội, người dânkhông dám mạnh bạo làm ăn, hạn chế tính năng động sáng tạo và đươngnhiên cản trở vai trò của người phụ nữ Đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số,nơi mà quan niệm về giới và vai trò của giới vẫn có xu hướng đề cao vai tròcủa nam giới hơn Họ cho rằng chỉ nam giới mới có khả năng đảm đươngđược các công việc được xem là quan trọng của gia đình, cộng đồng và xãhội (Nguyễn Linh Khiếu, 2003)
Ngoài gánh nặng công việc gia đình người phụ nữ còn bị cộng đồng đối
xử bất bình đẳng, họ rất ít có cơ hội tham gia các hoạt động, hưởng thụ vănhoá tinh thần và tiếp cận với các dịch vụ thông tin Công việc chính của ngườiphụ nữ được thừa nhận là chăm sóc con cái, nội trợ, luôn lệ thuộc vào chồng
và con trai Còn các hoạt động học tập, thi cử và quản lí đất nước là do namgiới chi phối Kết quả là người phụ nữ không biết đến hoặc không thể thựchiện được quyền của họ đã được pháp luật công nhận
Trang 202.1.8.2 Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ
Ở nông thôn đặc biệt là miền núi phương tiện thông tin nghe nhìn cũngnhư báo chí đến với người nông dân rất hạn chế, do vậy việc phụ nữ tiếp cận
và nắm bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức phát triển sản xuất
và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
Tuy phụ nữ đã được bình đẳng với nam giới về tất cả các quyền vàđược quy định rõ trong hiến pháp, bộ luật dân sự và luật hôn nhân gia đìnhnhưng hầu hết phụ nữ nông thôn không hiểu biết về những văn bản trên vàphải tuân theo các tập quán truyền thống Phụ nữ bị hạn chế về trình độchuyên môn kỹ thuật, sự hiểu biết nên gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắtthông tin về chính trị, pháp luật và gặp nhiều khó khăn trong áp dụng các tiến
bộ KHKT mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất, vào đời sống dovậy hiệu quả công việc và năng suất lao động thấp
2.1.8.3 Yếu tố vốn đầu tư
Trong phát triển kinh tế, yếu tố vốn là rất quan trọng nhưng trong pháttriển kinh tế hộ gia đình thì hầu hết là gặp khó khăn về vốn Phụ nữ ít có cơhội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thống do trình độ học vấn thấp,các hàng rào về xã hội và văn hoá, bản chất công việc kinh doanh và nhữngyêu cầu thế chấp ví dụ như việc ghi tên trên giấy chứng nhận sở hữu đất màngười phụ nữ không thể ghi tên mình vào Hơn nữa thị trường ở nước ta nhất
là thị trường vốn ở các vùng xa xôi hẻo lánh hoạt động rất kém, cơ chế vayvốn gặp nhiều khó khăn Một điều là vay nợ ở khu vực nông thôn chủ yếuđược thực hiện thông qua khu vực phi chính thống với lãi suất rất cao Do đó
mà phụ nữ nông thôn đặc biệt là phụ nữ nghèo không có điều kiện mở rộngsản xuất phát triển kinh tế
2.1.8.4 Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ
Phụ nữ phải đối mặt với nhiều ràng buộc về thời gian lớn hơn nam giới
Họ có thể dành ít thời gian hơn cho công việc đồng ruộng nhưng lại phải làmviệc nhà nhiều hơn do sự phân công lao động mang tính chất giới về việcchăm sóc con cái và trách nhiệm chăm lo việc nhà Do vậy mà phụ nữ ít cóđiều kiện tiếp xúc với các nguồn sách báo, thông tin Điều này đã ảnh hưởngrất lớn đến khả năng nhận thức và hiểu biết xã hội ở nhiều vùng xa xôi hẻo
Trang 21lánh, người dân ít có cơ hội tiếp xúc với báo chí và các hình thức truyền tảithông tin khác Do vậy mà cơ hội để phụ nữ giao tiếp rộng, tham gia hội họp
để nắm bắt thông tin cũng rất hiếm
2.1.8.5 Yếu tố chủ quan
Một yếu tố không thể không nhắc đến ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ
đó là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra Chính họ cũng cho rằngnhững công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái… là công việc của ngườiphụ nữ, như vậy vô hình chung họ công nhận cái định kiến của xã hội, tự tróibuộc mình để rồi công việc gia đình đè lên đôi vai của họ, họ không còn thờigian cho việc tham gia các hoạt động xã hội Họ tự đánh mất vai trò và vị trícủa mình trong gia đình và xã hội
2.1.9 Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của phụ nữ
Chăm lo quyền lợi của phụ nữ và đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ
nữ là quan điểm xuyên suốt lịch sử 80 năm hoạt động của Đảng và 65 nămhoạt động của Nhà nước và suốt cả cuộc đời của Bác Hồ Luận cương chính
trị năm 1930 của Đảng đã khẳng định: “Vấn đề giải phóng phụ nữ và sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một trong 10 nhiệm vụ quan trọng của Đảng”.
Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
ra đời, tại điều 9 của hiến pháp nêu rõ: “ Phụ nữ bình đẳng với nam giới trên mọi phương diện và được hưởng mọi quyền tự do của công dân” Để phát
huy tiềm năng lao động nữ thông qua đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng phụ nữ,góp phần phát triển kinh tế, Nghị quyết 04/NQ-TW ra ngày 12/7/1993 của Bộ
Chính trị “Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, càng thể hiện rõ quan điểm và đường lối của Đảng ta.
Sau Nghị quyết Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đả04/NQ-TW của ng ban
hành chỉ thị số 28/CT-TW ngày 19/9/1993 “Về thực hiện Nghị quyết Bộ Chính trị, đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ phụ nữ được nâng
cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứngyêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, có việclàm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, tham giangày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng
Trang 22góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình Phấn đấu để nước ta là mộttrong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực(http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn)
Đặc biệt trong chiến lược quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ Việt Namđến năm 2020 với các nhiệm vụ, giải pháp được nêu rõ, đó là:
1 Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp chính quyền và các tổ chứctrong hệ thống chính trị về bình đẳng giới, nâng cao hiệu quả quản lý nhànước đối với công tác bình đẳng giới và sự phối hợp liên ngành thúc đẩy sựtiến bộ của phụ nữ
2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác phụ nữ và bình đẳng giới;nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác phụ nữ và bình đẳng giới
3 Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, chính sách, chương trình, dự án vềbình đẳng giới và các giải pháp phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới nhằm tạođiều kiện cho sự phát triển của phụ nữ
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạmpháp luật liên quan trong các lĩnh vực của đời sống xã hội xây dựng chínhsách khuyến khích phát triển gia đình điển hình gương mẫu theo tiêu chí giađình văn hoá
b) Xây dựng hệ thống các mục tiêu quốc gia, chỉ tiêu về bình đẳng giới,công cụ theo dõi, đánh giá vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựngvăn bản quy phạm pháp luật
4 Nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thôngqua tăng cường sự tham gia lãnh đạo và quản lý của phụ nữ, thực hiện nguyêntắc bình đẳng giữa nam và nữ, lồng ghép cơ chế, chính sách cụ thể về độ tuổitrong quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ, công chức nữ
a) Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo, y tế, pháp luật chophụ nữ và trẻ em gái
b) Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cán bộ nữ
c) Xây dựng và thực hiện chính sách đặc thù đối với lao động nữ làmviệc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và là người dân tộcthiểu số
Trang 23d) Xây dựng cơ chế đảm bảo thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ
nữ vào các quá trình ra quyết định và tăng tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội,Hội đồng nhân dân các cấp
5 Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước ở Trungương và địa phương trong việc bảo đảm cho nữ cán bộ, công chức tham giaquản lý nhà nước
a) Nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 19/2003/NĐ-CPngày 07 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định trách nhiệm của cơ quanhành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
b) Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 19/2003/NĐ - CP ngày 07tháng 3 năm 2003 của Chính phủ để xác định rõ hơn trách nhiệm của cơ quanhành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho nữ cán bộ, công chứcchủ động tham gia vào quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,chiến lược, chương trình, dự án có liên quan đến phụ nữ và trẻ em
c) Xây dựng và ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chínhphủ với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
d) Xây dựng và ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa ủy bannhân dân các cấp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp
6 Huy động nguồn lực cho các hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến
bộ của phụ nữ
7 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bình đẳng giớinói chung và sự phát triển của phụ nữ nói riêng (http://www.chinhphu.vn)
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình thay đổi của phụ nữ trên thế giới
Địa vị của phụ nữ ở các nước đang phát triển trên tất cả các khía cạnh
đã được cải thiện đáng kể trong những năm trở lại đây Do có sự đầu tư mạnhhơn vào phụ nữ và các bé gái, cải thiện mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế chămsóc sức khoẻ, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào lực lượng lao động và do đó đãthu hẹp lại khoảng cách về giới trong vấn đề việc làm và khoảng cách giớitrong tiền lương cũng được thu hẹp lại Trình độ học vấn của phụ nữ cũng đã
có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ đi học của bé gái đã được tăng lên nhiều Điều
đó đã thu hẹp khoảng cách về giới trong giáo dục Tuy đã có tiến bộ rõ rệt
Trang 24như vậy nhưng sự bất bình đẳng giới về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nóivẫn tồn tại đáng kể trong các nước đang phát triển Theo đánh giá của Liênhiệp quốc phụ nữ làm 70% công việc nhưng chỉ hưởng 30% thu nhập của thếgiới (40% công việc của họ không được trả lương), sở hữu 1% tài sản của thếgiới, chiếm 70% người nghèo trên thế giới và 10% ghế quốc hội
Châu Á được xác định là trung tâm kinh tế lớn trong tương lai, nhưngvẫn còn nhiều nước trong tình trạng bị nghèo đói đe dọa ở Băngladesh 80%phụ nữ bị mù chữ, ở một số nước Đông Nam á như Indonesia, Philippin,Thái Lan mỗi năm có tới trên 600.000 người đi lao động nước ngoài, 1,46triệu lao động đi di cư thì 70% là giúp việc gia đình Đội lốt các trung tâmgiới thiệu việc làm cho phụ nữ ra nước ngoài làm việc có nhiều kẻ lợi dụnglừa lấy tiền hoặc buôn bán phụ nữ Do không có việc làm nhiều trẻ em gái
và phụ nữ có thể do chủ quan hoặc khách quan đưa đẩy trở thành gái mạidâm, họ là nguyên nhân để các dịch bệnh lan rộng đồng thời cũng là nạnnhân của sự nghèo đói, thiếu hiểu biết, thiếu việc làm, tiếp cận các nguồnlực bị hạn chế, quyền hạn không bình đẳng, địa vị kinh tế xã hội thấp hơn sovới nam giới, Do đó đã làm hạn chế khả năng tác động đến các quyết địnhtrong cộng đồng cũng như ở cấp quốc gia Phụ nữ rất ít có mặt trong quốchội và hội đồng nhân dân địa phương và hầu như chưa có sự tiến bộ gì đáng
kể trong lĩnh vực này
Một vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay là nạn bạo lực gia đình ởChâu Mỹ La tinh, nạn nhân của bạo lực gia đình và tình dục đối với phụ nữchiếm nhiều hơn bạo lực chính trị Tại Mỹ cứ 15 giây lại có một phụ nữ bịđánh đập, ở Ai Cập phụ nữ bị thương tích được đưa đến các cơ quan cơ sởchữa trị chấn thương chủ yếu nguyên nhân do chồng hành hung TạiBăngladesh, số phụ nữ bị chồng giết chiếm một nửa số vụ giết người trong cả
nước Thực tế cho thấy chúng ta phải nỗ lực hành động mạnh hơn nữa “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” trên phạm vi toàn cầu vì hòa bình ổn định và phát triển
của nhân loại (http://www.sggp.org.vn)
2.2.2 Phụ nữ Việt Nam và vai trò của họ trong phát triển kinh tế gia đình
và trong hoạt động xã hội
Trong lịch sử dân tộc người phụ nữ Việt Nam luôn là một lực lượngcách mạng quan trọng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc và kiến thiết đất nước
Trang 25Trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dưới sựlãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cùng hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ đã thu hút nhiều thế hệ phụ nữ tham gia Họ là học sinh, tríthức, là những người công nhân, nông dân, là thiếu nữ hay người vợ, người
mẹ tiễn chồng rồi lại tiễn con, tiễn cháu lên đường chiến đấu Trong chiếntranh, người phụ nữ có mặt ở khắp hậu phương, tiền tuyến, là chiến sỹ haytướng cầm quyền, là người xoa dịu nỗi đau hay nạn nhân thầm lặng
Không những giỏi việc nước mà họ còn đảm việc nhà Trong hoàn cảnhsống còn nhiều khó khăn họ phải lo lắng cho gia đình đủ cơm ăn áo mặc, concái được học hành và khỏe mạnh Và khi người chồng đi vắng thì việc họ việclàng người phụ nữ cũng là người lo toan hết Thiên nhiên đã ban tặng cho phụ
nữ chức năng sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái, chăm sóc vun trồng mầm noncủa đất nước, bảo tồn và phát triển nòi giống Để đảm đương trọng trách nàyngười phụ nữ đã phải chịu bao nỗi cực nhọc nhưng họ cũng tìm thấy nguồnvui của mình Mặt khác họ cũng là người giữ gìn truyền thống, những giá trịtốt đẹp của thế hệ này qua thế hệ khác, gia đình Việt Nam hiện nay còn lưugiữ những phẩm chất tốt đẹp như tình nghĩa vợ chồng, lòng hiếu thảo của conđối với cha mẹ, lòng kính trọng biết ơn người già, sự giúp đỡ lẫn nhau trong
họ hàng làng xóm
Trong sản xuất, người phụ nữ cũng là người tạo ra phần lớn lương thựccho gia đình Mọi việc đồng áng gần như dồn hết lên đôi vai gầy của ngườiphụ nữ, nhất là ngày nay tình trạng nam giới đi kiếm việc làm xa nhà càngnhiều Các công việc như cày bừa ngày xưa dành cho nam giới khỏe mạnh thìbây giờ phụ nữ đảm nhận không còn là chuyện lạ Bên cạnh việc trồng trọt họcòn làm thuê nhiều công việc phụ để tăng thu nhập cho gia đình như thêu,mây tre đan, dịch vụ thương mại Người phụ nữ Việt Nam góp phần xây dựngnền văn minh dân tộc bằng lao động sáng tạo và trí tuệ thông minh, bằng tìnhthương và đạo đức trong sáng của họ Tuy nhiên đến nay vị trí, vai trò của chị
em trong gia đình và trong xã hội chưa tương xứng với công lao mà họ bỏ ra
Do vậy cần phải bù đắp xứng đáng cho người phụ nữ và giúp đỡ để họ đượckhẳng định mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội (www.ubphunu -ncfaw.gov.vn)
Trang 26Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
+ Phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình+ Sự tham gia vào các công việc gia đình, xã hội của phụ nữ
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: xã Ngọc Động - huyện Quảng Uyên- tỉnh Cao
Bằng
- Thời gian thực tập: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014
- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu sơ cấp 01/2014, số liệu thứ cấp
2011 - 2013
3.2 Nội dung nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã Ngọc Động- huyện
Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng
+ Tìm hiểu thực trạng vai trò của phụ nữ trong các nhóm hộ trên địabàn xã
+ Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tham của phụ nữ vàophát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã
+ Nhận xét đánh giá chung về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế
hộ gia đình ở xã Ngọc Động - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của phụ nữ
trong thời gian tới của xã Ngọc Động - huyện Quảng Uyên- tỉnh Cao Bằng
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thông tin thứ cấp: được thu thập từ UBND xã Ngọc Động, Hội phụ
nữ và ban thống kê xã, nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu tìm hiểu vềthông tin kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, đồng thời dựa trên thông tinthứ cấp để chọn hộ phỏng vấn
Trang 27- Thông tin sơ cấp: được thu thập qua phỏng vấn chuyên sâu vào tổ chức,
cá nhân như UBND xã, Hội phụ nữ xã, những người am hiểu Điều tra 60 mẫu
hộ nông dân để đánh giá trách nhiệm, vị trí, sự phát huy vai trò và năng lực củaphụ nữ trong gia đình Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên và được lậpthành 3 nhóm: hộ giàu khá, hộ trung bình, hộ nghèo Nội dung điều tra được cụthể hoá bằng phiếu điều tra được soạn thảo sẵn theo các nội dung khảo sát kinh
tế xã hội hộ gia đình Số liệu thu thập được từ cuộc điều tra được kiểm tra mãhoá và nhập vào cơ sở dữ liệu máy tính sử dụng phần mềm Excel
* Nội dung điều tra phỏng vấn hộ
Những đặc trưng cơ bản của hộ gia đình (trình độ văn hóa, nhân khẩugiới tính ) nguồn lực của hộ (đất đai, lao động, nhà cửa, tài sản gia đình ) sựphân công lao động trong hộ, sự phân công quyền lực trong hộ, các thông tinliên quan tới hoạt đông sản xuất, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cũngnhư những kiến nghị, mong muốn của phụ nữ và của hộ trong tương lai
* Nội dung điều tra tại xã
Tình hình cơ bản tại xã, cơ sở hạ tầng, kết quả sản xuất kinh doanh, tìnhhình dân số lao động
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Do thời gian có hạn không thể nghiên cứu số mẫu lớn do đó để phục vụcho nghiên cứu đề tài và đảm bảo được tính đại diện tôi điều tra 6 trong xóm
15 chọn mẫu nghiên cứu là các xóm Đống Đa, Lũng Cải, Tẩu Kéo, LũngNiền, Lũng Thoong, Lũng Nhàu vì các xóm này có điều kiện kinh tế và địahình khác nhau Tôi chọn ra 60 hộ điều tra ở mỗi nhóm như sau: 16 hộ khágiàu, 30 hộ trung bình,14 hộ nghèo và chia đều cho mỗi thôn hộ, cụ thể số
Xóm Đống Đa là xóm nằm ở trung tâm xã,gần chợ là xóm phát triểnnhất,chủ yếu là buôn bán Xóm Lũng Cải có điều kiện kinh tế kém phát triểnchủ yếu là làm nông nghiệp đường đi lại khó khăn cách trung tâm xã 4 km.Xóm Tẩu Kéo là xóm gần trung tâm xã đường đi lại thuận tiện chủ yếu làmnông nghiệp Các xóm lũng thoong, lũng nhàu, lũng niền đường đi lại khókhăn cách trung tâm xã khoảng 5 km đường đi lại khó khăn đât đai phân tán
lẻ tẻ dốc xa không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Tiêu chí phân loại hộ như sau:
Trang 283.3.2.1 Phân loại hộ theo ngành nghề
- Hộ nông nghiệp: là những hộ chỉ sản xuất nông nghiệp không kèm
theo ngành nghề gì khác
- Hộ thương mại dịch vụ: là những hộ chỉ làm thương mại dịch vụ
- Hộ kiêm: là những hộ vừa sản xuất nông nhiệp vừ kiêm các ngànhnghề khác
3.3.2.2 Phân loại theo tài sản và thu nhập
Bảng 3.1: Tiêu chí phân loại hộ điều tra
Hộ khá giầu
Nhà cửa xây khang trang (nhà mái bằng hoặc nhà tầng), có
công trình vệ sinh tiện nghi, thiết bị sinh hoạt đầy đủ như: ti
vi, xe máy, điện thoại, tủ lạnh…, con cái được học cao, đủlao động thu nhập bình quân >520.000đồng/tháng
Hộ trung
bình
Nhà cửa bán kiên cố (nhà cấp 4, nhà mái ngói), diện tích
canh tác đảm bảo lương thực cho gia đình, đủ lao động, thunhập bình quân từ 401.000 - 520.000 đồng/tháng
Hộ nghèo
Nhà tạm, thiếu nhiều phương tiện sinh hoạt cần thiết, diệntích đất canh tác ít, thu nhập không ổn định, con cái khôngđược học cao, thiếu lao động, thu nhập <400.000đồng/người/tháng
3.3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được xử lý bằng máy
tính cá nhân và bằng chương trình Excel để phục vụ cho mục đích nghiên cứucủa đề tài
- Phương pháp phân tích thống kê: Là phương pháp dựa vào các số liệu
đã được phân tổ, được chia tách trong những bảng biểu cụ thể để tìm ra nhữngnét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong các bảng biểunói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từ đó cần phải có những thay đổi gìcho phù hợp
- Phương pháp so sánh: Sử dụng phương pháp so sánh phân tích để
thấy được vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình, so sánh thu nhập củangười phụ nữ so với nam giới (người chồng của họ) để thấy được mức độcông bằng trong gia đình
Trang 29Như vậy bằng các phương pháp nghiên cứu trên cho phép tôi thu thậpđược những kết quả về thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triểnkinh tế gia đình và xã hội góp phần ở xã Ngọc Động làm căn cứ đưa ra nhữngphân tích, nhận xét và đánh giá đầy đủ chính xác các nội dung cần thiết phục
vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ:
+ Trang bị tư liệu sản xuất trên hộ
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh đời sống của hộ:
+ Các tài sản hiện có trong gia đình
+ Cơ cấu các khoản thu nhập của hộ
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và năng lực của phụ nữ:
+ Tổng số phụ nữ: Gồm toàn bộ các hộ không phân biệt độ tuổi,ngành nghề
+ Tỷ lệ nữ: Là tỷ số giữa tổng số phụ nữ trên toàn bộ dân số
+ Tỷ lệ lao động nữ: Là toàn bộ lao động nữ trong tuổi và có khả nănglao động trên tổng số lao động trong tuổi
+ Số lượng và tỷ lệ nữ quyết định các công việc gia đình,
+ Số lượng và tỷ lệ nữ tham gia vào lao động sản xuất và các côngviệc khác,
Trang 30Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Ngọc Động có tổng diện tích tự nhiên là: 2341,12 ha nằm phía tâyhuyện Quảng Uyên ,cách trung tâm huyện Quảng Uyên khoảng 12 km
- Phía Bắc giáp với xã Tự Do huyện Quảng Uyên
- Phía Nam giáp với xã Hoàng Hải huyện Quảng Uyên
- Phía Đông giáp với xã Hồng Định,xã Hoàng Hải huyện Quảng Uyên
- Phía Tây giáp với xã Trưng Vương,xã Hà Trì, xã Hồng Nam huyệnHòa An
4.1.1.2 Điều kiện địa hình, địa mạo
Địa hình ở xã có độ cao trung bình 399 đên 800 m so với mực nướcbiển,có hướng thấp từ dần từ Tây bắc xuống phía nam;Có thể chia thành 2dạng chính như sau
- Dạng địa hình có nhiều đồi núi,chủ yếu là núi đá vôi chiếm tỷ lệ lớnphân bố khắp trên địa bàn của xã
- Dạng địa hình thung lũng nằm ven chân các dãy núi Dạng này chiếmphần lớn diện tích trên địa bàn xã, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng,bố trí các khu dân cư, sản xuất nông nghiệp của xã
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Xã Ngọc Động nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa,lạnh
và khô hanh vào mùa đông,nóng ẩm và mưa nhiều vào mùa hè.Nhiệt độ trungbình trong năm 21 0C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là 360C,tháng cónhiệt độ trung bình thấp nhất là dưới 15 0C nhiệt độ trung bình cả là 21,6 0C
Lượng mưa trung bình từ 1442,2 - 1482,1mm/năm Lượng mưa tậptrung vào tháng 4 đến tháng 9 thường gây lũ lụt vào tháng 5 chiếm 89,9%lượng mưa cả năm, đôi khi xuất hiện mưa lớn tập trung gây ngập úng ở nhữngnơi khó thoát nước gây khó khăn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân,mưa ít từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 10,1% lượng
Trang 31mưa cả năm (thậm chí có tháng không có mưa) do đó thường bị khô hạn Độ
ẩm không khí bình quân trong năm là 80%
Đặc điểm riêng của xã Ngọc Động là thường có lũ xuất hiện vào tháng
5 đến tháng 7 ở các thung lũng, nước có thể dâng cao từ 2m đến 3m làm ảnhhưởng rất lớn tới giao thông và sinh hoạt của người dân Thỉnh thoảng có năm
có xuất hiện mưa đá làm ảnh hưởng tới lúa và hoa màu
4.1.1.4 Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên nước
Do điều kiện địa hình,tài nguyên nước thuộc loại nghèo Trên địa bàn
xã không có con sông nào chảy qua chỉ có một hệ thống suối ở dưới thunglũng, mà mùa khô nước lại cạn, nguồn nước chính dành cho sinh hoạt và phục
vụ sản xuất nông nghiệp dựa vào lượng mưa, và nước mỏ chảy ra từ trong cáckhe núi chảy ra với lưu lượng nhỏ Nước dùng cho sinh hoạt của nhân dântrong xã và nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn Dovậy công tác bảo vệ rừng bảo vệ nguồn nước là một trong các biện pháp hữuhiệu nhất nhằm duy trì và bảo vệ nguồn nước ở địa phương
* Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của xã Ngọc Động theo điều tra mới nhất có986,5 ha chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá vôi được sử dụng với mục đíchphòng hộ Ngoài đất lâm nghiệp ra Ngọc Động còn một diện tích không nhỏ
đó là núi đá cây mọc rải rác chiếm 906,61 ha bằng 38,06% diện tích Diệntích này không thể trồng rừng song có thể giao cho người dân tự khoanh nuôi,bảo quản các loại cây đã mọc trên đó thì một thời gian sau núi đá sẽ tái sinhthành rừng tự nhiên
* Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn xã chưa có phát hiện gì về khả năng có khoáng sản
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2341,12 ha, cụ thể cơ cấu đất đaicủa xã được trình bày qua bảng 4.1
Trang 32
Bảng 4.1: Cơ cấu đất đai của xã Ngọc Động năm 2013
(Nguồn: số liệu thống kê của UBND xã Ngọc Động)
Cơ cấu đất đai được phân bố như sau:
* Nhóm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp có diện tích là 1968,54 ha chiếm 84,09% diện tích đất
tự nhiên Xã Ngọc Động người dân chủ yếu làm nghề nông,đặc biệt nguồnthu ngân sách chủ yếu là nông nghiệp chiếm số lượng lớn Trong đo diện tíchsản xuất nông nghiệp có diện tích là 532,03 ha chiếm 22,73% so với tổng diệntích đất tự nhiên và chủ yếu phục vụ cây trồng hàng năm, đất lâm nghiệp códiện tích lớn 1433,30 ha chiếm 61,22% diện tích đất phục vụ cho việc nuôitròng thủy sản có diện tích nhỏ 3,21 ha chiếm 0,14% việc nuôi trồng thủy sản
ở đây chưa phát triển do địa hình và thời tiết khí hậu không thuận lợi chủ yếu
là các hộ nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ hiệu quả kinh tế chưa cao
* Nhóm đất phi nông nghiệp
Có tổng diện tích là 118,03 ha chiếm 5,04 so với diện tích đất tự nhiêntrong diện tích phi nông nghiệp đươc chia thành 2 loại: Đất ở có diện tích38,33 ha chiếm tỷ lệ thấp 1,64% , đất chuyên dùng có diện tích 55,32 hachiếm 2,36% diện tích dành cho các mục đích như các công trình văn hóa,công cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng ít
Trang 33* Đất chưa sử dụng
Có diện tích là 254,55 ha chiếm 10,87% so với diện tích đất tự nhiênđất chưa sử dụng còn khá lớn nằm trong hai loại đất đó là: đất đồi núi chưa sửdụng và núi đá không có rừng cây việc khai thác và sử dụng hai loại đất nàycòn gặp nhiều khó khăn
4.1.1.5 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của địa bàn xã
* Thuận lợi
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm màu mỡ, có độ phì nhiêu cao
+ Xã có địa hình bằng phẳng hơn so với các xã trong huyện đi lại dễdàng hơn tài nguyên đất, rừng phong phú
* khó khăn
+ Địa hình phức tạp, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn
+ Khí hậu khác nhiệt khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp, hàngnăm thì bão, lũ lụt nhiều gây mất mùa cho người dân trong xã
4.1.2 Một số đặc điểm chung về kinh tế xã hội và nhân văn của xã Ngọc Động
4.1.2.1 Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Ngọc Động
Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Ngọc Động
CC (%) 12/11 13/12 BQ
nghiệp Người 1006 37,01 1031 37,29 1063 37,75 102,49 103,10 102,8Lao động phi
nông nghiệp Người 448 16,48 458 16,56 467 16,58 102,23 101,97 102,1
Nguồn:(Số liệu thống kê của UBND xã Ngọc Động)
Trang 34Qua bảng số liệu cho ta thấy dân số xã Ngọc Động có xu hướng tănglên qua các năm Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 1489 ngườităng so với năm 2011 là 2,42%, năm 2013 là 1530 người tăng so với năm
2012 là 2,75% Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp năm 2011 là 16,48%,năm 2012 là 16,56%, năm 2013 là 16,58% Lao động phi nông nghiệp tăngqua các năm nhưng không đáng kể Điều này cho thấy rất rõ dân cư của xãsống chủ yếu dựa vào nông nghiệp vì vậy cần chú trọng phát triển nôngnghiệp trong xã nói trung và trong các hộ nói riêng Nhưng bên cạnh đó, xãcần đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề thủ công,tăng thu nhập cho hộ, giảm bớt sự dư thừa lao động trong nông nghiệp lúcnông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Hàng năm tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp tăng chậm hơn nhiều so với lao động nông nghiệp
Lao động nam và lao động nữ có sự biến động tương đương nhau Nhưvậy tình hình dân số và lao động của xã Ngọc Động có xu hướng tăng lên quacác năm do kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử Mức tăng củalao động nông nghiệp nhanh hơn lao động phi nông nghiệp Nguồn lao động
đủ để phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nông nghiệp nói riêng Tuynhiên trong những năm qua chất lượng lao động chưa cao Do vậy, trong thờigian tới cần có chính sách phát triển hơn nữa trong công tác đào tạo, giáo dục
để nâng cao trình độ cho người dân Lực lượng lao động ngày một tăng lên về
số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế của xã phát triển
4.1.2.2 Tình hình phát triển các lĩnh vực cơ sở hạ tầng
Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ có ýnghĩa quyết định đối với việc tồn tại và phát triển của địa phương Cơ sở hạtầng được xây dựng đồng bộ sẽ tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn và kinhdoanh có hiệu quả, là sự cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh tế xã hội,
để làm được công tác này đòi hỏi phải có vốn đầu tư Song song với sự lãnhđạo của Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng với các tổ chứcchính trị, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong nhữngnăm trở lại đây cơ sở vật chất của xã đã từng bước nâng lên rõ rệt Hiện trạng
cơ sở hạ tầng của xã trong năm vừa qua được thể hiện qua bảng 4.3
Trang 35Bảng 4.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Ngọc Động
* Hệ thống thủy lợi
Xã Ngọc Động nhìn chung đã có những bước phát triển trong việc xâydựng hệ thống thủy lợi Hiện tại toàn xã có 2 trạm bơm nước,cung cấp nướccho sản xuất nông nghiệp hệ thống kênh mương đang dần được kiên cố
* Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển nhanh chóng, xã có mộtbưu điện phục vụ việc thư gửi, gửi đồ, sách báo, đã có mạng Internet trongcác cơ quan như: UBND Xã, các trường học phục cho công việc tìm kiếm tàiliệu đáp ứng nhu cầu của người dân trong xã Ngoài ra hầu như hộ gia đìnhnào cũng có điện thoại bàn và di động nên việc trao đổi thông tin dễ dàngthuận tiện nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kì pháttriển đất nước
Trang 36* Chợ và mạng lưới kinh doanh dịch vụ
Xã có một chợ nằm ở trung tâm, 5 ngày họp một lần, là nơi trao đổimua bán của người dân trong xã, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, hàng hóa còn ítxung quanh chợ là mạng lưới kinh doanh dịch vụ rất phát triển: hàng tạp hóa,cửa hàng vật tư nông nghiệp, điện tử,sửa chữa xe máy…
4.1.2.3 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội
* Ngành giáo dục và đào tạo
Phát triển giáo dục đào tạo gắn liền với phát triển kinh tế xã hội Theo
số liệu thống kê của xã có 4 trường: Trường THPT, trường THCS, trường tiểuhọc, trường mầm non Tình hình giáo dục của xã không có biến động nhiềuqua vài năm trở lại đây thể hiện qua bảng 4.4
Bảng 4.4: số trường, lớp, học sinh đến trường năm 2013
(Nguồn số liệu thống kê của UBND xã Ngọc Động)
Các trường đều đã được xây dựng kiên cố khang trang, cơ sở vật chất,dụng cụ học tập tương đối hoàn chỉnh
- Trường THPT có 12 lớp với 520 học sinh, đội ngũ giáo viên là 28 đãqua đào tạo đại học qua các năm trường luôn đạt được nhiều thành tích tronghọc tập, trong giảng dạy đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc
- Trường THCS có 9 lớp với 300 học sinh đội ngũ giáo viên 16 đã quađào tạo trong những năm qua trường luôn đạt được danh hiệu tiên tiến
Trang 37- Trường tiểu học có 10 lớp với 236 học sinh và 16 thầy cô giáo, đã quađào tạo đại học là 3, còn lại là đào tạo qua hệ cao đẳng.
- Trường mầm non với 202 trẻ em, đội ngũ giáo viên đã được đào tạoqua trung cấp và cao đẳng với 10 giáo viên, các cháu được trông cả ngày và
ăn uống đầy đủ và có giờ giấc tại trường theo yêu cầu của phụ huynh họcsinh Hiện nay đang xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí cho trẻ em nhằmtạo mọi điều kiện cho trẻ em học tập tốt
Tổng số cán bộ y tế
Số cán bộ y tế chia ra
sinh
(Nguồn số liệu UBND xã Ngọc Động)
Qua bảng 4.5 ta thấy xã Ngọc Động có 1 trạm Y tế với 4 cán bộ chuyêntrách đã được đào tạo chuyên về Y Tế Hàng năm trạm đã hoàn thành tốtnhiệm vụ khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân và có tủ thuốc điều trịtrước khi chuyển lên tuyến trên
* Văn hóa - thể thao
Toàn xã tham gia xây dựng nếp sống lành mạnh, các thôn đều có nhàvăn hóa, trong đó cơ sơ vật chất về cơ bản được trang bị đầy đủ như bànghế, loa đài Xã đã phát triển văn hoá cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ vănhoá, phát triển dân trí, tổ chức đầy đủ các ngày hội trong năm và tham giađầy đủ các phong trào văn hoá thể thao của huyện đề ra và đạt được nhiềuthành tích đáng kể
4.1.2.4 Tình hình phát triển kinh tế của địa bàn xã
Tình hình sản xuất nông nghiệp
- Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Trong xã đóng góp của nền sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớnkinh tế của địa phương Với những loại cây trồng phong phú cùng với sựchăm sóc của bà con nhân dân mà năng suất không ngừng được nâng cao Có
Trang 38thể nhận thấy sự biến đổi của sản lượng cây trồng trong giai đoạn từ năm
2011 - 2013 của Ngọc Động được thể hiện trong bảng sau
Bảng 4.6: Tình hình phát triển một số giống cây trồng tại địa bàn xã
Ngọc Động giai đoạn 2011 - 2013
Loại
cây Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013
So sánh(%) 12/11 13/12 BQ
Lúa
Diện tích Ha 192 137 130,2 71,35 95,04 83,19 Năng suất Tạ/ha 40,00 39,20 40,50 98 102,17 100,09 Sản lượng Tấn 768 537,04 527,31 69,93 98,19 84,06 Ngô
Diện tích Ha 297,23 285,9 335,9 96,16 117,49 106,83 Năng suất Tạ/ha 39,5 39,45 44,26 99,87 112,19 106,03 Sản lượng Tấn 1.174,06 1.127,9 1.486,69 96,07 131,81 113,94 Mía
Diện tích Ha 34,5 60,67 87,91 175,86 144,9 160,38 Năng suất Tạ/ha 520 524 530 100,77 101,15 100,96 Sản lượng Tấn 1.794 3.179,11 4.659,23 177,21 146,56 161,39
(Nguồn: số liệu thống kê của UBND xã Ngọc Động)
Qua bảng trên cho thấy ở giai đoạn 2011-2013 ngô vẫn là cây trồng phổbiến nhất và đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã NgọcĐộng ngoài ra còn trồng thêm lúa, mía và một số loại cây khác phục vụ chochăn nuôi Qua bảng ta thấy diện tích lúa giảm đi qua các năm là do năng suấtthấp,thiếu nước làm vất vả hơn nên người dân chuyển sang trồng ngô và míahiện nay người dân có xu hướng chuyển sang trồng mía vì trồng mía trồngmột năm được mấy năm năng suất và giá cả cao cây mía được coi là cây xóađói giảm nghèo Diện tích trồng trọt trong giai đoạn thay đổi không đáng kểcho thấy đời sống người dân muốn ngày càng được cải thiện thì phải nhờthêm các nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp Năng suất của các loại câytrồng nhìn chung tăng lên qua các năm, kết quả cho thấy người dân trong xã
đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng nhiều loại phân bón mới,dùngnhững giống ngô lai, lúa lai được đưa vào trồng đem lại hiệu quả năng suất vàchất lượng cao Sản lượng lúa giảm qua các năm còn sản lượng ngô và míatăng lên qua các năm Các cây trồng như: Lạc,sắn,đỗ tương,các loại rau khôngphát triển, diện tích canh tác ít chủ yếu đáp ứng nhu cầu của địa phương