Nhận thức của người dân còn thấp, trình độ dân trí, chuyên môn của

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 57 - 60)

phụ nữ chưa cao

Trình độ học vấn, chuyên môn và KHKT là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến vai trò của người phụ nữ trong phát triển gia đình và xã hội. Chỉ khi có trình độ học vấn và chuyên môn thì chị em mới có thể khẳng định được mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Bảng 4.15: Trình độ văn hóa của phụ nữ so với nam giới

STT Chỉ tiêu Chồng Vợ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 không biết chữ 2 3,33 0 0 2 Tiểu học 13 21,67 15 25 3 THCS 21 35 23 38,34 4 THPT 16 26,67 17 28,33 5 TC-CĐ-ĐH 8 13,33 5 8,33

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ có trình độ học vấn là THCS và THPT của phụ nữ trong các nhóm hộ điều tra ở xã là tương đối cao với 38,34% phụ nữ có trình độ THCS và 28,33% phụ nữ có trình độ THPT, số phụ nữ có trình độ TC- CĐ - ĐH là rất thấp 6,1%. ở nam giới con số này cao hơn 35% có trình độ học vấn là THCS và 13,33% là TC - CĐ - ĐH. Điều này thể hiện trình độ học vấn của người dân tương đối cao, người có bằng đại học và cao đẳng hầu như là lớp trẻ vì trước đây nhiều người vẫn giữ quan niệm cổ hủ lạc hậu “ đi học đã tốn tiền lại mất một lao động trong gia đình”. Vì vậy họ không để con em mình đi học mà lao động và xây dựng gia đình sớm, chính quan niệm này đã làm một thời gian trình độ dân trí ở mức thấp nhưng trong những năm gần đây quan niệm này đã dần được thay đổi, mọi người đã nhận thức được việc học.

Ngày nay đối với tất cả các ngành nghề đều đòi hỏi trình độ chuyên môn cao đây là một thử thách lớn đối với nông thôn vì vậy hiện nay họ chỉ làm theo kinh nghiệm mà chưa có chuyên môn thực sự, điều này làm cho phụ nữ rất khó khăn trong việc khẳng định vị trí của mình

Hạn chế về trình độ học vấn và KHKT đã kìm hãm khả năng tiếp cận với những cái mới với sự phát triển của nhân loại từ đó đã ảnh hưởng rất

nhiều đến kết quả sản xuất. Không những vậy nó còn cản trở chị em tham gia công tác xã hội làm cho họ mặc cảm tự ti không dám vươn lên tự khẳng định mình. Chính điều đó đã cản trở nhiều đến việc tạo thu nhập cho gia đình. Vì vậy các tổ chức đoàn thể xã hội cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa cho chị em tiếp cận với KHKT, nâng cao trình độ học vấn từ đó giúp họ nâng cao vị trí và vai trò của mình trong gia đình và tự tin hơn trong cuộc sống xã hội.

4.2.3.3. Khả năng tiếp cận thông tin của phụ nữ

Nắm được nhiều thông tin sẽ rất có lợi cho tất cả mọi người không chỉ riêng cho phụ nữ mà còn cho cả nam giới. Tuy nhiên sự tiếp cận thông tin của phụ nữ còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở đến bước tiến của người phụ nữ trong phát triển sản xuất, tổ chức gia đình và tham gia hoạt động xã hội đó chính là tình trạng thiếu thông tin. Qua tìm hiểu tình hình tiếp cận thông tin của phụ nữ xã Thạch Đồng cho thấy phụ nữ trong xã tiếp cận thông tin chủ yếu là từ các phương tiện thông tin đại chúng và được biểu hiện ở bảng 4.18

Bảng 4.16: Mức độ tiếp cận thông tin của phụ nữ

ĐVT %

Chỉ tiêu

Mức độ tham gia của phụ nữ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Xem ti vi 78,33 21,67 0

Nghe đài radio 31,67 58,33 10

Đọc sách báo 11,67 33,33 55

loa phát thanh 93,33 6,67 -

lớp tập huấn 35 61,67 3,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng ta thấy phụ nữ tiếp cận thông tin chủ yếu thông qua xem ti vi. Do hiện nay thị trường có nhiều ti vi với nhiều chủng loại và giá cả hợp lý nhiều gia đình nghèo vẫn sắm cho mình được 1 chiếc tivi. Cộng thêm việc giờ phát sóng các chương trình ngày một nhiều. Do vậy mà ngoài thời gian chị em đi làm, đến trưa và tối về nghỉ chị em vẫn có thể ngồi xem được. Và tỷ lệ người xem ti vi thường xuyên chiếm rất lớn 78,33%; số người thỉnh thoảng

xem chỉ có 21,67%. Những chị em không xem tivi thường xuyên được là do bận quá nhiều công việc tối về mệt nên họ thường đi ngủ ngay. Song có điều dễ nhận thấy là đa số chị em thích xem chương trình phim hơn là xem các chương trình thời sự, khoa học, phổ biến kiến thức. Vì vậy mức độ tiếp nhận kiến thức là không lớn.

Nghe đài cũng là một hình thức tiếp cận thông tin rất tốt vì vừa làm vừa có thể nghe được, tuy nhiên mức độ tiếp cận này lại không được cao bởi vì tâm lý mọi người là thích xem ti vi hơn đài và do ngày nay các gia đình dùng chảo nên tivi thường có nhiều kênh với nhiều chương trình hấp dẫn hơn. Mặt khác là vì số hộ trong xã có đài không nhiều, trong số 60 hộ điều tra thì chỉ có 19 hộ (31,67%) thường xuyên nghe đài, số phụ nữ thỉnh thoảng nghe rất lớn 53,33% và số phụ nữ không bao giờ nghe đài chiếm tỷ lệ thấp chiếm 10%

Sách báo cũng là một phương tiện thông tin hết sức phong phú và đa dạng tuy nhiên tỷ lệ này chỉ là 11,67% số phụ nữ thường xuyên đọc báo. Cũng dễ hiểu bởi đây là hình thức thông tin tương đối tốn kém đòi hỏi cần có kinh phí thường xuyên để mua sách báo, lại đòi hỏi phải có thời gian để đọc vì mọi người không thể vừa đọc vừa làm. Những phụ nữ thường xuyên đọc chủ yếu là các cán bộ họ tham gia nhiều công việc xã hội phải đi nhiều, hiểu nhiều nên cần phải đọc nhiều.

Loa phát thanh là phương tiện truyền thông rất hiệu quả, hiện nay mỗi xóm đều có một loa phát thanh phản ánh kịp thời cho người dân tình hình kinh tế xã hội và tin tức của địa phương số phụ nữ thường xuyên nghe chiếm tỷ lệ cao 93,33%, số phụ nữ thỉnh thoảng nghe thấp 6,67% không có phụ nữ nào là không nghe loa phát thanh. Đây là một loại hình truyền thông rất phổ biến và được đông đảo người dân quan tâm, lắng nghe.

Hình thức tiếp cận thông tin qua các lớp tập huấn chủ yếu là do chồng tham gia, do vậy mà tỷ lệ phụ nữ thường xuyên tham gia rất ít chỉ có 35%; 61,67% là thỉnh thoảng và con số chưa bao giờ đi tập huấn cũng thấp chỉ chiếm 3,33%. Điều này là do các lớp tập huấn thường ít được tổ chức ở xã hơn thế nữa khi tham gia họ phải bỏ nhiều công việc khác nhau và khi được hỏi nhiều chị em đều trả lời tốt nhất là cho các ông chồng đi.

Cũng chính vì thế mà nó hạn chế rất nhiều đến việc phụ nữ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất tăng thu nhập cho gia đình gây ra tình trạng người học không làm, người làm lại ít học.

Do vậy, để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình cần phải có những giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người phụ nữ. Muốn giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ các vấn đề khác, đồng thời chị em cũng phải mạnh dạn tham gia và tự mình nỗ lực phấn đấu vươn lên, có như thế mới tạo điều kiện để nâng cao mức sống cả về vật chất cũng như tinh thần, dần từng bước đưa đời sống đi lên

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w