Thực tế cho thấy phụ nữ thường phải chịu nhiều sự can thiệp của y tế nhiều hơn nam giới. Do họ phải chịu hậu quả nặng nề của việc sinh nở, sau mỗi lần sinh nở, mỗi lần vượt cạn sức khoẻ của họ lại kém đi. Vì thế làm tốt công tác KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ tốt cho phụ nữ sẽ giúp họ hiểu biết hơn về sức khoẻ sinh sản, giúp họ được khoẻ mạnh hơn, ít nhiễm bệnh hơn và sinh con an toàn. Vấn đề đặt ra là làm sao trong việc thực hiện KHHGĐ không chỉ tập trung vào các đối tượng nữ mà còn phải vận động tuyên truyền nam giới cùng thực hiện, làm cho toàn bộ cộng đồng cùng hiểu ý nghĩa của việc thực hiện KHHGĐ. Có như vậy chị em phụ nữ mới được đảm bảo sức khoẻ và có thời gian chăm sóc con cái và điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy chiến lược dân số phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Muốn làm được điều này các cấp chính quyền, các đoàn thể, hội phụ nữ cần tích cực hơn nữa trong việc vận động gia đình không sinh con thứ 3, tổ chức khám chữa bệnh định kì cho phụ nữ, cấp phát thuốc miễn phí cho phụ nữ gặp hoàn cảnh khó khăn, vận động 100% phụ nữ có thai đi tiêm phòng và uống các thuốc bổ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó phải giảm cường độ lao động cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nông thôn vì trên thực tế họ phải làm việc tạo thu nhập tốn rất nhiều thời gian trong khi họ phải đảm nhận hầu hết các công việc nội trợ của gia đình nên không có nhiều thời gian để chăm sóc bản thân. Do vậy phải giảm cường độ làm việc của phụ nữ, đây là một giải pháp rất thiết thực nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc nuôi dưỡng con cái và đảm bảo sức khoẻ cho phụ nữ.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Ngọc Động là một xã nông nghiệp đan xen với dịch vụ và thương mại, trong mấy năm qua xã đã có sự thay đổi rất nhiều, điều kiện kinh tế khá hơn trước. Cùng với sự đi lên của điều kiện kinh tế xã hội thì vai trò và vị thế của người phụ nữ nơi đây cũng được tăng lên một cách đáng kể. Song trong cách nghĩ và quan niệm vẫn chưa thực sự được thay đổi, những nếp sống, nếp nghĩ lạc hậu nhiều hạn chế sai lệch đã cản trở sự tiến bộ của vấn đề bình đẳng giới đó là những nguyên nhân kìm hãm việc nâng cao và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và sự đóng góp của phụ nữ trong công tác xã hội.
Xã Ngọc Động - huyện Quảng Uyên - tỉnh Cao Bằng trong phát triển kinh tế hộ gia đình đã phần nào phản ánh khá rõ tình hình kinh tế xã hội đang ngày càng phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên. Có được thành quả đó không thể không nói đến sự đóng góp quan trọng của người phụ nữ.
Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong công việc nội trợ gia đình mặc dù họ phải làm phần lớn các công việc, song phụ nữ nơi đây đã và đang nhận được sự chia sẻ từ phía chồng, thêm vào đó tiếng nói của họ trong việc đưa ra các quyết định về những công việc quan trọng trong gia đình ngày càng có trọng lượng góp phần không nhỏ vào thu nhập gia đình.
Trong công tác xã hội họ đã tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, các cấp chính quyền dù không nhiều và không ở những vai trò vị trí quan trọng nhưng phần nào đã khẳng định vị trí vai trò của họ, tạo điều kiện để người phụ nữ phát huy khả năng của mình.
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể nhưng phụ nữ nơi đây vẫn gặp phải một số khó khăn, cản trở làm phụ nữ không vươn lên tự khẳng định bản thân mình được .Hầu như nam giới là chủ hộ và đứng tên trong giấy tờ sử dụng đất khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn còn hạn chế, vấn đề về vốn cho sản xuất, thiếu thông tin, thiếu sự chia sẻ của người chồng trong công việc
nhà, trình độ văn hoá, chuyên môn.... và một nguyên nhân chủ quan đó là năng lực của chính họ, chưa tự mình làm chuyển đổi cái nhìn do xã hội áp đặt từ trước. Họ ít có cơ hội thi thố tài năng, cộng thêm những quan niệm cổ hủ lạc hậu, họ thường bị áp đặt và thụ động. Đó là những nguyên nhân kìm hãm vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Vì vậy để phát huy và nâng cao hơn nữa vị thế vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và ngoài xã hội ở đây cần phải thực hiện tốt các giải pháp đã nêu ra, dựa trên sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của nhà nước, của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, ý thức giác ngộ, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình và đặc biệt là sự nỗ lực của bản thân người phụ nữ.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với Nhà nước
Nhà nước cần có chính sách kinh tế xã hội thiết thực hơn nữa với phụ nữ, đảm bảo sự bình đẳng giới, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội, tạo những điều kiện tốt nhất cho họ bắt kịp với tiến bộ phát triển chung của nhân loại.
Ban hành các chính sách và biện pháp loại bỏ những định kiến, những hủ tục lạc hậu giúp phụ nữ đạt được sự bình đẳng toàn diện.
Xây dựng các dự án chương trình nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn trong đó cần đặc biệt quan tâm đến những dự án dành cho phụ nữ, giúp họ có công ăn việc làm, có vốn, kiến thức chuyên môn để sản xuất nâng cao thu nhập cải thiện mức sống gia đình.
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương
Tổ chức đoàn thể địa phương tranh thủ sự đầu tư của nhà nước, tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên về bình đẳng giới, về KHHGĐ...
Phối hợp và phát huy vai trò của các đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân trong công tác tập huấn, tổ chức tốt công tác đào tạo, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn khoa học kỹ thuật cho phụ nữ, đào tạo kỹ năng kinh doanh và cách tổ chức cuộc sống gia đình.
Tổ chức đoàn thể địa phương tạo điều kiện cho phụ nữ được vay vốn với lãi suất thấp, thành lập các nhóm phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, khuyến
khích thành lập những tổ làm nghề thủ công, nghề truyền thống... để tăng thu nhập cho phụ nữ.
Tăng cường học hỏi và tiếp cận với đời sống, văn hoá hiện đại, từng bước mở mang kiến thức xoá bỏ thủ tục và định kiến với phụ nữ.
5.2.3. Đối với người nông dân
Những chủ hộ là nam giới phải có hướng nhìn tích cực hơn về phụ nữ, để cho phụ nữ tham gia thực hiện những quyết định trong gia đình, kể cả những quyết định liên quan đến tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1.Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (2008),“Phụ nữ giới và phát triển”, Nxb phụ nữ.
2. Báo cáo Trung tâm Thái Nguyên (2008),“Giới và phát triển nông thôn”. 3.Nguyễn Thị Châu (2007), “Bài giảng Kinh tế phát triển nông thôn”, Đại
học nông lâm Thái Nguyên.
4. Bùi Thị Minh Hà (2007), “Bài giảng giới trong KN & PTNT”, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Nguyễn Văn Hải (2005) “Bài giảng kinh tế trang trại”,trường Đại học Nông Nghiệp I.
6. Nguyễn Linh Khiếu (2003), “Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình
và phụ nữ”.
7. Lê Thị Nhâm Tuyết (2008), “Việc làm đời sống phụ nữ trong chuyển đổi
kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
8. Khoa học về phụ nữ (2001), “Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình
và phụ nữ, trung tâm khoa học và xã hội nhan văn Quốc gia”.
9.Đặng Thị Thu Thảo (2010), Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ
gia đình tại xã Cốc San huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai
II. Tài liệu từ Internet
10. Trang web http://www.chinhphu.vn/vanbanpq (Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng).
11. Trang web http://www.diendankienthuc.net/, tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
12. Trang web http://www.haugiang.gov.vn/portal/DATA/sites/10/chuyên đề/ phụ nữ.
13. Trang web http://www.phunu.hochiminhcity.gov.vn
14. Trang web http://www.sggp.org.vn/hosotulieu/2009/3/183090 (Th.s Lê Thị Linh Trang).
15. Trang web www.ubphunu - ncfaw.gov.vn (TS. Lê Ngọc Hùng). 16. Trang web http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/08/861841
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ
Ngày điều tra: ……….. Xóm: ………
Họ tên người điều tra:………
I. Thông tin chung về hộ được điều tra:
1. Họ và tên người được điều tra:………. 2. Tuổi:………. Dân tộc:………
3. Giới tính: nữ nam
4. Trình độ văn hóa:………. 5. Phân loại hộ theo mức sống:
Giàu, khá Trung bình Nghèo 6. Phân loại hộ theo nghành:
Hộ thuần nông: Hộ kiêm:
Hộ kinh doanh buôn bán:
7. Lao động chính:………... Nhân khẩu:………..
Thành viên Tuổi Giới tính TĐVH Nghề Nghiệp Quan hệ với chủ hộ
8. Tài sản chủ yếu của hộ 8.1. Loại nhà:
- 2 Tầng trở lên: - Nhà xây
- Nhà gỗ: - Nhà đất:
8.2 Các tài sản chủ yếu
Tài sản Đơn vị Số lượng
Ti vi Xe máy Tủ lạnh Điện thoại Bếp ga Máy tuốt
Máy xay sát cá nhân Lợn
Trâu Bò Gà
II. Thông tin về vai trò và sự tham gia của phụ nữ
II.1 Mức thu nhập của vợ tạo ra so với chồng Cao hơn:
Thấp hơn: Bằng nhau:
- Đối với hộ buôn bán thì buôn bán loại mặt hàng nào?
……….. - Đối với hộ kiêm thì ai là người làm thêm nghề phụ? Đó là nghề gì?
II.2Thông tin về sự phân công lao động a. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp
Trồng trọt:
Các khâu Vợ Chồng Cả hai Thuê
Làm đất Gieo trồng Trồng rau Làm cỏ Bón phân Phun thuốc Thu hoạch Bán sản phẩm Chăn nuôi
Các khâu Vợ Chồng Cả hai Thuê
Cho ăn Tiêm phòng
Vệ sinh chuông trại Mua con giống Bán sản phẩm
b. Đối với hộ buôn bán
Các khâu Vợ Chồng Cả hai
1. Người quyết định các khâu Loại mặt hàng kinh doanh Nơi mua, bán, giá mua bán 2. Người thực hiện các khâu Quản lý thu, chi, thanh toán Vận chuyển bốc, dỡ
Trực tiếp bán hàng
2.3 Tình hình sử dụng thời gian trong ngày của phụ nữ và nam giới trong các hộ điều tra:
ĐVT: giờ
Chỉ tiêu Vợ Chồng Cả hai
1. Làm việc tạo thu nhập 2. Công việc nội trợ 2.1 Nấu ăn
2.2 Chợ búa
2.3 Vệ sinh giặt giũ
3. Dạy và chăm sóc con cái 4. Giải trí và thư giãn
2.4 Thông tin về quản lý nguồn lực trong gia đình
- Ai là người đứng tên trong sổ quản lý sử dụng đất Vợ :
Chồng:
- Ai là người được quyết định bán đất Vợ :
Chồng: Cả hai:
- Ai là người quyết định sử dụng nguồn vốn trong gia đình Vợ :
Chồng: Cả hai:
- Ai là người quyết định vay vốn: Vợ :
Chồng: Cả hai:
- Ai là người quyết định sử dụng nguồn vốn vay: Vợ :
Chồng: Cả hai:
- Ai là người quản lý tiền chi tiêu trong gia đình: Vợ :
Chồng: Cả hai:
- Ai là người tham gia các cuộc họp xóm bản: Vợ :
Chồng: Cả hai:
2.5 Thông tin về cách tiếp cận thông tin truyền thông
Chỉ tiêu Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Xem ti vi Nghe đài Loa phát thanh Sách báo Lớp tập huấn
2.6 Thực trạng phụ nữ trong các nhóm hộ tham gia các cuộc họp ở địa phương
Nội dung Vợ Chồng Cả hai
Đi họp phụ huynh Đi họp về sản xuất Đi họp họ hàng Đi họp hội nông dân
Đi họp hội phụ nữ
III. Thông tin khác
- Người tham gia lớp tập huấn khi về có chia sẻ với những người trong gia đình không?
……… - Ông (bà) có nhận thấy trong gia đình mình có sự bình đẳng giới chưa? Nếu
chưa thì ông (bà) thấy không bình đẳng trong việc gì?
……… - Ông (bà) nghĩ có cần thay đổi điều đó không? Và cần thay đổi bằng cách
nào?
………. - Ông (bà) nghĩ trong công tác xã hội ở địa phương phụ nữ đã được tham
gia bình đẳng chưa?
... - Ở địa phương các chính sách đối với phụ nữ đã được thực hiện nghiêm túc
chưa?
………. - Ông (bà) có được thường xuyên nghe tuyên truyền về bất bình đẳng giới
không? ………. Người được phỏng vấn (Kí và ghi rõ họ tên ) Người phỏng vấn (Kí và ghi rõ họ tên)