Tình hình phát triển kinh tế của địa bàn xã

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 37 - 39)

Tình hình sản xuất nông nghiệp - Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

Trong xã đóng góp của nền sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn kinh tế của địa phương. Với những loại cây trồng phong phú cùng với sự chăm sóc của bà con nhân dân mà năng suất không ngừng được nâng cao. Có

thể nhận thấy sự biến đổi của sản lượng cây trồng trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 của Ngọc Động được thể hiện trong bảng sau

Bảng 4.6: Tình hình phát triển một số giống cây trồng tại địa bàn xã Ngọc Động giai đoạn 2011 - 2013 Loại cây Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh(%) 12/11 13/12 BQ Lúa Diện tích Ha 192 137 130,2 71,35 95,04 83,19 Năng suất Tạ/ha 40,00 39,20 40,50 98 102,17 100,09 Sản lượng Tấn 768 537,04 527,31 69,93 98,19 84,06 Ngô

Diện tích Ha 297,23 285,9 335,9 96,16 117,49 106,83 Năng suất Tạ/ha 39,5 39,45 44,26 99,87 112,19 106,03 Sản lượng Tấn 1.174,06 1.127,9 1.486,69 96,07 131,81 113,94 Mía Diện tích Ha 34,5 60,67 87,91 175,86 144,9 160,38 Năng suất Tạ/ha 520 524 530 100,77 101,15 100,96 Sản lượng Tấn 1.794 3.179,11 4.659,23 177,21 146,56 161,39

(Nguồn: số liệu thống kê của UBND xã Ngọc Động)

Qua bảng trên cho thấy ở giai đoạn 2011-2013 ngô vẫn là cây trồng phổ biến nhất và đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã Ngọc Động ngoài ra còn trồng thêm lúa, mía và một số loại cây khác phục vụ cho chăn nuôi. Qua bảng ta thấy diện tích lúa giảm đi qua các năm là do năng suất thấp,thiếu nước làm vất vả hơn nên người dân chuyển sang trồng ngô và mía hiện nay người dân có xu hướng chuyển sang trồng mía vì trồng mía trồng một năm được mấy năm năng suất và giá cả cao cây mía được coi là cây xóa đói giảm nghèo. Diện tích trồng trọt trong giai đoạn thay đổi không đáng kể cho thấy đời sống người dân muốn ngày càng được cải thiện thì phải nhờ thêm các nguồn thu nhập khác ngoài nông nghiệp. Năng suất của các loại cây trồng nhìn chung tăng lên qua các năm, kết quả cho thấy người dân trong xã đã biết áp dụng khoa học kĩ thuật, sử dụng nhiều loại phân bón mới,dùng những giống ngô lai, lúa lai được đưa vào trồng đem lại hiệu quả năng suất và chất lượng cao. Sản lượng lúa giảm qua các năm còn sản lượng ngô và mía tăng lên qua các năm. Các cây trồng như: Lạc,sắn,đỗ tương,các loại rau không phát triển, diện tích canh tác ít chủ yếu đáp ứng nhu cầu của địa phương.

-Tình hình chăn nuôi

Bảng 4.7: Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2013 tại xã Ngọc Động TT Loại vật

nuôi ĐVT

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Tổng đàn Tổng đàn Tổng đàn 12/11 13/12 BQ

1 Trâu Con 672 634 602 94,35 94,95 94,65

2 Bò Con 318 234 215 74,84 91,88 83,36

3 Lợn Con 2450 2670 2775 108,98 103,93 106,46

4 Gia cầm Con 25500 26704 27290 104,72 102,19 103,46

(Nguồn số liệu UBND xã Ngọc Động)

Bảng 4.7 cho thấy xã Ngọc Động có số trâu bò giảm dần qua các năm, tổng đàn trâu giảm 5,35%, tổng đàn bò giảm 16,64% trong giai đoan 2011 - 2013. Kết quả đó là do việc cơ giới hóa trong nông nghiệp phát triển mạnh trong những năm gần đây, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp đều mua máy cày tay. Việc làm đất bằng máy nhanh hơn và tiết kiệm được lao động, một số ít hộ không có máy thì thuê dịch vụ làm đất khi mùa vụ đến. Gia cầm, lợn, có xu hướng tăng lên qua các năm Trong giai đoạn 2011 - 2013 lợn tăng 6,46% và gia cầm tăng 3,46%

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w