Tình hình dân số, lao động, việc làm của xã Ngọc Động

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 33 - 34)

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Ngọc Động Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So Sánh %

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 12/11 13/12 BQ 1. Tổng số nhân khẩu Khẩu 2718 100,00 2765 100,00 2816 100,00 101,73 101,84 101,79 2. Tổng số hộ Hộ 696 100,00 715 100,00 727 100,00 102,73 101,68 102,21 3. Tổng số lao động Người 1454 53,49 1489 53,85 1530 54,33 102,41 102,75 102,58

Lao động nam Người 715 26,31 730 26,40 760 26,99 102,09 104,11 103,1 Lao động nữ Người 739 27,18 759 27,45 770 27,34 102,71 101,45 102,08 Lao động nông

nghiệp Người 1006 37,01 1031 37,29 1063 37,75 102,49 103,10 102,8 Lao động phi

nông nghiệp Người 448 16,48 458 16,56 467 16,58 102,23 101,97 102,1

Qua bảng số liệu cho ta thấy dân số xã Ngọc Động có xu hướng tăng lên qua các năm. Số người trong độ tuổi lao động năm 2012 là 1489 người tăng so với năm 2011 là 2,42%, năm 2013 là 1530 người tăng so với năm 2012 là 2,75%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp năm 2011 là 16,48%, năm 2012 là 16,56%, năm 2013 là 16,58%. Lao động phi nông nghiệp tăng qua các năm nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy rất rõ dân cư của xã sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp vì vậy cần chú trọng phát triển nông nghiệp trong xã nói trung và trong các hộ nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, xã cần đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, đa dạng hóa ngành nghề thủ công, tăng thu nhập cho hộ, giảm bớt sự dư thừa lao động trong nông nghiệp lúc nông nhàn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Hàng năm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tăng chậm hơn nhiều so với lao động nông nghiệp.

Lao động nam và lao động nữ có sự biến động tương đương nhau. Như vậy tình hình dân số và lao động của xã Ngọc Động có xu hướng tăng lên qua các năm do kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh cao hơn tỷ lệ tử. Mức tăng của lao động nông nghiệp nhanh hơn lao động phi nông nghiệp. Nguồn lao động đủ để phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên trong những năm qua chất lượng lao động chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần có chính sách phát triển hơn nữa trong công tác đào tạo, giáo dục để nâng cao trình độ cho người dân. Lực lượng lao động ngày một tăng lên về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế của xã phát triển.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 33 - 34)