Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phân công lao động ở các nhóm

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 44 - 51)

hộ điều tra xã

a, Vai trò của phụ nữ trong phân công lao động ở nhóm hộ nông nghiệp được điều tra ở xã

Cũng như nhiều vùng nông thôn, sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng là lĩnh vực thu hút nhiều lao động cả nam và nữ, nhất là vào thời vụ. Trong gia đình có sự phân công lao động theo từng loại công việc. Nhưng sự phân công ấy không dựa vào đặc điểm sinh học và sức khoẻ mỗi giới mà được quyết định theo thói quen tục lệ và truyền thống lâu đời. Các khâu công việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các nhóm hộ điều tra cho thấy hầu như do nữ đảm nhiệm, tuy nhiên tỷ lệ này ở các nhóm hộ có sự khác nhau thể hiện qua bảng 4.10

Bảng 4.9: Sự phân công của nông hộ trong khâu sản xuất nông nghiệp

ĐVT: %

Loại Hộ Các Khâu

Hộ khá giàu Hộ trung bình Hộ nghèo

Chồng Vợ Cả hai thuê Chồng Vợ Cả hai thuê Chồng Vợ Cả hai thuê

I. Trồng trọt 1. Làm Đất 50,00 16,67 - 33,33 42,86 42,86 - 14,29 57,14 42,86 - - 2. Gieo Trồng - 25,00 66,63 8,33 - 60,71 39,29 - - 42,86 57,14 - 3. Làm cỏ - 25,00 33,33 41,67 - 60,71 28,57 10,71 - 78,57 21,43 - 4. Bón phân - 25,00 25,00 50,00 - 42,86 35,71 21,43 - 50,00 50,00 - 5. Phun Thuốc 91,67 - - 8,33 71,43 3,57 10,71 14,29 64,29 21,43 14,28 - 6. Thu hoạch - - 33,33 66,67 - - 78,57 21,43 - 14,29 85,71 -

II. Chăn nuôi

1. Cho ăn 33,33 41,67 25,00 - 14,29 50,00 35,71 - 64,29 28,57 7,14 -

2. Tiêm phòng 100,00 - - - 82,14 3,57 3,57 10,71 100,00 - - -

3. Vệ sinh chuồng trại 33,33 8,33 58,33 - 28,57 28,57 40,86 - 42,86 42,86 14,29 -

4. Mua con giống 75,00 8,33 16,67 - 53,57 32,14 14,29 - 57,14 28,57 14,29 -

III. Bán sản phẩm - 25,00 75,00 - 3,57 35,71 60,71 - 28,57 28,57 42,86 -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu trên ta thấy nhóm hộ khá giàu thì phụ nữ nhận được sự chia sẻ từ chồng nhiều hơn. Cụ thể những công việc nặng nhọc như làm đất phụ nữ, phun thuốc thì phụ nữ hầu như không tham gia, nếu người chồng bận họ thuê người làm. Vì vậy, tỷ lệ nữ giới tham gia là 16,67%, đi thuê là 40% đối với khâu làm đất, khâu phun thuốc trừ sâu bệnh thuê, diệt cỏ người chồng làm chiếm tỷ lệ cao chiếm 91,67%. Sở dĩ có điều đó là công việc làm đất hiện nay toàn bộ đều bằng máy nên phụ nữ tham gia ít, do ở nhóm hộ này họ có điều kiện kinh tế nên nhiều hộ trong nhóm này đã thuê người ngoài làm. Tỷ lệ cả hai cùng làm chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là các công việc bón phân,làm cỏ, thu hoạch. Điều này chứng tỏ rằng ở nhóm hộ khá sự nhìn nhận về quyền bình đẳng giới đã có sự tiến bộ rõ rệt. Hơn nữa ở nhóm hộ này, người chủ gia đình thường là người có trình độ văn hoá nên có sự nhìn nhận về giới cũng khá hơn và họ thường áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất nên các công việc do họ làm thường có năng suất cao góp phần tạo ra thu nhập cải thiện nền kinh tế cho gia đình. Các khâu công việc còn lại thì tỷ lệ người vợ thường làm cao hơn chồng. Cụ thể trong các khâu gieo trồng, làm cỏ, bón phân tỷ lệ nữ tham gia tương ứng là 25%, 25% và 25%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới làm một mình là 0%. Đây là những công việc nhẹ nhàng tốn ít thời gian nên thường thì nữ giới tranh thủ thời gian nhàn rỗi để làm vì họ là người cần cù chịu khó, còn nam giới thường làm các công việc khác như chạy hàng, buôn bán, làm thợ xây để tạo nguồn thu nhập khác cho gia đình. Khâu bán sản phẩm là việc liên quan đến tài chính nên thường thì do 2 vợ chồng quyết định, những người khác chỉ góp ý. Vì thế mà tỷ lệ cả hai tham gia là cao. Qua đây ta thấy rằng phụ nữ ở nhóm hộ này nhận được sự chia sẻ cao của nam giới, họ có quyền quyết định đến các công việc quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, họ vẫn là người lao động chính trong gia đình.

Trong nhóm hộ trung bình và hộ nghèo thì tỷ lệ nữ phải làm các công việc trên là tương đối cao so với hộ giàu khá. Họ phải làm hết các công việc đồng áng và công việc gia đình. Đặc biệt ở các nhóm hộ nghèo thì người phụ nữ lại càng vất vả. Thu nhập thấp, không có điều kiện nên họ cũng không có điều kiện để thuê người làm. Nhiều công việc nặng nhọc và độc hại chủ yếu là họ tự làm để giảm bớt chi tiêu. Cụ thể ở nhóm hộ nghèo tất cả các công việc

đồng áng như gieo trồng, làm cỏ, bón phân tỷ lệ nữ giới làm một mình là tương đối cao. Khâu thu hoạch, nhóm hộ này tỷ lệ nữ làm một mình chiếm 14,29% còn ở hộ khá và trung bình là 0%. Một điều đáng buồn hiện nay là tệ nạn cờ bạc, rượu chè, lô đề,.... đã len lỏi và huỷ hoại đến cuộc sống của nhiều gia đình. Người vợ là người chịu hậu quả của những trận đòn bạo lực chỉ vì không có tiền. ở một số gia đình người chồng đi làm thuê kiếm thêm tiền vì thế mà tất cả các công việc như việc đồng đến việc nhà đều do người vợ làm, điều này đã làm cho người phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thòi, hầu như ngày nào cũng đầu tắt mặt tối, quanh năm vất vả không có thời gian nghỉ ngơi và ít được sự chia sẻ của người chồng.

Có thể thấy rằng trong các nhóm hộ đều có sự trợ giúp của những người chồng, tuy nhiên mức độ là khác nhau giữa các nhóm hộ. Những công việc nặng nhọc như làm đất, phun thuốc sâu thì người vợ nhận được sự chia sẻ nhiều hơn từ chồng. Còn các khâu công việc khác như gieo trồng, làm cỏ, bón phân thì mức độ tham gia của nữ giới thường cao hơn và thường là người làm chính. Đó là sự bất bình đẳng giới do nhận thức về quan niệm truyền thống, về các vấn đề giới còn hạn chế, nếp gia trưởng vẫn còn và chi phối nhiều trong quan hệ gia đình, đặc biệt là ở gia đình nông thôn mà đông con. Người phụ nữ cũng là người chủ nhưng tiếng nói lại không có trọng lượng. Đây là một vấn đề cần phải được thay đổi, tuy nhiên để thực hiện điều đó là rất khó, muốn thay đổi được thì cần mất cả một quá trình và cần đầu tư rất nhiều thời gian và công sức. Trong gia đình nếu người chồng là người hiểu biết, năng động sáng tạo thì người phụ nữ sẽ được đỡ đần nhiều hơn, được quan tâm hơn. Ngược lại ở những hộ mà người chồng có sự hiểu biết ít cũng như khả năng sáng tạo kém hoặc chồng mất sớm thì người vợ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn cả về sức khoẻ lẫn tinh thần, phải làm nhiều hơn bất kể các công việc gì. Qua đây ta cũng thấy được người phụ nữ tham gia hầu hết các khâu công việc trong sản xuất nông nghiệp, họ đã thể hiện cao vai trò của mình trong kinh tế gia đình cũng như kinh tế xã hội.

b, Phụ nữ trong hộ hoạt động kinh doanh - dịch vụ

Hoạt động kinh doanh - dịch vụ trên địa bàn xã Ngọc Động trong mấy năm gần đây đang phát triển do có hệ thống giao thông thuận tiện và nhu cầu

của người dân trong xã. Tuy nhiên, các hoạt động buôn bán mới chỉ ở mức quy mô nhỏ phục vụ tiêu dùng sinh hoạt của người dân trong xã là chủ yếu. Trong tương lai gần sẽ có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mở rộng cả về qui mô và thị trường tiêu thụ.

Bảng 4.10: Người ra quyết định và thực hiện trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ĐVT: % Loại hộ Các khâu Hộ khá - giầu Hộ trung bình Chồng Vợ Cả hai Chồng Vợ Cả hai a. Người ra quyết định các khâu

Loại mặt hàng kinh doanh 25,00 58,33 16,67 37,50 50,00 12,50 Nơi mua, bán hàng, giá mua,

giá bán 16,67 50,00 33,33 12,50 62,50 25,00

b. Người thực hiện các khâu

Quản lý thu, chi, thanh toán 33,33 41,67 25,00 37,35 50,00 12,50 Vận chuyển, bốc dở hàng 58,33 16,67 25,00 25,00 25,00 50,00 Trực tiếp phục vụ hay bán hàng 25,00 50,00 25,00 12,50 62,50 25,00

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Các hộ chuyên kinh doanh - dịch vụ là các hộ buôn bán nhỏ cung cấp các mặt hàng ngày như: hàng tạp hoá, thực phẩm, hàng ăn và một số chuyên kinh doanh vật tư,thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, giày dép quần áo... và thấy rằng việc kinh doanh - dịch vụ để có được hiệu quả tốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vốn, sự năng động, quan hệ xã hội...Trong 16 hộ giàu và khá có 12 hộ hoạt đông sản xuất kinh doanh, và có 8 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong số 30 hộ trung bình.

Qua bảng 4.11 ta thấy chọn loại mặt hàng kinh doanh là một khâu quan trọng quyết định quá trình sản xuất và tỷ lệ người vợ tham gia vào công việc này là khá cao, ở hộ khá giàu vợ làm chiếm 58,33% và ở nhóm hộ trung bình cũng là 50%, vì người vợ là người làm chính trong công việc buôn bán dịch vụ nên quyền quyết định trong việc lựa chọn địa điểm bán và giá cả đa số cũng do người vợ quyết định (ở hộ khá là 50% và hộ trung bình là 62,50%). Việc vận

chuyển và chuyên chở hàng là công việc nặng nhọc nên chủ yếu do người chồng đảm nhận 58,33% hộ khá giàu; còn hộ trung bình thì việc vận chuyển và bốc dỡ hàng do hai vợ chồng cùng làm chiếm tỷ lệ cao chiếm 50%. Các khâu còn lại tỷ lệ người vợ đảm nhận rất cao, người chồng cũng có tham gia bán hàng song chỉ tham gia phụ giúp vợ tỷ lệ người chồng đứng quầy bán hàng rất thấp (25% hộ khá và 12,5% hộ trung bình), tỷ lệ hai vợ chồng trực tiếp hay phục vụ bán hàng cũng tương đối cao hộ giàu và hộ khá đều chiếm 25%. Do thường xuyên đứng bán hàng nên người phụ nữ hiểu rõ được thị hiếu của khách hàng cũng như biết được thời gian và mặt hàng nào kinh doanh là có lợi nhất và họ cũng là người quản lý tài chính quyết định đến việc chi tiêu sao cho có lợi nhất.

Có thể khẳng định buôn bán dịch vụ đã và đang là một động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong sự phát triển đó người phụ nữ đang thực sự là lực lượng chính. Điều này càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của người phụ nữ trong việc tạo ra tiền mặt cho các hộ gia đình ở nông thôn.

c. Phụ nữ trong việc tiếp cận nguồn vốn

Đối với nông dân để phát triển kinh tế thì đất đai chưa đủ mà phải có

nguồn vốn nhưng thu nhưng nhập của các hộ nhìn chung chỉ đủ tái sản xuất giản đơn mà chưa tiết kiệm hay chưa tích lũy được vốn vì thế trong điều kiện kinh tế hiện nay vốn thực sự là nhu cầu bức xúc của người nông dân giúp họ mở rộng sản xuất đa dạng hóa sản phẩm, phát triển kinh tế hộ và xóa đói giảm nghèo. Tuy vậy khả năng tiếp cận nguồn vốn giữa người giàu và người nghèo, nam giới và phụ nữ trong cộng đồng, trong hộ gia đình vẫn có nhiều vấn đề cần bàn bạc, giải quyết. Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết người nghèo và có thể tất cả những người nghèo nhất trong cộng đồng đều không tiếp cận được nguồn vốn vay thông qua các nguồn chính thức. Phụ nữ cũng khó tiếp cận hơn so với nam giới trong cộng đồng (Trần Thị Vân Anh 1993). Dưới đây là bảng điều tra về việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn của phụ nữ ở các hộ điều tra ở xã.

Bảng 4.11: Vai trò của phụ nữ trong việc vay và sử dụng nguồn vốn ĐVT% STT Tiêu chí Tổng số hộ điều tra Phụ nữ quyết định bán Nam giớ quyết định bán cả hai quyết định bán số lượng Tỷ lệ (%) số lượng Tỷ lệ (%) số lượng Tỷ lệ (%) 1. Nguồn vốn có sẵn 60 8 13,33 25 41,67 27 45 2. Nguồn vốn vay 2.1 Quyết định vay 60 9 15 16 26,67 35 58,33 2.2 Quyết định sử dụng 60 9 15 16 26,67 35 58,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng số liệu trên ta thấy đối với nguồn vốn của gia đình tiết kiệm được thì người phụ nữ được quyết định chiếm tỷ lệ thấp 13,33% , nam giới là 41,67%, tỷ lệ cả hai cung quyết định chiếm cao nhất 45%. Điều này cho thấy trong gia đình đã có sự bàn bạc, thống nhất để sử dụng nguồn vốn vào đúng mục đích mang lại hiệu quả cao.

Đối với nguồn vốn vay người phụ nữ được quyết định vay và sử dụng nguồn vốn đó cũng rất thấp chiếm 15%, chỉ có những phụ nữ làm chủ hộ hoặc những người nhanh nhẹn tháo vát hơn chồng mới có thể tự quyết định một mình. Số lượng nam giới được tự quyết cao hơn phụ nữ chiếm 26,67%, cả hai cùng quyết định là cao nhất chiếm 58,33%. Tuy cả hai cùng bàn bạc quyết định vay nhưng người đứng tên vay hầu như là nam giới, người phụ nữ ít có cơ hội hơn, nếu được vay từ hội phụ nữ thì nguồn vốn thường ít ỏi, vòng vốn ngắn hạn nên hạn chế hiệu quả sử dụng. Một số gia đình vay vốn nhưng do chưa sử dụng đúng mục đích như dùng vào việc chi tiêu hàng ngày, mua lợn,trâu về nuôi nhưng không may bị chết, hay do lô đề, cờ bạc vì vậy nhiều hộ gia đình đã nghèo lại càng nghèo hơn.

So với nam giới thì phụ nữ nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng thường có ít cơ hội tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Vì thế cần tính đến những khác biệt giữa nam và nữ giới trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để có chính sách

và chế độ riêng đối với nam và nữ nông dân trong triển khai chính sách tín dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w