Thông tin chung về hộ điều tra ở xã

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 41 - 44)

Người phụ nữ nông thôn bao giờ cũng là trung tâm của các gia đình. Họ là một trong hai chủ thể chính tạo nên sức sống cả về vật chất và tinh thần của một gia đình. Thực trạng đời sống của một gia đình là sự thể hiện thực tại vai trò và địa vị của người phụ nữ. Hiện nay cùng với sự đi lên của nền kinh tế, bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn cũng đang từng bước chuyển mình theo hướng tích cực trên mọi phương diện: kinh tế, văn hoá, xã hội, kể cả năng lực của người phụ nữ. Để có cái nhìn tổng quát về hộ gia đình và thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ chúng tôi tiến hành điều tra 60 hộ để có được các thông tin cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Hầu như các hộ đều làm nông nghiệp tuy nhiên mức độ tham gia vào sản xuất giữa các nhóm hộ là khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn lực sản xuất (đất đai, lao động, vốn, công nghệ....), trình độ của chủ hộ và các thành viên trong gia đình.

Trong số 60 hộ điều tra thì hộ khá giàu là 16 hộ chiếm 26,67% chủ yếu là kinh doanh buôn bán, cán bộ có lương ổn định và ngoài ra còn có các hộ

kiêm. Các hộ kiêm ở đây là nông nghiệp kiêm buôn bán và nông nghiệp kiêm thợ xây, thợ mộc. Xu hướng hiện nay các hộ kiêm phát triển nhanh, nó giải quyết được lao động nông thôn nhàn đồng thời làm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Ta thấy nhóm hộ trung bình là 30 hộ chiếm tỷ lệ lớn 50 %, các hộ chủ yếu làm nông nghiệp và hộ kiêm. Những hộ này chủ yếu là hộ đã biết chi tiêu một cách có kế hoạch, am hiểu và chăm chỉ làm ăn, ngoài thời gian nông nhàn những hộ này chủ yếu có chồng làm thêm nghề hoặc dịch vụ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, người vợ mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi.

Những hộ nghèo trong nhóm hộ điều tra theo chúng tôi do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng nghèo song chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan. Họ chi tiêu không có kế hoạch, không có sự tích luỹ cộng với ốm đau bệnh tật và sinh đẻ không có kế hoạch, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất. Một số hộ không có chồng hoặc chồng không minh mẫn nên người vợ phải gánh vác phần lớn công việc gia đình. Nhưng nguyên nhân chính dẫn đến nghèo là do bệnh tật, thiếu lao động. Trong số 60 hộ điều tra thì tỷ lệ chủ hộ nam là 53 hộ chiếm 88,33 % nữ là 7 hộ chiếm 11,67% kết quả đó cho thấy các công việc lớn và quyền quyết định vẫn do nam giới làm chủ. Những hộ do nữ giới làm chủ là do ở rể, chồng mất hoặc do không có chồng, qua đó cho thấy những hộ này người phụ nữ thật vất vả phải tự nuôi con một mình.

Trong các giấy tờ sử dụng đất có 53 hộ là nam giới đứng tên điều này cho thấy sự bất bình đẳng giới trọng nam khinh nữ vẫn còn đang tồn tại không chỉ ngoài xã hội mà trong cả mỗi gia đình.

Sản xuất nông nghiệp cũng đòi hỏi rất nhiều về khoa học kỹ thuật vì thế kiến thức của chủ hộ cũng như các thành viên trong gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế gia đình nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Qua điều tra ta thấy số người có trình độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp chiếm một tỷ lệ nhỏ 13,33 %, cao nhất là số người học cấp II chiếm 41,67% số người học cấp III cũng khá nhiều chiếm 33,33 % số người học cấp I chiếm tỷ lệ ít 11,67%. Những người có trình độ đại học và chuyên môn chỉ tập trung ở nhóm hộ khá và nhóm hộ trung bình. Điều này chứng tỏ nhóm hộ khá có điều

kiện về kinh tế nên họ tạo điều kiện và mua sắm các dụng cụ tốt cho con cái và cho con học cao. ở nhóm hộ nghèo họ không có điều kiện để cho con học tập. Các em hầu như vừa phải đi học vừa đi làm ngoài đồng giúp bố mẹ nên việc học hành không được chú trọng sẽ là nguyên nhân dẫn đến các em học hành dở dang, chính điều này đã tạo nên cái vòng luẩn quẩn của nghèo đói - thất học. Không có vốn, không có đất dẫn đến tình trạng thiếu ăn, nhà cửa tềnh toàng, sức khoẻ của các thành viên trong hộ giảm sút.

Trong gia đình phần lớn các chủ gia đình đều là nam giới. Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình nhưng với cương vị người chủ quyền quyết định công việc lại mờ nhạt, quyền hạn đó không vượt qua việc mua bán lương thực và các nhu cầu cơ bản của các thành viên, công việc chăm sóc con cái trong gia đình.

Tuổi của chủ hộ cũng thể hiện tình trạng kinh tế của các hộ, ở các hộ khá thường là những người trẻ, có năng lực, dám làm, đặc biệt có gan làm giàu, mặt khác con cái của họ cũng đã trưởng thành, tự lập nên có điều kiện được làm giàu. ở các hộ trung bình và hộ nghèo tuổi của chủ hộ cao hơn đồng thời sức khoẻ cũng yếu do không có điều kiện chăm sóc sức khoẻ vì vậy mà thu nhập cũng kém hẳn, đã khó lại càng khổ hơn.

Khả năng sản xuất và tái sản xuất của hộ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện sản xuất của hộ. Bên cạnh lao động, kiến thức, trình độ khoa học kỹ thuật của hộ thì đất đai và các tài sản phục vụ sản xuất của hộ là những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp khả năng sản xuất của hộ.

Mấy năm trở lại đây nhiều hộ đã làm thêm ngành nghề phụ như: may gia công, buôn bán vật liệu xây dựng, buôn hàng nông sản, dịch vụ ăn uống.... Về điều kiện sinh hoạt qua điều tra thấy đa số các hộ dùng nước giếng tự đào không có hộ dùng nước ao, nước thiếu vệ sinh.

Còn về phương tiện thông tin liên lạc thì điện thoại là phương tiện thông tin nhanh chóng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống ngày nay và ở các hộ khá các thành viên trong gia đình hầu như đã có điện thoại di động. Ngoài ra, ngày nay đang trong thời kỳ bùng nổ thông tin với hàng loạt điện thoại di động rẻ tiền và sim khuyến mại nên trong các hộ điều tra cũng cho thấy nhiều thành viên trong hộ dùng để tiện liên lạc, đặc biệt là nhà có con đi

học hoặc đi làm ăn xa. Thu nhập của nông dân cũng ngày càng cao hơn so với trước đây, bình quân thu nhập đầu người một tháng ở hộ khá là 800 nghìn đến 1 triệu đồng, với mức thu nhập này không những đã đảm bảo chi tiêu trong gia đình mà hộ còn dư dật tích luỹ được một số vốn nhất định và mua được những vật dụng đắt tiền. Ngược lại, một số hộ nghèo không đủ trang trải chi tiêu, khó khăn về điều kiện kinh tế nên không thể trang bị đầy đủ điều kiện sản xuất tốt vì thế mà trong nhóm hộ này người phụ nữ phải chịu nhiều vất vả và không có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là điều đang rất được quan tâm để giúp các hộ giàu nhanh hơn. Đồng thời các hộ nghèo muốn nâng cao thu nhập thì phải mạnh dạn vay vốn, nâng cao trình độ học vấn, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Có như vậy các hộ nghèo mới có cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, thoát khỏi cảnh đói nghèo, vươn lên làm giàu cho mình góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã ngọc động huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 41 - 44)