1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.

72 643 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 467,46 KB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU ĐỨC QUYÊN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ ĐỘNG ĐẠT, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2010-2014 Thái Nguyên, năm 2014 2 LỜI CẢM ƠN Sau quá trình phấn đấu và học tập với sự ủng hộ động viên từ gia đình, bạn bè và đặc biệt là sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của nhà trường, và sự dạy bảo tận tình của thầy cô, tôi đã hoàn thành chương trình học đại học ngành Phát triển nông thôn và khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, ban chủ nhiệm lớp cùng thầy cô trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi mọi mặt để tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Mạnh Thắng, đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể gồm: Ban dân vận huyện Phú Lương, Các tổ chức hội đoàn thể huyện Phú Lương, Phòng thống kê huyện Phú Lương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ban thống kê, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, phòng địa chính xã Động Đạt, giúp tôi có điều kiện thực tế tìm hiểu hoàn thành đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy, cô giáo và các bạn chỉ bảo, giúp đỡ để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Triệu Đức Quyên 3 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Một số khái niệm 4 2.1.1. Khái niệm cơ hội 4 2.1.2. Khái niệm phát triển 4 2.1.3. Khái niệm công bằng 4 2.1.4. Khái niệm phụ nữ nghèo chủ hộ 5 2.1.5. Khái niệm giới, giới tính, bình đẳng giới 5 2.1.6. Khái niệm kinh tế hộ gia đình 6 2.2. Vai trò của phụ nữ 6 2.2.1. Vai trò vốn có của người phụ nữ 6 2.2.2. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong nông nghiệp 11 2.3. Một số vấn đề đặt ra với phụ nữ nông thôn 12 2.3.1. Vấn đề sức khỏe 12 2.3.2. Về chuyên môn kỹ thuật 14 2.3.3. Sự bất bình đẳng giới trong tiếp cận nguồn nhân lực và ra quyết định 15 2.3.4 Vấn đề bên ngoài xã hội 15 2.3.5 Yếu tố bên trong nông hộ 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Nội dung nghiên cứu 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 17 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 17 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 18 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu 19 4 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 20 4.1.1 Đặc điểm tự nhiên 20 4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 23 4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt 29 4.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn xã 29 4.2.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ nghiên cứu 36 4.3. Quan điểm, phương hướng và một số yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ 51 4.3.1. Yếu tố thuận lợi 51 4.3.2. Yếu tố cản trở 52 4.3.3. Quan điểm về việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt 55 4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong phát triển kinh tế 56 4.4.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, các cấp trong việc thực hiện bình đẳng giới 56 4.4.2. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 56 4.4.3. Nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ, kết hợp với giáo dục truyền thống, phẩm chất đạo đức trong đông đảo phụ nữ 57 4.4.4. Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát nguồn lực 58 4.4.5. Tăng cường tạo quyền và khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với quá trình ra quyết định ở cơ quan, đơn vị, gia đình 59 4.4.6. Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối với phụ nữ 59 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn nhóm hộ điều tra 18 Bảng 4.1: Diện tích đất phân loại theo đất của xã Động Đạt và một số xã lân cận năm 2013 21 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Động Đạt 2011 – 2013 22 Bảng 4.3. Tình hình dân số xã Động Đạt giai đoạn 2011- 2013 24 Bảng 4.4. Lao động xã Động Đạt chia theo giới tính giai đoạn 2011 – 2013 25 Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã Động Đạt từ năm 2011 - 2013 26 Bảng 4.6. Nữ trong các nhóm tuổi từ năm 2011 – 2013 29 Bảng 4.7. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 31 Bảng 4.8 Trình độ của cán bộ hội đoàn thể nhiệm kì 2011 - 2016 33 Bảng 4.9. Phân loại kinh tế hộ tại xã Động Đạt theo chuẩn mới và mức sống dân cư giai đoạn 2011 – 2013 36 Bảng 4.10. Phụ nữ tham gia vào cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể tại thôn nghiên cứu 37 Bảng 4.11. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở 03 thôn nghiên cứu 38 Bảng 4.12. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ 38 Bảng 4.13. Phân công lao động sản xuất nông nghiệp trong các hộ ở thôn nghiên cứu 41 Bảng 4.14. Phân công lao động trong các hoạt động ở thôn nghiên cứu 42 Bảng 4.15. Nguồn tiếp cận thông tin của phụ nữ tại điểm nghiên cứu 46 Bảng 4.16. Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 46 Bảng 4.17. Tình hình quản lý tài chính của hộ tại thôn nghiên cứu 48 Bảng 4.18. Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công cuộc phát triển 54 6 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất xã Động Đạt năm 2013 22 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng dân số theo giới giai đoạn 2011 - 2013 25 Biểu đồ 4.3. Cơ cấu phụ nữ tham gia sinh hoạt đoàn thể năm 2013 32 Biểu đồ 4.4. Trình độ văn hóa của lao động nữ xã Động Đạt năm 2013 34 Biểu đồ 4.5. Tình hình sử dụng quỹ thời gian của phụ nữ trong 03 thôn nghiên cứu trong một năm 45 Biểu đồ 4.6. Trình độ của nam và nữ trong độ tuổi lao động ở vùng thôn nghiên cứu 49 Biểu đồ 4.7. Tỷ lệ người ốm trong các hộ được chăm sóc, chữa trị tại khu vực nghiên cứu 50 Biểu đồ 4.8. Nhân tố tác động đến nâng cao vai trò của phụ nữ 57 7 DANH MỤC BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa UBND Ủy Ban Nhân Dân HĐND Hội Đồng Nhân Dân NN & PNNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn LĐ & TBXH Lao động & Thương binh xã hội TB Trung bình Đoàn TN Đoàn Thanh niên CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học LHPN Liên hiệp Phụ nữ CNVC Công nhân viên chức 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đội ngũ đông đảo những người lao động trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, họ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực xã hội, cụ thể là trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ luôn là một lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải để nuôi sống con người. Không chỉ sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn góp phần vào việc duy trì dân số để phát triển xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền văn hóa nhân loại. Nền văn hóa dân gian của bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia của họ, bằng nhiều hình thức. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm gần 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và càng ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến của người phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới Đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn và phát huy, nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong mọi lĩnh vực. Trong gia đình, người phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người chăm lo vun vén hay còn là người thầy thuốc của gia đình. Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm và phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… Ở khu vực nông thôn, cùng với việc tích cực tham gia vào quá trình phát triển kinh tế gia đình, mỗi phụ nữ còn tham gia nhiều hoạt động xã hội, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, ổn định an ninh quốc phòng địa phương, làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn Việt Nam. 2 Xã Động Đạt là một xã miền núi của huyện miền núi Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên, với 49,3% dân số là phụ nữ [16]. Lực lượng này đã và đang góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội của toàn xã. Tuy nhiên, sự đóng góp này chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí và vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các mối quan hệ xã hội và đời sống gia đình. Đặt biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, người phụ nữ vừa phải tham gia hoạt động trong xã hội, vừa đảm nhiệm vai trò trong gia đình là một người vợ, người mẹ… Qua quá trình công tác và nghiên cứ trong lĩnh vực liên quan đến phụ nữ, nhiều câu hỏi được đặt ra cho bản thân, cho các cấp hội ban ngành đoàn thể: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ hiện nay như thế nào? Thực trạng và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ hiện nay ra sao? Giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cho phụ nữ ? Vì vậy nghiên cứu về vai trò của phụ nữ nông thôn xã miền núi Động Đạt huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình được đặt ra như một nhu cầu cấp bách, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng này, qua đó thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và sự nhận thức sâu sắc về những tiềm năng to lớn của người phụ nữ, những cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế nông thôn, và hộ gia đình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng hoạt động của phụ nữa trong phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn, đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy tiền năng về mọi mặt để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong xã Động Đạt. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. - Đánh giá được thực trạng vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương. - Tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữa trong phát triển kinh tế nông thôn tại địa bàn xã Động Đạt và huyện Phú Lương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và tiếp cận thực tế thông qua việc tiếp cận với các hoạt động thực tiễn của đề tài. - Vận dụng những kiến thức đã được học tại trường và thực tiễn sau đó có thêm kiến thức, đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tiễn phục vụ công tác sau này. 1.4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Thấy được vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình, qua đó khắc phục được những tồn tại, và những hiệu quả mà đề tài đem lại cho đời sống xã hội của xã. [...]... hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Động Đạt - Đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã - Đề xuất ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữa trong phát triển kinh tế nông thôn tại địa bàn xã Động Đạt và huyện Phú. .. do phụ nữ đảm nhiệm Phụ nữ tham gia vào mọi hoạt động sản xuất cũng như hoạt động buôn bán trong xã hội Trong bài phát biểu tại buổi toạ đàm Vai trò của Phụ Nữ Việt Nam Trong Thế Kỷ XXI” do Quỹ Phát triển Phụ Nữ Liên Hợp Quốc UNIFEM và Hội phụ nữ Việt Nam tổ chức dưới sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hội phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết đã tôn vinh người phụ nữ Việt Nam: Trong. .. vốn có của người phụ nữ Con người là hoa của đất và người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời Nói đến phụ nữ là nói đến một nửa nhân loại Nói như Hồ Chủ tịch “Muốn giải 7 phóng giai cấp trước hết là giải phóng phụ nữ Vai trò của người phụ nữ luôn được xã hội coi trọng và ghi nhận Phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội, không chỉ giỏi công việc gia đình mà còn tích cực tham gia công tác xã hội,... chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình - Gia đình (family) là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hàng, có cùng chung huyết tộc Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàng xây dựng nên một gia đình rất khác nhau Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình (Household) khi các thành viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế [21] 2.2 Vai trò của phụ nữ 2.2.1 Vai trò. .. điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng - Các cơ hội để tham gia đóng góp, hưởng lợi trong quá trình phát triền - Quyền tự do và chất lượng cuộc sống 2.1.6 Khái niệm kinh tế hộ gia đình Kinh tế hộ gia đình nông thôn là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn,... động xã Động Đạt chia theo giới tính giai đoạn 2011 – 2013 Năm Giới tính Tổng số Nam Cơ cấu (%) Nữ Cơ cấu (%) 2011 7.756 3.851 49,6 3.905 50,4 2012 8.814 4.583 51,9 4.231 48,1 2013 9.468 4.978 52,5 4.490 47,5 (Nguồn: Phòng lao động và TBXH huyện Phú Lương năm 2011- 2013) 26 4.1.2.2 Phát triển kinh tế của xã Thực hiện sự chỉ đạo của xã Động Đạt về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015, kinh. .. đôi vai người phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần, họ tự mất dần vai trò của mình trong gia đình cũng như trong xã hội Như vậy, ta có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại Song có nhiều nguyên nhân gây cản trợ sự tiến bộ và vai trò của họ trong cuộc sống Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc... nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong thành tựu của cách mạng Việt Nam [6] 2.2.2 Phụ nữ có vai trò quan trọng trong nông nghiệp Bên cạnh những vai trò vốn có nói trên, phụ nữ Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, họ lại là những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội... bàn Trong năm 2013 đã khám chữa bệnh cho 7.150 trường hợp, khám chữa bệnh cho 1.300 học sinh trên địa bàn, tổ chức xác định các trường hợp khuyết tật là 76 trường hợp đang được hướng dẫn lập hồ sơ hưởng chế độ theo nghị định 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ [16] 4.2 Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt 4.2.1 Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát. .. chung của đất nước, có sự đóng góp tích cực của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam Là một lực lượng lao động xã hội đông đảo, phụ nữ Việt Nam đã tỏ rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thích ứng với sự hội nhập và phát triển theo xu thế chung của nhân loại” Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong . tiễn về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. - Đánh giá được thực trạng vài trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương. . hình phát triển kinh tế - xã hội 23 4.2. Thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt 29 4.2.1. Khái quát về thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển. góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở xã. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của phụ nữa trong phát triển kinh tế nông thôn tại địa bàn xã Động Đạt và huyện

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w