Thực trạng vai trò của phụ nữ trong các hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 43)

4.2.2.1. Vai trò của phụ nữ trong tham gia công tác xã hội

Những năm gần đây phụ nữ xã Động Đạt tích cực tham gia các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương. Tại 03 thôn nghiên cứu, có 01 chị thuộc thôn Đồng Nghiêm là thường trực Đảng, 01 chị là đại biểu hội đồng nhân dân xã. Ban chấp hành hội nông dân có số lượng phụ nữ tham gia đông nhất là 17 chị. Tuy vậy, qua nghiên cứu cho thấy kết quả là phụ nữ tham gia chính quyền còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng nữ ở địa phương. Cả 03 thôn không có phụ nữ giữ chức chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng các ban ngành trong xã.

Bảng 4.10. Phụ nữ tham gia vào cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể tại thôn nghiên cứu Đơn vị tính: Số người Các chức danh Thôn Đồng Nghiêm Thôn Ao Chám Thôn Đuổm Cấp ủy xã 1 0 0

Hội đồng nhân dân 1 0 0

Ban chấp hành Đoàn TN 0 1 1

Ban chấp hành Hội nông dân 2 3 4

Trưởng xóm 1 1 0

Bí thư chi bộ 1 0 1

(Nguồn: Ban thống kê xã Động Đạt năm 2013)

Phụ nữ tham gia hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội ít hơn nam giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia hoạt động công đồng nam giới tham gia thực hiện là chính, phụ nữ đóng góp ít quan trọng hơn, thể hiện ở chỗ: khi tham dự các buổi họp xóm chỉ có trên 22,7% đến 25,8% phụ nữ tham gia (thấp hơn nam giới 02 lần). Việc phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng với tỷ lệ thấp hơn nam giới, là thiệt thòi lớn đối với chính bản thân họ trong việc tiếp cận thông tin diễn ra hàng ngày trên địa bàn cư trú, chia sẻ thông tin với những người xung quanh về công việc làm ăn và những vấn đề khác. Đồng thời họ cũng ít có điều kiện để thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động chung của dân cư, góp phần đưa ra những quyết định về những vấn đề liên quan đến cộng đồng. Hiện tượng người phụ nữ đảm nhận những công việc “tề gia, nội trợ” cũng là một trong những nguyên nhân khiến công việc của phụ nữ vất vả, tốn nhiều thời gian hơn.

Bảng 4.11. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động cộng đồng ở 03 thôn nghiên cứu Đơn vị tính: %

Các hoạt động Đồng Nghiêm Ao Chám Đuổm

Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Vợ Chồng Cả hai Họp xóm 22,7 43,2 34,1 25,0 46,6 28,4 25,8 46,8 27,4 Sinh hoạt đoàn thể 27,3 38,6 34,1 26,7 43,3 30 30,6 40,3 29,0 Tham gia lãnh đạo chi bộ,

xóm, các đoàn thể xóm 100 0 0 50 50 0 50 50 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ) 4.2.2.2. Vai trò của phụ nữ trong quản lý và điều hành sản xuất

Bảng 4.12. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý hộ

Đơn vị tính: %

Các hoạt động Đồng Nghiêm Ao Chám Đuổm

Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo 1. Hộ không có phụ nữ tham gia công tác xã hội

Nữ làm chủ hộ 20,5 15,9 13,6 15,0 13,3 11,7 25,8 22,6 16,1 Nữ tham gia quản lý

điều hành sản xuất 44,7 37,7 31,9 25,6 21,4 19,8 47,3 36,1 32,1 2. Hộ có phụ nữ tham gia công tác xã hội

Nữ làm chủ hộ 25,0 20,5 0 16,7 15,0 15,0 27,4 24,2 0 Nữ tham gia quản lý

điều hành sản xuất 46,1 39,2 0 25,6 22,,8 48,3 39,4 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Phụ nữ có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi hoạt động trong hộ gia đình. Để xem xét vai trò của phụ nữ trong quản lý hộ và việc điều hành sản xuất, tôi phân chia các tiêu chí đánh giá theo mức độ kinh tế của các hộ ở 03

thôn nghiên cứu. Qua nghiên cứu số liệu bảng 4.12 cho thấy tỷ lệ nữ làm chủ hộ ở cả 03 thôn đều chiếm tỷ lệ nhỏ so với nam giới, tỷ lệ này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm hộ có mức thu nhập khác nhau. Tỷ lệ nữ tham gia quản lý hộ và điều hành sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn ở các hộ có thu nhập khá, tiếp đến là hộ trung bình, và thấp nhất là ở hộ nghèo. Qua đây, ta thấy có sự ảnh hưởng của mức thu nhập tới vai trò của phụ nữ trong quản lý điều hành sản xuất của hộ.

Cũng qua bảng số liệu trên cho thấy mặc dù người phụ nữ có vai trò trọng trong công việc gia đình và tham gia quản lý sản xuất nhưng do phong tục tập quán, quan niệm và nhận thức của người dân nên việc ra quyết định cuối cùng trong gia đình chủ yếu vẫn là người chồng. Vấn đề này phổ biến trong đại đa số gia đình ở Việt Nam, tuy nhiên có sự khác biệt về tỷ lệ giữa các vùng, khu vực thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc và giữa các nhóm tuổi. Cụ thê, số liệu từ bảng 4.12 cho ta thấy các thôn khác nhau, có sự khác biệt về tỷ lệ phụ nữ tham gia điều hành sản xuất cũng như làm chủ hộ khác nhau. Ở thôn Đuổm, do có vị trí địa lý là trung tâm xã, nơi có mật độ dân cư cao, đường Quốc lộ 3 chạy qua nên có tỷ lệ nữ làm chủ hộ cao. Ở thôn Ao Chám là thôn thuộc khu vực phía Bắc của xã, tập trung tới 80% dân tộc Tày, Nùng, có tỷ lệ nữ làm chủ hộ thấp hơn so với các thôn khác. Ta cũng thấy rõ được sự khác biệt giữa hộ có phụ nữ tham gia hoạt động xã hội với nhóm hộ nông dân không có phụ nữ tham gia hoạt động xã hội. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và quản lý điều hành sản xuất của hộ có phụ nữ tham gia công tác xã hội cao hơn các hộ nông dân khác.

4.2.2.3. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất tạo thu nhập

Trong cuộc sống hằng ngày của các gia đình thì người phụ nữ và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất để tăng thêm thu nhập. Các hoạt động tạo thu nhập ở các hộ phong phú và đa dạng, ở mỗi hộ khác nhau đều có

ít nhất 02 hoạt động tạo thu nhập, hộ nông dân chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ còn hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp, làm thuê… Trong 03 thôn nghiên cứu thì nam giới thường làm những công việc nặng như cày bừa, phun thuốc, phát cây, dọn đồi, khai thác gỗ… còn phụ nữ ngoài các công việc chăm sóc gia đình, nội trợ còn đảm nhiệm công việc như chăm sóc, thu hoạch và bán các sản phẩm. Đối với các công việc chăn nuôi gia súc, người phụ nữ đảm nhận các công việc như chọn giống, chăm sóc… Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng như trong hoạt động sản xuất có thể thấy rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của phụ nữ trong sản xuất là rất lớn song sự đóng góp đó thường không được đánh giá ngang bằng với nam giới.

Qua số liệu điều tra ta có thể thấy rõ được sự phân công lao động trong ba thôn có sự khác nhau. Ở khu vực xa trung tâm xã ở đây là thôn Ao Chám và thôn Đồng Nghiêm có điều kiện kinh tế khó khăn, các công việc như làm đất, phun thuốc, bón phân, gặt lúa, sao chè… phụ nữ vẫn phải đảm nhiệm với tỷ lệ cao, ít sử dụng các dịch vụ thuê ngoài, mọi hoạt động sản xuất hầu như lao động trong gia đình tự đảm nhiệm. Ở khu vực trung tâm xã, ở đây là thôn Đuổm, do có điều kiện kinh tế phát triển hơn, khả năng tiếp cận thông tin dễ hơn nên trong công việc lao động nữ được sử dụng một cách đúng mức, giải phóng sức lao động của phụ nữ, thay vì phải làm những công việc nặng nhọc, phụ nữ tham gia các công việc ít tiêu hao nhiều sức lực. Những công việc nặng nhọc, vất vả trong quá trình sản xuất đều được thuê người lao động bên ngoài như làm đất, tuốt lúa, sao chè…những công việc cầm đảm bảo thời gian của mùa vụ như gặt, hái chè… cũng được đổi công hoặc đi thuê người khác làm (người được thuê chủ yếu là nam giới).

Loại công việc

Người làm chính (%)

Đồng Nghiêm (n=25) Ao Chám (n=25) Đuổm (n=35)

Chồng Vợ Cả hai Người khác Chồng Vợ Cả hai Người khác Chồng Vợ Cả hai Người khác

1. Trồng lúa Làm đất (cày, bừa) 52,3 16,6 16,6 20,5 53,3 23,3 10,0 13,3 46,8 11,3 14,5 27,4 Gieo mạ, cấy 11,4 45,3 21,5 21,8 11,7 51,7 23,3 15,0 12,9 43,5 22,2 21,4 Bón phân 15,9 36,4 43,2 4,5 15,0 42,7 37,3 5,0 16,1 35,5 40,3 8,1 Làm cỏ, phun thuốc 22,7 59,1 11,4 6,8 21,7 60,0 11,7 6,6 21 45,2 17,7 16,1 Gặt 4,5 11,4 52,3 31,8 5,0 13,3 53,3 28,4 4,8 9,7 54,2 31,3 Tuốt 8,3 6,8 27,3 57,6 5,0 8,3 38,3 48,4 6,5 6,5 25,7 61,3 Phơi 15,9 47,7 34,1 2,3 15,0 5,0 33,3 1,7 16,1 48,4 33,9 1,6 2. Trồng màu (ngô) Làm đất (cày, bừa) 56,8 11,4 13,6 18,2 56,7 21,7 8,3 13,3 57,4 11,3 12,9 18,4 Gieo hạt 22,7 47,7 25 4,6 23,3 50,0 23,3 3,4 24,2 48,4 24,2 3,2 Bón phân 27,3 29,5 34,1 9,1 28,3 33,3 31,7 6,7 27,4 29,0 34,1 9,5 Phun thuốc 47,7 18,2 13,6 20,5 48,3 21,7 11,7 18,3 48,4 17,7 12,9 21,0 Thu hoạch 11,4 18,2 61,3 9,1 11,7 26,7 56,1 5,5 11,3 18,7 61,9 8,1 3. Trồng chè Bón phân 31,8 36,4 22,7 9,1 32,7 38,3 22,3 6,7 27,4 34,5 28,4 9,7 Phun thuốc 43,2 20,1 25,3 11,4 43,3 22,7 24,0 10,0 46,7 17,7 19,3 16,3 Tưới nước 52,3 15,7 27,5 4,5 51,7 35,0 10,0 3,3 50,6 16,1 25,2 8,1 Hái chè 6,8 45,7 9,1 38,4 8,3 51,7 16,7 23,3 7,3 43,5 9,7 39,5 Sao, vò chè 13,6 22,7 38,4 25,3 13,3 41,7 26,7 18,3 12,9 21,2 36,9 29,0 Đi bán 6,8 68,2 6,8 18,2 6,7 65,0 15,0 13,3 19,4 44,4 17,7 18,5 4. Chăn nuôi

Lấy (mua) thức ăn 31,8 38,6 22,7 6,9 28,3 40,0 26,7 5,0 35,4 37,1 21,0 6,5

Chăm sóc 9,1 43,2 40,9 6,8 10,0 43,3 41,7 5,0 11,3 41,9 40,3 6,5

Đi bán 11,4 13,6 9,1 65,9 11,7 15,0 10,0 63,3 8,1 11,3 3,2 77,4

Bảng 4.14. Phân công lao động trong các hoạt động ở thôn nghiên cứu Thứ tự Loại công việc Người làm chính (%) Chồng Vợ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo 1 Hoạt động dịch vụ (n=16) Chọ mặt hàng để bán 15,6 16,6 - 56,3 56,3 - Đi mua, chở về 25,0 21,9 - 34,4 37,5 - Bán hàng 12,5 15,6 - 53,1 53,1 - Ghi sổ, quản lý bán hàng 12,5 9,4 - 50,0 53,1 - Trả nợ, đòi nợ 9,4 12,5 - 59,4 56,3 - 2 Hoạt động lâm nghiệp(n=40) Phát cây, dọn đồi, đốt 54,2 54,2 45,8 26,0 28,1 29,2 Đào hố, trồng cây 37,5 38,5 42,7 17,7 18,8 19,8 Chăm sóc rừng 51,0 56,3 57,3 12,5 15,6 17,7 Sản phẩm phụ 32,3 34,4 35,4 45,8 44,8 44,8 Khai thác gỗ, bán gỗ 39,6 41,7 46,9 11,5 15,6 19,8 3 Hoạt động tái sản xuất(n=85)

Mua sắm, xây dựng, sửa chữa 45,2 43,4 44,0 31,9 31,9 11,5

Lấy củi đun 24,7 23,5 18,7 45,8 47,0 47,0

Chăm sóc sức khỏe gia đình 28,9 27,1 27,1 48,8 42,8 44,0

Dạy con học 34,9 33,7 31,9 39,2 32,5 31,3

Nội trợ 21,1 21,7 18,1 66,9 62,7 71,1

4 Hoạt động cộng đồng (n=85)

Tham gia họp thôn 50,6 51,2 46,4 36,1 36,7 32,5

Dự tuyên truyền chính sách,

pháp luật 52,4 56,0 44,0 21,1 20,5 18,1

Dự đám hiếu, lễ, cưới xin 59,6 57,8 51,2 16,9 16,9 15,1 Là hội viên đoàn thể 38,6 45,2 46,4 34,9 35,5 38,6 Lao động công ích 16,3 18,7 17,5 42,2 44,0 45,8

Để thấy rõ hơn sự phân công lao động ngoài sản xuất nông nghiệp trong

các hộ nông dân, tôi tổng hợp và đánh giá trong các nhóm hộ. Các hộ tham gia dịch vụ trong nông nghiệp thuộc nhóm hộ khá và trung bình, họ có vốn để nhập hàng hóa, và bán chịu cho người dân trong vùng, điều này các hộ nghèo không thể thực hiện được, hơn nữa các hộ này có đều kiến thuận lợi về địa điểm, thường nằm dọc Quốc lộ 3, ở các trung tâm của các thôn. Qua bảng 4.14. cho ta thấy, trong hoạt động dịch vụ, người vợ tham gia phần lớn ở tất cả các khâu từ chọn mặt hàng để bán (trên 56%), bán hàng và quản lý sổ sách (trên 50%), họ tham gia nhiều nhất ở khâu trả nợ và đòi nợ khách hàng, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì, khéo léo, mềm dẻo (chiếm gần 60%). Người chồng cũng tham gia hoạt động này nhưng với tỷ lệ thấp (9% - 25%), chủ yếu là đi chở hàng về bán, hoặc chở hàng đi giao cho khách, hoặc phụ vợ bán hàng những lúc vợ bận công việc khác. Tỷ lệ còn lại là do các thành viên khác trong gia đình thực hiện hoặc đi thuê lao động bên ngoài.

Ta cũng nhận thấy,chỉ có một lĩnh vực sản xuất trong các nông hộ nam giới tham gia nhiều nhất, nhiều hơn nữ giới, đó là hoạt động lâm nghiệp. Trên 50% người chồng trong các hộ được điều tra thực hiện việc phát, dọn đồi, chăm sóc rừng, trong khi người vợ tham gia trên 18%. Trong các thôn nghiên cứu, các hộ gia đình còn có hoạt động tạo thêm thu nhập ngoài sản xuất nông, lâm nghiệp, đó là làm thuê trong vùng như: đào đất, xây dựng, khai thác quặng, đóng gạch, bốc vác…và đi làm thuê tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, việc này thường do các con trong gia đình tham gia.

Qua bảng trên thấy rõ giữa nam và nữ, có sự không công bằng trong việc tham gia hoạt động cộng đồng. Trên 46,4% người chồng tham gia các buổi họp xóm, nghe tuyên truyền kiến thức về chính sách pháp luật. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách về nhận thức, hiểu biết xã hội giữa nam và nữ. Trong khi đó, công việc quan trọng như nuôi dạy con cái lại được chủ yếu

do người người vợ đảm nhiệm (chiếm 39,2% ở hộ khá, 32,5% ở hộ trung bình và 31,3% ở hộ nghèo), và công việc sản xuất nông nghiệp cũng có tỷ lệ nam nữ tham gia ở tất cả các khâu. Như vậy sẽ thật khó khăn để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nhằm tăng năng xuất, sản lượng cây con. Khi phụ nữ có trình độ thấp, phần lớn thời gian họ dành cho các hoạt động sản xuất, do đó họ có rất ít thời gian để chăm sóc sức khỏe cho con cái và bản thân. Ta cũng nhận thấy rằng, việc tham dự các đám hiếu, hỷ, lễ hội…chủ yếu vẫn là do nam giới, phụ nữ tham gia công việc này rất thấp chỉ trên 15%, cũng như vậy phụ nữ ít tham gia các hoạt động đoàn thể hơn nam giới. Một lần nữa khẳng định rằng phụ nữ ít có cơ hội hơn để nâng cao hiểu biết và mở rộng mối quan hệ xã hội hơn nam giới. Nhưng trong lao động công ích, lao động chiến dịch diễn tập chiến đấu bảo vệ trị an, vệ sinh môi trường, dọn kênh mương, đào rãnh, phụ nữ rất hăng hái và tự nguyện tham gia (trên 42%) qua đó họ vận động gia đình, bà con lối xóm giữ gìn vệ sinh chung, và bảo vệ tài sản, môi trường sống xung quanh. Đây là một ưu điểm lớn về khía cạnh xã hội, cộng đồng, nên biết phát huy sẽ nâng cao hơn vai trò của phụ nữ trong phát triển cộng đồng.

Qua biểu đồ 4.5 thêm một lần nữa khẳng định rằng thời gian phụ nữ lao động sản xuất để tạo thu nhập cho hộ gia đình rất cao, chiếm tới 39,6% nhưng họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm làm công việc nội trợ, nấu ăn, giặt quần áo, dọn dẹp nhà cửa (8,7%), công việc lấy củi, chất đốt (4,7%), chăm sóc sức khỏe gia đình (6,3%) và dạy con học (5,9%) nhưng thời gian để đi chơi, thăm bạn bè lại rất ít (1,9%). Nhưng với quỹ thời gian như vậy, họ vẫn dành thời gian ít ỏi để tham gia sinh hoạt đoàn thể, tham gia các hoạt động cộng đồng. Vì thế, thời gian nghỉ ngơi của phụ nữ giảm đi, nhất là thời gian trong những thời điểm khẩn trương của mùa vụ, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy, để tăng thời gian nghỉ ngơi, thăm hỏi bạn bè, tham gia sinh hoạt

giải trí, phụ nữ cần được chia sẻ trong công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái, từ các thành viên khác trong gia đình, trước hết là người chồng.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)