Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đố

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 66)

trình ra quyết định cơ quan, đơn v, gia đình

Phụ nữ và nam giới cần có cơ hội tiếp cận như nhau về giáo dục đào tạo, đối với các cộng đồng nông thôn, cần tính thêm yếu tố giới trong việc nhập trường ở cấp giáo dục tiểu học, trung học và trên trung học. Địa phương cần có chính sách cử cán bộ nữ đi đào tạo và nâng cao trình độ nhằm mục tiêu phát triển họ thành các lãnh đạo cộng đồng.

Giải pháp chính là nâng cao năng lực của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong khu vực khó khăn, khu vực kém phát triển để họ có thể tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế. Tại cấp huyện, xã cần tăng cường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của ban vì sự tiến bộ của phụ nữ và các ban ngành liên quan về việc thực hiện luật pháp và chính sách bình đẳng giới. Cần đảm bảo các cơ chế thông tin xã hội, tham vấn, tham dự đóng góp ý kiến của cả nam và nữ trong quá trình xây dựng các kế hoạch và trương trình phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với các yêu cầu nội dung và thành phần các nhóm mục tiêu cấp xã, thôn.

4.4.6. Gii pháp hot động khuyến nông và thông tin nông nghip đối vi ph n ph n

Nâng cao năng lực và hiệu quả bộ máy khuyến nông cấp cơ sở: Cần đẩy mạnh công tác lồng ghép các chương trình giáo dục phụ nữ về sức khỏe bà mẹ và trẻ em, kế hoạch hóa gia đình với chương trình tập huấn kỹ thuật nông lâm nghiệp cho phụ nữ.

Gắn chặt sự tham gia của phụ nữ trong các khóa huấn luyện, tập huấn, xây dụng ô mẫu. Đây là cách thức hiệu quả nhất, bền vững nhất, có khuyến khích sự tham gia cùng xây dựng kế hoạch, cùng nhau giám sát, bàn bạc, nhận xét.

Nâng cao năng lực truyền thông về thông tin nông nghiệp ở cấp cơ sở: trước mắt, nhà nước và chính quyền địa phương cần nâng cao trình độ học vấn cho nhóm phụ nữ nông dân tương lai, phổ cập văn hóa cho nhóm phụ nữ sản xuất hiện tại để họ có khả năng đọc và tìm hiểu tài liệu kỹ thuật có liên quan đến sản xuất của họ.

Phụ nữ cần tự chủ động tiếp cận thông tin từ hệ thống thông tin đại chúng, gặp gỡ cán bộ kỹ thuật. Ban tổ chức các lớp khuyến nông và chính quyền địa phương khi mời nông dân dự tập huấn, dự họp phải bố trí thời gian phù hợp để họ có điều kiện tham dự.

Nhà nước và chính quyền địa phương cần mở rộng mạng lưới thông tin cơ sở, ở mỗi thôn, xóm cần đặt các bảng tin, loa phát thanh các chương trình khuyến nông.

Các thông tin khác về chất lượng giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… nông dân cần mua giống tại các trạm cung cấp giống, trạm, của hàng dịch vụ vật tư nông nghiệp có uy tín và đủ tin cậy. Trung tâm giống cần phân phối các giống đạt chuẩn, có sự cam kết với người dân về kết quả đạt được.

Nâng cao dân trí thông qua các hoạt động tuyên truyền, như tăng số giờ phát thanh lên, số bản quy trình sản xuất cho nông dân được phát nhiều hơn, thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp.

Tăng cường khuyến nông giảm nghèo, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, giữ vững an ninh, lương thực trên địa bàn huyện, xã và mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ tại xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tôi có những kết luận sau:

- Cơ cấu dân số nữ và nam tương đối cân bằng. Nữ trong độ tuổi lao động phần lớn tập trung ở độ tuổi 15 – 35. Trong đó lao động nữ có 4.490 người, chiếm 47,5% tổng số lao động tại xã. Tình hình lao động nữ trong độ tuổi có xu hướng tăng nhẹ và dần ổn định.

- Trình độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị của phụ nữ còn thấp. Chỉ có cán bộ từ các cấp ủy, hội đồng nhân dân là có trình độ sơ luận chính trị, trung cấp. Lao động chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tới 10,5% tổng số lao động. Nữ công nhân viên chức có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học cũng chiếm 68,9%.

- Số phụ nữ trong độ tuổi không tham gia sinh hoạt đoàn thể chiếm tỷ lệ khá cao là 9,8% và chủ yếu thuộc các thôn khó khăn. Phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng, hoạt đông xã hội ít hơn nam giới.

- Tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy, chính quyền, hội đồng nhân dân các cấp đang tăng dần qua các năm, nhưng vẫn chưa cao, vẫn lép vế so với nam.

- Nữ trong độ tuổi lao động tham gia chủ yếu vào các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Cả nữ và nam đều đóng góp cho hoạt động tạo ra thu nhập của gia đình. Nữ đảm nhiệm chính vai trò nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình, số đông cả nam lẫn nữ đều bằng lòng với vai trò đó.

- Có sự không công bằng giữa nam và nữ trong công tác quản lý và kiểm soát nguồn lực như đất đai, vốn, nguồn thông tin kĩ thuật…

- Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình thuộc về nam giới, phụ nữ thường quyết định những việc liên quan đến nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình.

- Có nhiều yếu tố quyết định ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ như chính sách, nguồn lực, thách thức của xã hội về cơ sở vật chất, hạ tầng…

- Cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn

5.2. Kiến nghị

Tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển cùng nam giới không những đem lại lợi ích cho mỗi phụ nữ, mỗi gia đình mà còn cho toàn xã hội. Đó không phải là vấn đề công bằng xã hội, mà là lợi ích kinh tế.

Từ những phân tích trên, tôi kiến nghị một số vấn đề nhằm tạo sự hài hòa cân đối trong gia đình, tạo đều kiện cho phụ nữ học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, tham gia vào tất cả các khâu trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Nâng cao chất lượng tổ chức, thực hiện nghị quyết và kiểm tra thực hiện nghị quyết về bình đằng giới.

- Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện cho chị em phụ nữ được tham gia các hoạt động cộng đồng, nhằm nâng cao vai trò tổ chức và quản lý nguồn nhân lực…

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Quy hoạch cán bộ vào bộ máy tổ chức, lãnh đạo tổ chức thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần quan tâm tới số lượng, chất lượng cán bộ nữ.

- Đào tạo bồi dưỡng kiến thức bằng cách liên kết với các trường, trung tâm dạy nghề đào tạo nghề cho nông dân hàng năm. Như mở các lớp học

ngắn ngày về chăn nuôi, trồng trọt, quản lý kinh tê… qua đó kết hợp với đưa trương trình tìm hiểu về giới, bình đẳng giới vào chương trình học.

- Phòng nông nghiệp, khuyến nông cần phát huy tối đa thông tin về thị trường, maketting, quản lý tài chính và nguồn nhân lực… chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất điểm để nhân rộng ra địa bàn.

- Hệ thống ngân hàng trên địa bàn xã, huyện… tăng thêm nguồn vốn vay bằng tín chấp qua các tổ chức đoàn thể để phụ nữ có cơ hội tiếp cận với tín dụng.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng,chuyển dịch dần cơ cấu các ngành, trong nội ngành nông lâm nghiệp gắn với phát triển thị trường, tạo điều kiện cho phụ nữ có việc làm tại chỗ, không phải đi làm ăn xa, có điều kiện chia sẻ lẫn nhau trong thực hiện vai trò sản xuất, sinh sản và nuôi dưỡng, cộng đồng, chính trị.

- Nâng cao nhận thức các thành viên trong gia đình, chú trọng đến phụ nữ về kiến thức tổ chức cho cuộc sống gia đình, nuôi dạy và chăm sóc con cái, khuyến khích các thành viên quan tâm chia sẻ các hoạt động lao động cũng như cuộc sống gia đình, tình cảm.

- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, khuyến khích chị em đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho chị em về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo

1.Cù Ngọc Bắc, Bài giảng chiến lược và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.Phí Thị Hồng Minh, Bài giảng dân số và phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.Trần Văn Thọ, Vấn đề phát triển trong công bằng trong thời đại toàn cầu hóa, Đại học Waseda, Nhật Bản.

4.Hoàng Hồng Thúy (2010), “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm

nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên” Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

21. Bài giảng “Kinh tế hộ và trang trại”, PGS.TS Mai Văn Xuân, Trường đại học kinh tế Huế.

22. Trần Thị Vân Anh, Giới và phát triển nông thôn – Tài liệu cho lớp tập huấn phát triển bền vững nông thôn của chương trình VNRP.

II. Tài liệu internet

5.http://www.baomoi.com/Co-hoi-cho-phu-nu-ngheo-vuot-len-so- phan/82/3442040.epi 6.http://haugiang.gov.vn/portal/data/sites/10/chuyende/phunu/phan2/vitrivaitr ocuaphunutrongxuthehoinhapi.html 7. http://khuyennong36.com/vai-tro-cua-phu-nu-trong-nong-nghiep-viet- nam.html 8. http://learningenglishmore.blogspot.com/2010/12/kinh-te-hoc-khai-niem- ngheo-oi_2283.html 9. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%A5_n%E1%BB%AF 10.http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?cap=3&id=9015&idcha=999

III. Tài liệu địa phương nghiên cứu

11.Hội nông dân huyện Phú Lương (2013), Thống kê cán bộ nông dân cấp

huyện, xã nhiệm kì 2008 – 2013

12.Hội liên hiệp phụ nữ Phú Lương (2011), Thống kê nữ đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã nhiệm kì 2011 – 2015.

13.Hội phụ nữ xã Động Đạt (2011), Thống kê cán bộ,hội viên phụ nữ nhiệm

kì 2011 – 2015.

14.Hội liên hiệp phụ nữ Phú Lương (2011), Thống kê nữ cán bộ tham gia cấp

ủy huyện, xã, xóm bản nhiệm kì 2011 – 2015

15.Phòng lao động – Thương binh xã hội xã Động Đạt, số liệu thống kê các năm 2011, 2012, 2013

16.Ban thống kê xã Động Đạt, Báo cáo thường niên các năm 2011,2012,

2013

17.Đảng bộ xã Động Đạt, báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Động Đạt năm

2011, 2012, 2013.

18.Đoàn thanh niên xã Động Đạt (2013). Thống kê cán bộ đoàn xã, xóm nhiệm kì 2008- 2013

19.UBND xã Động Đạt, Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2011,

2012, 2013.

20.Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg, ngày 30/01/2011 ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015.

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)