- Phương pháp phân tích, so sánh: Các số liệu được đánh giá, so sánh qua các năm để thấy được thực trạng liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích SWOT, VENN: để phân tích các yếu tố thuận lợi và cản trở việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển hộ trên địa bàn nghiên cứu.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 21km về phía Bắc, có Quốc lộ 3 đi qua suốt chiều dài huyện khoảng 46km. Trong đó xã Động Đạt nằm ở phía Đông của huyện, phía Đông giáp với xã Yên Lạc, phía Tây giáp với xã Yên Đổ, Phủ Lý, Hợp Thành, phía Bắc giáp huyện Định Hóa, phía Nam giáp với Thị trấn Đu, Phẫn Mễ và huyện Đại Từ. Xã Động Đạt có 23 thôn (xóm) gồm 2.807 hộ và 10.907 khẩu. Với vịt trí địa lý như vậy, nhận thấy Động Đạt rất thuận lợi cho quá trình thông thương, trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận trong và ngoài xã, xa hơn thì thông thương với các huyện lân cận.
Do Động Đạt nằm ở vùng giữa của huyện Phú Lương, nên có thế mạnh về sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè, cây ăn quả do tính chất đất chủ yếu là đất Feralit màu vàng đỏ, đặc biệt là các vùng ô trũng là thế mạnh sản xuất phát triển các vùng giống lúa, ngô…
4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu có đặc điểm nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.
Hướng gió thổi theo hai chiều: gió Đông Nam và gió Đông Bắc.
Về thủy văn thì xã Động Đạt có dòng sông Đu chảy qua, khá thuận tiện cho công tác thủy lợi, vận chuyển lâm sản.
4.1.1.3 Tình hình phân bố và sử dụng đất
Xã Động Đạt có diện tích đất tự nhiên là 3.988 ha. Là xã có diện tích đất đứng thứ ba của huyện Phú Lương (sau Yên Ninh, Yên Lạc). Theo số liệu thống kê của huyện Phú Lương năm 2013 thì diện tích đất nông nghiệp của xã
Động Đạt là 1.473 ha, đất lâm nghiệp là 1.848 ha, đất sử dụng nuôi trồng thủy sản là 86 ha, đất chuyên dùng là 343 ha, đất ở là 97 ha. Còn lại 141 ha chưa được sử dụng [16].
Phân loại theo 05 hình thức sử dụng đất khác nhau của xã Động Đạt thì thấy được là diện tích lớn nhất được sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 1.848 ha chiếm 46,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Tiếp đó là diện tích đất nông nghiệp chiếm 36,9% tức 1.473 ha. Đất chưa sử dụng là 141 ha chiếm 3,5%. Và đất chuyên dùng là 343 ha chiếm 8,6%. Đất ở là 97 ha chiếm 2,4%. Đất sử dụng nuôi trồng thủy sản là 86 ha tương đương với 2,3%.
Bảng 4.1: Diện tích đất phân loại theo đất của xã Động Đạt và một số xã lân cận năm 2013 Đơn vị tính: ha Xã Tổng diện tích đất tính theo địa giới hành chính Chia ra Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất ở Đất chuyên dùng (*) Đất chưa sử dụng Động Đạt 3.988 1.473 1.848 86 97 343 141 Yên Lạc 4.297 965 2.447 17 124 159 585 TT.Đu 212 93 15 3 31 63 7 Phấn Mễ 2.531 1.333 492 19 97 425 165 Yên Đổ 3.561 782 2.377 108 105 135 54 HợpThành 898 346 435 20 26 60 11 Phủ Lý 1.548 438 913 61 29 58 50
(*) Đất chuyên dùng bao gồm cả đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
46.3% 2.3% 36.9% 3.5% 8.6% 2.4% đất nông nghiệp đất lâm nghiệp đất nuôi trồng thủy sản đất ở đất chuyên dụng đất chưa sử dụng Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất xã Động Đạt năm 2013
(Nguồn: Niên giám thống kê xã Động Đạt năm 2013)
Trong giai đoạn 2011 – 2013 diện tích các loại đất của xã Động Đạt có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của xã. Qua 03 năm, do xã đẩy mạnh việc trồng rừng theo dự án 661 và trồng rừng nhân dân nên diện tích đất lâm nghiệp tăng 8,5%. Diện tích đất chuyên dùng và diện tích đất ở cũng tăng tới 0,3% và 3,8% do quá trình tăng dân số tự nhiên, và quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng nông thôn... Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp đã giảm 6,8% nhường chỗ cho các cụm dân cư, các hợp tác xã sản xuất lâm sản, vật liệu xây dựng. Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Động Đạt 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2012 /2011 2013 /2012 Bình quân Tổng số 3.988 100 3.988 100 3.988 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 1.694 42,4 1.587 39,7 1.473 36,9 93,6 92,8 93,2 2. Đất lâm nghiệp 1.568 39,3 1.697 42,5 1.848 46,3 108,2 108,8 108,5 3. Đất nuôi trồng thủy sản 81 2 83 2,1 86 2,3 102,1 103,6 102.8 4. Đất ở 90 2,1 91 2,2 97 2,4 101,1 106,5 103,8 5. Đất chuyên dùng (*) 340 8 341 8,1 343 8,6 100,2 100,5 100,3 6. Đất chưa sử dụng 215 6.2 189 5,4 141 3,5 87,9 74,6 81,2
(*) Đất chuyên dùng là đất được sử dụng trong đền chùa, nghĩa trang, sông, suối, mặt nước chuyên dùng.
4.1.1.4 Tài nguyên khoáng sản
Huyện Phú Lương được đánh giá có tiềm năng về khoáng sản với trữ lượng lớn. Từ năm 2005 đến nay, được sự cho phép của tỉnh, nhiều công ty đã tiến hành khai thác các loại quặng như quặng sắt, quặng chì kẽm, quặng titan, than cốc…Trên địa bàn xã Động Đạt có mỏ Cây Châm tại địa bàn thôn Cây Châm. Đây là cơ sở đê thu hút đầu tư, phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thu hút nhiều lao động địa phương, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành trong xã, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp.
4.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Dân số và lao động
* Dân số
Qua bảng 4.3 cho ta thấy, dân số toàn xã năm 2013 là 10.907 người, trong đó có tới 88,3% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, dân số hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp chỉ chiếm 11.7%. Số nhân khẩu hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp qua các năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng của nhận khẩu phi nông nghiệp là cao hơn. Số nhân khẩu trên hộ trung bình là 4 người, mật độ dân số là 2,7 người/m2
.
Trong những năm qua, dân số vẫn không ngừng tăng lên (từ 10.286 người năm 2011, 10.564 người năm 2012 lên đến 10.907 năm 2013). Tốc độ tăng dân số của năm sau cao hơn năm trước, điều này đặt ra nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế của xã. Cùng với sự tăng dân số, đó là nhu cầu về nhà ở, lương thực, giao thông, việc làm, y tế, giáo dục… cũng phải tăng theo, tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường… đang là những thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Bảng 4.3. Tình hình dân số xã Động Đạt giai đoạn 2011- 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2012/2011 2013/2012 Tốc độ Bình quân 1. Tồng số hộ Hộ 2.501 100 2.697 100 2.807 100 107,8 104 105,9 Hộ nông nghiệp Hộ 2.324 92,9 2.371 87,9 2.389 85,1 102 100,7 101,3 Hộ phi nông nghiệp Hộ 177 7,1 326 12,1 418 14,9 135,2 128,2 131,7
2 Tổng số khẩu Người 10.286 100 10.564 100 10.907 100 102,7 103,2 102,9
Nhân khẩu nông nghiệp Người 9.547 92,8 9.612 90,9 9.638 88,3 100,6 100,2 100,4 Nhân khẩu phi nông nghiệp Người 739 7,2 952 9,1 1.269 11,7 128,8 133,2 131
3. Tổng số lao động Người 7.756 100 8.814 100 9.468 100 113,6 107,4 110,5
Lao động nông nghiệp Người 7.169 92,4 8.14 92,3 8.51 89,8 113,5 104,5 111.2 Lao động phi nông nghiệp Người 587 7,6 674 7,7 967 10,2 114,8 143,4 130,9
4. Chỉ tiêu khác
Tỷ lệ tăng dân số % 2,6 3.1 3.1
Bình quân người/m2 người/m2 2,5 2,6 2,7
Bình quân khẩu/hộ người /hộ 4 3,9 3,9
5283 5314 5514 5003 5250 5393 4600 4800 5000 5200 5400 5600 2011 2012 2013 Năm S ố n g ư ờ i Giới tính Nam Giới tính Nữ
Biểu đồ 4.2 Tốc độ tăng dân số theo giới giai đoạn 2011 - 2013
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Lương năm 2011, 2012, 2013)
Qua biểu đồ 4.2 cho ta thấy dân số nữ và nam tương đối cân bằng. Tốc độ tăng dân số năm sau tăng hơn năm trước (năm 2012 so với năm 2011 tăng 278 người tức là tăng 2.7%, năm 2013 so với năm 2012 tăng 343 người bằng với 3.2%). Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp các ngành trong xã, huyện trong công tác bình ổn dân số, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế. Vì gia đình sinh con thứ ba trở lên có xu hướng ngày càng tăng, lại rơi chủ yếu vào các hộ gia đình nghèo trong xã.
* Lực lượng lao động
Hiện nay lao động trong độ tuổi của toàn xã có 9.468 người, chiếm 86,8% dân số, trong đó lao động nữ có 4.490 người, chiếm 47,5% tổng số lao động. Tình hình lao động trong độ tuổi có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, có tăng nhưng tăng không đáng kể, thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 4.4. Lao động xã Động Đạt chia theo giới tính giai đoạn 2011 – 2013 Năm Tổng
số
Giới tính
Nam Cơ cấu (%) Nữ Cơ cấu (%)
2011 7.756 3.851 49,6 3.905 50,4
2012 8.814 4.583 51,9 4.231 48,1
2013 9.468 4.978 52,5 4.490 47,5
4.1.2.2. Phát triển kinh tế của xã
Thực hiện sự chỉ đạo của xã Động Đạt về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015, kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo hướng từng bước nhanh chóng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của vùng. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm mới thu hút lao động nông thôn. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ về giống, chăm sóc… vào trong sản xuất nông lâm nghiệp nâng giá trị thu nhập.
* Ngành trồng trọt:
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính của xã Động Đạt từ năm 2011 - 2013
Loại cây
Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2011 2012 2013 2011 2012 2013 2011 2012 2013 1. Lúa nước 821 814 799 52,6 52,9 53,4 4.319 4.314 4.267 - Vụ xuân 384 345 314 51,3 51,6 52,6 1.968 1.772 1.652 - Vụ mùa 437 469 485 53,9 54,2 54,2 2.351 2.542 2.615 2. Ngô 124 118 116 42,6 41,2 41,9 5.282 4.861 4.860 - Vụ xuân 71 68 65 42,9 42,6 41,4 3.046 2.897 2.691 - Vụ mùa 53 50 51 42,3 39,8 42,4 2.236 1.964 2.169 3. Chè 291 301 315 80,6 82,7 85,7 2.346 2.489 2.701 (Nguồn: Số liệu báo cáo của UBND xã năm 2011, 2012, 2013)
Số liệu bảng 4.5 cho thấy trồng trọt lúa nước vẫn là loại cây trồng chủ đạo của xã. Nhưng diện tích trồng lúa nước đang bị thu hẹp dần, năm 2011 diện tích là 821 ha đến năm 2013 chỉ còn lại 799 ha. Nguyên nhân là do một số diện tích này bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp (Cây Châm), xây dựng đường giao thông nông thôn liên xóm, liên xã, hội trường xóm, phần
khác chuyển mục đích sử dụng theo nhu cầu của nhân dân và quy hoạch của xã. Tuy nhiên, do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng xuất cây trồng không ngừng tăng qua các năm, nên sản lượng của ba loại cây trồng chính vẫn ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương và hàng hóa cung cấp cho các vùng lân cận.
* Ngành chăn nuôi:
Năm 2013 tổng đàn trâu của xã hiện có là trâu 799 con, bò 47 con, tổng số đàn lợn là 5.677 con, gia cầm hiện có khoảng gần 60.000 con. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đã được chú trọng đầu tư, theo dõi diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, trong năm 2013 không có dịch bệnh xảy ra. Nuôi trồng thủy sản cũng đang được trú trọng phát triển [16].
* Ngành lâm nghiệp:
Xã đã chỉ đạo nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống cháy rừng, bảo vệ rừng, đẩy mạnh việc trồng rừng. Diện tích rừng trồng mới và trồng lại là 138/135 ha. Tổ chức nghiệm thu đất rừng sản xuất và cấp cây giống kịp thời cho nhân dân, cấp cây trồng rùng 185.920 cây và cấp phân trồng rừng được 18.892,5 kg [16].
Trong năm 2013 cấp phép cho 132 hộ khai thác rừng sản xuất với 4.796,4 m3 gỗ tròn/ 1.500m3
[16].
* Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Đây là ngành nghề thế mạnh và đang có tiềm năng lớn đang được huyện và xã quan tâm từ công tác quy hoạch mạng lưới giao thông, đến quy hoạch các khu sản xuất công nghiệp. Do huyện có các chính sách ưu tiên như đẩy nhanh quá trình giải phóng mặt bằng, thẩm định, cấp giấy chứng nhận kinh doanh theo hướng thuận lợi nhanh chóng. Kết quả bước đầu đã quy hoạch và phát triển khai thác khoáng sản ở Cây Châm.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng của xã
* Hệ thống giao thông: Xã Động Đạt là một xã nằm ở phía Đông của huyện, cách thành phố Thái Nguyên 21km về phía Bắc. Có tuyến đường quốc lộ 3 đi chạy qua. Ngoài ra còn có đường liên huyện, liên xã đã được nhựa hóa và bê tông hóa theo tiêu chuẩn đường nông thôn cấp 6, đảm bảo giao thông thuận tiện đến trung tâm xã, trung tâm huyện và các vùng lân cận. Hệ thống đường liên thôn (xóm) đang được nâng cấp và bê tông hóa theo cơ chế đối ứng nhà nước và nhân dân.
* Hệ thống điện, thông tin liên lạc: Hiện nay trên địa bàn xã 100% hộ
dân đều được sử dụng điên quốc gia. Hệ thống điện phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Xã có bưu điện văn hóa xã, thông tin liên lạc giữa các thôn (xóm) đã được xuyên suốt, kịp thời. Sóng điện thoại đã phủ đến 23/23 thôn (xóm) trong xã. Hệ thống internet đã được áp dụng vào công tác quản lý tại cơ sở, tổ chức tại xã.
* Hệ thống tín dụng: Hệ thống tín dụng Nhà nước bao gồm Ngân hàng
nông nghiệp & PTNT và Ngân hàng chính sách, hệ thống tín dụng nhân dân, tín dụng qua các tổ chức hội, đoàn thể, chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ về vốn phát triển kinh tế. Tín dụng ngân hàng thông qua các hình thức cho vay thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
* Giáo dục: Trên địa bàn xã có 01 trường trung học cơ sở, 01 trường
tiểu học, 01 trường mầm non. Năm 2013 công tác đào tạo giáo dục tiếp thu được nhiều kết quả quan trọng. Chất lượng dạy và học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở được nâng lên, công tác phổ cập giáo dục trong các cấp học được thực hiện và duy trì tốt. Kết quả năm học 2012 – 2013, cấp trung học cơ sở có 360 học sinh có 45,5% học sinh đạt khá, giỏi, cấp tiểu học có 643 học sinh có 75,6% học sinh đạt khá giỏi, cấp mầm non thực hiện duy trì tốt việc đưa trẻ đến trường đạt 100% [16].
* Y tế: Trạm y tế xã vẫn được duy trì tốt cho việc thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các trương trình quốc gia về y tế, dân số. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch cúm ở người, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không để dịch cụ bộ xảy ra trên địa bàn.
Trong năm 2013 đã khám chữa bệnh cho 7.150 trường hợp, khám chữa bệnh cho 1.300 học sinh trên địa bàn, tổ chức xác định các trường hợp