Yếu tố thuận lợi

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 58)

* Điểm mạnh

- Tỷ lệ nữ tham gia vào các cấp, các ngành ngày càng cao, góp thêm tiếng nói trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế nói chung và các chính sách liên quan đến phụ nữ nói riêng.

- Tổ chức hội phụ nữ từ xã đến cơ sở thường xuyên được kiện toàn và hoạt động có chiều sâu, là chỗ dựa vũng chắc cho chị em phụ nữ trong hoạt động kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ.

- Phụ nữ xã Động Đạt nói luôn kế thừa và phát huy truyền thống đảm đang , cần cù chịu khó của người phụ nữ Việt Nam.

* Cơ hội

- Kinh tế: Xã dần từng bước hoàn thiện cơ cấu hạ tầng, có những chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách giá cả, khuyến nông, hỗ trợ và xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát cho các đồng bào nghèo, đời sống khó khăn (chương trình 134).

- Văn hóa: Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân (xây dựng nhà văn hóa, đặt cụm loa thông tin, bảng tin tới các thôn, thường xuyên tổ chức giao lưu hoạt động văn hóa, văn nghệ giữa các thôn, xóm). Bảo tồn các văn hóa truyền thống, thực hiện mục tiêu quốc gia về văn hóa. Với những chính sách này đã giúp cho phụ nữ dân tộc thiểu số nâng cao được đời sống tinh thần, hiểu biết thêm về khoa học kỹ thuật, bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản.

- Y tế: Cải thiện trang bị y tế ở trạm y tế xã, thường xuyên mở các lớp tập huấn về sức khỏe sinh sản tại khu vực khó khăn, tập trung đông dân tộc thiểu số. Thực hiện phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho đồng bào dân tộc nhằm nâng cao chất lượng dân số.

- Giáo dục: Cải thiện trang thiết bị, cơ sở vật chất cho trường, lớp… Tăng cường và nâng cao đội ngũ giáo viên, có chính sách cử tuyển, miễn học phí, cấp phát vở cho học sinh khó khăn.

- Khoa học công nghệ: Chuyển giao khoa học công nghệ cho người dân làm thay đổi thói quen canh tác và năng lực sản xuất. Hàng năm mở các lớp dạy nghề, đào tạo nghề cho nông dân tới tận xóm nhằm cuốn hút phụ nữ tham gia.

- Quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ nữ: Cử và quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ nữ được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị quản lý. Điều này thể hiện trong các chức danh chính quyền, đoàn thể.

4.3.2. Yếu t cn tr

* Điểm yếu

- Trình độ học vấn, sự tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp của đại bộ phận phụ nữ còn chậm và hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến sự ra quyết định trong sản xuất, quản lý hộ và tham gia công tác quản lý cộng đồng.

- Do ảnh hưởng tư tưởng của ngàn đời xưa để lại, chính bản thân người phụ nữ vẫn còn tự ti, an phận và thụ động. Điều này đã hạn chế sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ. đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ. Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộc bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác, phù hợp với hoàn cảnh. Nhiều phụ nữ còn tâm lý tự ti, mặc cảm không vận động để tự mình thoát ra điều đó đã hạn chế vai trò của chính họ.

* Thách thức:

- Mức độ kinh tế: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo gia đoạn 2011 – 2015 của xã là 234 hộ/ 2.807 (năm 2013). Qua nghiên cứu cho thấy rằng khi thu nhập của gia đình thấp, người phụ nữ phải vất vả hơn để kiếm sống nuôi gia đình, với các hộ khó khăn nam giới ít có xu hướng chia sẻ việc nội trợ với phụ nữ. Bên cạnh đó, do nghèo nên không có điều kiện đầu tư vào sản xuất, hiệu quả sản xuất thấp. Dẫn tới chênh lệch về thu nhập bình quân/người/năm giữa các nhóm hộ nghèo, trung bình còn khá cao.

- Gánh nặng công việc của phụ nữ: Hoạt động sản xuất ở vùng nông thôn chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi. Công việc chủ yếu do phụ nữ thực hiện, nhất là đối với hộ nghèo. Bên cạnh đó, phụ nữ còn đảm nhiệm hầu hết các công việc nội trợ, chăm sóc con cái và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình. Phải dậy sớm chuẩn bị cơm nước cho gia đình, chăn lợn chăn gà, làm công việc đồng áng… tới tận 21h mới được đi ngủ.

- Cơ hội tiếp cận nguồn lực: Nguồn vốn thế chấp tại ngân hàng ít có cơ hội cho phụ nữ đứng tên vay vốn. Ngân hàng chính sách và tín dụng của hội phụ nữ cho vay với mức rất thấp, chưa thể đủ để đầu tư vào sản xuất.

Bảng 4.18. Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và công cuộc phát triển [4] Một sốđịnh kiến phổ biến về vai trò, đặc điểm giới trong xã hội Tình trạng bất bình đẳng giới phổ biến Những hậu quảđối với chất lượng cuộc sống và công cuộc phát triển

Thích con trai - Trẻ em gái ít được tiếp cận giáo dục. - Trẻ em gái và phụ nữ có trình độ học vẫn thấp

- Thu nhập của các hộ gia đình thấp hơn.

- Giáo dục dành cho trẻ em giảm - Giảm khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với những công việc được trả công và những việc làm có thu nhập cao hơn. Về mặt sinh học, chỉ có

phụ nữ mới có khả năng mang thai, sinh con và cho con bú bằng chính bầu sữa của mình. Tuy nhiên,xã hội lại gán cho phụ nữ toàn bộ vai trò chăm sóc con cái, chăm sóc các thành viên trong gia đình. Cuối cùng công việc nội trợ cũng được gán cho phụ nữ và trẻ em gái.

- Sự phân công lao

động không bình đẳng giữa nam và nữ + Gánh nặng công việc + Ít thời gian nghỉ ngơi, giải trí

+ Ít tham gia vào quá trình ra quyết định trong cộng đồng + Ít được tiếp xúc học hành - Tình trạng mệt mỏi triền miên của phụ nữ.

- Chi phí chăm sóc sức khỏe cao hơn đối với phụ nữ.

- Năng suất lao động thấp

Phụ nữ thường được xem là thiếu quyết đoán, hành động thiên về tình cảm, nên khó trở thành người lãnh đạo tốt

- Xã hội thường ủng hộ nam giới vào các vị trí lãnh đạo hơn nữ giới. Vì thế tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo thấp hơn.

- Những người ở vị trí ra quyết định chủ yếu là nam giới.

- Các chính sách không đáp ứng hiệu quả nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, cụ thể đối với phụ nữ.

- Hiệu quả của tăng trưởng kinh tế chưa cao.

Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng để tiến tới bình đẳng chưa cao: Thực tế tại khu vực nghiên cứu, các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về giới chủ yếu là phụ nữ tham dự. Nam giới ít tham gia nội dung này, nhất là nam giới giữ vai trò chủ chốt tại cơ sở. Dẫn tới hiệu quả công tác truyền thông chưa cao, chậm quá trình thay đổi nhận thức xã hội về giới.

Việc cụ thể hóa và thực thi các chính sách về bình đẳng giới còn hạn chế: Nhà nước đã ban hành Luật bình đẳng giới, có nghị định hướng dẫn thực hiện. Nhưng cấp xã chưa có phương hướng, cụ thể cho việc lãnh đạo thực hiện, phổ biến tới quần chúng nhân dân.

4.3.3. Quan đim v vic nâng cao vai trò ca ph n trong phát trin kinh tế h gia đình ti xã Động Đạt tế h gia đình ti xã Động Đạt

Sự cống hiến của phụ nữ trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước thật lớn lao, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những cống hiến của phụ nữ đã được Đảng và nhà nước ta ghi nhận. Kể từ lúc xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến nay, Đảng ta luôn coi trọng phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã giúp họ tăng cường khả năng phấn đấu để giải quyết những vấn đề của chính họ, Một xã hội không có sự bình đẳng, cân bằng giữa nam và nữ sẽ tạo nên hẫng hụt mà theo đó là những căn bệnh của xã hội, nếu người phụ nữ bị đối xử không công bằng, vai trò của họ sẽ mờ nhạt dần, dẫn đến hậu quả là những người con được nuôi dạy không tốt, ý thức và khả năng tiếp thu ý tưởng tiến bộ kém hiệu quả. Mâu thuẫn nội bộ sẽ phát sinh và ngấm ngầm phá hoại hạnh phúc gia đình.

Vai trò lãnh đạo cộng đồng, xã hội của phụ nữ không xứng với công lao và năng lực của họ sẽ dẫn đến nhìn phiến diện về thực tế và không huy động được đầy đủ tiềm năng trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Việc xây dựng hệ thống và giải pháp phải dựa trên cơ sở nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là:

-Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2011- 2020) của Nhà nước. -Các nghị quyết và văn kiện của Đại hội phụ nữ toàn quốc. Đặc biệt là phải đề xuất từ thực trạng, nguyên nhân và khả năng thực tế của địa phương để đưa ra những phương pháp thiết thực và khả thi. Như vậy, việc tìm ra những giải pháp để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình là một tất yếu khách quan cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình trong phát triển kinh tế phát triển kinh tế hộ gia đình trong phát triển kinh tế

4.4.1. Tăng cường lãnh đạo, ch đạo ca cp y, các cp trong vic thc hin bình đẳng gii hin bình đẳng gii

Cấp ủy có vai trò quan trọng đối với hoạt động của tổ chức Đảng các cấp, là cơ quan lãnh đạo thực hiện các nghị định, nghị quyết của cấp trên và cấp mình. Để thực hiện tốt hơn nữ bình đẳng giới, công tác cán bộ nữ cần trú trọng tới các giải pháp sau:

- Cấp ủy Đảng nâng cao chất lượng việc ra nghị quyết, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới, công tác phụ nữ, cán bộ nữ.

- Nâng cao chất lượng về việc tổ chức, thực hiện nghị quyết và kiểm tra việc thực hiện nghĩ quyết.

- Xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện có hiệu quả bình đẳng giới, công tác phụ nữ.

4.4.2. Đẩy mnh hơn na công tác tuyên truyn nâng cao nhn thc ca xã hi v gii trong quá trình công nghip hóa, hin đại hóa nông nghip hi v gii trong quá trình công nghip hóa, hin đại hóa nông nghip nông thôn

Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bình đẳng giới, không chỉ cho phụ nữ mà cả nam giới, đặc biệt là cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của

địa phương, đơn vị, nhằm tạo sự thay đổi nhận thức từ gốc về vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay, đảm bảo các điều kiện để chị em có cơ hội và điều kiện thuận lợi thực hiện quyền bình đẳng trong mọi lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội – an ninh quốc phòng…

Cấp ủy Đảng các cấp phải xây dựng nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động truyền thông về bình đẳng giới, về giới trong cộng đồng. Cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền trên phương diện thông tin đại chúng theo từng thời gian cụ thể. Hội phụ nữ, ban vì sự tiến bộ xây dựng chương trình hành động để thực hiện luật bình đẳng giới, chú trọng tới công tác phối hợp với các cán bộ đoàn thể khác trong việc thực hiện, tuyên truyền các nội dung về giới…

4.4.3. Nâng cao trình độ mi mt ca ph n, kết hp vi giáo dc truyn thng, phm cht đạo đức trong đông đảo ph n thng, phm cht đạo đức trong đông đảo ph n

Biểu đồ 4.8. Nhân tố tác động đến nâng cao vai trò của phụ nữ

Nâng cao kiến thức về mọi mặt là nâng cao nội lực cho phụ nữ. Đây là biện pháp đầu tiên, cơ bản và quyết định nhằm tạo ta năng lực để họ có thể tiếp cận với thực tế mà không phải lo lắng, ngần ngại đồng thời có cơ sở đề ra quyết định và cũng như việc thực hiện quyết định của mình.

Nâng cao kiến thức Năng lực thực hiện Năng lực quyết định

Nâng cao vai trò của phụ nữ

Vì vậy, phải khuyến khích và tạo điều kiện cho chị em tham gia học tập để không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa, chuyên môn, tay nghề. Có chính sách thỏa đáng cho phụ nữ vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số khi tham gia học tập tại các trường lớp, nhằm nâng cao chất lượng nhân lực trên phụ nữ trên địa bàn, tiến tới xóa bỏ khoảng cách và sự chênh lệch kiến thức, trình độ giữa phụ nữ các vùng, phụ nữ và nam giới.

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con cái, dân số và kế hoạch hóa gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình.

Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức kinh tế, kỹ thuật, quản lý và pháp luật nhằm tạo nội lực cho phụ nữ. Hướng tới gia tăng đóng góp của họ cho gia đình, xã hội và tự khẳng đinh vai trò của mình.

Đối với đội ngũ cán bộ nữ, cần đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý… để cán bộ nữ có đủ điều kiện quy hoạch vào các chức danh lanh đạo, quản lý, nâng cao vị trí, sự tham gia của họ trong quá trình ra quyết định, lập kế hoạch và lãnh đạo, chỉ đạo tại địa phương, đơn vị.

4.4.4. Tăng kh năng tiếp cn và kim soát ngun lc

* Đất đai: thực hiện tốt quy định của luật đất đai năm 2013 và các nghị định

sửa đổi bổ sung, tất cả giấy chứng nhận sử dụng đất phải ghi tên vợ và chồng.

* Tín dụng: Ngân hàng cần đơn giản hóa thủ tục, điều kiện vay và chấp nhận

các mục tiêu sử dụng vốn vay đa dạng hơn. Các thủ tục và quy trình hoạt động cần có tính nhạy cảm về giới để đảm bảo cho phụ nữ và nam giới được tiếp cận nguồn vốn vay như nhau. Đặc biệt cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ ngân hàng và cán bộ khuyến nông, khuyến lâm để hỗ trợ và tập huấn về kỹ thật và thông tin về thịt trường cũng như kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho các hộ vay vốn.

4.4.5. Tăng cường to quyn và kh năng tiếp cn ca ph n đối vi quá trình ra quyết định cơ quan, đơn v, gia đình trình ra quyết định cơ quan, đơn v, gia đình

Phụ nữ và nam giới cần có cơ hội tiếp cận như nhau về giáo dục đào tạo, đối với các cộng đồng nông thôn, cần tính thêm yếu tố giới trong việc nhập trường ở cấp giáo dục tiểu học, trung học và trên trung học. Địa phương cần có chính sách cử cán bộ nữ đi đào tạo và nâng cao trình độ nhằm mục tiêu phát triển họ thành các lãnh đạo cộng đồng.

Giải pháp chính là nâng cao năng lực của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong khu vực khó khăn, khu vực kém phát triển để họ có thể tham gia vào tất

Một phần của tài liệu Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Động Đạt huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. (Trang 58)