1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội

60 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 499 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình thực hiện nghiên cứu với đề tài “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu với đề tài “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn

nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của Trung tâm, các thầy cô và bạn bè

Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy

cô giáo trong khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Hà Nội Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Mai TuyếtHạnh đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứunày Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong đoàn thực tập

đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi xây dựng đề tài nghiên cứu này

Bên cạnh đó, tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới Ban giám đốc, cán bộnhân viên và kiểm huấn viên cũng như người già đang được nuôi dưỡng tạiTrung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thựctập và nghiên cứu đề tài

Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên nghiên cứu này không tránh khỏinhững thiếu sót nhất định, rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn vànhững người quan tâm đến nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2014

Sinh viên

Trang 2

MỤC LỤC

Phần I MỞ ĐẦU……….…… 4

1 Tính cấp thiết của đề tài……….….…4

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu……….……6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… …….… 6

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu………7

5 Phương pháp nghiên cứu………8

6 Giả thuyết nghiên cứu……… 11

Phần II NỘI DUNG……… 13

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn………13

1 Cơ sở lý luận……… 13

1.1 Lý thuyết vận dụng……….………13

1.2 Khái niệm công cụ……….……… 14

2 Cơ sở thực tiễn……… 15

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu………15

2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu……….16

Chương II: Nội dung và kết quả nghiên cứu……… …….22

I Nhu cầu về quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội là một vấn đề cần được xã hội, Trung tâm và các tổ chức quan tâm, đáp ứng……… …22

1 Nhu cầu quan hệ chung………22

2 Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới……… 25

II Thực trạng các mối quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội……… ……… 26

1 Các mối quan hệ tình cảm của người già cô đơn tại Trung tâm……… 26

2 Rào cản và hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm của người già…… 32

Trang 3

III Vai trò can thiệp trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội ……….34

1 Những kinh nghiệm về đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn tại Trung tâm……… … 34

2 Vai trò của Nhân viên công tác xã hội……… 35

2.1 Vai trò can thiệp, trợ giúp trực tiếp……….… 35

2.2 Vai trò tác động và hoàn thiện chính sách xã hội……….36

IV Trường hợp điển cứu………37

1 Giới thiệu trường hợp……….37

2 Tiếp cận trường hợp dưới phương pháp CTXH cá nhân……… 38

Chương III Lượng giá kết quả và những bài học kinh nghiệm……….43

1.Lượng giá kết quả thực tập……….43

2.Những bài học kinh nghiệm………44

Phần III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………45

1 Kết luận………45

2 Khuyến nghị……….45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 47

PHỤ LỤC……….48

Trang 4

Phần I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, đó càng là mộtnhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôidưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội Người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ

xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, là nhóm đối tượng được thu nhận và nuôi dưỡngtrong Trung tâm, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bênngoài Do đó, người già ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bênngoài kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môitrường nuôi dưỡng của Trung tâm Bên cạnh đó, mỗi con người sống trong môitrường nhất định thì luôn có những mối quan hệ tác động qua lại với môi trườngxung quanh, có mối quan hệ với con người xung quanh, nhờ đó mà loài người đãtạo ra xã hội của mình Người già cô đơn, không nơi nương tựa sống trong Trungtâm cũng không nằm ngoài quy luật đó Họ cần có mối quan hệ tình cảm với conngười và môi trường xung quanh mình

Được nuôi dưỡng tập trung, người già cô đơn trong Trung tâm luôn có nhữngmối quan hệ tình cảm gắn bó với Trung tâm, với cán bộ nhân viên cơ sở vànhững người cùng môi trường chung sống Đặc biệt, ở người già xuất hiện nhữngmối quan hệ tình cảm khác giới đặc biệt Tuy nhiên, những mối quan hệ tình cảmnày không phải lúc nào cũng mang tính bền vững mà thường rất phức tạp và cóthể để lại nhiều hệ quả khó lường Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu

về quan hệ tình cảm cho người già cần quan tâm ngăn chặn và giải quyết những

hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới này

Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già cô đơn tại cácTrung tâm bảo trợ xã hội cần có sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều phía như gia

Trang 5

đình, người thân, chính quyền địa phương, Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục vàđặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội Thực tế, hiện tạiTrung tâm chưa có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nào làm việc và

hỗ trợ trong lĩnh vực này Đặc biệt, Trung tâm bảo trợ xã hội là nơi đảm nhiệmrất nhiều nhiệm vụ như: tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hoàn trả cácđối tượng xã hội về gia đình và địa phương,… đối với tất cả các loại đối tượng xãhội gồm người già, trẻ em, người tàn tật Do đó, Trung tâm chưa thể tập trungquan tâm đến một lĩnh vực cụ thể của các đối tượng xã hội, nhất là việc đáp ứngnhu cầu quan hệ tình cảm của người già cô đơn, không nơi nương tựa Hiện nay,chính sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất,nuôi dưỡng về mặt vật chất mà chưa quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu xãhội khác đối với những đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảotrợ xã hội Điều này cho thấy, vấn đề đáp ứng nhu cầu tinh thần và quan hệ tìnhcảm cho người già cô đơn, không nơi nương tựa cần có sự quan tâm của Nhànước, Trung tâm nuôi dưỡng, các tổ chức xã hội, cá nhân và đặc biệt cần đến sự

hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội

Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của Nhân viên công tác xã hội” với mong muốn đi sâu tìm hiểu về nhu cầu quan

hệ của người già cô đơn, đặc biệt là nhu cầu quan hệ về mặt tình cảm; tìm ranhững trở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ của người già.Đồng thời, tìm hiểu vai trò của Nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc đápứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa tại các Trungtâm bảo trợ xã hội

Trang 6

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

* Ý nghĩa lý luận:

Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt lý luận sâu sắc Thông qua nghiên cứu này, cóthể nhìn nhận vấn đề nhu cầu quan hệ của người già tại các Trung tâm bảo trợ xãhội từ góc độ khoa học, mô tả và đánh giá vấn đề bằng những lý thuyết của khoahọc công tác xã hội Đồng thời, những kiến thức từ thực tế được bổ sung làmphong phú thêm kho tàng kiến thức lý thuyết Công tác xã hội trong lĩnh vực này

* Ý nghĩa thực tiễn:

Công tác xã hội là một khoa học mang tính ứng dụng cao, thông qua mô hìnhtrường hợp điển cứu trong nghiên cứu có thể thấy Công tác xã hội giúp ích nhiềucho quá trình cải thiện những vấn đề xã hội trong thực tiễn, hỗ trợ việc đáp ứngnhu cầu quan hệ nói chung và quan hệ tình cảm cho người già cô đơn, không nơinương tựa Đồng thời, từ thực trạng những vấn đề về nhu cầu quan hệ của ngườigià tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, nhân viên Công tác xã hội đưa ra nhữngkhuyến nghị nhằm giúp các cơ quan chức năng chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiệnchính sách xã hội đối với nhóm đối tượng này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào những mục đích chính sau:

Tìm hiểu về nhu cầu quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm của người già côđơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá vàđịnh hướng công tác xã hội trong can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu quan hệ chongười già cô đơn, không nơi nương tựa đang sống tại các Trung tâm bảo trợ xãhội

Tiến hành mô tả và phân tích, đánh giá thực trạng những mối quan hệ xã hộinói chung và quan hệ tình cảm của người già tại Trung tâm nhằm tìm ra nhữngkhó khăn trong việc đáp ứng các nhu cầu về quan hệ tình cảm cũng như tìm hiểu

Trang 7

được các nguyên nhân dẫn đến hệ quả trong các mối quan hệ tình cảm khác giớicủa người già; giúp đưa ra giải pháp can thiệp hỗ trợ cho nhân viên cơ sở và độingũ nhân viên công tác xã hội.

Tìm hiểu vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ việc đáp ứng nhucầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa; nhằm tìm ra tiềm năngphát triển và khả năng ứng dụng vào thực tế của khoa học Công tác xã hội tronglĩnh vực này

4 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại các Trungtâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của công tác xã hội trong lĩnh vực này

Đối tượng khảo sát: Được xác định là những người già cô đơn, không nơi

nương tựa; có sức khoẻ, tâm trí bình thường; bao gồm cả nam và nữ, còn khảnăng hoặc đã mất khả năng lao động, đang được quản lý và nuôi dưỡng lâu dàitrong Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội

* Khách thể nghiên cứu:

Khách thể của nghiên cứu được xác định bao gồm các thành phần sau:

+ Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội

+ Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV

+ Người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được quản lý và nuôi dưỡnglâu dài trong Trung tâm bảo trợ xã hội IV

+ Gia đình hay người thân, chính quyền địa phương, người dân sinh sốngxung quanh Trung tâm

+ Thân chủ, bà V.T.T

+ Tài liệu lưu nội bộ, hồ sơ liên quan đến thân chủ

Trang 8

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu chỉ tập trung vào tìm hiểu về nhu cầu quan hệ, những mối quan hệtình cảm của người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội, những khó khăn vàtrở ngại trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ và vai trò can thiệp nhằm đáp ứngnhu cầu quan hệ, giải quyết hệ quả từ những mối quan hệ tình cảm cho người giàcủa Nhân viên công tác xã hội

+ Phạm vi không gian và thời gian:

- Không gian: Nghiên cứu giới hạn phạm vi về không gian chỉ tập trung trong

Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội

- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2014 đến tháng 10

năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp luận chung:

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận chung là phépduy vật biện chứng và duy vật lịch sử Công tác xã hội là một ngành khoa học xãhội, có nền tảng là triết học Mác – Lênin, do đó mọi phương pháp tiếp cận vấn đềcủa khoa học này đều dựa trên nền tảng là phương pháp luận khoa học cơ bảnnhất Phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử được vận dụng trong nghiên cứuthể hiện là: Vấn đề nghiên cứu được tìm hiểu và xem xét luôn đặt vào trong mốitương quan với môi trường xung quanh, đối chứng với những vấn đề xã hội khác,đồng thời xem xét vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định, gắn với điều kiệnhoàn cảnh thực tiễn

b Phương pháp nghiên cứu Xã hội học:

Công tác xã hội là một khoa học thực hành xã hội, có quan hệ tương trợ vàứng dụng nhiều hệ thống lý thuyết từ các ngành khoa học xã hội khác như: Tâm

Trang 9

lý học, Luật học, Gia đình học,… đặc biệt có quan hệ mật thiết với Xã hội học.

Do đó, nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội họcnhư: phương pháp quan sát có tham dự, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn sâu

* Phương pháp quan sát có tham dự:

Phương pháp quan sát có tham dự là phương pháp thu thập thông tin xã hội

sơ cấp về đối tượng nghiên cứu bằng cách quan sát, ghi chép những vấn đề cóliên quan tới đề tài nghiên cứu, có tính hệ thống, có kế hoạch và đặc trưng riêngcủa phương pháp này

Trong nghiên cứu, phương pháp này được vận dụng để thu thập những thôngtin về các mối quan hệ liên quan đến đối tượng, cách ứng xử giữa các đối tượngđược khảo sát, quan sát môi trường sống, nếp sinh hoạt và các hoạt động của đốitượng khảo sát

* Phương pháp phỏng vấn sâu:

Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp Người điều tra đặt câu hỏicho đối tượng khảo sát, sau đó ghi vào phiếu hoặc sẽ tái hiện nó vào phiếu saukhi kết thúc cuộc phỏng vấn, hoặc người phỏng vấn ghi âm lại cuộc phỏng vấnsau đó nghe lại và phân tích thông tin thu được Ở đây người phỏng vấn và đốitượng khảo sát tiếp xúc trực tiếp với nhau

Ngoài ra, phỏng vấn sâu là phương pháp kỹ thuật chuyên sâu được sử dụng đểtìm hiểu sâu sắc về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động cơ, quan điểm,chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn đề liên quan

Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn sâu được tiến hành với các đốitượng sau:

+ Người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng lâu dài tạiTrung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội (nhóm đối tượng này có đặc điểm về

Trang 10

sức khoẻ tâm trí bình thường, còn hoặc không có gia đình hay người thân nhưng

đã mất liên hệ vì một lý do nào đó, có nguyện vọng sống lâu dài tại Trung tâm) + Cán bộ quản lý, người nuôi dưỡng các đối tượng người già tại Trung tâmbảo trợ xã hội IV

* Phương pháp phân tích tài liệu:

Là phương pháp thu thập thông tin xã hội học phổ biến bằng cách thu thập vàphân tích, đánh giá những thông tin được ghi chép trong tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để phân tích và đánh giá những tài liệu hồ sơ,phiếu lưu liên quan đến đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra các mối liên hệ xã hộicủa khách thể nghiên cứu, giúp ích cho việc xác định các nhu cầu quan hệ và mốiquan hệ tình cảm của thân chủ Ngoài ra, những tài liệu Báo cáo của Trung tâmbảo trợ xã hội IV, tài liệu báo chí có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng đượcthu thập và phân tích

C Phương pháp Công tác xã hội đặc thù:

Những phương pháp công tác xã hội đặc thù được sử dụng trong nghiên cứugồm: tham vấn, phương pháp công tác xã hội với cá nhân

* Tham vấn cá nhân:

Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó, nhà tham vấn sử dụngkiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệtương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề

để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề củamình

Được sử dụng để làm việc trực tiếp với thân chủ, nhằm giúp thân chủ hiểu vềnhu cầu và thực trạng những mối quan hệ tình cảm của thân chủ Đồng thời, giúpthân chủ thay đổi nhận thức và cái nhìn với môi trường sống, định hướng kếhoạch trong tương lai

Trang 11

* Phương pháp công tác xã hội với cá nhân:

Là một tiến trình làm việc giữa nhân viên công tác xã hội với cá nhân hoặcmôi trường xung quanh cá nhân đó, nhằm giải quyết vấn đề của một cá nhân.Được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp, ứng dụng trong tiến trình canthiệp cá nhân nhằm giúp cá nhân tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề nhu cầu quan

hệ thông qua các bước của tiến trình công tác xã hội cá nhân

6 Giả thuyết nghiên cứu

o Giả thuyết nghiên cứu:

Nhu cầu quan hệ , đặc biệt là quan hệ tình cảm là nhu cầu cần thiết đối vớingười già cô đơn không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì –

Hà Nội, nhưng chưa được Trung tâm cũng như xã hội quan tâm đáp ứng

Người già cô đơn không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, gặpnhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ, nhất là khó khăn trong quan

hệ tình cảm Bên cạnh đó, những mối quan hệ tình cảm khác giới nảy sinh giữangười già thường phức tạp, và có thể làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh; do đó rấtcần có sự can thiệp và kiểm soát của nhân viên cơ sở

Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong can thiệp nhằm hỗ trợngười già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm giải quyết những khó khănhướng tới đáp ứng nhu cầu quan hệ cho họ Đồng thời, nhân viên công tác xã hộichính là người trung gian, làm nhiệm vụ kết nối các nguồn lực để hỗ trợ cho việcđáp ứng nhu cầu quan hệ của người già cô đơn đang được nuôi dưỡng tại cácTrung tâm bảo trợ xã hội

Câu hỏi nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu định tính với hệ thống câuhỏi sau:

Trang 12

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho đối tượng người già cô đơn, không nơi nương tựa)

1 Ông (bà) đã sống ở đây bao lâu?

2 Ông (bà) cảm thấy môi trường sống ở đây như thế nào?

3 Ông (bà) thường xuyên tiếp xúc với mọi người như thế nào?

4 Hàng ngày ông (bà) thường hay chia sẻ tâm sự với ai?

5 Ông (bà) cảm thấy mọi người đối xử với mình như thế nào?

6 Ông (bà) có thể kể đôi nét về gia đình hoặc người thân của mình?

7 Ông (bà) có mong muốn gì về sự quan tâm của mọi người trong tương lai?

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU

(Dành cho cán bộ, nhân viên quản lý cơ sở)

1 Anh (chị) đã làm việc ở đây bao lâu?

2 Anh (chị) cảm thấy môi trường sống của người già cô đơn ở Trung tâmnhư thế nào?

3 Anh (chị) thấy nhu cầu quan hệ của người già cô đơn không nơi nương tựa

ở Trung tâm như thế nào?

4 Anh (chị) có kinh nghiệm gì trong việc phát hiện và giải quyết những hệquả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới giữa người già cô đơn?

5 Anh (chị) có ý kiến gì về việc đáp ứng nhu cầu quan hệ, đặc biệt là quan hệtình cảm cho người già cô đơn tại Trung tâm?

Trang 13

Phần II NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

1.1 Lý thuyết vận dụng

Nghiên cứu vận dụng hai hệ thống lý thuyết trong quá trình tiếp cận và mô tảcũng như xây dựng cơ chế can thiệp công tác xã hội đối với vấn đề

* Lý thuyết nhu cầu của Mavslow:

Nội dung chủ yếu của Lý thuyết đề cập đến nhu cầu của mỗi con người, chorằng mỗi cá nhân đều có 5 bậc thang nhu cầu cơ bản nhất là:

o Nhu cầu cơ bản (basic needs)

o Nhu cầu về an toàn (safety needs)

o Nhu cầu về xã hội hay nhu cầu được yêu thương (socialneeds/love/belonging needs)

o Nhu cầu được quý trọng (esteem needs)

o Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Trong những trường hợp cụ thể khác nhau thì cá nhân cần đạt được nhữngnhu cầu khác nhau, và nhu cầu ưu tiên đối với các cá nhân là không giống nhau.Trong nghiên cứu này, lý thuyết nhu cầu được sử dụng như một công cụ để tìmhiểu và xác định nhu cầu ưu tiên của người già cô đơn, không nơi nương tựađược nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm bảo trợ xã hội

* Lý thuyết hệ thống sinh thái:

Lý thuyết này khẳng định con người luôn sống trong một môi trường nhấtđịnh (bao gồm cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên), và chịu sự ảnhhưởng sâu sắc của môi trường đó

Trang 14

Mỗi con người đều phải gia nhập vào những môi trường sống mới khác nhautrong suốt cuộc đời, ở họ có thể hình thành những khả năng thích nghi để phùhợp với môi trường mới hoặc môi trường sống đó có thể thay đổi để phù hợp với

họ thì cá nhân đó mới có thể tồn tại

Lý thuyết hệ thống sinh thái được sử dụng để tìm hiểu và phân tích các yếu tốtrong môi trường sống của đối tượng được khảo sát, từ đó phát hiện những khókhăn và rào cản trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, khôngnơi nương tựa Tìm hiểu về sự tác động ảnh hưởng của các mối quan hệ, những

hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới tới đời sống của người già cô đơn.Trên cơ sở đó, giúp đối tượng thích nghi với môi trường sống đó hoặc đề ra biệnpháp để cải thiện môi trường sống cho nhóm đối tượng này

1.2 Khái niệm công cụ

Các khái niệm chủ yếu:

Khái niệm “ Người già”: Theo định nghĩa về người cao tuổi Việt Nam thì: “

người cao tuổi là người từ 60 tuổi trở lên, là người từng trải, có kinh nghiệm và

uy tín; là nguồn lực nội sinh quý giá của dân tộc cần được tiếp tục phát huy; làngười mà thể chất, sức khoẻ và tinh thần ngày càng giảm sút theo sự tăng lên của

tuổi tác” (Luật Người cao tuổi Việt Nam).Tuy nhiên, người già trong nghiên cứu

này được giới hạn chỉ bao gồm những người già cô đơn, không nơi nương tựađang được tập trung nuôi dưỡng lâu dài tại các Trung tâm bảo trợ xã hội

Khái niệm “Người già cô đơn, không nơi nương tựa” được xác định là

những người không có gia đình, hoặc đã mất liên lạc với gia đình, người thânkhông còn chỗ để nương nhờ chăm sóc, hỗ trợ mà phải tự kiếm sống để nuôi bảnthân Nhóm người này có thể sống bên ngoài xã hội, có hoặc không có chỗ ăn ở

cố định; hay được tập trung nuôi dưỡng trong các Trung tâm bảo trợ xã hội

Trang 15

Khái niệm “Nhu cầu” được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt là “Điều đòi

hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội (ví dụ: nhu cầu về ăn, mặc, ở; nhu cầu giảitrí, nhu cầu vật chất và văn hoá,…)” Khái niệm Nhu cầu được sử dụng trongnghiên cứu cũng mang hàm nghĩa này, nhưng đặc biệt quan tâm đến những đòihỏi của con người cần được đáp ứng trong cuộc sống

Khái niệm “ Quan hệ” là sự gắn bó chặt chẽ, có tác động qua lại lẫn nhau.

(Từ điển Tiếng Việt) Trong nghiên cứu, khái niệm này chỉ những mối liên hệ xãhội giữa người với người

Khái niệm “Quan hệ tình cảm khác giới” là sự gắn bó về mặt tình cảm giữa

hai người thuộc hai giới (nam và nữ) khác nhau Mối quan hệ tình cảm này baohàm cả yếu tố tình dục

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nhu cầu về quan hệ là một nhu cầu tất yếu của mỗi con người Đối với ngườigià, nhu cầu quan hệ lại càng trở nên cấp thiết Họ là những người đã bước vàogiai đoạn sức khoẻ suy giảm, có những thay đổi lớn về tâm sinh lý, không cònkhả năng lao động nặng nhọc, cần được nghỉ ngơi và phụng dưỡng Đặc biệt, giaiđoạn này người già giảm khả năng lao động, ít tham gia các hoạt động xã hội vàthu hẹp các mối quan hệ ngoài xã hội Đối với người già cô đơn, không nơinương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, ngoài nhữngđặc điểm chung này còn mang những nét đặc trưng riêng về đặc điểm cá nhân và

xã hội Họ là những người không may mắn, rơi vào hoàn cảnh éo le, không còngia đình hoặc từ bỏ gia đình vì một lí do nào đó hay bị con cháu bỏ rơi và đẩy rangoài xã hội để tự kiếm sống Xét về mặt tâm lý, họ là nhóm người yếu thế vàluôn mặc cảm về bản thân Nhìn từ góc độ xã hội, người già cô đơn, không nơinương tựa là một trong những nhóm xã hội đặc thù, cần được xã hội quan tâm

Trang 16

giúp đỡ Họ cũng giống như những con người bình thường khác, có đầy đủ tất cảcác nhu cầu thiết yếu Được thu nhận và nuôi dưỡng trong các Trung tâm bảo trợ

xã hội, là một sự hỗ trợ lớn của Nhà nước và xã hội đối với họ Tuy nhiên, đâymới chỉ là giải pháp tạm thời và cũng chỉ giải quyết được một số khó khăn nhấtđịnh đối với họ, chứ chưa thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu cho nhóm đốitượng này Mặ dù được quản lý và nuôi dưỡng trong Trung tâm bảo trợ xã hội,nhưng người già cô đơn mới chỉ được chăm sóc về mặt vật chất với khoảng trợcấp xã hội hàng tháng ít ỏi của Nhà nước, chưa được xã hội quan tâm đáp ứngnhu cầu tinh thần, nhu cầu về mặt xã hội,… Đặc biệt, khi sống trong môi trườngTrung tâm, họ không còn giữ các mối quan hệ xã hội bên ngoài như trước, mọimối quan hệ bị thu hẹp lại Cùng với môi trường sống đó, họ bị tổn thương vàthiếu hụt về nhu cầu quan hệ tình cảm, tình thương yêu gắn bó với người thân,gia đình và xã hội Thực tế trong môi trường sống bó hẹp đó, họ chỉ còn mốiquan hệ với nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng, với bạn bè cùng phòng và bạntình (mối quan hệ mới nảy sinh khi vào Trung tâm) Tuy vậy, những mối quan hệnày thường không mang tính bền vững và thuận lợi đối với người già cô đơn, đôikhi các mối quan hệ không mang tính tích cực đã ảnh hưởng lớn đến đời sốngtình cảm của người già Ngoài ra, họ có thể không còn hoặc rất ít các mối quan

hệ với gia đình, người thân và xã hội bên ngoài Trung tâm

Như vậy, nhu cầu về quan hệ và quan hệ tình cảm của người già cô đơn tạiTrung tâm bảo trợ xã hội là một vấn đề cấp thiết, cần được chính Trung tâm nuôidưỡng cũng như những thành phần có liên quan hỗ trợ đáp ứng

2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Những nét chung:

Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội,

là Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Thành

Trang 17

phố Hà Nội Về đặc điểm lịch sử hình thành, phát triển và hoạt động của Trungtâm cũng mang những nét đặc trưng riêng ảnh hưởng nhất định tới vấn đề nghiêncứu.

o Lịch sử thành lập của Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội:

Trung tâm bảo trợ xã hội IV - thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hộiđược thành lập tháng 10 năm 1984, đáp ứng yêu cầu công tác xã hội của Thànhphố nhằm từng bước giải quyết tình trạng người lang thang xin ăn, kiếm sống, trẻlang thang đường phố và các đối tượng xã hội khác để đảm bảo trật tự mỹ quanvăn minh đô thị Trung tâm là một cơ sở bảo trợ xã hội của Thành phố Hà Nội,đặt trụ sở chính trên địa phận huyện Ba Vì, vùng đồi gò, bán sơn địa, với diệntích 2,4 ha, cách Trung tâm thị trấn Tây Đằng 2km và cách thủ đô 60km về phíatây, có đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, gần các cơ quan đảng, chínhquyền, công an, quân đội và bệnh viện Ba Vì, bệnh viện Sơn Tây,…Có hệ thốngcây xanh, môi trường sinh thái trong sạch Ngoài ra, cơ sở 2 của Trung tâm đặttại xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây với diện tích 5 ha, cách thị xã Sơn Tây 12km,

có đường giao thông thuận tiện đi lại, có nhiều cây xanh thoáng mát

Đơn vị có đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trẻ, khoẻ, trách nhiệm, nhiệttình, có năng lực trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có truyền thống tốt đẹp trongsuốt 25 năm qua và được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Lao động Thương Binh và

Xã hội Hà Nội, các cơ quan của Thành phố, các doanh nghiệp, các tổ chức, cánhân, các nhà hảo tâm thường xuyên quan tâm giúp đỡ

Về cơ sở vật chất: Trung tâm có cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống nhà nuôi dưỡngcác đối tượng được xây dựng kết cấu tốt, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áptrong mùa đông, có hệ thống cung cấp nước sạch, nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ, khu vệsinh khép kín, có các tủ chuyên dùng bảo quản thức ăn đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm Các phòng ở được trang bị giường, tủ, quạt điện, các dãy nhà có

Trang 18

phòng đọc sách báo, xem tivi Ngoài ra, Trung tâm còn có vườn cây ăn quả sinhthái, khu chăn nuôi, ao cá,… Có khu học nghề và các trang thiết bị giảng dạy chotrẻ em

Với hai cơ sở có diện tích vừa phải thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng,

tổ chức lao động, chăn nuôi trồng trọt, hướng nghiệp dạy nghề cho các nhóm đốitượng xã hội

o Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động:

Những chức năng nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, nuôi

dưỡng các đối tượng xã hội gồm

+ Người lang thang xin ăn, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ lang thang kiếm sống,trẻ mất nguồn nuôi dưỡng, trẻ có hoàn cảnh khó khăn;

+ Nuôi dưỡng người già cô đơn, tàn tật không rõ nguồn gốc.

+ Quản lý giáo dục những người tàn tật, lê lết xin ăn đường phố, người lang

thang từ lần thứ 3, lang thang xin ăn đường phố có trẻ em đi kèm

+ Hướng nghiệp cho trẻ lang thang xin ăn, ép mua, ép giá, đeo bám khách dulịch

+ Quản lý những người nằm vạ vật đường phố làm mất mỹ quan đô thị

+ Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán qua biên giới

o Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo

Trung tâm có 4 phòng, tổng số cán bộ công chức, nhân viên là 75 người

Tổng cộng 7 phòng ban: Hành chính (6 người), Quản lý giáo dục (26 người),

Y tế (13 người), Lao động sản xuất (13 người)

Có một chi bộ đảng với 21 đảng viên và tổ chức công đoàn, chi đoàn thanhniên

o Đối tượng và điều kiện thụ hưởng

Trang 19

Những đối tượng và điều kiện thụ hưởng chế độ nuôi dưỡng ở trung tâm baogồm:

+ Người già lang thang xin ăn đường phố, người già lang thang từ lần thứ 3 trởlên, người già cô đơn tàn tật không rõ nguồn gốc

+ Trẻ em lang thang đường phố, trẻ em lang thang xin ăn, trẻ mồ côi, trẻ bị bỏrơi, trẻ mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em bị ép mua, ép giá, đeo bám khách du lịch + Phụ nữ và trẻ em bị buôn bán qua biên giới

+ Người nằm vạ vật đường phố, làm mất mỹ quan đô thị; người tàn tật lê lết ănxin đường phố

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Trung tâm tiếp nhận các đối tượng chủ yếu từ Trung tâm xã hội II, đặt tại HàNội, có hồ sơ và tài liệu lưu kèm theo giấy giới thiệu và chuyển đối tượng đếnnuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV Ngoài ra, còn tiếp nhận trực tiếp một

số đối tượng được gia đình gửi đến (chủ yếu là người già)

o Nguồn tài nguyên và tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ

Trung tâm sử dụng nguồn tài trợ từ trợ cấp xã hội của Nhà nước dành cho cácđối tượng xã hội theo qui định Mỗi đối tượng được hưởng trợ cấp với mức300.000 đồng/tháng

Ngoài ra, Trung tâm còn nhận được sự tài trợ của các doanh nghiệp, cá nhân,

tổ chức từ thiện trong và ngoài nước như: Niềm hy vọng trẻ em của toàn cầu, các

dự án hỗ trợ kinh phí dạy nghề của Thuỵ Điển, Italia và các sinh viên tìnhnguyện,…

o Hoạt động và thành tích của cơ sở

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm bảo trợ xã hội IV đã không ngừng hoạtđộng, tiếp nhận và nuôi dưỡng rất nhiều đối tượng xã hội qua nhiều năm Trungtâm như một mái nhà chung, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng

Trang 20

Đã có nhiều đối tượng trưởng thành từ Trung tâm, nhiều người già được trở lạigia đình hoặc được Trung tâm nuôi dưỡng cho đến lúc chết Trung tâm cònkhông ngừng tận dụng những điều kiện trong cơ sở để phát huy tiềm năng của cơ

sở, trồng cây ăn quả và khuyến khích các phòng, tổ làm việc tham gia lao động

để tăng gia sản xuất phục vụ nhu cầu thực phẩm cho Trung tâm Qua hơn 20 nămhình thành và phát triển, Trung tâm đã đạt nhiều thành tích trong công tác quản

lý, nuôi dưỡng các đối tượng xã hội; được Thủ tướng Chính phủ và Sở Lao độngThương Binh và Xã hội Hà Nội tặng bằng khen Các hình thức khen thưởng đãđược ghi nhận:

Năm 1992: Bằng khen của Chính phủ

Năm 1993: Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hà Nội

Năm 1994: Huân chương Lao động hạng 3

Năm 2001: Bằng khen của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội

Năm 2002: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội

Năm 2003: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội

Năm 2004: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội

Năm 2005: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội

Năm 2006: Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội

Năm 2007: Tập thể lao động tiên tiến cấp Sở

o Quan hệ hợp tác phát triển

Bên cạnh công tác quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục các đối tượng xãhội, Trung tâm còn thường xuyên liên hệ hợp tác với các tổ chức cơ sở xã hội bênngoài để tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác phát triển Cụ thể:

+ Liên kết chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan chức năng tại địa bàn xã,huyện Ba Vì

Trang 21

+ Liên hệ mật thiết với các bệnh viện huyện, thị xã Sơn Tây và bệnh viện ở

Hà Nội để đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng được thuận lợi+ Liên hệ và ký hợp đồng với các trường Trung học cơ sở và Trung học phổthông trong khu vực để cho các em học văn hoá tại Trường

+ Liên hệ với Trường Dạy nghề Hoa Sữa – Hà Nội, để hướng nghiệp cho các

em sau khi tốt nghiệp văn hoá phổ thông

+ Ngoài ra, Trung tâm luôn đón nhận các đợt tình nguyện, thực tập của sinhviên trong và ngoài nước Giúp đỡ các đợt thực tập của sinh viên hoàn thànhnhiệm vụ

Những vấn đề liên quan đến người già cô đơn, không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm:

Đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dàiTrung tâm có những chính sách quản lý và chăm sóc như sau:

+ Trợ cấp xã hội: Từ nguồn trợ cấp xã hội của Nhà nước với mức 300.000

đồng/tháng cho nuôi dưỡng vật chất đối với mỗi đối tượng xã hội, 50.000đồng/tháng chi tiêu đồ dùng sinh hoạt cá nhân

+ Quản lý: quản lý tập trung với những đối tượng xã hội khác, sắp xếp chỗ ở

hỗn hợp với những đối tượng người già lang thang xin ăn, người khuyết tật,…

+ Nuôi dưỡng: Chế độ ăn 3 bữa/ngày, mức 10.000 đồng/ngày với mỗi đối

tượng xã hội Thức ăn chính chủ yếu là cơm, canh, rau, đậu và thịt, cá,…

+ Chăm sóc sức khoẻ: Trung tâm có phòng y tế phục vụ công tác chăm sóc

sức khoẻ cho tất cả các đối tượng xã hội trong Trung tâm, tuy nhiên phòng y tếchỉ cung cấp thuốc và cứu chữa những bệnh thông thường như: sốt, cảm cúm, sơcứu các vết thương do tai nạn lao động,… Phòng y tế chưa có dịch vụ khám chữabệnh thường kỳ cho người già cô đơn được nuôi dưỡng lâu dài, chưa có dịch vụkhám chữa và xét nghiệm HIV, cũng như các bệnh hiểm nghèo khác Phòng y tế

Trang 22

cũng chưa làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các đối tượng xã hội tạiTrung tâm.

+ Hoạt động khác: Về lao động, Trung tâm khuyến khích những đối tượng

người già còn khả năng lao động tham gia lao động, tăng gia sản xuất như: trồngrau, chăn nuôi lợn và cá, quét dọn vệ sinh, tu sửa trang trại,… Về mặt giải trí,mỗi dãy phòng được bố trí một phòng xem tivi và đọc báo tập trung, mở theo giờ

Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I Nhu cầu về quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm của người già cô đơn không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã IV, là một vấn đề cần được Trung tâm và xã hội quan tâm, đáp ứng

1 Nhu cầu quan hệ xã hội chung

Hiện tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội đang tiếp nhận và nuôidưỡng tất cả 211 đối tượng bao gồm cả trẻ em, người già và người tàn tật còn khảnăng hoặc đã mất khả năng lao động Trong đó, người già chiếm 87 người (tínhđến tháng 9 năm 2009) Những đối tượng người già được tiếp nhận chủ yếu từTrung tâm bảo trợ xã hội II- Hà Nội lên, bao gồm nhiều thành phần khác nhaunhư người già lang thang xin ăn, lang thang buôn bán rong đường phố, người giàlang thang không rõ nguồn gốc, người già neo đơn tàn tật,…số người già đượcgia đình gửi vào Trung tâm chiếm tỉ lệ rất nhỏ Trong đó, số người già cô đơn,không nơi nương tựa được Trung tâm nhận nuôi dưỡng lâu dài là một trong

Trang 23

những đối tượng đặc biệt tại Trung tâm Nhóm đối tượng này được Trung tâmnhận nuôi dưỡng lâu dài với hai lý do: đối tượng đó có nguyện vọng sống lâu dàitại Trung tâm, đối tượng mất liên lạc với gia đình và Trung tâm không có địa chỉ

để gửi trả đối tượng sau hạn 3 tháng (với những trường hợp này, thường chỉ khigia đình hoặc người thân tìm đến xin đối tượng ra khỏi Trung tâm thì Trung tâmmới trả đối tượng) Hầu hết các đối tượng này là những người cô đơn, không cóhoặc đã mất vợ/chồng, một số còn giữ liên lạc với gia đình hay họ hàng còn sốkhác đều không còn giữ mối liên hệ nào Với những đối tượng còn giữ mối quan

hệ với gia đình, người thân; hầu hết các mối quan hệ này rất lỏng lẻo bởi đốitượng ít được về thăm gia đình và người thân cũng như gia đình ít có thời gianlên chăm sóc các đối tượng

Khu chăm sóc người già tại Trung tâm được phân thành 4 phân khu nhỏ,mỗi phân khu là một dãy nhà có cán bộ quản lý riêng Mỗi phòng ở được bố trí từ

6 đến 8 giường, và người già được sắp xếp ở chung với thanh niên tàn tật còn khảnăng lao động Đối tượng là người già cô đơn, không nơi nương tựa cũng đượcsắp xếp chỗ ở hỗn hợp với các đối tượng xã hội khác theo giới tính Do đó, ngườigià cô đơn được sống trong môi trường có nhiều thành phần, được tiếp xúc vớinhiều đối tượng khác nhau nhờ đó có thể hình thành các mối quan hệ xã hội khácnhau

Hàng ngày được tiếp xúc và đón nhận sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng,chịu sự quản lý và điều phối của nhân viên cơ sở; là yếu tố thuận lợi để người già

cô đơn hình thành những mối quan hệ xã hội đối với người nuôi dưỡng và nhânviên trong Trung tâm

Người già cô đơn, không nơi nương tựa được quản lý và nuôi dưỡng trongTrung tâm bảo trợ xã hội hầu như chỉ được quan tâm về mặt vật chất Các đốitượng khi vào Trung tâm, đều được phát đồ dùng tư trang như chăn màn, thau

Trang 24

chậu, đồ dùng vệ sinh cá nhân hàng tháng và được nuôi ăn từ khoảng trợ cấp xãhội dành cho các đối tượng xã hội của Nhà nước Được khám và chữa bệnh khi

ốm đau ngay tại Trung tâm Ngoài ra, các đối tượng còn khả năng lao động đượchuy động và phân công lao động vệ sinh trong phạm vi Trung tâm Trong sinhhoạt tập thể và hoạt động giải trí, các đối tượng xã hội cũng được xem tivi, đọcbáo, nghe đài,…và sinh hoạt tập thể (1lần/tuần) Theo Lý thuyết nhu cầu củaMavslow, ngoài những nhu cầu đã được đáp ứng như trên (nhu cầu cơ bản, nhucầu được an toàn) thì các nhu cầu còn lại như: nhu cầu được yêu thương, nhu cầuđược tôn trọng và nhu cầu thể hiện mình của người già cô đơn chưa được Trungtâm và xã hội quan tâm đáp ứng Đặc biệt, nhu cầu xã hội của người già cô đơn lànhu cầu quan hệ và nhu cầu tình cảm ít được chú ý tới Theo Tâm lý học pháttriển, tuổi già là giai đoạn cần được quan tâm chăm sóc nhiều về mặt tình cảm,được xã hội yêu thương và tôn trọng Người già cô đơn, không nơi nương tựa lànhóm đối tượng đã chịu nhiều thiệt thòi về đời sống, là nhóm yếu thế, do đó họcàng cần được xã hội quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm hay ít ra là được đápứng những nhu cầu ưu tiên Họ được nuôi dưỡng trong Trung tâm bảo trợ xã hội,

bị giới hạn về không gian sống và thu hẹp rất nhiều mối quan hệ; do đó, họ rấtcần được giao tiếp với người khác, được chia sẻ tâm sự với mọi người xungquanh

Thực tế, tại Trung tâm vẫn chưa có những hoạt động nhằm hỗ trợ người già

cô đơn tăng cường các mối quan hệ của bản thân Đồng thời, Trung tâm cũngchưa có những chính sách cụ thể để giúp người già cô đơn tự đáp ứng các nhucầu xã hội hay giải quyết tốt những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm giữangười già Bên cạnh đó, chính sách xã hội của Nhà nước và những người làmcông tác liên quan đến lĩnh vực này cũng chưa quan tâm tới vấn đề đáp ứng nhucầu quan hệ tình cảm cho người già nói chung cũng như người già cô đơn, không

Trang 25

nơi nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội mà chủ yếu vẫn nặng về đáp ứngnhu cầu vật chất.

Như vậy, có thể thấy nhu cầu quan hệ của người già cô đơn không nơinương tựa được nuôi dưỡng lâu dài tại các Trung tâm bảo trợ xã hội là một vấn

đề cấp thiết, là nhu cầu ưu tiên đối với nhóm đối tượng này Nhưng trên thực tế,nhu cầu quan hệ của người già cô đơn không nơi nương tựa vẫn chưa được Trungtâm nuôi dưỡng cũng như xã hội quan tâm đáp ứng

2 Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới

Người già cô đơn, không nơi nương tựa bị tổn thương và thiếu thốn về mặttình cảm Trong vấn đề chưa được đáp ứng nhu cầu quan hệ thì nhu cầu quan hệtình cảm khác giới là một vấn đề đáng quan tâm đối với nhóm đối tượng này.Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới là một vấn đề của người già mới được xã hội

đề cập và tranh luận trong thời gian gần đây Đối với người già cô đơn, không nơinương tựa đây thực sự là một nhu cầu cần thiết Trên thực tế, người già cô đơn lànhóm đối tượng thiếu thốn nhiều về mặt tình cảm, không nhận được sự quan tâmchăm sóc và yêu thương từ con cháu, không còn người thân để chia sẻ tâm sự.Bên ngoài, họ có thể không biểu lộ hoặc tỏ thái độ phó mặc cuộc đời, nhưngtrong sâu thẳm chắc chắn họ luôn tồn tại những mơ ước được người khác quantâm, chia sẻ Tuổi già có những nỗi buồn vui riêng tư, rất muốn được chia sẻ vớingười bạn đời Được quản lý và nuôi dưỡng trong các Trung tâm bảo trợ xã hội,tiếp xúc với nhiều đối tượng xã hội khác nhau, họ có thể tìm đến người bạn đời

để chia sẻ tâm sự và chăm sóc nhau lúc về già

Đối với những đối tượng người già cô đơn là nam giới, họ vẫn có nhu cầuquan hệ, đặc biệt là nhu cầu quan hệ tình dục Đó là bản năng của con người, lànhu cầu sinh học Do đó, bên cạnh việc chia sẻ tâm sự người già cô đơn nam giớicần được quan hệ và đáp ứng nhu cầu bản năng đó Xã hội phải thừa nhận và

Trang 26

thay đổi quan niệm đối với vấn đề quan hệ tình cảm khác giới của người già côđơn

Như vậy, người già tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV đang gặp nhiều khókhăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm Đây làvấn đề nhạy cảm và cần được xã hội quan tâm giúp đỡ, nhằm nâng cao đời sốngtình cảm cho người già cô đơn trong điều kiện sống thiếu thốn

II Thực trạng các mối quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội.

1 Các mối quan hệ tình cảm của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm

o Mối liên hệ tình cảm gia đình, người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội

Người già cô đơn sinh sống tại Trung tâm thường bị bó hẹp trong môi trườngđộc lập, ít các mối quan hệ bên ngoài với gia đình, bạn bè và các tổ chức xã hội

+ Mối quan hệ với gia đình, người thân: Người già cô đơn tại Trung tâm bảo

trợ xã hội IV, hầu hết đều là những đối tượng không còn gia đình hoặc ngườithân, mất liên hệ với gia đình và người thân vì một lý do nào đó, rất ít trường hợpvẫn còn giữ mối liên hệ với con cháu hoặc họ hàng, nhưng không có người chămsóc nuôi dưỡng,…họ buộc phải sống nhờ vào sự nuôi dưỡng của Trung tâm bảotrợ xã hội; do đó, trừ những đối tượng còn giữ mối liên hệ ở mức độ nhất định thìhầu hết người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội đềukhông còn các mối liên hệ với gia đình, người thân và xã hội bên ngoài Nhữngđối tượng này được nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm và họ coi Trung tâm bảo trợ

xã hội là mái nhà cũng như nơi dừng chân, an nghỉ cuối đời của họ Những ngườinày thường rất ít nghĩ về gia đình, người thân mà họ thường quan tâm đến đờisống của mình ở Trung tâm, sống vui vẻ, bằng lòng với cuộc sống hiện tại

Trang 27

Đối với các đối tượng có nguyện vọng sống lâu dài tại Trung tâm còn mốiliên hệ với gia đình hoặc người thân, vẫn nhận được sự quan tâm của gia đìnhmặc dù đó là sự liên hệ rất lỏng lẻo Đối tượng vẫn được về thăm gia đình hayngười thân khi có nguyện vọng trên cơ sở được sự đồng ý của cán bộ quản lýtrong Trung tâm Người thân của các đối tượng thường chỉ lên thăm và gửi quà(bánh kẹo, mì tôm, quần áo cho các cụ), ít quan tâm chăm sóc tới đời sống tinhthần của các cụ.

Đối với cả hai đối tượng người già cô đơn, dù còn hay đã mất liên hệ với giađình người thân, thì họ đều có chung một đặc điểm là không nhận được sự chămsóc, nuôi dưỡng từ những người thân yêu nữa Họ đang sống nhờ vào sự nuôidưỡng của xã hội mà đại diện là những cán bộ, nhân viên quản lý trong Trungtâm bảo trợ xã hội Mối quan hệ gia đình, người thân với họ bị chia cắt và mờnhạt, không sâu sắc như những mối quan hệ gắn bó giữa họ với Trung tâm bảotrợ xã hội Do đó, có thể thấy rằng người già cô đơn không nơi nương tựa đượcnuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm bảo trợ xã hội rất ít mối quan hệ với gia đình vàngười thân Ngay cả khi còn giữ mối liên hệ thì đó cũng không phải là những mốiquan hệ mật thiết, bền chặt

+ Với bạn bè: Có thể trước đây họ đã có những người bạn thân, những bạn

đồng hương, nhưng thời điểm hiện tại đã mất liên lạc Bạn bè hiện tại đối với họ

là bạn cùng phòng, bạn cùng sinh sống trong Trung tâm Người già cô đơn,không nơi nương tựa được sắp xếp chỗ ở hỗn hợp với những đối tượng xã hộikhác như: người già lang thang xin ăn đang trong thời gian qui định (ở Trung tâm

3 tháng), người già mắc bệnh tâm thần, thanh niên khuyết tật,…Do đó, người già

cô đơn có cơ hội được tiếp xúc với rất nhiều thành phần khác nhau, mở rộng cácmối quan hệ của bản thân Tuy nhiên, theo quan sát thực tế cho thấy, những mốiquan hệ tình cảm bạn bè của người già cô đơn trong Trung tâm không được tốt

Trang 28

Người già tại đây thường ít có bạn thân để chia sẻ tâm sự, ít chơi với người cùngphòng Nguyên nhân có thể do họ không tìm thấy sự tương đồng ở nhau, hoặcbản tính của họ không muốn giao lưu với người khác, không thể hoà hợp đượcvới những người khác Điều này cũng không có gì là lạ, khi người già thường làngười có nhiều biến đổi và rối loạn về tâm sinh lý, sống không hợp nhau là lẽ tấtyếu Những bạn trẻ sống cùng người già thường khó chịu khi người già lúc nàocũng nhận xét và đánh giá về mình, trong khi người già luôn cho rằng mình nóiđúng sự thật Do đó, người già thường không được thoải mái về tinh thần và luôncảm thấy khó chịu Minh chứng cho vấn đề này là người già cô đơn thường hayxảy ra va chạm, xích mích với bạn cùng phòng, nhất là đối với những đối tượng

có vấn đề về sức khoẻ tâm thần; người già bản tính đã khó chịu nên họ không thểchịu đựng hay nhường nhịn những đối tượng khác trong cùng một môi trườngsống Họ thường xuyên cãi vã, nói xấu nhau, quát mắng nhau mỗi khi được dịptiếp xúc Như vậy, trong môi trường sống hỗn hợp nhiều thành phần đó, ngườigià cô đơn rất khó tìm thấy sự chia sẻ và khó có được những mối quan hệ tốt vớinhững người xung quanh

+ Với các tổ chức xã hội: Mặc dù sống trong Trung tâm, người già không có

mối quan hệ trực tiếp với các tổ chức xã hội bên ngoài, nhưng họ vẫn có khảnăng nhận biết và thể hiện tình cảm của mình đối với những tổ chức xã hội đãtừng gắn bó Đặc biệt, người già đã từng tham gia hoạt động thanh niên xungphong, làm nhiệm vụ chiến trường ngày xưa vẫn hát say sưa những bài ca trườngsơn, kể chuyện say sưa về những ngày tháng oanh liệt, trong họ luôn ẩn chứa tấmlòng yêu nước sâu sắc Điều này chứng tỏ, mặc dù thực tế họ đã không còn giữcác mối quan hệ với tổ chức xã hội bên ngoài nhưng trong thâm tâm người giàvẫn hồi ức và thường sống lại với những kỷ niệm xưa, vẫn thể hiện mối quan tâmcủa mình với đất nước và xã hội

Trang 29

o Mối quan hệ với Cán bộ, Nhân viên cơ sở, người nuôi dưỡng và môi trường sống trong Trung tâm

Sống trong Trung tâm bảo trợ xã hội IV- Ba Vì- Hà Nội, người già cô đơnthường xuyên được tiếp xúc với nhân viên quản lý, nhân viên y tế và chịu ảnhhưởng bởi môi trường sinh hoạt của Trung tâm Điều này cũng có phần ảnhhưởng trực tiếp đến những mối quan hệ tình cảm của người già

+ Quan hệ với Cán bộ, nhân viên, người nuôi dưỡng:

Hằng ngày được tiếp xúc và chịu sự quản lý của nhân viên trong cơ sở, đã hìnhthành nên những mối quan hệ gắn bó đối với người già Có thể là thái độ quýmến, quý trọng nhưng cũng có khi là sự thù ghét, chống đối đối với đội ngũ nhânviên cơ sở Thực tế, khi được phỏng vấn thì nhiều người già đã bày tỏ lòng biết

ơn đối với nhân viên trong Trung tâm Với câu hỏi “Ông (bà) cảm thấy nhân viên quản lý trong Trung tâm mình đối xử với ông (bà) như thế nào?”, đã nhận được nhiều câu trả lời dạng như “ Nhân viên rất tốt với tôi”, “ Họ đối xử rất tốt”,

… Đây chính là những bằng chứng thể hiện người già trong Trung tâm có mốiquan hệ gắn bó tình cảm khá thân thiết đối với nhân viên cơ sở Điều này cũngcho thấy, đội ngũ nhân viên cơ sở đã phần nào quan tâm (thể hiện thái độ chămsóc tốt) đối với người già cô đơn

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người già khi được hỏi thì trả lời ngượclại, thậm chí còn có thái độ phản kháng và trách móc cán bộ, nhân viên cơ sở

Điển hình như câu trả lời “Ăn cơm xong là nó khoá cửa lại luôn, không được ra

ngoài”, cộng thêm vẻ mặt tức giận Thái độ cộng với cách xưng hô của đối tượng

này đã chứng tỏ thái độ không thoải mái của họ đối với nhân viên cơ sở

Về phía nhân viên cơ sở, mặc dù bận rộn nhiều công việc nhưng luôn làmtròn công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đối với người già tại Trung tâm Những

Trang 30

khi rảnh rỗi, họ thường ngồi nói chuyện và tâm sự với người già cô đơn, khuyếnkhích các cụ hát hò, kể chuyện,…

+ Với môi trường sống trong Trung tâm:

Người già cô đơn hầu hết đều cảm thấy thoải mái khi sống trong môi trườngnuôi dưỡng của Trung tâm Họ hài lòng với điều kiện sống hiện tại, vui vẻ chấpnhận và sống rất bình thản Đặc biệt, những người có nguyện vọng sống lâu dàitại Trung tâm luôn có thái độ sống tốt, gắn bó với mọi người và coi đây thực sự

là nơi dừng chân của cuộc đời Với thái độ đó, họ không còn tư tưởng ra bênngoài xã hội sống, họ chăm chỉ lao động và hưởng thụ cuộc sống như hưởng thụ

sự an nhàn của tuổi già Thậm chí, họ rất yêu mến và cảm thấy thích thú với môi

trường sống này Có cụ được hỏi thì trả lời “ Tôi cảm thấy môi trường sống ở đây rất dễ chịu nên muốn ở lâu dài luôn”

Tuy nhiên, cũng có những đối tượng cảm thấy không thoải mái vì phải sốngchung với rất nhiều thành phần đối tượng xã hội khác nhau Họ không có mộtkhông gian riêng để tự mình hưởng thụ cuộc sống Bên cạnh đó, điều kiện chămsóc và nuôi dưỡng của Trung tâm rất eo hẹp, người già vốn đã khó ăn lại càngnhàm chán và không thiết ăn uống, không đảm bảo dinh dưỡng khiến người giàgầy yếu, bệnh tật,…người già cô đơn phải chấp nhận tất cả những điều kiện nàykhiến họ mệt mỏi và buồn chán Đôi khi họ không còn muốn tiếp tục sống trongTrung tâm mà vẫn phải gắng sống, vì chẳng còn biết đi đâu

o Quan hệ tình cảm khác giới:

Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng nhu cầu về tình cảm là một nhu

cầu thuộc về bản năng của con người, đó là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đốivới con người Bởi con người không sống độc lập riêng lẻ mà luôn có mối quan

hệ với xã hội xung quanh Tình cảm khác giới và nhu cầu tình dục cũng thuộc vềbản năng của con người Khi giữa hai con người đã nảy sinh mối quan hệ tình

Ngày đăng: 19/03/2015, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w