Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội (Trang 45)

IV. Trường hợp điển cứu

2. Khuyến nghị

Thông qua nghiên cứu, bản thân tôi có một số khuyến nghị sau:

+ Xã hội cần quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu tình cảm của người già nói chung và người già được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.

+ Các Trung tâm bảo trợ xã hội cần thiết phải có đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp để phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

+ Các cơ quan ban hành luật pháp và xây dựng chính sách xã hội cần tính đến nhu cầu của người già lang thang trong khi xây dựng chính sách xã hội liên quan đến lĩnh vực này, đồng thời phải tính đến giảm bớt các đối tượng người già lang thang khi xây dựng một chính sách phát triển kinh tế xã hội hay chính sách về gia đình.

+ Cộng đồng cần có cái nhìn cảm thông, tránh kỳ thị đối với người già lang thang xin ăn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2008, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009- Trung tâm bảo trợ xã hội IV.

3. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội năm 2009 – Trung tâm bảo trợ xã hội IV

4. Bài giảng CTXH cá nhân - Giảng viên, TS. Mai Kim Thanh 5. Bài giảng CTXH với người cao tuổi – Gv. Nguyễn Thế Huệ 6. Trang web: Laodong.com

PHỤ LỤC

Sinh viên: Giàng Thị Kía Lớp: K51 – Công tác xã hội Khoa: Xã hội học

Cơ sở thực tập: Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội

1. Bạn (Sinh viên ) sử dụng thời gian thực tập vừa qua như thế nào? Cho biết những tiến bộ mà bạn cảm nhận được so với các mục tiêu của đợt thực tập.

a. Những hoạt động chủ yếu tại cơ sở:

Trong quá trình thực tập với thời gian giới hạn trong một tuần tại cơ sở, bản thân tôi đã tham gia một số hoạt động chủ yếu sau:

+ Cùng nhóm thực tập gặp gỡ Giám đốc trung tâm để nghe phổ biến về nội quy và những vấn đề cần lưu ý khi tham gia sinh hoạt và tiến hành hoạt động thực tập tại cơ sở, tham gia buổi sinh hoạt tập trung để lên ý kiến và nghe Giám đốc trung tâm giải thích những vấn đề khúc mắc của sinh viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động thực tập tại cơ sở, các vấn đề liên quan đến cơ sở.

+ Cùng nhóm nhỏ nhận và gặp gỡ Kiểm huấn viên, tham gia trao đổi ý kiến và học hỏi kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên, nhân viên cơ sở.

+ Tham gia dọn vệ sinh cùng các đối tượng tại Trung tâm (4 buổi/tuần).

+ Quan sát khu ăn ở và các hoạt động của các đối tượng người già. Hỗ trợ và quan sát cuộc sống hằng ngày của các đối tượng người già nói chung.

+ Lựa chọn và tiếp cận đối tượng thân chủ. Tham gia lao động vệ sinh và nhặt cỏ rau cùng thân chủ, thu thập thông tin từ thân chủ, người quản lý trực tiếp.

+ Đọc hồ sơ, phiếu lưu về thân chủ.

+ Tham gia buổi liên hoan chia tay, kết thúc đợt thực tập tại cơ sở.

b. Những tiến bộ của bản thân:

So với mục tiêu đã đặt ra, bản thân tôi nhận thấy những tiến bộ qua đợt thực tập còn rất hạn chế. Tuy nhiên, tiến bộ lớn nhất của bản thân tôi là đã tiếp cận được đối tượng và thu thập được những thông tin cơ bản để mô tả được vấn đề của thân chủ. Đồng thời, bản thân đã không ngừng học hỏi những kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên và nhân viên tại cơ sở. Một tiến bộ nữa là bản thân tôi đã biết thu thập và sàng lọc các thông tin thu thập được một cách chính xác.

2. Mô tả và phân tích rõ ràng một hoạt động hay một sự kiện lớn hay nhỏ mà bạn là người trong cuộc trong thời gian đó. Bạn đã học hỏi được điều gì từ đó cũng như vấn đề gì đã thử thách bạn? So với lý thuyết học được ở lớp bạn thấy như thế nào?

Trong quá trình thực tập tại cơ sở, bản thân tôi có gặp một số sự kiện tình huống cũng như hoạt động đặc biệt khiến tôi suy nghĩ và băn khoan nhiều. Tôi chỉ xin nêu ra một tình huống nhỏ sau: Trong lúc đang tiếp cận với thân chủ bằng cách cùng thân chủ nhặt cỏ rau, thân chủ nhất quyết không cho tôi nhặt cỏ cùng và tôi phải xin phép thân chủ mới cho làm cùng. Trong lúc đang nhặt cỏ rau, do vừa nhặt cỏ vừa chia sẻ tâm sự với tôi nên cứ nhổ được vài cây cỏ là thân chủ lại đứng nói, không làm việc nữa. Lúc đó, bị nhân viên quản lý nhắc nhở thì lại tiếp tục làm việc. Sau đó, cứ khi nào thân chủ không làm nữa là tôi lại nhắc khéo: “ Bà cháu mình vừa nói chuyện vừa nhổ cỏ cho vui bà nhỉ!”. Tôi đã thành công trong hai lần vượt qua rào cản để tiếp cận được và tạo lập được niềm tin từ thân chủ. Đây chính là thành công lớn nhất đối với tôi, làm tôi hiểu và thay đổi suy nghĩ về thân chủ so với lần gặp đầu tiên (bà vốn là một người rất khó tính và không hòa đồng với mọi người).

Trong tình huống trên tôi đã nhận thấy được việc một nhân viên CTXH rất cần đến những kỹ năng xã hội và phải biết khéo léo trong mọi tình huống để tiếp cận và tạo lập niềm tin từ thân chủ mà không làm mất lòng thân chủ. Đồng thời phải biết khéo léo để giải quyết những tình huống của thân chủ, làm thế nào để khuyến khích và thay đổi hành vi của thân chủ là một vấn đề rất quan trọng. Đây cũng chính là khó khăn, thử thách đối với tôi khi bản than chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng xã hội, chưa có sự ảnh hưởng đối với thân chủ. Ban đầu, tôi cũng đã băn khoan không biết lựa chọn cách nào, lời nào để giao tiếp với thân chủ và ái ngại với nhân viên quản lý.

So với lý thuyết đã học, thực tế khác xa nhiều và chưa có lý thuyết nào dạy về kỹ năng giao tiếp với từng thân chủ mà chỉ có những kiến thức rất chung, do đó khi làm việc ngoài thực tiễn cần vận dụng linh hoạt lý thuyết, triển khai mở rộng vào từng hoàn cảnh cụ thể mới có thể đạt được kết quả mong muốn.

3. Bạn đã làm gì trong việc tự chăm sóc cho mình và xử lý được sự căng thẳng của bạn?

Do điều kiện thiếu thốn nên việc tự chăm sóc và bảo vệ bản thân trong quá trình thực tập là một vấn đề khá phức tạp. Ngoại trừ những vấn đề vệ sinh cá nhân, chuẩn bị thuốc thang, bản thân còn nhận diện và cố gắng tránh những ảnh hưởng không tốt từ ngoại cảnh như tránh các loại côn trùng đốt, tránh đi nắng mưa,…

Với sự căng thẳng bản thân thường tâm sự với bạn bè để chia sẻ, hoặc đi làm một việc gì mình thích để quên đi sự căng thẳng (như xuống phòng trẻ sơ sinh thăm các bé, đi dạo quanh trung tâm để quan sát các hoạt động của cơ sở,…) mà không tiếp tục giữ mình ở trạng thái căng thẳng đó.

4. Nêu tổng quát kinh nghiệm thực tập vừa qua và nhận diện những khó khăn mà bạn đã trải qua và học được gì để trở thành một nhân viên xã hội.

a. Tổng quát kinh nghiệm thực tập:

+ Kinh nghiệm làm việc chung: Đợt thực tập đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm về làm việc với nhóm thực tập (họp nhóm, thảo luận vấn đề, trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm,…); kinh nghiệm làm việc với kiểm huấn viên, giao tiếp và thể hiện thái độ tôn trọng đối với nhân viên cơ sở, tôn trọng đối tượng trong cơ sở.

+ Kinh nghiệm thực tập kỹ năng nghề nghiệp:

- Kỹ năng tiếp cận và tạo lập niềm tin đối với thân chủ (lắng nghe ý kiến của thân chủ, khuyến khích thân chủ bày tỏ ý kiến và chia sẻ thông tin cá nhân,…) thân chủ là người già rất khó tiếp cận và làm việc.

- Kỹ năng thu thập các thông tin từ thân chủ và những người có liên quan, phải gợi mở và đưa ra thông tin thăm dò để thu thập được nhiều thông tin về thân chủ.

- Kỹ năng sàng lọc các thông tin thu thập được, kiểm chứng tính chính xác của các thông tin bằng cách tự sàng lọc hoặc hỏi lại nhân viên quản lý đối tượng.

- Kỹ năng tham vấn, thấu cảm và khuyến khích, phát huy nội lực của thân chủ (đi sâu vào đời sống nội tâm của thân chủ).

b. Thuận lợi và khó khăn trong thực tập:

+ Thuận lợi: Môi trường cơ sở tập trung, nhân viên cơ sở nhiệt tình giúp đỡ, kiểm huấn viên nhiệt tình chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm thực tế, thân chủ hợp tác trong chia sẻ thong tin,…

+ Khó khăn: Thời gian thực tập quá ít, bản thân chưa xây dựng được kế hoạch làm việc chi tiết cho quá trình thực tập, bị động trong các hoạt động tại cơ sở, kiểm huấn viên thiếu kinh nghiệm về kiểm huấn thực tập, thành phần đối tượng phức tạp, thân chủ đôi khi lẫn và có vấn đề về thần kinh,…

5. Cho biết những người nào và hoàn cảnh nào là tài nguyên hoặc trở ngại cho tiến trình học tập của bạn trong lúc thực tập.

+ Nguồn tài nguyên tại cơ sở: Giám đốc trung tâm, kiểm huấn viên, các nhận viên quản lý, nhân viên làm việc trong cơ sở, người cùng sinh hoạt chung với đối tượng; thời gian nghỉ ngơi (xem phim), thời gian đối tượng tham gia lao động (làm việc cùng đối tượng và thu thập thông tin rất thuận lợi),…

+ Những trở ngại: đối tượng nghiên cứu, một số nhân viên cơ sở, kiểm huấn viên (không chuyên nghiệp); đối tượng bị quản lý quá chặt chẽ, trung tâm có nhiều đối tượng có vấn đề về thần kinh,…

6. Bạn đã hiểu rõ thêm những vấn đề gì qua thời gian thực tập?

Qua đợt thực tập, bản thân tôi đã hiểu hơn và nhận thấy nhiều vấn đề mới sau: + Thực tiễn đời sống vô cùng phong phú ( những cảnh ngộ, những nguyên nhân của thực trạng các vấn đề xã hội,…)

+ Hiểu biết thêm rất nhiều thông tin về cơ sở thực tập (lịch sử hình thành và phát triển, đối tượng được hưởng lợi, cơ cấu tổ chức, hoạt động chủ đạo, nguồn tài nguyên và tài trợ cho cơ sở,…)

+ Tìm hiểu được rất nhiều vấn đề về cơ sở thực tập: công việc của các nhân viên, khó khăn của các nhân viên khi làm việc với đối tượng, vấn đề về mối quan hệ giữa các đối tượng trong cơ sở,…

+ Thực trạng đội ngũ nhân viên công tác xã hội vô cùng thiếu thốn (toàn trung tâm chỉ có hai nhân viên qua đào tạo trung cấp và cao đẳng lao động xã hội).

+ Đội ngũ kiểm huấn viên hầu hết không chuyên nghiệp, ít những kinh nghiệm về kỹ năng công tác xã hội.

7. Bạn thấy bạn còn những tồn tại gì trong tiến trình phát triển nghề nghiệp?

+ Làm được quá ít so với mục tiêu mong muốn của bản thân + Chưa vận dụng được nhiều kỹ năng nghề vào thực hành thực tế + Chưa xây dựng được một kế hoạch làm việc đạt hiệu quả cao nhất

8. Nếu bạn được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, bạn sẽ làm gì?

Thời gian cho đợt thực tập rất hạn chế, do đó bản thân tôi tự thấy mình chưa làm được nhiều so với mục tiêu mong muốn của đợt thực tập. Nếu có thời gian và được phép làm nhiều hơn so với yêu cầu của đợt thực tập, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về đối tượng thân chủ và lập kế hoạch trợ giúp chi tiết để hỗ trợ cho quá trình quản lý và giáo dục đối tượng của nhân viên cơ sở được tốt hơn.

Ngoài ra, có thể tham gia nghiên cứu những vấn đề phức tạp giữa các đối tượng cùng sinh hoạt trong cơ sở để tìm ra hướng can thiệp giải quyết hiệu quả, giúp nhân viên cơ sở giảm bớt những áp lực khi làm việc với các đối tượng.

9. Bạn cho biết điều gì mới nơi bạn ( động lực, ước vọng, khả năng…) như là kết quả của đợt thực tập.

Sau đợt thực tập thực tế, bản thân tôi tự nhận thấy:

+ Động lực: Những cảnh ngộ éo le, những vấn đề bứt xúc của các đối tượng và khó khăn của nhân viên trong cơ sở đã thôi thúc bản thân tôi trong học tập, nghiên cứu. Tôi suy nghĩ và băn khoan nhiều về những hoàn cảnh mình đã chứng kiến, những vấn đề bản thân nhìn nhận được từ đợt thực tập. Đây chính là động lực lớn nhất để tôi không ngừng học hỏi và nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp công tác xã hội.

+ Khả năng: Qua đợt thực tập đã giúp tôi thực tập một số kỹ năng nghề, dám tiếp cận trực tiếp đối tượng, học hỏi kinh nghiệm từ kiểm huấn viên và nhân viên cơ sở. Từ kết quả của đợt thực tập tôi nhận thấy bản thân mình có những khả năng về công tác xã hội như: làm việc nhóm có hiệu quả, tiếp cận đối tượng và

thu thập thông tin tương đối dễ dàng, khả năng nhận diện những vấn đề của thân chủ và cơ sở thực tập, khả năng tạo lập mối quan hệ và làm việc có hiệu quả đối với kiểm huấn viên, thu thập thông tin và sang lọc thông tin chính xác về đối tượng thân chủ.

+ Ước vọng: Từ đợt thực tập, tôi mong muốn được tham gia các hoạt động thực tế tại cơ sở, nghiên cứu những vấn đề của thực tế đó, để có thể đưa ra biện pháp can thiệp hiệu quả. Muốn được tổ chức, hướng dẫn tự đặt ra những mục tiêu và lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho bản thân trong mỗi hoạt động thực tập thực tế để phát huy khả năng làm việc tự lập của cá nhân và không bị động trong mọi hoạt động.

Trên đây là toàn bộ những kết quả lượng giá được từ đợt thực tập tại cơ sở. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bản thân tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm từ thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

2. Kết quả phỏng vấn sâu

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1

Người phỏng vấn: Giàng Thị Kía

Đối tượng được phỏng vấn: Bà V.T.T Giới tính: Nữ Tuổi: 60 tuổi Đặc điểm về sức khoẻ: bình thường, còn khả năng lao động, khả năng tự

phục vụ bản thân tốt

Thông tin phỏng vấn:

Người phỏng vấn (NPV): Chào bà ạ! Bà đang nhặt cỏ rau đấy ạ?

NPV: Cháu xin phép được nhặt cỏ cùng bà nhé! Bà đã sống ở đây lâu

chưa ạ?

TC: Tôi vào đây được hơn 5 năm rồi. Ôi dào, cô không phải nhặt cỏ đâu, tôi làm một mình quen rồi.

NPV: Bà ơi! Bà cảm thấy môi trường sống ở đây như thế nào ạ?

TC: Tôi thấy sống ở đây bình thường thôi. Mới đầu vào đây, tôi không thể sống được, không ăn uống được, tôi ăn rất ít, buổi đêm cũng không ngủ được. Bây giờ quen rồi, thấy bình thường. Nhưng cứ khi nào anh trai tôi mang quà lên, chúng nó lại đòi chia phần cho chúng nó, tôi không chịu được, tôi không chia cho ai hết. Lúc chúng nó có cũng không chia cho tôi mà.

NPV: À, Thế ạ! Hàng ngày thì bà tiếp xúc với mọi người như thế nào ạ?

TC: Tôi không thích nói chuyện với mọi người. Chỉ khi có việc cần nhờ hoặc muốn hỏi vấn đề gì đó, thì tôi mới hỏi thôi. Nhất là mấy người trong phòng, cứ nói chuyện với họ là tôi thấy khó chịu, nói không hợp nhau rồi lại cãi nhau luôn. Tôi cũng không nói chuyện với nhân viên quản lý, họ giao việc và gọi tôi đi

Một phần của tài liệu Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w