Vai trò can thiệp trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội (Trang 34)

1. Những kinh nghiệm về nâng cao đời sống tình cảm cho người già tại Trung tâm

Trung tâm bảo trợ xã hội IV đã làm rất nhiều nhiệm vụ trong cùng lúc đối với tất cả các đối tượng xã hội như: tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục,… Bên cạnh đó, những nhân viên quản lý ở đây còn gánh vác thêm nhiều nhiệm vụ khác và phải giải quyết tất cả những vấn đề nảy sinh của các đối tượng ( giảng hoà mâu thuẫn, xử lý trộm cắp, dự phòng tránh thai,…). Đặc biệt, còn quan tâm đến những sinh hoạt thường ngày của các đối tượng xã hội, luôn đảm bảo cho các đối tượng xã hội được an toàn. Vấn đề về nhu cầu quan hệ tình cảm của người già trên thực tế ít được nhân viên cơ sở quan tâm đến, song trong quá trình giải quyết các vấn đề nảy sinh đã bao gồm những vấn đề quan hệ tình cảm của người già. Thông qua quá trình làm việc với Kiểm huấn viên và tiếp xúc trao đổi với nhân viên làm việc trực tiếp với các đối tượng người già, có thể tiếp thu được những kinh nghiệm trong quá trình làm việc của đội ngũ nhân viên cơ sở. + Cho phép người già còn gia đình có nguyện vọng về thăm gia đình được thực hiện mong muốn của họ. Người già khi có nhu cầu về thăm gia đình, viết đơn xin phép ban quản lý và được về thăm gia đình theo thời hạn (những dịp lễ, tết,…).

+ Phân công những đối tượng xã hội còn trẻ khoẻ hỗ trợ giặt giũ, giúp đỡ người già yếu (giúp đỡ tự nguyện)

+ Tổ chức các hoạt động xem phim, đọc báo tập trung để giải trí

+ Trong giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm: thường xuyên phải giải quyết những xung đột nảy sinh giữa các đối tượng

+ Thường xuyên hỏi thăm và trò chuyện với người già cô đơn, không nơi nương tựa để lắng nghe những chia sẻ của họ.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những mối quan tâm chung mà thực tế chưa có một biện pháp nào trực tiếp tác động để đáp ứng đầy đủ nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già tại Trung tâm. Do đó, vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm cần có sự quan tâm giải quyết từ nhiều phía, trong đó có vai trò của nhân viên công tác xã hội.

2. Vai trò của Nhân viên công tác xã hội

2.1. Vai trò can thiệp, hỗ trợ trực tiếp

Công tác xã hội là một ngành khoa học xã hội mang tính thực hành thực tiễn cao. Mục đích hướng đến của công tác xã hội là giải quyết những vấn đề xã hội và nâng cao năng lực cho các nhóm yếu thế, giúp họ có khả năng vượt qua khó khăn của chính bản thân.

Người già là nhóm đối tượng yếu thế, một trong những đối tượng quan trọng mà công tác xã hội hướng đến. Đặc biệt, người già được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ là những đối tượng đặc thù cho sự tác động trợ giúp của công tác xã hội. Họ là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương về tâm lý, mặc cảm về bản thân rất cần nhận được sự quan tâm của xã hội.

Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ cho người già tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, với vai trò là người can thiệp trực tiếp các đối tượng, nhân viên công tác xã hội giải quyết vấn đề ở những mặt sau:

o Hỗ trợ về mặt tâm lý: Thông qua hoạt động tham vấn, nhân viên công tác

trình làm việc, nhân viên công tác xã hội giúp các đối tượng hiểu rõ tình trạng nhu cầu và những mối quan hệ tình cảm thực tại, giúp người già cô đơn kiểm định các mối quan hệ xã hội của họ, giúp họ nhận ra giá trị của bản thân. Để từ đó, người già cô đơn không còn mặc cảm, tự ti mà có thể làm quen và mở rộng mối quan hệ của mình với những người xung quanh.

o Giải quyết vấn đề ưu tiên: Cùng người già thảo luận để tìm ra vấn đề ưu

tiên giải quyết của họ, những khó khăn chủ yếu gây nên vấn đề đó và xây dựng kế hoạch hành động. Ví dụ: Người già thường buồn chán và không muốn giao tiếp với người khác; trong trường hợp này cần tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự buồn chán và điều gì khiến họ không muốn giao tiếp với người khác để tìm giải pháp xoá bỏ nguyên nhân gây nên tình trạng đó.

o Thay đổi nhận thức của người già: Cung cấp những kiến thức xã hội để

thay đổi nhận thức của người già về một vấn đề mà họ đang nhìn nhận sai lầm. Từ đó giúp họ có suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống. Ví dụ: giúp họ hiểu được nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới không phải là một vấn đề xấu mà đó là nhu cầu bản năng của con người, nhu cầu này quan trọng đối với họ như thế nào, …

o Vai trò trung gian: Làm việc với gia đình để gia đình có những tác động

tích cực đối với người già.

Làm việc với Trung tâm, đội ngũ nhân viên để tìm ra giải pháp hỗ trợ người già. Thay đổi nhận thức của nhân viên cơ sở về nhu cầu của người già, giúp họ có thái độ làm việc và thái độ ứng xử với người cao tuổi tốt hơn, tránh thái độ kỳ thị đối với người già.

2.2. Vai trò tác động và hoàn thiện chính sách xã hội

Chính sách xã hội là một lĩnh vực vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thực trạng trẻ em và người già lang thang. Thực tế, Đảng và Nhà nước đã xây

dựng rất nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề trẻ em và người già lang thang xin ăn, nhưng hiệu quả mang lại của các chính sách này rất thấp. Trong vấn đề này, nhân viên công tác xã hội chính là một dịch vụ xã hội làm nhiệm vụ đưa các chính sách xã hội áp dụng vào thực tiễn đời sống. Đồng thời có những đề xuất để chính sách đưa ra mang tính khả thi cao, áp dụng trực tiếp, không qua các khâu trung gian cồng kềnh làm mất tính hiệu quả của chính sách. Những chính sách cần tác động như: Chính sách về dân số, gia đình và trẻ em; chính sách ưu đãi người cao tuổi; chính sách xoá đói giảm nghèo cho các địa phương;… Ngay trong môi trường của Trung tâm, nhân viên công tác xã hội có thể đánh giá hiệu quả những chính sách và biện pháp mà Trung tâm đã áp dụng để giải quyết vấn đề cho các đối tượng, từ đó cùng phối hợp với Trung tâm đưa ra giải pháp khả thi hơn nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong giải quyết vấn đề đó.

Một phần của tài liệu Nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội và vai trò can thiệp của nhân viên công tác xã hội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w