IV. Trường hợp điển cứu
2. Tiếp cận trường hợp dưới phương pháp CTXH cá nhân
Để hỗ trợ bà T, giúp bà giải quyết nhu cầu quan hệ tình cảm, phương pháp công tác xã hội cá nhân được lựa chọn để can thiệp là phương pháp tối ưu nhất. Quá trình can thiệp được tiến hành theo các bước của tiến trình công tác xã hội cá nhân từ bước tiếp cận đến bước xây dựng kế hoạch.
o Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Bước tiếp cận thân chủ được tiến hành khá thuận lợi. Sau khi được phân công theo nhóm làm việc và thảo luận với Kiểm huấn viên, tôi bắt đầu tìm đối tượng và tiếp cận đối tượng. Lựa chọn bà T là một sự ngẫu nhiên, khi tôi đang trò
chuyện với các cụ bà trong một phòng ở thì bà T bước vào. Tôi chào: “ Cháu
chào bà ạ!”, bà chỉ nói “ Chào cô!”. Sau đó bà đã nảy sinh xích mích với các bà
khác trong phòng. Thì ra, bà T cũng là thành viên trong phòng. Các bà đang cãi nhau về chuyện quà gia đình mang lên cho bà, bà T ăn một mình mà không chia cho các cụ khác cùng ăn. Một lúc lâu sau, bà T mới quay lại nhìn chằm chằm vào tôi, thấy vậy các bà cùng phòng nói “ Cô ấy là sinh viên thực tập mới đến”, nghe xong bà không biểu lộ chút thái độ gì và lại đi ra ngoài. Mãi đến ngày hôm sau tôi mới tiếp cận được bà T. Trong lúc bà đang quét dọn vệ sinh, tôi đã mạnh dạn nói chuyện và làm quen với bà. Hai bà cháu vừa nhặt lá, vừa nói chuyện vui vẻ. Sau đó, tôi đã nhiều lần tiếp cận với bà để thu thập thông tin, lúc nhặt cỏ rau, khi lại quét vệ sinh. Chính lần đầu tiếp cận này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi bắt đầu cho quá trình tìm hiểu đối tượng.
o Bước 2: Xác định vấn đề
Thông qua trò chuyện với bà T, có thể xác định được những vấn đề bà đang gặp phải chủ yếu là:
+ Đời sống vật chất thiếu thốn
+ Không có gia đình, chỉ còn mối liên lạc duy nhất với người anh trai và bà vẫn có mong muốn được về thăm anh cùng các cháu.
+ Bà rất khó chịu và thường cãi vã, gây gổ với người khác
+ Bà đang có mối quan hệ tình cảm với một thanh niên trong Trung tâm, và mong muốn giữ khoảng cách.
Trên đây là những vấn đề chính mà bà T đang cần được giải quyết. o Bước 3: Thu thập thông tin
Quá trình thu thập thông tin được tiến hành ngay từ bước tiếp cận thân chủ, thông qua trò chuyện với thân chủ, tham khảo ý kiến của Kiểm huấn viên và nhân viên quản lý cũng như qua phân tích dữ liệu thông tin lưu giữ trong hồ sơ và tập phiếu lưu của thân chủ. Những thông tin thu được gồm:
+ Thông tin về cá nhân (tuổi, sức khoẻ, tính cách, sở thích, địa chỉ, tiểu sử, nguyện vọng,…)
Tuổi: 60 tuổi
Sức khoẻ: bình thường, hay bị nhầm lẫn Tính cách: khó tính, hay phán xét người khác Sở thích: thích được yêu và được tôn trọng
Nguyện vọng: muốn được về thăm gia đình anh trai và mong muốn bạn tình giữ khoảng cách
+ Thông tin về gia đình (hoàn cảnh gia đình, sự quan tâm của gia đình tới thân chủ, nguyện vọng của gia đình,…)
Hoàn cảnh kinh tế gia đình anh trai khó khăn
Gia đình người anh vẫn quan tâm và thăm hỏi thân chủ
+ Thông tin về mối quan hệ xã hội của thân chủ (mối quan hệ tình cảm, nhu
cầu về quan hệ tình cảm,…)
Bà T vẫn giữ mối liên hệ với gia đình anh trai
Bà T có nhu cầu về quan hệ tình cảm, đặc biệt là quan hệ tình cảm riêng tư.
Ngoài ra, nhiều thông tin về những tâm sự của bà T, cảm nhận của bà về cuộc sống và con người ở Trung tâm, cũng đã được thu thập.
o Bước 4: Chuẩn đoán
Qua phân tích và đánh giá những thông tin thu được, có thể thấy vấn đề bà T ưu tiên giải quyết là vấn đề về quan hệ tình cảm. Trong đó có thể ưu tiên giải quyết hai vấn đề chính là:
+ Giảm bớt những căng thẳng và tình trạng thường xuyên gây gổ xích mích với người khác
+ Bảo vệ mối quan hệ tình cảm tốt với bạn tình nhưng phải được tôn trọng và giữ khoảng cách
Cũng thông qua những thông tin thu thập được , có thể xác định những thành phần sau chính là nguồn lực hỗ trợ cho quá trình trợ giúp thân chủ:
+ Trung tâm bao gồm cán bộ và nhân viên quản lý đối tượng + Gia đình người anh trai
+ Bạn bè (bạn cùng phòng, cùng sống trong Trung tâm) + Bạn tình
+ Nhân viên công tác xã hội + Các tổ chức xã hội liên quan
Trong đó, để giải quyết hai vấn đề trên thì thân chủ, bạn bè cùng phòng và bạn tình của thân chủ cùng nhân viên công tác xã hội chính là những thành phần tham gia trực tiếp trong quá trình can thiệp.
o Bước 5: Lên kế hoạch trợ giúp
Mặc dù tiến trình can thiệp trường hợp điển cứu chỉ được thực hiện đến bước mô tả và xác định vấn đề ưu tiên cũng như tìm được nguồn lực hỗ trợ thân chủ, nhưng có thể dự kiến một kế hoạch trợ giúp thân chủ với những mục tiêu chung nhất.
DỰ KIẾN KẾ HOẠCH TRỢ GIÚP THÂN CHỦ
Vấn đề cần giải quyết Hoạt động Thành phần tham gia
Giảm bớt cảm xúc tức giận, Tạo lập mối quan hệ tốt với bạn bè cùng sinh hoạt trong Trung tâm
+ Tham vấn cá nhân Mục đích: Giúp thân chủ làm chủ được những cảm xúc tức giận và kiểm soát được hành vi của bản thân trong khi giao tiếp với bạn bè. Giúp thân chủ học cách tự kiềm chế bản thân + Thảo luận nhóm Cùng các cụ khác trong phòng trò chuyện và giúp họ hiểu thân chủ, cùng chia sẻ ý kiến với thân chủ
+ Thân chủ
+ Nhân viên CTXH + Bạn bè cùng phòng
Khuyến khích các cụ kể chuyện vui, mọi người cùng lắng nghe và góp ý kiến
+ Làm việc với Trung
tâm, cán bộ quản lý: đề
xuất ý kiến thay đổi chỗ ở cho thân chủ, sắp xếp cho thân chủ cùng ở với những đối tượng cùng hoàn cảnh, và nguyện vọng,…
Duy trì mối quan hệ tình cảm khác giới, giữ khoảng cách (chỉ coi như bạn thân)
+ Tham vấn cá nhân
Mục đích: Giúp thân chủ hiểu được ý nghĩa của mối quan hệ tình cảm đó, lường trước những tình huống có thể nảy sinh, đồng thời khuyến khích thân chủ đối mặt với vấn đề, nâng cao khả năng ứng phó của thân chủ trong các tình huống cần tránh.
Có thể trao đổi với bạn
+ Thân chủ
+ Bạn tình của thân chủ + Nhân viên CTXH
tình của thân chủ để họ hiểu được nguyện vọng của thân chủ, từ đó thực hiện theo những mong muốn của thân chủ. Hai người có thể là bạn chia sẻ tâm sự, nhưng phải tôn trọng nhau.
Chương III. Lượng giá kết quả và những bài học kinh nghiệm
1. Lượng giá kết quả thực tập
Thông qua quá trình thực tập tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội, bản thân tôi được đi sâu tìm hiểu thực tiễn đời sống và tiếp cận với các đối tượng xã hội, một trong những đối tượng yếu thế của công tác xã hội.Qua đợt thực tập, đã giúp tôi nâng cao tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống thực tiễn. Cụ thể là:
a. Những tiến bộ của bản thân:
So với mục tiêu đã đặt ra, bản thân tôi nhận thấy những tiến bộ qua đợt thực tập còn rất hạn chế. Tuy nhiên, tiến bộ lớn nhất của bản thân tôi là đã tiếp cận được đối tượng và thu thập được những thông tin cơ bản để mô tả được vấn đề của thân chủ. Đồng thời, bản thân đã không ngừng học hỏi những kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên và nhân viên tại cơ sở. Một tiến bộ nữa là bản thân tôi đã biết thu thập và sàng lọc các thông tin thu thập được một cách chính xác.
b. Những học hỏi được từ đợt thực tập
Qua đợt thực tập, bản thân tôi đã hiểu hơn và nhận thấy nhiều vấn đề mới sau:
+ Thực tiễn đời sống vô cùng phong phú ( những cảnh ngộ, những nguyên nhân của thực trạng các vấn đề xã hội,…)
+ Hiểu biết thêm rất nhiều thông tin về cơ sở thực tập (lịch sử hình thành và phát triển, đối tượng được hưởng lợi, cơ cấu tổ chức, hoạt động chủ đạo, nguồn tài nguyên và tài trợ cho cơ sở,…)
+ Tìm hiểu được rất nhiều vấn đề về cơ sở thực tập: công việc của các nhân viên, khó khăn của các nhân viên khi làm việc với đối tượng, vấn đề về mối quan hệ giữa các đối tượng trong cơ sở,…
+ Thực trạng đội ngũ nhân viên công tác xã hội vô cùng thiếu thốn (toàn trung tâm chỉ có hai nhân viên qua đào tạo trung cấp và cao đẳng lao động xã hội).
+ Đội ngũ kiểm huấn viên hầu hết không chuyên nghiệp, ít những kinh nghiệm về kỹ năng công tác xã hội.
2. Những bài học kinh nghiệm của bản thân qua đợt thực tập
+ Kinh nghiệm làm việc chung: Đợt thực tập đã giúp tôi có thêm những kinh nghiệm về làm việc với nhóm thực tập (họp nhóm, thảo luận vấn đề, trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm,…); kinh nghiệm làm việc với kiểm huấn viên, giao tiếp và thể hiện thái độ tôn trọng đối với nhân viên cơ sở, tôn trọng đối tượng trong cơ sở.
+ Kinh nghiệm thực tập kỹ năng nghề nghiệp:
- Kỹ năng tiếp cận và tạo lập niềm tin đối với thân chủ (lắng nghe ý kiến của thân chủ, khuyến khích thân chủ bày tỏ ý kiến và chia sẻ thông tin cá nhân,…) thân chủ là người già rất khó tiếp cận và làm việc.
- Kỹ năng thu thập các thông tin từ thân chủ và những người có liên quan, phải gợi mở và đưa ra thông tin thăm dò để thu thập được nhiều thông tin về thân chủ.
- Kỹ năng sàng lọc các thông tin thu thập được, kiểm chứng tính chính xác của các thông tin bằng cách tự sàng lọc hoặc hỏi lại nhân viên quản lý đối tượng.
- Kỹ năng tham vấn, thấu cảm và khuyến khích, phát huy nội lực của thân chủ (đi sâu vào đời sống nội tâm của thân chủ).
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Người già được nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội là những đối tượng bị thiếu hụt về nhiều nhu cầu, trong đó nhu cầu về đời sống tình cảm là một vấn đề ít được quan tâm đáp ứng.
Thực trạng về đáp ứng nhu cầu tình cảm của người già tại Trung tâm còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại xuất phát từ yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó, muốn nâng cao đời sống tình cảm cho người già cần có sự phối kết hợp của nhiều tổ chức và cá nhân trong xã hội. Đặc biệt, sự can thiệp trợ giúp của công tác xã hội là một hoạt động quan trọng và rất cần thiết, nhằm mục tiêu hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp giúp nâng cao đời sống tình cảm cho người già.
Thông qua nghiên cứu cho thấy, khả năng can thiệp và vai trò hỗ trợ nhằm nâng cao đời sống tình cảm cho người già được nuôi dưỡng tại Trung tâm là tiềm lực lớn.
2. Khuyến nghị
Thông qua nghiên cứu, bản thân tôi có một số khuyến nghị sau:
+ Xã hội cần quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu tình cảm của người già nói chung và người già được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.
+ Các Trung tâm bảo trợ xã hội cần thiết phải có đội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp để phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
+ Các cơ quan ban hành luật pháp và xây dựng chính sách xã hội cần tính đến nhu cầu của người già lang thang trong khi xây dựng chính sách xã hội liên quan đến lĩnh vực này, đồng thời phải tính đến giảm bớt các đối tượng người già lang thang khi xây dựng một chính sách phát triển kinh tế xã hội hay chính sách về gia đình.
+ Cộng đồng cần có cái nhìn cảm thông, tránh kỳ thị đối với người già lang thang xin ăn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Báo cáo tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2008, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009- Trung tâm bảo trợ xã hội IV.
3. Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội năm 2009 – Trung tâm bảo trợ xã hội IV
4. Bài giảng CTXH cá nhân - Giảng viên, TS. Mai Kim Thanh 5. Bài giảng CTXH với người cao tuổi – Gv. Nguyễn Thế Huệ 6. Trang web: Laodong.com
PHỤ LỤC
Sinh viên: Giàng Thị Kía Lớp: K51 – Công tác xã hội Khoa: Xã hội học
Cơ sở thực tập: Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì – Hà Nội
1. Bạn (Sinh viên ) sử dụng thời gian thực tập vừa qua như thế nào? Cho biết những tiến bộ mà bạn cảm nhận được so với các mục tiêu của đợt thực tập.
a. Những hoạt động chủ yếu tại cơ sở:
Trong quá trình thực tập với thời gian giới hạn trong một tuần tại cơ sở, bản thân tôi đã tham gia một số hoạt động chủ yếu sau:
+ Cùng nhóm thực tập gặp gỡ Giám đốc trung tâm để nghe phổ biến về nội quy và những vấn đề cần lưu ý khi tham gia sinh hoạt và tiến hành hoạt động thực tập tại cơ sở, tham gia buổi sinh hoạt tập trung để lên ý kiến và nghe Giám đốc trung tâm giải thích những vấn đề khúc mắc của sinh viên về các vấn đề liên quan đến hoạt động thực tập tại cơ sở, các vấn đề liên quan đến cơ sở.
+ Cùng nhóm nhỏ nhận và gặp gỡ Kiểm huấn viên, tham gia trao đổi ý kiến và học hỏi kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên, nhân viên cơ sở.
+ Tham gia dọn vệ sinh cùng các đối tượng tại Trung tâm (4 buổi/tuần).
+ Quan sát khu ăn ở và các hoạt động của các đối tượng người già. Hỗ trợ và quan sát cuộc sống hằng ngày của các đối tượng người già nói chung.
+ Lựa chọn và tiếp cận đối tượng thân chủ. Tham gia lao động vệ sinh và nhặt cỏ rau cùng thân chủ, thu thập thông tin từ thân chủ, người quản lý trực tiếp.
+ Đọc hồ sơ, phiếu lưu về thân chủ.
+ Tham gia buổi liên hoan chia tay, kết thúc đợt thực tập tại cơ sở.
b. Những tiến bộ của bản thân:
So với mục tiêu đã đặt ra, bản thân tôi nhận thấy những tiến bộ qua đợt thực tập còn rất hạn chế. Tuy nhiên, tiến bộ lớn nhất của bản thân tôi là đã tiếp cận được đối tượng và thu thập được những thông tin cơ bản để mô tả được vấn đề của thân chủ. Đồng thời, bản thân đã không ngừng học hỏi những kinh nghiệm từ Kiểm huấn viên và nhân viên tại cơ sở. Một tiến bộ nữa là bản thân tôi đã biết thu thập và sàng lọc các thông tin thu thập được một cách chính xác.
2. Mô tả và phân tích rõ ràng một hoạt động hay một sự kiện lớn hay nhỏ mà bạn là người trong cuộc trong thời gian đó. Bạn đã học hỏi được điều gì từ đó cũng như vấn đề gì đã thử thách bạn? So với lý thuyết học được ở lớp bạn thấy như thế nào?
Trong quá trình thực tập tại cơ sở, bản thân tôi có gặp một số sự kiện tình huống cũng như hoạt động đặc biệt khiến tôi suy nghĩ và băn khoan nhiều. Tôi chỉ xin nêu ra một tình huống nhỏ sau: Trong lúc đang tiếp cận với thân chủ bằng cách cùng thân chủ nhặt cỏ rau, thân chủ nhất quyết không cho tôi nhặt cỏ cùng và tôi phải xin phép thân chủ mới cho làm cùng. Trong lúc đang nhặt cỏ rau, do