1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CTXH VỚI NGUỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN KHÔNG NƠI NUƠNG TỰA TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI

126 3,5K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 3,4 MB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp CTXH với người cao tuổi cô đơn không nơi nuơng tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội. nghiên cứu theo phưong pháp công tác xã hội cá nhân. về thựuc trạng đời sống và áp dụng theo tiến trình 7 bứơc trong ctxh

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng với sựgiúp đỡ của các Thầy, cô giáo, và các cô, các chú trong trung tâm em đã hoànthành khóa luận đúng thời gian

Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Th.s Trương NgọcThắng, Trưởng khoa Xã Hội Học – Trường Đại Học công Đoàn đã trực tiếphướng dẫn, nhiệt tình chỉ bảo và bổ sung kiến thức, kỹ năng cũng như kinhnghiệm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, sửa chữa và cung cấp mảng lýthuyết em còn thiếu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Em cũng xinchân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Công Tác Xã Hội đãcung cấp cho em nhiều kiến thức và kỹ năng trong quá trình học tập

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trung Tâm Bảo Trợ XãHội Tỉnh Cao Bằng, cô Nông Thị An Giám đốc trung tâm, Cô Sầm Thị KimHuế Phó giám đốc trung tâm và cô Triệu Mai Hương Trưởng phòng quản lýđối tượng người cao tuổi cô đơn và các cô, các chú cán bộ trong trung tâm đãtạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho em nhiều thông tin bổ ích phục vụ chocông tác nghiên cứu cám ơn các cụ là đối tương người cao tuổi cô đơn khôngnơi nương tựa trong trung tâm đã nhiệt tình hợp tác cung cấp những thông tin

và trả lời những câu hỏi chân thật giúp em hoàn thành khóa luận Đặc biệt là

Bà Đinh Thị Hỏ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm ( Làthân chủ của em) đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập của mình

và cung cấp những thông tin để em hoàn thành khóa luận của mình

Em xin cám ơn thư viện trường Đại Học Công Đoàn đã cung cấp cho emmột số tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Bế Diệu Thùy

Trang 2

Mục lục:

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 LĐTB&XH Lao động thương binh và Xã hội

5 NCTCĐKNNT Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trang 4

Trong những năm gầm đây điều kiện sinh đẻ giảm, do điều kiện chămsóc sức khỏe tốt, tuổi thọ trung bình kéo dài, cùng với nhiều nguyên nhânkhác nhau nên số lượng người cao tuổi ngày càng tăng lên Cùng với xuhướng tăng tuổi thọ, số lượng người cao tuổi đang tăng lên trong phạm vi toàncầu Theo báo cáo của Tổ Chức Y tế thế giới tính đến năm 2000, toàn thế giới

có khoảng 580 triệu người trên 60 tuổi và dự đoán đến năm 2020, con số này

sẽ xấp xỉ 1 tỷ người

Dân số nước ta đang già hóa với tốc độ nhanh do tuổi thọ bình quânngày càng tăng, trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm Nếu năm 2009, sốngười cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm 2010, con số này là9,4% (tăng 0,4%) Tốc độ này sẽ là thách thức lớn đối với các cấp, các ngành

có liên quan trong việc bảo đảm an sinh xã hội cho người cao tuổi

Theo TS Dương Quốc Trọng, Tổng Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế), sốNCT tăng là thành tựu của sự phát triển nhưng cũng đang đặt ra những khókhăn, thách thức Với xã hội già hóa, thành phần cơ cấu kinh tế, dịch vụ chămsóc sẽ phải thay đổi cho thích ứng Ðáng chú ý, nước ta đang già hóa với mộttốc độ chưa từng có trong lịch sử do tuổi thọ bình quân ngày càng tăng, trongkhi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm Theo kết quả Tổng Ðiều tra dân số vàNhà ở ngày 1-4-2009, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên là 9% thì đến năm

2010, con số này là 9,4% (tăng 0,4%) Tại thời điểm này, nước ta đã chínhthức bước vào giai đoạn ‘già hóa dân số’ Trong tương lai, tốc độ già hóa tăng

sẽ không phải 0,4% nữa mà sẽ là 0,5% – 0,6% và đến năm 2025, nước ta sẽbước vào thời kỳ dân số ‘già’ Theo thống kê, số lượng NCT đang tăng nhanhhơn bất kỳ nhóm dân số nào khác Năm 1999, số người già trên 100 tuổi là banghìn cụ thì năm 2009 là 7.200 cụ Thời gian để chuyển đổi từ cơ cấu dân số

‘già hóa’ sang cơ cấu dân số ‘già’ ở nước ta sẽ ngắn hơn so với các quốc gia

Trang 5

Bản 26 năm, Thái lan là 22 năm để chuyển từ ‘già hóa’ sang ‘già’ thì dự báo ởnước ta, thời gian này là khoảng 20 năm.

Vì vậy những hoạt động chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội giànhcho người cao tuổi cũng rất được nhà nước ta quan tâm

Trong pháp lệnh người cao tuổi (số 23/2000/PL-UBTVQH ra ngày28/4/2000) nhận định “ Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáodục con cái về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội”.Người cao tuổi họ đã đi qua những cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nướcthời kỳ đất nước còn gian khổ, họ được coi là kho tang tri thức và những kinhnghiệm sống, họ luôn sẵn sàng truyền lại những hiểu biết của mình cho thế hệsau

Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân ngày quốc tế NCT(01.10.2002) do TW Hội người cao tuổi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Tổng

Bí thư Nông Đức Mạnh đã nói: “…Chưa bao giờ lực lượng người cao tuổinước ta lại đông đảo như hiện nay Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tự hào vềlớp người cao tuổi nước ta, với uy tín cao, sự mẫu mực về phẩm chất chínhtrị, đạo đức và lối sống cùng với vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động

và nghiệp vụ phong phú, đa dạng của mình, người cao tuổi thực sự là một bộphận hợp thành nguồn lực nội sinh quý giá của cả dân tộc Chúng ta tôn trọng,bồi dưỡng và phát huy nguồn lực ấy”…

Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: “Vận động toàn dântham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lãothành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xãhội Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là nhữngngười già cô đơn, không nơi nương tựa…”

Cả đảng và nhà nước ta đều khẳng định vai trò và công lao của ngườicao tuổi đối với đất nước Họ là những người đi trước đã có những cống hiến

Trang 6

lớn lao cho đất nước trong hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ Nên thế hệ sauphải biết ơn và chăm sóc NCT và đền ơn đáp nghĩa với NCT Người cao tuổi

là những người đã cống hiến rất nhiều cho gia đình và xã hội, họ xứng đángđược quan tâm, chăm sóc

Nhưng bên cạnh đó còn một bộ phận người cao tuổi còn phải chịu rấtnhiều thiệt thòi và chưa thực sự được quan tâm đó chính là người cao tuổi côđơn không nơi nương tựa Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là mộttrong những nhóm đối tượng yếu thế cần được sự trợ giúp của xã hội Ngườicao tuổi cô đơn không nơi nương tựa ít có điều kiện tiếp cận với các chínhsách xã hội, các dịch vụ như y tế, vui chơi giải trí, tham gia các câu lạc bộ,các hoạt động đoàn thể và ít được thể hiện vai trò của mình Điều đó ảnhhưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của họ Vì vậy, chúng ta cần

có những biện pháp tích cực nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

Từ thực tiễn nêu trên, với mong muốn người cao tuổi cô đơn không nơinương tựa nhận được quan tâm và chăm sóc từ gia đình và cộng đồng nhiềuhơn, em chọn đề tài “Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi

nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao bằng” để làm đề tài nghiên

Trang 7

Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho nghiên cứusau về lĩnh vực này.

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Công tác xã hội là một khoa học mang tính ứng dụng cao thông qua môhình trường hợp điển cứu trong nghiên cứu có thể thấy được rằng công tác xãhội giúp ích nhiều cho quá trình cải thiện những vấn đề xã hội trong thựctiễn , hỗ trợ và giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa Đồng thời

từ thực trạng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa nhân viên công tác

xã hội đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp cho các cơ quan chức năng quantâm hơn tới lĩnh vực này

3 Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trungtâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng

Không gian: tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng

Thời gian: Nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2015

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu về cơ sở lý luận về công tác xã hội vớingười cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

Trang 8

Tìm hiểu về Thực trạng đời sống của người cao tuổi cô đơn không nơinương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng.

Những nhân tố tác động đến hoạt động của nhân viên công tác xã hộiVai trò của nhân viên xã hội ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằngtrong việc trợ giúp người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa giải quyết vấn

đề khó khăn

Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để canthiệp, hỗ trợ cho thân chủ tự tin, lạc quan hơn và vươn lên trong cuộc sống

4.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra đề tài tập trung vào giải quyếtnhững nhiệm vụ sau:

Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về CTXH đối với NCTCĐKNNT

Tìm hiểu về đời sống vật chất và tinh thần chất của người cao tuổi côđơn không nơi nương tựa tại trung tâm, những khó khăn mà họ gặp phải

Mong đợi của Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa đối vớiNVCTXH

Những hoạt động mà NVCTXH đã làm được để giúp đỡ người cao tuổi

cô đơn không nơi nương tựa

Trình độ đào tạo của NVCTXH tại trung tâm

tâm

Mức lương và một số chế độ ưu đãi của nhân viên tại trung tâm

5 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng đời sống người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa ở trungtâm bảo trợ xã hội như thế nào?

Nhân viên xã hội đóng vai trò như thế nào trong công tác chăm sóc và hỗtrợ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm?

Trang 9

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.Nhân viên CTXH tiến hành thu thập các tài liệu văn bản cần thiết phù hợp vớihoạt động trợ giúp cho thân chủ, xem xét các thông tin có sẵn trong các tàiliệu mà mình sử dụng nhằm tìm kiếm các thông tin phục vụ cho mục đíchtổng hợp thông tin và đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu đề tài một cách tốt

nhất

Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin quan trọngđược sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, được thực hiện trong nhiều giaiđoạn như: từ giai đoạn khảo sát trung tâm, giai đoạn tiến hành can thiệp vớithân chủ và những hoạt động khác đến giai đoạn kết thúc quá trình can thiệp.Mục đích của phương pháp này là để thấy được những biểu hiện bênngoài của thân chủ là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa như: Hành

vi, cử chỉ, thái độ của thân chủ đối với môi trường xã hội xung quanh

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu (PVS) là phương pháp được sử dụng để có được nhữngthông tin cần thiết từ phía thân chủ Thông qua cách hỏi và trả lời trực tiếpgiữa nhân viên CTXH với thân chủ, cán bộ, thầy cô và những người đangsống và làm việc tại Trung Tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng

Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đối tượngcần can thiệp Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên CTXH sử dụng những kỹnăng chuyên sâu như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng khuyếnkhích đối với thân chủ và đối tượng được phỏng vấn để từ đó có thể hiểu sâu

Trang 10

sắc hơn những biểu hiên về tâm lý, cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong nhữnglời nói và câu chuyện của đối tượng.

Nhân viên CTXH phỏng vấn thân chủ là chủ yếu Nội dung phỏng vấnđược chuẩn bị trước thành những mảng câu hỏi, những vấn đề mà nhân viênCTXH quan tâm và hướng tới Trình tự của buổi phỏng vấn không bị cố địnhtheo trình tự đã được chuẩn bị Nội dung chính của buổi phỏng vấn xoayquanh những vấn đề như: Thông tin về hoàn cảnh thân chủ và gia đình, nhữngvấn đề khó khăn đang gặp phải

7.2 Phương pháp can thiệp

7.2.1 Phương pháp CTXH cá nhân

Trong chuyên ngành, phương pháp công tác xã hội cá nhân được coi làmột trong những công cụ phục vụ chủ yếu của nhân viên CTXH Nhân viênCTXH vận dụng trong các cơ sở xã hội, hoặc tổ chức để giúp đỡ những cánhân có vấn đề thực hiện chức năng xã hội, nhằm phục hồi và củng cố, pháttriển sự thực thi bình thường chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trongbối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang bị diễn ra và bị tác động Có nhiềuquan điểm về phương pháp này:

Theo bà Mary Richmond và cộng sự (Đầu những năm 1900): “Công tác

xã hội cá nhân là một tổng thể gồm 3 mặt: nghiên cứu xã hội chuẩn đoán trị liệu” (Ngày nay gồm 7 bước: nhận diện vấn đề, thu thập dữ liệu, thẩm

-định, chuẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu, lượng giá để tiếp tục hay chấmdứt) [5-111]

Nghiên cứu về phương pháp này, Lê Văn Phú - Khoa xã hội học trường

Đại học khoa học và nhân văn định nghĩa: “Phương pháp CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần: chữa trị, phục hồi sự vận hành các chức

Trang 11

năng xã hội của họ, giúp họ nhận thức và giải quyết vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình”.[5-112]

Phương pháp này được thực hiện theo tiến trình 7 bước: Từ bước tiếpcận thân chủ, xác định vấn đề, thu thập thông tin, chẩn đoán, lên kế hoạch trịliệu đến trị liệu và lượng giá

Một số cách tiếp cận trong phương pháp CTXH Cá nhân

Tùy theo mức độ các vấn đề xã hội của thân chủ và diến biến tâm sinh lýcủa cá nhân, nhân viên CTXH lựa chọn những cách tiếp cận phù hợp:

Cách tiếp cận tâm lý xã hội: Quan tâm đến diến biến của nội tâm conngười và môi trường sống của họ

Cách tiếp cận giải quyết vấn đề: Sự lôi cuốn thân chủ cùng tham gia vàotiến trình giải quyết vấn đề tự nó là một cách trị liệu

Cách tiếp cận chức năng: Dịch vụ được cung cấp trên cơ sở chức năngcủa cơ quan xã hội là phương tiện trị liệu

Cách tiếp cận tập trung vào một nhiêm vụ: Tập trung vào việc giúp thânchủ đạt được một mục tiêu cụ thể trong một thời gian định trước

Cách tiếp cận can thiệp khi khủng hoảng: Tích cực tác động vào chứcnăng hoạt động tâm lý xã hội của một cá nhân trong giai đoạn khủng hoảng.Cách tiếp cận tổng quát: Không chỉ tập trung giải quyết các khó khăncủa thân chủ mà đặc biệt chú trọng đến việc phát huy sức bật dậy của đốitượng

Trong quá trình nghiên cứu, nhân viên CTXH đều sử dụng tương đối cáccách tiếp cận trên cách tiếp cận giải quyết vấn đề vì trường hợp thân chủ làngười cao tuổi cô đơn không nơi nương tụa, những biểu hiện tâm lý, cảm xúccũng như suy nghĩ và các hành động đều khó nắm bắt Mặt khác nhân viênCTXH trong khi vận dụng các cách tiếp cận phải biết vận dụng phù hợp trongtừng giai đoạn từng thời điểm, phải biết kết hợp với việc sử dụng kỹ năng

Trang 12

quan sát, tổng hợp, tóm tắt vấn đề để việc tiếp cận mang lại hiệu quả tối ưunhất.

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI

Trang 13

1 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow

Lý Thuyết nhu cầu được hình thành do sự sáng lập của nhà nghiên cứu

xã hội học Moslow Trong nghiên cứu lý luận, Maslow đã chỉ ra con ngườiluôn có những nhu cầu nhất định để tồn tại và phát triển trong xã hội Theo lýthuyết nhu cầu của Moslow, các nhu cầu cơ bản của con người được chia theo

5 thứ bậc:

- Nhu cầu vật chất (basic need)

- Nhu cầu về an toàn (safety needs )

- Nhu cầu về xã hội hay nhu cầu được yêu thương ( social needs/love,belonging needs)

- Nhu cầu được quý trọng ( esteem needs)

- Nhu cầu được phát triển ( self- actualizing needs)

Trang 14

Nhu cầu được phát triển Nhu cầu được quý trọng Nhu cầu được yêu thương Nhu cầu an toàn Nhu cầu vật chất ( nhu cầu cơ bản)

Thang nhu cầu của Moslow

Tùy theo hoàn cảnh xã hội của từng cá nhân mà họ đặt ra nhu cầu nào làcần thiết nhất, cần được ưu tiên đáp ứng

Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của họ Nhu cầu

tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau theo thứ tự

từ thấp đến cao về tầm quan trọng Thang nhu cầu của ông chia làm hai cấp:cấp thấp và cấp cao

Nhu cầu cấp thấp bao gồm: nhu cầu về vật chất và nhu cầu về an toàn Nhu cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảocho con người tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, mặc, ở, ngủ nghỉ, đi lạiNhu cầu về an toàn là không bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, côngviệc, gia đình Nhu cầu này thể hiện trong cả thể chất và tinh thần

Nhu cầu cấp cao bao gồm: nhu cầu về xã hội, nhu cầu về tôn trọng vànhu cầu về phát triển

Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp nhận vàđược tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội Khi thỏa mãn đượcnhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có xu hướng

Trang 15

Cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát triển toàndiện.

Theo ông, khi con người thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp đến một mức độnhất định sẽ nảy sinh các nhu cầu bậc cao hơn

Chúng tôi sử dụng lý thuyết nhu cầu để đánh giá và xác định nhu cầu ưutiên của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa trong việc lựa chọn vấn

đề khó khăn nhất cần được hỗ trợ khi họ tiếp cận với các dịch vụ chăm sócsức khỏe

Vận dụng khi làm việc với NCTCĐKNNT: Người cao tuổi thuộc nhómnày gặp rất nhiều vấn đề, để giải quyết các vấn đề đó triệt để cần phải chuyểnsang các nhu cầu cụ thể Trong mỗi độ tuổi khác nhau, với từng hoàn cảnhkhác nhau thì nhu cầu cũng khác biệt chính vì vậy việc tiếp cận theo nhu cầukhi làm việc trực tiếp với Người cao tuổi sẽ giúp nhân viên CTXH hỗ trợ họtốt hơn Giải quyết vấn đề theo từng tầng bậc trong từng trường hợp

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu chúng tôitìm hiểu các nhu cầu của Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tạitrung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng và xem xét sự bảo đảm các nhu cầu từphía trung tâm, các nhân viên CTXH, người giáo dục, người chăm sóc, sự ưutiên về nhu cầu nào trước, nhu cầu nào sau hay các nhu cầu được đáp ứngtheo trình tự của thang nhu cầu A.Maslow Nhu cầu nào chưa đáp ứng được

và nguyên nhân vì sao

1.2 Lý thuyết hệ thống sinh thái

Thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học LudwigVon Bertalanffy (tên gọi: lý thuyết hệ thống chung – General systems theory,1968) Ông đã nhấn mạnh những hệ thống thực tế là mở và có sự tương táclẫn nhau với môi trường và chúng có thể thêm những thuộc tính, định tínhmới thông qua biểu hiện mới và kết quả của sự tiến hoá liên tục Lý thuyết hệ

Trang 16

thống theo Von Bertalaffy cung cấp phương tiện để tổ chức những tư tưởng, ýnghĩ về các vấn đề, sự kiện phức tạp mà đó là khối lượng thông tin lớn vàtương quan phức tạp giữa các thông tin Theo Baker: Hệ thống là sự kết hợpcác yếu tố có tính trao đổi, tương tác lẫn nhau và những ranh giới dễ nhậnbiết Hệ thống có thể mang tính vật chất, cơ học, sinh động và xã hội hoặc kếthợp những yếu tố này Hiểu theo cách khác, hệ thống chính là mô hình haycấu trúc của sự tác động và mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Tất cả xã hội loàingười là hệ thống lớn nhất đồng thời cũng bao gồm trong đó những hệ thốngnhỏ hơn như cộng đồng, gia đình và những cá nhân trong xã hội.

Hai nhân tố quan trọng của hệ thống là cấu trúc của hệ thống và sự tácđộng qua lại của hệ thống Cấu trúc của hệ thống chính là cách thức tổ chứccủa hệ thống Hệ thống nhấn mạnh đến ranh giới giữa các yếu tố trong đóđiều này có nghĩa là chỉ ra mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thốnggần gũi hay xa cách Đồng thời, ranh giới cũng chỉ ra mối quan hệ giữa cácthành viên trong hệ thống với môi trường bên ngoài của hệ thống đó Sự tácđộng qua lại đề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân với nhau trong hệ thống vàquan hệ với môi trường xung quanh của họ Sự tác động qua lại khi mà cácthành viên và môi trường của họ truyền thông với nhau Nó được thể hiện ởcác khía cạnh tâm sinh lý, khía cạnh văn hóa Khía cạnh tâm sinh lý bao gồmcác yếu tố như thể chất, xúc cảm, hành vi, nhận thức, tri giác Thêm vào đó,khía cạnh văn hóa cũng đóng góp quan trọng trong việc hình thành hành vicủa cá nhân đó Nó bao gồm các yếu tố như chủng tộc, giới tính, giai cấp xãhội, nghề nghiệp, tôn giáo, nhóm tuổi, lối sống… góp phần tạo nên sự đadạng trong hành vi của mỗi cá nhân Chung quy lại, lý thuyết hệ thống chỉ ra

sự tác động mà các tổ chức, các chính sách, cộng đồng và các nhóm ảnhhưởng lên cá nhân Cá nhân được xem như là bị lôi cuốn vào sự tương tác

Trang 17

Lý thuyết sinh thái là lý thuyết quan trọng trong nền tảng triết lý củangành công tác xã hội Lý thuyết sinh thái là tập hợp con của lý thuyết hệthống, mô tả con người sống và làm việc chịu sự tương tác với gia đình, bạn

bè, hàng xóm, các tổ chức xã hội, tôn giáo, giáo dục, y tế Lý thuyết sinh thái

có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác xã hội, một trong những đónggóp là định nghĩa ba cấp độ của hệ thống

Cấp vi mô: Con người là tiểu hệ thống tạo thành bởi tiểu hệ thống tâm,sinh lý, xã hội Các tiểu hệ thống này tác động lẫn nhau Công tác xã hội canthiệp ở cấp độ hệ thống này hướng vào nhu cầu của con người, những vấn đề

và điểm mạnh của họ Đồng thời, nhấn mạnh tính chất cá nhân giải quyết vấn

đề, tích hợp các giải pháp và chọn phương án tốt nhất Tập trung vào làm việcvới cá nhân và giúp họ thực hiện chức năng của mình

Cấp trung mô: Hệ thống này đề cập đến nhóm nhỏ ảnh hưởng lên cánhân như gia đình, nhóm làm việc, nhóm xã hội khác

Cấp vĩ mô: Hệ thống này nói đến các nhóm và hệ thống lớn hơn giađình Bốn hệ thống vĩ mô tác động đến cá nhân là các tổ chức, các thiết chế,cộng đồng và nền văn hoá

Lý thuyết hệ thống sinh thái trong công tác xã hội phỏng theo nhữngkhái niệm của lý thuyết hệ thống và sinh thái Hai khái niệm của lý thuyếtsinh thái có liên quan đặc biệt tới nhân viên xã hội đó là môi trường sống và

vị trí trong xã hội Trong xã hội, mỗi cá nhân đều có một môi trường và hoàncảnh sống, họ luôn chịu tác động của các yếu tố môi trường và bản thân tácđộng lại với môi trường xung quanh

Như vậy, cá nhân trong môi trường và các yếu tố có liên hệ trực thuộclẫn nhau Do vậy, để hiểu cá nhân trong môi trường, chúng ta phải nghiên cứu

để hiểu môi trường xung quanh

Trang 18

Khái niệm vị trí (Status) nói đến vai trò của một thành viên trong cộngđồng Một trong những nhiệm vụ của mỗi người khi lớn lên là tìm cho mìnhmột chỗ đứng trong xã hội Vì vậy, những cá nhân này luôn chịu tác động củamôi trường xung quanh Mặt khác, cá nhân không vận hành một mình, có khinhân viên xã hội chỉ chú trọng vào cá nhân, không chú ý đến môi trường xungquanh đó Có khi nhân viên xã hội không can thiệp vào cá nhân mà cũngkhông can thiệp vào môi trường mà chỉ giúp về phương tiện Có khi nhânviên xã hội tập trung vào môi trường, không chú ý vào cá nhân vì môi trườngluôn thay đổi Do vậy, nhân viên xã hội cần làm việc ở ba cấp độ: Cá nhân,gia đình, cộng đồng.

Công tác xã hội như là một khoa học phần mềm, có thể linh động vì làmviệc với con người Vì vậy, để hiểu về thân chủ, chúng ta cần nghiên cứu thânchủ trong môi trường sống của họ cũng như mối tương quan của thân chủ vớicấu trúc khác

Vận dụng lý thuyết hệ thống - sinh thái để xem xét mối quan hệ giữangười cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa với môi trường xung quanh họnhư anh em, bạn bè, hàng xóm Đồng thời, xem xét môi trường xung quanh

có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề của họ

Qua lý thuyết này em sẽ vận dụng để xem xét xem hệ thống nào lànguồn lực có thể giúp đỡ cho thân chủ của mình, đâu là hệ thống có thể tácđộng hợp tác để giúp đỡ thận chủ giải quyết vấn đề

1.3 Lý thuyết thân chủ trọng tâm

Lý thuyết thân chủ trọng tâm do Carl Rogers nhà tâm lý học người Mỹ Sáng lập Lý thuyết này cho rằng cá nhân có sự khó khăn về tâm lý xãhội là do tập nhiễm những cách ứng xử không phù hợp và họ cần giúp đỡ đểphát triển tiềm năng tâm lý một cách phù hợp Nhiệm vụ của NVCTXH trong

Trang 19

hội, giúp họ hiểu được chính mình, chấp nhận hoàn cảnh và điều chỉnh bảnthân để đạt được trạng thái cân bằng Trị liệu tâm lý trọng tâm dựa trên quanđiểm tích cực của con người Rằng mỗi con người luôn luôn vận động để tựhoàn thiện bản thân mình Do vậy trong quá trình trị liệu phải chú ý vào đốitượng Trong quá trình tương tác với mối quan hệ tích cực, đối tượng sẽ trảinghiệm những điều xảy ra đối với họ rồi loại bỏ những cảm xúc tiêu cực vàkhả năng nhận thức, giải quyết vấn đề của bản thân.

Như vậy đối tượng được trao quyền chủ động trong việc giải quyết vấn

đề của mình

1.4 Lý thuyết vai trò

Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vịthế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xãhội ấy Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đốitác đó có một hệ kỳ vọng riêng của họ

Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi được xã hộiquan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đóphải được thực hiện ra sao Những hành vi được thực hiện đúng với mongmuốn của xã hội được gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó

Trong xã hội, mỗi người không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà thườngđảm nhận nhiều vai trò khác nhau Các vai trò không được tổ chức và vậndụng logic, hài hòa sẽ dẫn đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến đổivai trò Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực hiệncác vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ vọng,chuẩn mực, quy ước của xã hội hay không

Có hai khuynh hướng lý thuyết chính liên quan đến vai trò Khuynhhướng thứ nhất cho rằng quá trình xã hội hóa chính là quá trình xã hội áp đặtcác khuôn mẫu vai trò cho các thành viên trong đó Khuynh hướng thứ hai

Trang 20

giải thích việc học “đóng vai” ngoài đời giống như học theo một thứ kịch bảngợi ý, một thứ kịch bản mở Loại kịch bản này buộc các “diễn viên” phải linhhoạt với hoàn cảnh thực tế hoặc tạo ra những chi tiết thích hợp để biết rằngmình cần phải làm gì, làm thế nào, làm cho ai

Vận dụng lý thuyết vai trò trong nghiên cứu, em nhận thấy mỗi một bộphận tại Trung tâm bao gồm: Cán bộ quản lý trung tâm, nhân viên CTXH, bảnthân Người cao tuổi có những vai trò nhất định Mỗi một vai trò thể hiện quanhững công việc, nhiệm vụ gắn với trách nhiệm cụ thể

Đối với cán bộ quản lý, vai trò thể hiện ở việc tổ chức, quản lý các hoạtđộng của trung tâm như: lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thựchiện, giám sát, đánh giá các hoạt động chăm sóc, bảo vệ mọi người sống tạitrung tâm Ngoài ra, họ còn thực hiện báo cáo tình hình hoạt động chăm sócNCTCĐKNNT lên Sở LĐTB&XH tỉnh, hoặc các tổ chức tài trợ khác

Đối với nhân viên CTXH, thể hiện đầy đủ các vai trò hỗ trợ, kết nối, biệnhộ…

Đối với người chăm sóc, đáp ứng các nhu cầu của người cao tuổi cô đơnkhông nơi nương tựa và thực hiện các hoạt động chăm sóc các cụ hàng ngày Đối với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, các cụ có vai tròchỉ bảo hướng dẫn cho nhau trong sinh hoạt Chính bản thân các cụ cũng cóvai trò hỗ trợ trung tâm thực hiện tốt nội quy, quy chế

Tóm lại, lý thuyết hệ thống, lý thuyết vai trò, lý thuyết nhu cầu là nềntảng lý luận cho phép nghiên cứu, phân tích, lý giải mối quan hệ tương hỗgiữa các thành phần, bộ phận, chức năng liên quan đến hoạt động CTXH đốivới người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm; các chức năngcủa mỗi thành phần, bộ phận ấy tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong sự hàihòa của cấu trúc tổng thể Mỗi thành phần, bộ phận đều có những vai trò cụ

Trang 21

khác xung quanh Mặt khác, việc thể hiện nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu củangười cao tuổi cần được đặc biệt quan tâm bởi hơn ai hết các cụ đã và đangchịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống so với những cụ có cuộc sống bìnhthường khác.

1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Hiện nay có không ít các nghiên cứu của nhiều cán bộ nhà nước, các cán

bộ cơ sở, những người làm việc với người cao tuổi cô đơn không nơi nươngtựa Nhưng em xin đưa ra một số nghiên cứu điển hình sau:

Nghiên cứu “ Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổiViệt Nam”của tác giả Đàm Viết Cường, Trần Thị Mai Oanh, Dương HuyLương, Nguyễn Thị Thắng công bố năm 2006

Đã có những phân tích tổng quát về tình hình sức khỏe của người caotuổi và các bệnh mà người cao tuổi gặp phải Đa số NCT thiếu kiến thức vềchăm sóc sức khỏe và phòng bệnh

Nghiên cứu của nhóm tác giả này chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng bệnhtật, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của NCT, việc chăm sóc sức khỏe củaNCT tại gia đình

Tác giả chưa đưa ra được giải pháp để nâng cao công tác chăm sóc sứckhỏe cho người cao tuổi

Nghiên cứu “Đời sống tinh thần của người cao tuổi ở Việt Nam hiệnnay” của Hoàng Mộc Lan ,năm 2009 đã chỉ ra rằng mức thu nhập giữa ngườicao tuổi về hưu ở nông thôn thấp hơn so với người cao tuổi ở thành thị, nhưngngười cao tuổi ở nông thôn lại có cuộc sống dễ chịu hơn người cao tuổi ởthành thị Nhóm người về hưu trước đây là lực lượng vũ trang có thu nhập caonhất và có cuộc sống vật chất cao hơn cả

Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa theo tác giả nhận định làphân bố không đều vùng đồng bằng chiếm cao nhất, và thấp nhất là Tây

Trang 22

Nguyên Hầu hết người cao tuổi cô đơn đều có bệnh và có nhu cầu khám ,chữa bệnh, đặc biệt họ có sự hụt nẫng về mặt tâm lý.

Nghiên cứu này cũng đã tìm hiều về đời sống của người cao tuổi cô đơnkhông nơi nương tựa, và cho thấy rằng một số nhu cầu của người cao tuổi côđơn không nơi nương tựa vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ Họ thiếu thốn rấtnhiều về cả vật chất lẫn tinh thần và vấn đề tâm lý của họ cần được quan tâmnhiều hơn

Tuy nhiên nghiên cứu này tìm hiểu về đời sống của người cao tuổi theogóc độ tâm lý học, chưa có sự can thiệp của công tác xã hội vào vấn đề nghiêncứu và các phương pháp công tác xã hội áp dụng trong đề tài vẫn chưa có

Để tìm hiểu thực trạng người cao tuổi Việt Nam và các mô hình chămsóc người cao tuổi, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, Ủy ban dân số giađình và trẻ em đã tiến hành triển khai đề tài “ nghiên cứu một số đặc trưngcủa người cao tuổi Việt Nam và đánh giá mô hình chăm sóc người cao tuổiđang áp dụng” Thời gian triển khai đề tài trong hai năm 2005-2006 đề tàitiến hành : hệ thống hóa tình hình chung về người cao tuổi trong và ngoàinước, đánh giá thực trạng về người cao tuổi Việt Nam, tổng kết đánh giá một

số kinh nghiệm từ mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang được ápdụng

Ngoài những bài nghiên cứu trên thì còn có một số bài viết , bài báo vàcác bài luận văn nói về người cao tuổi

Trong bài viết: Người cao tuổi ở Việt Nam kho kinh nghiệm quý báu cho

lớp trẻ” bài viết này cũng nói về vai trò của người cao tuổi, và thế hệ sau phải

yêu thương, phụng dưỡng người cao tuổi vì họ đã cống hiến tuổi thanh xuâncủa mình cho đất nước

Trang 23

Tuy nhiên bài viết này chưa đi sâu vào những vấn đề khó khăn mà ngườicao tuổi đang gặp phải đời sống của người cao tuổi như thế nào Các dịch vụ

xã hội dành cho người cao tuổi

Những nghiên cứu trên góp phần giúp chúng ta có cái nhìn khá khái quát

về người cao tuổi và người cao tuổi cô đơn Ở góc độ nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâbảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng” em đã kế thừa những đề tài nghiên cứu trên và

có những điều mới trong đề tài của mình đó là dùng phương pháp công tác xãhội để can thiệp và giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa đi sâu

và tìm hiểu về đời sống của họ trong trung tâm bảo trợ xã hội

1.3 Các khái niệm công cụ

1.3.1 Người cao tuổi

Hiện nay Có nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi

Ở việt Nam các nhà dân số học cho rằng “Người trên 60 tuổi không phânbiệt nam hay nữ được gọi là người cao tuổi”

Theo bộ luật lao động: Người cao tuổi là người hết độ tuổi lao động nữ

từ 55 tuổi, nam từ 60 tuổi

Trong hiến pháp 1992 có quy định “Người cao tuổi Việt Nam là côngdân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên Ngườicao tuổi Việt Nam bao gồm các thành phần, các dân tộc, các tôn giáo”

Theo pháp lệnh về người cao tuổi Việt Nam năm 2000 “ Người cao tuổiViệt Nam có công sinh thành , nuôi dưỡng và phát triển giống nòi, giáo dụccác thế hệ về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò của người caotuổi là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chấttốt đẹp , đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta”

Trang 24

Khái niệm người cao tuổi được thống nhất sử dụng theo Luật người caotuổi được ban hành tại kỳ họp thứ VI Quốc hội khóa XII ngày 23 tháng 11năm 2009 là: “ Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”

Độ tuổi của người cao tuổi được chia làm 3 bậc:

1.3.2 Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

Theo nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/03/2000 của thủ tướng chính

phủ quy định “Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi

trở lên sống độc thân, người già còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không cócon, cháu, người thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập” đượcđưa vào diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã phường quản lý

Theo em hiểu khái niệm người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là:người già cô đơn không nơi nương tựa là người cao tuổi, mất một phần hoặctoàn bộ khả năng lao động, không có nguồn thu nhập ổn định, không cònngười thân như vợ, chồng, con cháu, chắt… hoặc còn người thân nhưng vì các

lý do khác nhau người thân không có khả năng chăm sóc nuôi dưỡng, phảisống một mình hoặc dựa vào cộng đồng hoặc các tổ chức xã hội từ thiện

1.3.3 Công tác xã hội

Theo từ điển Bách khoa chuyên ngành về CTXH(1955), ngành CTXH làmột ngành khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hoạt động hiệu quả của conngười,tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho những

Trang 25

Theo Hiệp hội quốc gia nhân viên CTXH (NASW) đưa ra năm 1970 thì

“CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ các cá nhân,cácnhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực hiện cácchức năng xã hội của họ tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt đượcnhững mục tiêu đó”

Năm 2004, Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế thảo luận bổ sungđưa ra dịnh nghĩa như sau: CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sựthay đổi của xã hội bằng sự tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội, thamgia vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cánhân, gia đình hay cộng đồng CTXH giúp cho con người phát triển đầy đủ vàhài hòa đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân

Ở Việt Nam, CTXH được định nghĩa như sau:

CTXH là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn vận dụng nhữngkiến thức, kĩ năng, tay nghề để hỗ trợ cho thân chủ (cá nhân, nhóm, gia đình,cộng đồng yếu thế nhằm khôi phục, tăng cường , phát triển các chức năng xãhội cho thân chủ thông qua các hoạt động xã hội đặc thù tác động vào các mốiquan hệ xã hội của đối tượng tạo nên sự tương tác giữa con người và môitrường xung quanh

Dù được hiểu theo nghĩa nào thì CTXH cũng được hiểu là một hoạt độngmang tính chất tổng hợp cao, là ngành khoa học có tính chất liên ngành vớinhiều chức năng, CTXH có phương pháp linh hoạt và tuân thủ theo nhữngquy điều đạo đức riêng

1.3.4 Công tác xã hội với người cao tuổi.

Công tác xã hội với người cao tuổi là một phương pháp giúp cho từngđối tượng người cao tuổi cụ thể thông qua quan hệ tương tác giữa nhân viên

xã hội và người cao tuổi Từ đó trợ giúp cho đối tượng trong quá trình trị liệu

1.3.5 Công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.

Trang 26

Là phương pháp trợ giúp cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựathông qua mối quan hệ tương tác giữa nhân viên xã hội và người cao tuổi côđơn không nơi nương tựa để nhằm giải quyết những khó khăn mà họ đanggặp phải và góp phần phát triển toàn diện con người.

1.3.6 Nhân viên xã hội: được hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên

nghiệp quốc tế - IASW định nghĩa:

Nhân viên xã hội là những người được đào tạo và trang bị các kiến thức

và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ : Trợ giúp các đối tượngnâng cao khả năng giải quyết vấn đề và đối phó với vấn đề trong cuộc sống;tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết , thúc đẩy sựtương tác giữa các cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xãhội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồngthông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn

1.3.7 Vật chất

Theo Lê nin là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quanđược đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con ngườichép lại, chụp lại, phản ánh và nó tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Theo nghiên cứu của đề tài: vật chất là những gì con người có thể nhìnthấy được, cảm giác được , và được hiểu là vấn đề nhà ở, ăn, uống, trợ cấpcủa người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

1.3.8 Tinh thần:

Theo nghiên cứu của khóa luận: Tinh thần là tất cả những hoạt động não

bộ của con người, trong đó có những lãnh vực như cảm xúc, tư duy, khí chấtcủa con người

1.4 Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề người cao tuổi và người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.

Trang 27

Pháp lệnh người cao tuổi của Ủy ban thường vụ quốc Hội số UBTVQH10 ngày 28/04/2000 về người cao tuổi

23/200/PL-Pháp lệnh người cao tuổi đã dành chương 2: Phụng dưỡng, chăm sócngười cao tuổi (14 Điều) tập trung đề cập trách nhiệm của gia đình, Nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong việc phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi trong

đó chính sách chăm sóc sức khoẻ được quan tâm khá toàn diện Điều nàyđựơc minh chứng ở (khoản 2 Điều 10); (khoản 2 Điều 12); (Điều 13); (khoản

1, 2 Điều 14); (Điều 15); (Điều 16)

Luật người cao tuổi số 39/2009/QH12 của Quốc hội thông qua ngày 23/11/ 2009; Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/ 01/2011 của Chính phủ về quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chínhsách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội Trong ( khoản 2 điều 4) có quyđịnh về Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn

vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nươngtựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định chotừng thời kỳ)

Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/4/2007của Bộ Lao độngTB&XH hướng dẫn một số điều Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 “Quy định vàhướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi” Điều 9 nêu rõ:người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ theo quy định của Luật Bảo vệ sứckhoẻ nhân dân ngày 11 tháng 8 năm 1989; Người cao tuổi được hưởng dịch

vụ ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/ HĐBTcủa Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24 tháng 01 năm 1991 về

Trang 28

Điều lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; Người cao tuổi từ 100 tuổitrở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế.

Điều 64 của Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôidạy con cái Con cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ…

” Và Điều 87 Hiến pháp ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi khôngnơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ”

Luật Lao động quy định tại Điều 124: “Người sử dụng lao động có tráchnhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không được sửdụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh hưởngsức khoẻ”

Điều 151 của Bộ luật hình sự quy định: “ Tội ngược đãi hoặc hành hạông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” vàĐiều 152 quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” Bêncạnh đó, luật cũng quy định một số tình tiết giảm nhẹ khi “người phạm tội làngười già”

2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/ 2004/TT- BYT hướng dẫnthực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong đó quy định:người cao tuổi được …chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnh khi ốm đau,bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tạicác cơ sở y tế

Những văn bản pháp luật này giúp em hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ

mà người cao tuổi nhận được, qua đó thấy được sự quan tâm của Đảng, nhànước đối với người cao tuổi nói chung và người cao tuổi cô đơn không nơinương tựa nói riêng Qua những văn bản pháp luật này người cao tuổi cũng sẽbiết được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, những hành vi nào là vi phạmpháp luật để họ tránh và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình

Trang 29

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI CÔ ĐƠN KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG

2.1 Tổng quan về Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tỉnh Cao Bằng

2.1.1 Lịch sử hình thành Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng

Trang 30

Theo quyết định số: 313 UB/ QĐ-TC ngày 02 tháng 7 năm 1991 củaUBND tỉnh Cao Bằng về việc thành lập trung tâm nuôi dưỡng trực thuộc SởLao Động – Thương Binh và xã hôi tỉnh Cao Bằng Trung Tâm Bảo Trợ XãHội tỉnh Cao Bằng được thành lập năm 1991 theo quyết định của Ủy BanNhân Dân tỉnh Cao Bằng và đưa vào hoạt động từ năm 1994.

Từ năm 1994 đến hết tháng 6 năm 2007 trung tâm hoạt động từ nguồnkinh phí của ngân sách địa phương kết hợp với nguồn dự án tài trợ của tổchức AG (Mỹ) để nuôi dưỡng thường xuyên hơn 130 đối tượng

Từ tháng 7 năm 2007 đến nay, với chức năng nhiệm vụ tiếp nhận nuôidưỡng, quản lý trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già côđơn không nơi nương tựa, người tàn tật, tâm thần, lang thang và các đối tượngbảo trợ xã hội khác trên địa bàn tỉnh Trung tâm hoạt động chủ yếu từ nguồnngân sách địa phương kết hợp với sự vận động ủng hộ giúp đỡ của các cơquan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước

Quy mô nuôi dưỡng, chăm sóc của trung tâm là trên 200 đối tượng baogồm: Trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già

cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, người tâm thần trên địa bàn tỉnhCao Bằng

Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm:

Tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng giáo dục các đối tượng trẻ mồ côi, trẻ cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật cô đơn khôngnơi nương tựa, tâm thần lang thang

Các đối tượng do trung tâm quản lý được chia thành các nhóm gồm:Phòng quản lý tâm thần: Chăm sóc và quản lý nhóm người già cô đơnkhông nơi nương tựa, người tâm thần, lang thang

Phòng quản lý- Giáo dục: quản lý, chăm sóc nhóm trẻ dưới 01 tháng tuổi

Trang 31

từng khối lớp, lứa tuổi để đảm bảo cho các tổ phát huy được tính tự quản,kèm cặp lẫn nhau giữa các lớp lớn và lớp nhỏ.

Hệ thống cơ cấu tổ chức

Được thể hiện bằng mô hình như sau

Mô hình cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tỉnh Cao Bằng

Trong đó: Nhiêm vụ cụ thể của Trung tâm thể hiện rõ nét thông qua 5 phòng chuyên môn:

(1) Phòng tổ chức hành chính

Ban giám đốc

Tổ chức công Đoàn

Cán bộ nhân viên Phòng ban

Kế toán P.tc.h chính

Nhân viên hành chính

p.cssk.dinh dưỡng

p.quản lý – giáo dục

Quản sinh

Nhân viên hợp đồng

p quản lý tâm thần

Nhân viên văn thư.

P tư vấn trợ giúp đối tượng

Trang 32

(2) Phòng chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng

(3) Phòng Quản lý- Giáo dục

(4) Phòng Quản lý tâm thần

(5) Phòng tư vấn trợ giúp đối tượng

Nói chung các phòng chuyên môn tại trung tâm có nhiêm vụ riêng và cụthể nhưng giữa các phòng ban chuyên môn luôn gắn kết để hoạt động theochức năng chung đã đề ra

Như vậy, việc nghiên cứu những thông tin cơ bản về trung tâm không chỉnhân viên CTXH tìm hiểu cơ sở thực tiễn mà còn có thêm thông tin giúp nhânviên CTXH có số liệu để nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận Nhân viênCTXH cũng có thể chọn lọc những thông tin đó vận dụng trong tiến trình hoạtđộng của mình và làm việc với cơ sở nghiên cứu

Phòng quản lý tâm thần: 04 đồng chí, Phòng tư vấn tổ chức đối tượng:

02 đồng chí

2.1.2.Mục đích của Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Cao Bằng

Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tỉnh Cao Bằng là đơn vị sự nghiệp công lậptrực thuộc Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, thành lập với mục đíchchăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,không có điều kiện sống cùng gia đình và cộng đồng nơi cư trú Hoạt động

Trang 33

của trung tâm thực hiện theo quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ

xã hội công lập do pháp luật quy định

Trung tâm bảo trợ xã hội có tư cách pháp nhân, có can dấu, tài khoản vàtrụ sở riêng

2.1.3 Mô tả và đánh giá các mô hình dịch vụ mà Trung Tâm Bảo Trợ

Xã hội Tỉnh Cao Bằng đang thực hiện.

Các nguồn lực nội tại của cơ sở:

Trung Tâm được sự quan tâm giúp đỡ về cả vật chất và tinh thần của cáccấp Ủy Đảng, các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, các cá nhân và cả cộngđồng

Đặc biệt dưới sự chỉ đạo Sở Lao Động – Thương Binh và Xã Hội vànguồn ngân sách của nhà nước

Các nguồn lực khác huy động ngoài cơ sở: sự đóng góp và ủng hộ của

các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài cộng đồng

Các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội, chuyên môn công tác xã hội

Dịch vụ y tế:

Thường xuyên được quan tâm, nhất là đối với các cháu trẻ sơ sinh bị bỏrơi, người tâm thần, lang thang, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS Bộ phận y tế trựcthường xuyên Nắm bắt tình hình sức khỏe của các đối tượng và giải quyếtkịp thời khi chuyển đối tượng lên tuyến trên

Phối hợp với Bệnh viện đa khoa thành phố, bệnh viện đa khoa tỉnh CaoBằng khám, cấp thuốc đặc trị, điều trị cho người tâm thần đang nuôi dưỡng tạitrung tâm Đến nay bệnh lý của người tâm thần đã thuyên giảm

Hằng ngày y tế đơn vị tổ chức thăm khám, cấp thuốc cho các đối tượng

bị bệnh mãn tính Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinhmôi trường Đôn đốc, hướng dẫn các đối tượng dọn vệ sinh phòng ở và khu

Trang 34

vực sinh hoạt Làm tốt công tác phòng dịch, y tế dự phòng đảm bảo theo quyđịnh.

Công tác hướng nghệp dạy nghề:

Từ khi thành lập đến nay trung tâm thường xuyên quan tâm tới công táchướng nghiệp và dạy nghề cho các cháu như: Học sửa chữa xe máy, học maydân dụng, học làm hoa pha lê Để khi trở về cộng đồng các cháu đã có nghềtrong tay Trung tâm đã chăm sóc, nuôi dưỡng hơn 470 lượt người Trong đó

có 50 cháu tham gia học các trường trung cấp, cao đẳng, Đại học chuyênnghiệp và hơn 30 cháu đã có công việc làm ổn định Một số cháu đang giữchức vụ: hiệu trưởng, hiệu phó trong tỉnh

Công tác xã hội hóa

Thông qua các kênh thông tin đại chúng trung tâm đã chủ động kêu gọi

sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh và

cả nước Đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chung tay, góp sức cùng nhànước chăm lo cho những đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối tượng bảotrợ xã hội tỉnh Cao Bằng nói riêng

Trong năm trung tâm đã đón tiếp 115 tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâmủng hộ , giúp đỡ với số tiền trên 1,1 tỷ đồng tiền mặt và ủng hộ bằng hiện vậtvới tổng giá trị khoảng 200.000.000 triệu đồng như ( sữa, bánh kẹo, sách vở,dép, chăn, màn, quần áo, mì tôm…) Số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡđược sử dụng vào các hoạt động ngoại khóa, bổ sung thêm 6.000 đến 13.000đồng/ đối tượng/ ngày

Đánh giá chung:

Trong năm 2014, trung tâm Bảo Trợ Xã Hội đã có nhiều cố gắng trongviệc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, tăng cường đoàn kết và nêu caotinh thần trách nhiệm để từ đó phấn đấu làm tốt công tác quản lý, nuôi dưỡng

Trang 35

các đối tượng tại trung tâm Các kết quả đạt được cơ bản đã đáp ứng yêu cầu

kế hoạch đề ra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch năm

2.2 Thực trạng công tác xã hội với người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cao Bằng.

2.2.1 Thực trạng đời sống của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là đối tượng yếu thế, chịunhiều thiệt thòi, họ không được chăm sóc sức khỏe, không được tiếp cận vớicác dịch vụ xã hội, ít tham gia các dịch vụ vui chơi giải trí giành cho ngườicao tuổi, ít được thể hiện vai trò của mình Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến đờisống vật chất và tinh thần của họ Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháptích cực nhằm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người già côđơn không nơi nương tựa ở trung tâm

Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa khi được tiếp nhận vàotrung tâm từ các địa phương trên địa bàn tỉnh là những người cao tuổi tàn tật,

cô đơn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bị con cái bỏ rơi, hoặc gia đình không

có điều kiện để chăm sóc và phụng dưỡng Đa số người cao tuổi ở đây đều làđồng bào dân tộc thiểu số như: dân tộc tày, nùng, mông, dao, có trình độ họcvấn thấp

Hiện nay trung tâm có 11 đối tượng là người cao tuổi cô đơn không nơinương tựa Trong đó có một đối tượng thuộc diện chính sách xã hội là vợthương binh liệt sỹ, 5 đối tượng là người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựađược tiếp nhận từ các địa phương vì có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như concái không có khả năng để chăm sóc, phụng dưỡng, không lập gia đình, hoặcgia đình có hoàn cảnh khó khăn Còn lại 5 cụ là đối tượng tự nguyện đónggóp các khoản kinh phí để sinh hoạt tại trung tâm theo hình thức xã hội hóa

Trang 36

( đa số là cán bộ về hưu, công nhân về hưu họ tự nguyện đóng góp các khoảnkinh phí để sinh sống tại trung tâm)

Vì vậy việc đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật chất và tinh thần cho ngườicao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm là vấn đề luôn được quantâm và ưu tiên hàng đầu

2.2.1.1 Đời sống vật chất của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh Cao Bằng:

Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa là đối tượng chịu rất nhiềuthiệt thòi đặc biệt là về mặt vật chất, nhiều cụ khi chưa vào trung tâm đã từng

có cuộc sống rất vất vả, lao động và kiếm sống cho qua ngày, có cụ còn phảilao động rất cực nhọc để kiếm tiền nuôi sống bản thân, chắt chiu từng đồng đểmưu sinh Vì không thể cậy nhờ ai, tự lập nên các cụ có một ý trí kiên cường,mạnh mẽ trước khó khăn trong cuộc sống

Được tiếp nhận vào trung tâm từ sự giới thiệu của các địa phương trênđịa bàn tỉnh, các cụ đã có một cuộc sống mới có thể nói là khá hơn, nhiều cụ

cụ đã bắt đầu hòa nhập với cuộc sống mới và môi trường mới Đời sống vậtchất của các cụ ở trung tâm bảo trợ xã hội theo em hiểu là vấn đề nhà ở, ăn,uống, và vấn đề được hưởng trợ cấp từ nhà nước của người cao tuổi cô đơnkhông nơi nương tựa

Về vấn đề nhà ở: Các cụ được trung tâm bố trí cho một dãy nhà ở riêng,

trong đó có 4 phòng mỗi phòng có 3 cụ, một phòng có 2 cụ Đa số người caotuổi cô đơn không nơi nương tựa ở trung tâm đều là nữ có độ tuổi từ 65 đến

90 tuổi nên họ được xắp xếp và ở cùng nhau Trung tâm cũng thường xuyên

cử người đến để làu dọn vệ sinh nhà ở cho các cụ, và các cụ cũng thay nhaulàm vệ sinh nhà ở sạch sẽ

Trang 37

Nhìn chung khu nhà ở của các cụ đảm bảo về chất lượng, sạch sẽ, và gọngang ngăn nắp, các cụ luôn duy trì nề nếp và các giờ giấc sinh hoạt của trungtâm.

Khu nhà ở của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa

Về khẩu phần ăn hằng ngày:

gồm thịt, trứng, cá canh,và món tráng miệng nhìn chung khẩu phần ăn

của các cụ đảm bảo chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh Trung tâm luôn tuân thủnhững nguyên tắc ăn uống điều độ và hợp vệ sinh đối với người cao tuổi như:

Ăn uống điều độ: Tránh ăn quá no, đặc biệt buổi tối trước khi đi ngủ vàkhi có bệnh ở hệ tim mạch Kể cả những ngày lễ tết cũng không nên ăn quámức bình thường

Chế biến các món ăn hỗn hợp có nhiều gia vị kích thích ăn ngon miệngnên làm thức ăn mềm, nấu nhừ (chú ý tới món canh) vì tuyến nước bọt vàhàm răng của người nhiều tuổi hoạt động kém, khó nhai và nuốt thức ăn.Ðảm bảo uống đủ nước: nước trắng hoặc nước chè Hạn chế uống nướcngọt Người cao tuổi hay quên và có thể mất cảm giác khát Cho nên, cần gây

Trang 38

thành thói quen uống nước hàng ngày, ví dụ sáng uống hai cốc, trưa hai cốc,chiều hai cốc tránh uống nhiều nước buổi tối.

Chú ý các thức ăn nguồn thực vật vì nếu biết chọn lựa, chế biến khéo sẽtạo ra các món ãn ngon, bổ, dễ tiêu, giá rẻ

Trong mọi trường hợp, cần đảm bảo vệ sinh trong chế biến, nấu nướngmón ăn và giữ gìn vệ sinh ăn uống Thức ăn, nước uống là nguồn gây bệnh Tóm lại, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, cóđược nguồn vui trong bữa ăn hằng ngày Các cụ thường có tâm lý kém ăn nênviệc thay đổi khẩu phần ăn cho các cụ là rất cần thiết

Một bữa ăn của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm.

Trang 39

Về đồ dùng cá nhân và một số tư trang khác:

Khi vào trung tâm các cụ được trung tâm cấp phát đồ dùng tư trang cánhân như: chăn, màn, chậu, xà phòng, đồ dùng vệ sinh cá nhân và tư tranghàng tháng Và được nuôi ăn từ khoản trợ cấp xã hội của nhà nước Ngoài racác cụ còn được cấp phát quần áo, bánh, kẹo, mỳ tôm và một số đồ dùng khác

từ các tổ chức từ thiện

Mức trợ cấp hàng tháng

Người cao tuổi cũng được trung tâm tri trả theo quy định của nhà nước.Ngoài ra ở trung tâm bảo trợ Xã hội Tỉnh Cao Bằng có tiếp nhận đối tượng tựnguyện đóng góp phí sinh hoạt để sinh sống tại trung tâm Họ đóng góp tiềnnhư: ăn, ở, và một số chi phí khác cho trung tâm

Hộp phỏng vấn sâu số 4

Trang 40

“Bà vào trung tâm được 1 năm rồi cháu ạ cuộc sống ở đây cũng được,thái độ của nhân viên phục vụ tốt, vào đây bà có chỗ ăn, chỗ ở, không phải

lo cơm ăn, áo mặc là bà mãn nguyện rồi còn hơn trước đây bà ở một mình

bà phải lo từng bữa cơm, từng đồng để chắt chiu sống qua ngày.bây giờ bà

có thể yên tâm sống phần đời còn lại của mình mà không phải lo nghĩ gìnữa”.Bà cũng mong những người có hoàn cảnh khó khăn như bà cũng sẽđược giúp đỡ để cuộc sống được tốt hơn (Phỏng vấn sâu, Nữ, 70 tuổi)

Nhìn chung đời sống vật chất mà của người cao tuổi cô đơn không nơinương tựa ở trung tâm được đáp ứng đầy đủ so với lúc họ chưa được tiếpnhận vào trung tâm Đa số các cụ đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiệntại của mình Để nâng cao đời sống vật chất cho người cao tuổi cô đơn khôngnơi nương tựa trung tâm cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình và vaitrò của nhân viên xã hội trong trung tâm

2.2.1.2 Đời sống tinh thần của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa tại trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh Cao Bằng

NCT cô đơn không nơi nương tựa có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vềmọi mặt nhưng khó khăn, thiếu thốn hơn cả đối với họ là đời sống tinh thầnquá nghèo nàn Vì vậy họ luôn cảm thấy mặc cảm , tự ti và hay buồn chán, họ

ít khi chia sẻ tâm sự với những người xung quanh Cảm giác cô đơn luôn dày

vò nhưng thực tại cuộc sống vẫn bắt buộc phải tìm kế sinh nhai hàng ngàynên ý thức tự lực cao, tinh thần chịu đựng lớn Nhìn chung trước nhũng khókhăn , các cụ ít kêu ca, phàn nàn Họ rất nặng tình cảm hàm ơn người khácnếu được ai giúp đỡ dù là việc nhỏ Do tuổi già sức yếu lại mất nguồn nuôidưỡng , họ cảm nhận sâu sắc khó khăn của mình hơn so với lúc còn trẻ nên cótâm trạng lo lắng thường xuyên về ngày mai Nhìn chung các cụ đều có ý thức

Ngày đăng: 21/09/2017, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w