1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG VÂN ,BA VÌ TP HÀ NỘI

59 2,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 22,69 MB

Nội dung

1.4 Truyền thống – giá trị văn hóa và lối sống của cộng đồng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền a Các di tích lịch sử - văn hóa Trải qua hàng nghìn năm trên mảnh đất Phong Vân, người

Trang 1

BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI III

Địa điểm thực hành: Xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

1.2 Điều kiện tự nhiên của cộng đồng (Ma Thị Thu Truyền)

1.3 Đặc điểm kinh tế của cộng đồng (Vi Thị Nguyện)

1.4 Văn hóa, truyền thống của cộng đồng (Nguyễn Thị Huyền)

1.5 Vấn đề dân số, y tế, giáo dục (Bế Diệu Thùy)

1.6 Bộ máy chính quyền xã, tiềm năng và nguy cơ của cộng đồng (Nguyễn Thị Mến)

2 Đánh giá các chương trình, dự án đã và đang thực hiện tại địa phương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hành phát triển cộng đồng tại tại xã Phong Vân, huyện

Ba Vì, TP Hà Nội, bên cạnh sự nỗ lực của 6 thành viên, nhóm còn nhận được sự

hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, giảng viên dạy học

phần phát triển cộng đồng, sự giúp đỡ của các bác, các cô, các chú các anh, các

chị tại xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

Để hoàn thành bản báo cáo này, trước tiên nhóm xin được bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Xuân Hòa - giảng viên bộ môn phát triển cộng đồng , cô giáo Trương Thị Tâm – giảng viên hướng dẫn đã hướng dẫn và chỉ

bảo nhóm trong quá trình thực hành

Nhóm xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công đoàn đã tạo điều kiện giúp đỡ nhóm thực hiện bản báo cáo này Nhóm xin chân thành cảm ơn tới UBND xã Phong Vân, huyện Ba Vì,

TP Hà Nội, bác Lê Văn Cường – Chủ tịch UBND xã, bác Lê Thị Thành – Cán bộ văn phòng xã, chị Bùi Thị Mỹ Hạnh cùng toàn thể các cán bộ, nhân

viên và nhân dân trong toàn xã đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hành vàhoàn thành báo cáo

Cuối cùng, nhóm xin được cảm ơn tất cả các bạn bè trong lớp, các bạn đồngkhóa đã ủng hộ, động viên và quan tâm đến đợt thực hành này Đây là đợt thựchành thứ ba và cũng là đợt thực hành cuối cùng trong khóa học Mặc dù nhóm

đã cố gắng hết sức nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót nên nhómrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cũng như các bạnsinh viên để bản báo cáo thực hành được hoàn thiện hơn

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 30, tháng 11, năm 2014 Nhóm sinh viên

Trang 3

NỘI DUNG

I PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG VỀ CỘNG ĐỒNG

1 Tên công đồng: Cộng đồng dân cư xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội.

2 Địa chỉ UBND: Thôn Tân Phong, xã Phong Vân, huyện Ba Vì, TP Hà Nội

Điện thoại UBND: 043.362.51.65

3 Chủ tịch UBND: Lê Văn Cường

Trang 4

II PHẦN II: BÁO CÁO MÔ TẢ CỘNG ĐỒNG

I NHẬN DIỆN VỀ CỘNG ĐỒNG

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ánh Tuyết

Căn cứ vào các di chỉ khảo cổ học và các sự tích, thần tích có lưu giữ tại địaphương, xã Phong Vân được hình thành vào giai đoạn văn hóa Sơn Vi Trải qua

sự biến thiên trong lịch sử dân tộc, Phong Vân có những thay đổi về địa giớihành chính và tên gọi

Theo thần phả của đền Tân Phong: “ Minh Vương – con trai thứ của HùngDuệ Vương đến cư trú ở làng Cổ Pháp ( nay là thôn Tân Phong) cùng với nhândân từ các xóm làng ngoài, xóm đồng lập thành trang trại, sửa hồ khơi ngòi, cấylúa, trồng khoai…để làm ăn sinh sống, gọi là ấp An Bang, trang cổ sắt (tục gọi

là kẻ vắp), Minh Vương được dân làng kính trọng, khi chết được tôn làm thànhhoàng và lập đền thờ Sau thời Hùng Vương, ấp An Bang tách ra làm 2 làng: Cổ

Đô và Cổ Pháp

Vào thế kỉ XI, các họ Phạm, Ngô, Nguyễn, họ Lê…san sẻ người sang ở vàkhai phá vùng đồi rừng phía nam để sinh cơ lập nghiệp, lập thành ấp trại mới gọi

là ấp An Trang, tục gọi là Kẻ Đồi ( nay là thôn Vân Hội)

Đến thời Lê ( thế kỉ XVII – XVIII) làng Cổ Pháp và làng Vân Hội thuộctổng Thanh Mai, làng Cổ Đô thuộc tổng Mộc Hoàn, huyện Tiên Phong, trấn SơnTây

Dưới thời vua Minh Mạng ( từ năm 1820- 1840), tỉnh Sơn Tây được thànhlập, là một trong 13 tỉnh sớm nhất ở Bắc kì (gồm phần lớn địa bàn các tỉnh ởVĩnh Phúc, Hà Tây, phía Bắc tỉnh Phú Thọ, một phần tỉnh Tuyên Quang vàthành phố Hà Nội ngày nay) Khi thành lập tỉnh Sơn Tây có 5 phủ Các làng CổPháp và Vân Hội thuộc tổng Thanh Mai, làng Cổ Đô thuộc tổng Mộc Hoàn, phủQuốc Oai

Năm 1930, phong trào cách mạng ở làng Cổ Pháp phát triển mạnh, thực dânPháp đem quân đến khủng bố làng và triệt hạ 3 gia đình có người tham gia tổ

Trang 5

chức Việt Nam Quốc dân đảng Năm 1931 chúng bắt đổi tên làng Cổ Phápthành làng Tân Phong

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, vùng đất Phong Vân có 3 làng ( mỗilàng là một đơn vị hành chính riêng, tương đương với cấp xã)

Ngày 26/7/1968 theo quyết định của chính phủ huyện Bất Bạt, huyệnQuảng Oai và huyện Tùng Thiện hợp nhất thành một huyện lấy tên là huyện Ba

Vì, xã Phong Vân thuộc huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây

Ngày 27/12/1975 tại kì họp thứ 2, quốc hội khóa V thông qua nghị quyếthợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình, xã Phong Vânthuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Sơn Bình

Ngày 29/12/1978 kỳ họp thứ tư Quốc hội thứ VI thông qua Nghị quyết phêchuẩn việc sáp nhập các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch thất,Đan Phượng, HoàiĐức của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội Xã Phong Vân thuộc huyện

Ba Vì thành phố Hà Nội

Ngày 12/8/1991 kì họp thứ 9 Quốc Hội khóa VIII thông qua Nghị quyếtchia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình, chuyển thị xã SơnTây vào năm huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của

Hà Nội về tỉnh Hà Tây Ngày 1/10/1991 tỉnh Hà Tây được tái lập và chính thức

đi vào hoạt động Phong Vân thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây

Ngày 29/5/2008, Quốc Hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 vềviệc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liênquan

Ngày 1/8/2008 tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, xã Phong Vân thuộchuyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

1.2 Điều kiện tự nhiên.

Sinh viên thực hiện: Ma Thị Thu Truyền

- Vị trí địa lý:

Xã Phong Vân nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện15km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km

Trang 6

+ Phía Đông giáp xã Phú Đông.

+ Phía Nam giáp xã Thái Hòa

+ Phía Bắc giáp xã Cổ Đô

+ Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc có ngã ba sông Đà gặp sông Hồng làm ranh giới

tự nhiên

Nằm ở phần cuối triền đồi gò nối tiếp từ chân núi Ba Vì ra đến ngã ba sông

Đà gặp sông Hồng, địa hình xã Phong Vân thấp dần về phía Đông Nam vớinhững đồng ruộng bậc thang mang đặc trưng của vùng trung du phía Bắc

Theo số liệu thống kê năm 2014 xã Phong Vân có tổng diện tích đất tựnhiên 480,54 ha, được chia thành các loại: đất nông nghiệp 242 ha, đất phi nôngnghiệp 238,54 ha Loại đất chủ yếu là đất phù sa bồi tụ của hệ thống sông Đà vàsông Thao, thích hợp cho việc cấy lúa, trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao.Trên địa bàn có 2 tuyến giao thông huyết mạch chạy qua: đê Đại Hà vàtỉnh lộ 411, cùng với hệ thống đường liên xã, liên thôn hoàn thiện là điều kiệnthuận lợi để nhân dân mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội vớicác địa phương khác

- Khí hậu

Phong Vân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Mỗi năm có haimùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vàkết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trungbình năm 24,3◦C, nhiệt độ cao nhất 40◦C, nhiệt độ thấp nhất có thời điểm xuốngtới 2,7◦C Lượng mưa trung 1641,8mm/năm, chủ yếu tập trung vào mùa nóng

ẩm (chiếm 78,4% lượng mưa của cả năm) Số giờ nắng trung bình 1.215 giờ/năm Độ ẩm trung bình 78,6 Khí hậu mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm giómùa nắng lắm, mưa nhiều, độ ẩm cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng vậtnuôi Tuy nhiên, khí hậu khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến hạnhán vào mùa khô, ảnh hưởng rất lớn đến mùa vụ, cây trồng, vật nuôi

Trang 7

- Nguồn nước.

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu lấy từ hai nguồn nướcchính: nước mặt và nước ngầm Nguồn nước mặt được cung cấp từ sông Đà,sông Thao Xã thuộc vùng nước mạch nông độ sâu từ 0,7- 1,3 m vào mùa mưa,

và 3,2m vào mùa khô, nguồn nước ngầm khá phong phú có độ sâu khoảng 8m,phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong xã Hệ thống kênhmương cung cấp nước mặt cho đồng ruộng cơ bản được đảm bảo nhưng cầncứng hóa để đảm bảo sản xuất bền vững Tuy nhiên nước sinh hoạt của gười dânđịa phương còn thiếu, vào mùa khô tình trạng thiếu nước sinh hoạt của ngườidân diễn ra phổ biến

Như vậy, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi choPhong Vân phát triển kinh tế với cơ cấu nghành đa dạng Trong sản xuất nôngnghiệp có nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao Đồng thời xã cóđịa thế chiến lược về quốc phòng – an ninh là một bến đồn quan trọng trongphòng tuyến phòng thủ chống quân xâm lược về phía Tây, Tây Bắc của thủ đô

Hà Nội

1.3 Đặc điểm về kinh tế

Sinh viên thực hiện: Vi Thị Nguyện

Kinh tế của xã phát triển rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau nhưnông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - thương mại Thu nhập bìnhquân đầu theo ước tính của xã đạt 16,2 triệu đồng/người/năm, tốc độ phát triểnkinh tế đạt 10% Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,7% số hộ dân toàn xã

Là một xã nông nghiệp, đại bộ phận nhân dân sống bằng nghề nông, trướcđây xã cấy trồng một vụ, đồng ruộng cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, năng suất lúachỉ đạt 50-60 kg/sào, bình quân số thửa ruộng trên một hộ ở xã là rất nhiều vàmanh mún đã ảnh hưởng đến quá trình thâm canh, triển khai các tiến bộ khoahọc kĩ thuật, đời sống nhân dân quanh năm đói rách, thiếu thốn trăm bề Trướcthực tế trên xã đã tiến hành công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi phương thứcsản xuất, xây dựng hệ thống thủy lợi Ban đầu người dân còn tỏ ra băn khoăn

Trang 8

chưa thấy hết lợi ích lâu dài của việc hình thành cánh đồng mẫu lớn, nhưngđược sự tuyên truyền giải thích, phân tích và hướng dẫn cụ thể của các cấp lãnhđạo nên bà con nông dân đã bắt nhịp nhanh với những chuyển biến mới.

Hàng năm diện tích sản xuất nông nghiệp được giữ vững, năng suất lúa đạtgần 6 tấn/ha, sản lượng lương thực hàng năm đạt gần 3000 tấn, bình quân lươngthực theo đầu người đạt 450kg/năm Diện tích các loại cây công nghiệp ngắnngày chiếm 200ha, thu nhập từ cây màu đạt từ 14 triệu đồng/năm/ha

Trong sản xuất nông nghiệp mặc dù thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán,rét đậm kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất cán bộ đảng viên và nhân dân trong

xã đã cố gắng khắc phục hậu quả, đẩy mạnh phát triển sản xuất và ổn định đờisống

Hàng năm đàn trâu, đàn bò của xã duy trì gần 1000 con, đàn lợn trên 3000con và 30.000 con gia cầm các loại Năm 2014 xã có 1576 hộ gia đình với 3517nhân khẩu, tốc độ tăng tự nhiên là 0.9%/năm, 100% người dân trong xã là dântộc Kinh, nghề nghiệp chính của họ là nông nghiệp, ngoài ra dân trong xã còn cónghề phụ là đan lát Tuy nhiên, ở Phong Vân hiện nay chủ yếu vẫn là chăn nuôitheo quy mô hộ gia đình nên năng suất, hiệu quả kinh tế thấp, chưa phát huy hếttiềm năng, lợi thế về phát triển chăn nuôi ở địa phương

Các hoạt động thương mại và dịch vụ ở xã Phong Vân đang từng bước pháttriển, góp phần cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêudùng của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tếkhác của xã Các hoạt động thương mại và dịch vụ chủ yếu là: Kinh doanh tạphóa, kinh doanh thực phẩm tươi sống, kinh doanh bánh kẹo, kinh doanh nướcgiải khát và đồ uống, dịch vụ vận tải đường sông, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch

vụ xây dựng, dịch vụ vật tư phân bón, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kinh doanhsản xuất, dịch vụ ăn uống, dịch vụ sửa chữa thiết bị gia dụng, …Các hoạt độngdịch vụ phát triển đã góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho ngườidân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, tuy nhiên cũng còn rất nhiều khó khănnhư thị trường không ổn định, cạnh tranh ngày càng gay gắt

Trang 9

Để tận dụng và phát huy những lợi thế trong phát triển nông nghiệp địaphương, xã đã tiến hành đẩy mạnh phong trào VAC, đưa nhiều giống cây mới cóchất lượng và giá trị cao vào sản xuất Thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo hướngcông nghiệp chú trọng các sản phẩm như: bò thịt, bò sữa,…

Kinh tế trang trại trên địa bàn xã mới bắt đầu xuất hiện Tuy nhiên, mới chỉ

có 15 hộ bắt đầu bước vào xây dựng kinh tế trang trại nhưng quy mô không lớn

và chưa đem lại hiệu quả cao

Hoạt động tín dụng của xã tạo được sự tin cậy của nhân dân trong việc huyđộng vốn và cho vay Đến năm 2009 quỹ tín dụng nhân dân xã có 1.122 thànhviên với tổng số vốn trên 22 tỉ đồng Qũy tín dụng cùng với các ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội huyện triển khaicác chương trình, dự án đầu tư cho nhân dân vay vốn sản xuất, kinh doanh, xóađói giảm nghèo Quỹ tín dụng hoạt động có hiệu quả giúp cho các các nhân, tậpthể có đủ nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhâp, giải quyết việc làmcho người dân

Nhìn chung kinh tế của xã đã có sự phát triển mạnh, người dân luôn biếtcách tìm kiếm cơ hội để phát triển tất cả các ngành tạo nên một nguồn cung cấplương thực, thực phẩm cho nhân dân trong xã và ngoài xã

1.4 Truyền thống – giá trị văn hóa và lối sống của cộng đồng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền

a) Các di tích lịch sử - văn hóa

Trải qua hàng nghìn năm trên mảnh đất Phong Vân, người dân đã tạo dựngnên các di tích kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian, gắn liền với các tập tục, tínngưỡng với những sắc thái riêng

Đền thờ Thánh Mẫu khởi công xây dựng khoảng năm 1820, đến năm 2004được xã Phong Vân trùng tu, tôn tạo Đền thờ công chúa Ngọc Hoa, con gái vuaHùng thứ XVIII, là người tài sắc vẹn toàn, công chúa kết duyên cùng Sơn Tinh -

vị thần núi Tản Viên Khi lễ vu quy rước dâu từ núi Nghĩa Lĩnh về núi TảnViên, đoàn thuyền dừng chân tại xã ngày nay Thấy phong cảnh tuyệt đẹp, có

Trang 10

sông, có núi, người dân cần cù chăm chỉ, công chúa cảm mến, mỗi lần về thămcha đều dừng chân vãn cảnh dạy dân cày cấy trồng dâu nuôi tằm Sau khi bàhóa, để tưởng nhớ công ơn của bà nhân dân trong xã đã lập đền thờ và suy tôn là

“đức Thánh Mẫu”

Từ xa xưa nhân dân trên địa bàn Phong Vân sớm tụ cư thành các làng, cóđịa giới xác định, các kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng, với các thểloại văn học truyền miệng: ca dao, tục ngữ, truyện cổ Nghệ thuật phát triển sớm

và đạt trình độ cao về nhiều mặt: ca hát, hội họa, múa…các phong tục hôn nhân,tang ma, lễ tết của nhân dân đều gắn với tính cộng đồng làng xã

Người dân Phong Vân ở nhà nền đất Trước khi làm nhà thường xem tuổi,xem hướng nhà và chọn ngày đẹp để “khai móng” Khuôn viên nơi ở được bố tríliên hoàn gồm: nhà chính, nhà ngang, nhà bếp và chuồng trại chăn nuôi gia súc,gia cầm

Xuất phát từ truyền thống coi trọng đạo hiếu, việc tang lễ được nhân dânPhong Vân tổ chức chu đáo và tuân thủ theo tục lệ của từng thôn Khi trong nhà

có người mất, tang chủ đến trình với trưởng thôn Tang chủ thực hiện các nghi lễsau: trước khi khâm niệm, làm lễ mộc dục ( lau rửa cho người chết) và lễ phạmhàm ( bỏ một nhúng gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng) Sau khi chôn cất xongtang chủ làm cơm cúng tam nhật (3 ngày), thất tuần(49 ngày), và bách nhật (100ngày)

Người dân Phong Vân có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, mangđậm dấu ấn văn minh nông nghiệp với nhiều lễ, tết đặc trưng như: tết NguyênĐán, tết Hàn Thực (mùng 3 tháng 3 âm lịch), tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5 âmlịch), Rằm tháng Bảy (ngày xá tội vong nhân) Trong đó tết Nguyên Đán là ngàytết lớn nhất Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày mùng một tháng giêng âmlịch Vào thời điểm giao thừa, người dân sắm sửa đồ lễ để cúng tổ tiên, việccúng tổ tiên duy trì trong suốt 3 ngày tết Ngày tết có nhiều phong tục đẹp: hỉlộc, xông đất, chúc tết mừng thọ,…

Trang 11

Thờ cúng tổ tiên góp phần làm phong phú các giá trị văn hóa dân tộc Đạo

lí “uống nước nhớ nguồn” đã trở thành truyền thống quyện vào đời sống tâmlinh nhân dân Đó là cơ sở để nhân dân tổ chức các nghi lễ và văn hóa tínngưỡng, vừa nhắc lại công đức tổ tiên vừa nhằm bày tỏ nguyện vọng, mong ước

về cuộc sống ấm no, hạnh phúc Bàn thờ được đặt nơi cao ráo, sạch sẽ và trangtrọng nhất trong nhà, trên bàn thờ không thể thiếu hương, hoa, nước…việc thắphương bao giờ cũng phải theo số lẻ : 1, 3, 5 tránh thắp theo số chẵn vì theo quanniệm số lẻ là dương nên phù hợp với tổ tiên Sau hết tuần hương người ta đemhóa vàng đưa đồ vàng mã và tiền âm phủ đi đốt, chén rượu cúng được vẩy vàonơi vừa hóa vàng Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được

đồ cúng tế Ngoài thờ cũng tổ tiên còn thờ cũng thổ công, thần tài,… với mongước bình an, làm ăn thuận lợi

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao luôn được duy trì, nâng caosức khỏe tinh thần cho người dân như là: các hoạt động văn nghệ quần chúng,phong trào dưỡng sinh, đi bộ, cầu lông, bóng bàn ngày càng phát triển và nhânrộng thu hút được sự tham gia của mọi người

Ngày 28/10/2013 cụm di tích Đình – Đền – Chùa thôn Vân Hội đượcUBND thành phố Hà Nội cấp bằng xếp hạng cụm di tích lịch sử văn hóa cấpthành phố

Ngày 16/03/2014 xã đã tổ chức thành công lễ đón nhận di tích kiến trúcnghệ thuật Đình – Đền – Chùa làng Vân Hội

b) Các truyền thống văn hóa

- Truyền thống lao động

Nằm trong vùng được coi là cái nôi của người việt cổ, mang đậm dấu ấntruyền thuyết dựng nước của cha ông ta gắn liền với những huyền tích về đánhgiặc mở rộng bờ cõi đến những giai thoại trong lao động sản xuất, nhân dânPhong Vân tự hào là một trong những địa danh gắn với những huyền tích đó.Huyền tích đó gắn liền với tên tuổi của ông Tản, tượng trưng cho sức mạnh

và tài trị thủy của nhân dân đã quảy núi ngăn dòng, chặn đứng mũi tiến công ác

Trang 12

liệt của thần nước, ông hướng dẫn nhân dân gánh đất, đắp đê, bỏ đá làm kè, thảdong ven sông để chống lại sức công phá của nước Trong việc trị thủy của ôngTản không những là chống lũ lụt mà còn là sức mạnh chống hạn hán, ông dạynhân dân đào ao, giếng, khơi mương, tưới rau, nuôi cá, ông còn chữa bệnh cứudân, dạy dân làm ruộng, đánh cá Vợ ông là Mị Nương Ngọc Hoa thì giúp dântrồng rau nuôi tằm,…

Ngày nay, sản xuất nông nghiệp là hình thái kinh tế chính của nhân dân xãPhong Vân, trước đây xã cấy trồng một vụ, đồng ruộng cằn cỗi thời tiết khắcnghiệt, năng suất lúa chỉ đạt 50 – 60kg/ sào, đời sống nhân dân đói rách Trảiqua quá trình phát triển người dân chuyển đổi phương thức sản xuất, ngoài trồnglúa là cây lương thực chính người dân còn trồng xen canh các loại lương thựckhác như ngô, khoai, …

Bên cạnh sản xuất nông nông nghiệp nhân dân Phong Vân còn làm nhiềunghề thủ công như dệt vải, đan thuyền, làm hàng mã,…

vũ trang

Trang 13

Đến nay phong trào học tập trong xã luôn được chính quyền và các gia đìnhđặc biệt quan tâm Hằng năm, tỉ lệ con em trong xã thi đỗ vào các trường Đạihọc, cao đẳng, học viện tương đối nhiều.

- Truyền thống đấu tranh.

Ngay từ buổi đầu Công Nguyên dưới ách thống trị của phong kiến phươngBắc, với địa thế quan trọng về quân sự, Phong Vân trở thành nơi lí tưởng để xâythành đắp lũy tập kết quân đội

Cuối thế kỉ 19 sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta theo tiếng gọi cứunước của vua Hàm Nghi, hưởng ứng Chiếu Cần Vương, nhân dân trên địa bànPhong Vân hăng hái tham gia vào cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Đề Thám.Dưới ách cai trị của chế độ thực dân phong kiến, nhân dân trên địa bànPhong Vân còn tích cực tham gia các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột,chống sưu cao thuế nặng Năm 1912 trong một trận càn của giặc phá tại xómHương, căm thù trước hành động của bọn cướp nước, ông Lê Văn Cuông với vũkhí thô sơ đã một mình chống chọi với địch tại Mả Cà, bị chúng bắn bị thươngvào chân

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Phong Vân cùngnhân dân cả nước vùng lên đấu tranh giành chính quyền làm nên cuộc Cáchmạng tháng Tám năm 1945 vĩ đại, giành thắng lợi lớn trong hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược với đỉnh cao là chiến dịchĐiện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh Hàng trăm con người của quê hươngxung phong lên đường nhập ngũ, xả thân vì nước, sẵn sàng vì sự nghiệp giảiphóng quê hương, giành độc lập tự do cho tổ quốc

1.5 Về dân số, y tế, giáo dục và dân trí cộng đồng.

Sinh viên thực hiện: Bế Diệu Thùy

a) Dân số

Năm 2014 xã có 1576 hộ gia đình với 3517 nhân khẩu, tốc độ tăng tựnhiên là 0.9%/năm, 100% người dân trong thôn là dân tộc Kinh Là địa phương

Trang 14

thuần nông, đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp tổng số lao độngtrong toàn xã là 3117 người

b) Y tế

Đội ngũ cán bộ y tế có 7 người, trong đó có 5 y sỹ, 1 dược sỹ, 1 y tá, chưa

có bác sỹ Bác Trần Thanh Bình làm trạm trưởng trạm y tế xã Năm 2005, banchỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thành lập, do chủ tịch ủyban nhân dân xã làm trưởng ban, bác Trần Thanh Bình- trưởng trạm y tế làmphó ban Được sự quan tâm của chính quyền, sự ủng hộ của nhân dân, kết cấu hạtầng và trang thiết bị y tế được đầu tư, nâng cấp Các phòng chức năng được xâydựng theo chuẩn y tế và trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho công tác chuyênmôn đối với y tế tuyến cơ sở

Hàng năm chương trình tiêm chủng được mở rộng đạt 100%, thực hiện tốtcác vấn đề y tế cộng đồng , triển khai đồng bộ công tác vệ sinh phòng dịch, tiếnhành khám và điều trị cho trên 2000 lượt người, cấp thuốc theo thẻ bảo hiểm y

tế Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như: tiêm chủng mở rộng, phòngchống các bệnh xã hội (lao, bướu cổ, sốt rét…) được triển khai thực hiện có hiệuquả Tỉ lệ trẻ em tiêm đủ 6 loại vacxin đạt 100%, độ phủ iot trên địa bàn xã đạt95% Công tác kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các chương trìnhphòng chống suy dinh dưỡng đạt kết quả tốt, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới

5 tuổi giảm

Trạm y tế phối hợp với ban dân số kế hoạch hóa gia đình và các đoàn thểquần chúng làm tốt công tác truyền thông dân số, kết hợp lồng ghép với nhiềuchương trình, thực hiện tốt các biện pháp kế hoạch hóa gia đình Trong nhữngnăm gần đây trạm y tế xã được trung tâm y tế Ba Vì công nhận là đơn vị tiêntiến

Hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 10 quầy thuốc tư nhân, đáp ứng nhucầu khám chữa bệnh của nhân dân

Công tác duy trì khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm, không có dịch bệnh xảy ra trên

Trang 15

địa bàn, tổng số lượt người khám và điều trị tại trạm, tổng số lượt bệnh nhânkhám và chữa bệnh có 1839 lượt người khám và điều trị tại trạm có 566/690cháu trong độ tuổi đi học được tiêm chủng mở rộng và uống vitamin A đạt 82%.Thực hiện tốt công tác kiểm tra an toàn thực phẩm, phòng chống dịch cúmAH5N1, dịch tả, dịch chân tay miệng, sốt xuất huyết có 320 lượt người tham dự.Luôn tăng cường công tác truyền thông dân số, thực hiện KHHGĐ, hoàn thànhchiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản, công tác sàng lọc trước sinh Tổng sinh

từ đầu năm đến hiện tại là 60 cháu, trong đó sinh con thứ 3 có 01 ca,tỷ lệ pháttriển dân số tự nhiên là 0.9%

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì còn cáo những mặt chưa đạt được như:

Về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, phòng khám còn thiếu về trang thiết bị, độingũ cán bộ nhân viên y tế vẫn còn thiếu cả về số lượng và cả về kiến thức và kỹnăng, cần phải trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng

Còn thiếu nguồn nước sạch, đặc biệt là vào mùa khô lượng nước để cungcấp cho trạm y tế xã còn thiếu gây khó khăn cho việc sinh hoạt cho cán bộ y tế

và cả người dân

c) Về giáo dục

Từ năm 2000 - 2005, quy mô các cấp học phát triển đúng hướng, từng bước

mở rộng, số học sinh và lớp học ngày càng tăng Trong đó, có 2 trường mầmnon, 1 trường tiểu học và một trường THCS đáp ứng nhu cầu học tập của con

em tai địa phương Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường, ban giám hiệu cáctrường tập trung hướng dẫn thực hiện tốt kế hoạch các năm học, phấn đấu thựchiện có hiệu quả cuộc vận động “dân chủ - kỉ cương - tình thương - tráchnhiệm”, 100% giáo viên đạt chuẩn trong đó 50% trên chuẩn Tỉ lệ học sinh lênlớp và tốt nghiệp hàng năm đạt khoảng 97% Tỉ lệ học sinh giỏi các cấp chiếmkhoảng 30% Năm 2005 toàn xã có 147 em đỗ vào các trường đại học, cao đẳng,trung học chuyên nghiệp trong cả nước.năm 1997 xã hoàn thành phổ cập giáodục phổ thông trung học cơ sở

Trang 16

Công tác khuyến học được quan tâm, góp phần thúc đẩy phong trào họctập ngày càng sâu rộng Hàng năm từ quỹ khuyến học , hội đồng giáo dục và hộikhuyến học xã có những phần thưởng động viên các thầy cô giáo dạy giỏi , họcsinh có thành tích cao trong học tập.

Theo số liệu thống kê năm 2014 vừa qua về mặt giáo dục đã thu được kết quảnhư sau:

Trường mầm non:

+ Với tổng số 346 cháu, các cháu được khám sức khỏe định kỳ, chất lượng chăm

sóc, nuôi dưỡng được đảm bảo

+ Trường có 8 giáo viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến cấp huyện và tập thểnhà trường đạt thành tích xuất sắc về chất lượng giáo dục cấp huyện

Trường tiểu học :

+ Tổng số 490 học sinh, trong đó có 180 cháu đạt học sinh giỏi, học sinh khá đạt

171 cháu, học sinh trung bình 134, học sinh yếu 5, học sinh chuyển cấp 98/98đạt 100%, có 4 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện

Trường THCS:

+ Toàn trường có 323 học sinh, trong đó có 67 học sinh giỏi toàn diện, học sinhkhá 114, còn lại là học sinh trung bình và học sinh yếu Số học sinh hoàn thànhchương trình THCS là 65/65 em

+ Nhà trường có 5 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, thành phố 2 và nhiều đạt đượcnhiều giải thường khác

Tuy nhiên về cơ sở vật chất còn thiếu một số phòng học, một số em học sinh cònlười học và thường xuyên đi học muộn, đặc biệt là bỏ học để chơi game, đánhnhau và đánh bạc cần phải khắc phục

c) Dân trí

Dân chí của người dân ngày càng được nâng cao Hàng tháng, hàng quý,hàng năm các Hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội người cao tuổi… đều cócác buổi sinh hoạt, hội thảo, giao lưu, tuyên truyền cập nhập thông tin mới về

Trang 17

chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước cho người dân với mục tiêu nâng caodân trí cho nhân dân trong toàn xã.

1.6 Những tiềm năng của cộng đồng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến

Phong Vân là xã có truyền thống cách mạng, có Đảng bộ nhiều năm liêntục vững mạnh, có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, chính quyềnđịa phương, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, trí tuệ năng động, sáng tạo trongviệc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các ban ngành đoàn thể, vai trò tham mưu tíchcực của cán bộ công chức và viên chức trong công tác tổ chức và thực hiện cùngnhân dân địa phương trong xã, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng.Nhân dân trong xã có truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫnnhau, luôn hỗ trợ nhau trong lao động, sản xuất và trong cuộc sống thường ngày.Phong Vân có vị trí địa lý, giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ vàđường sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của xã

Xã có tiềm năng phát triển nghề vận tải đường sông, nghề mộc, kinh doanhvật liệu xây dựng, kinh doanh và chế biến các mặt hàng nông sản, lâm sản vàmột số ngành nghề kinh doanh sản xuất khác

Với địa hình đa dạng và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên đây là một điềukiện thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp: Chuyên mầu, các loại rau quảquanh năm, chuyên lúa, lúa – cá – vịt, nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôiđàn bò sữa cho thu nhập kinh tế cao

Phong Vân còn có nghề đan lát truyền thống với hơn 50% số hộ trong toàn

xã có lao động tham gia và có tiềm năng phát triển mở rộng quy mô để giảiquyết công ăn, việc làm cho người lao động

Lưc lượng lao động khá dồi dào, người lao động cần cù, chiu khó, ham họchỏi Lao động trẻ thoát ly nông nghiệp tương đối nhiều, họ chủ yếu tập trungvào các hoạt động buôn bán, dịch vụ

Trang 18

Trình độ học vấn của người dân trong xã đang ngày càng được nâng lên, tỉ

lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 100%, ngày càng có nhiều học sinh thi tuyển

và thi đỗ vào các trường đại học, học viện

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện, hệ thống chính trịvững mạnh, có sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Chính quyền và nhân dân là điềukiện thuận lợi để phát triển kinh tê- xã hội của xã

1.7 Các nguy cơ của cộng đồng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến

Phong Vân là một xã thuộc vùng trung du rộng, đất phân bố theo dạng địahình bậc thang, đồi gò, các cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất còn nghèo nàn,lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp

Người dân trong xã chủ yếu là làm nông nghiệp, thời gian rảnh rỗi cũngnhiều, chính sự nhàn rỗi dẫn đến hay xảy ra các tệ nạn xã hội: cờ bạc, lô đề, matúy, …

Phương thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, người dân chưa có nhiều kinhnghiệm trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sản xuất manh mún,năng suất không cao

Lực lượng lao động trong toàn xã khá đông, tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở

xã còn cao

Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt tại xã rất khan hiếm, nước sinh hoạt củangười dân chủ yếu là sử dụng nguồn nước ngầm, nước giếng nhưng vào mùakhô như hiện nay thì nước sinh hoạt của các hộ gia đình còn thiếu, chính việckhông đủ nước là điều kiện để phát sinh các dịch bệnh như: bệnh ghẻ, tiêu chảy,bệnh về đường tiêu hóa, …

Bên cạnh các vấn đề kể trên thì vấn đề môi trường đang là một vấn đề cấpthiết ở xã Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa biết cách phân loại rácthải sinh hoạt Mặc dù ở xã đã thành lập đội thu gom rác thải ở các xóm và phânchia một tuần có 3 ngày đi thu gom toàn bộ rác thải nhưng có một số hộ gia đìnhchưa đến ngày thu gom đã để rác thải ra ngoài đường mà rác thải lại hỗn độn

Trang 19

chưa được phân loại dẫn đến gà chó bới ra các lề đường, rơi xuống cống rãnhqua nhiều ngày bắt đầu mùi hôi thối bốc lên gây ra hiện tượng ô nhiễm Đặc biệt

là các chất thải sinh hoạt của người dân thải ra có rất nhiều túi nilon gây tắccống rãnh Hơn nữa là lượng rác thải được thu gom trong toàn xã lại được tậpkết lại nhưng một tháng sau mới có một xe rác từ Hà Nội lên chở đi phân hủy.Trong khoảng một tháng đống rác thải chưa được đưa đi phân hủy thì lại càngbốc mùi ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến những hộ dân xung quanh

Sau khi đến cộng đồng và đi khảo sát thì chúng tôi nhận thấy rác thải màngười dân thải ra nhiều nhất, vứt bừa bãi nhiều nhất là túi nilon mà túi nilon làmột chất khó phân hủy

2 Đặc điểm về chính trị (Bộ máy chính quyền địa phương)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mến

Đội ngũ cán bộ xã bao gồm có 21 người, trong đó có 7 chức danh côngchức Các thôn có các trưởng thôn, các xóm có các trưởng xóm Về trình độchuyên môn của đội ngũ công chức xã: Có 2 người có trình độ đại học, 1 người

có trình độ cao đẳng, 5 người có trình độ trung cấp và 2 người chưa qua đào tạo

Về trình độ lý luận chính trị, có 6 người trình độ trung cấp và 4 người trình độ

tư và nguyện vọng của cử tri Tập hợp ý kiến của dân để giải quyết kịp thờinhững đề xuất mới

Trang 20

b) Hội đồng Nhân dân

Xã gồm các đại biểu có uy tín, có năng lực và nhiệt tình công tác Trongnhững năm qua HĐND xã đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình,đặc biệt là việc hoạch định và phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,giám sát các hoạt động của bộ máy chính quyền

c) Ủy ban nhân dân

Luôn được củng cố, thực hiện chức năng cơ quan điều hành, quản lý Nhànước ở địa phương, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, HĐND thành chương trình

kế hoạch công tác, triển khai tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trịphát triển kinh tế - xã hội hàng năm đều hoàn thành, đạt và vượt các chỉ tiêu kếhoạch Nhà nước giao

Ủy ban nhân dân xã luôn tích cực thực hiện cải cách hành chính “một cửa”,thực hiện tốt các nội dung về công tác tiếp dân và giải quyết các thủ tục hànhchính, thường xuyên kiện toàn, sắp xếp bộ máy cán bộ công chức có tinh thầntrách nhiệm với nhiệm vụ được giao, giải quyết kịp thời những thắc mắc, kiếnnghị của nhân dân

d) Mặt trận Tổ quốc

Mặt trận tổ quốc đã phối hợp với các đoàn thể, các ngành chức năng tuyêntruyền vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện tốt các chủ trươngchính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TWngày 14/5/2011 của Bộ chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng và thực hiện phong trào xâydựng nông thôn mới, thực hiện chương trình phối hợp làm công tác nhân sự,tuyên truyền vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào yêu nước, đẩy mạnhthực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Mặt trận tổ quốc xã cũng phát động nhiềuphong trào vận động ủng hộ, quyên góp vào quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “ Quỹ vìngười nghèo”, vận động nhân dân tham gia cuộc vận động “chung sức xây dựngnông thôn mới” Bên cạnh đó Mặt trận tổ quốc xã thường xuyên quan tâm chăm

Trang 21

lo đến hoạt động của hội người cao tuổi Với những hoạt động này mặt trận tổquốc xã luôn nhận được sự đồng tình của các ban ngành và toàn thể nhân dân.Đồng thời tạo được nhiều động lực cho nhân dân trong xã cùng nhau đi lên pháttriển kinh tế - xã hội, bảo vệ quê hương.

e) Hội nông dân

Hội nông dân luôn phát huy vai trò là trung tâm nòng cốt trong sản xuấtnông, lâm nghiệp và cuộc vận động xây dựng nông thôn mới Ban chấp hành hộinông dân xã luôn tập trung chỉ đạo và duy trì sản xuất, chuyển dịch cơ cấu câytrồng, phổ biến khoa học kĩ thuật đến với hội viên, nhiều hộ nông dân mạnh dạnchuyển đổi những diện tích đất canh tác lúa kém hiệu quả sang mô hình kinh tếkhác đem lại thu nhập cao Tỉ lệ các gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa hàngnăm chiếm trên 70% Hội luôn phối hợp cùng với Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiếnbinh và hợp tác xã nông nghiệp thực hiện tốt các chương trình, dự án đã thựchiện tại địa phương như dự án về chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng côngnghiệp, dự án trồng rau an toàn,…

Đặc biệt, Hội luôn đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế của xã, vậnđộng được rất nhiều bà con tin và làm theo, thúc đẩy kinh tế xã ngày càng đi lên

f) Hội Liên hiệp phụ nữ xã

Hội phụ nữ xã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,quan tâm, bồi dưỡng cho cán bộ hội, củng cố tổ chức hội vững mạnh Trong giaiđoạn từ 2011 – 2016 Hội tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cựchọc tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,…Hội đẩymạnh tuyên truyền, khuyến khích hội viên phát triển kinh tế gia đình bằng nhiềuhình thức như: Mở rộng các loại hình kinh doanh, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấucây trồng vật nuôi,… tận dụng và khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phươngphát triển kinh tế có hiệu quả Ban chấp hành hội phụ nữ tập trung đẩy mạnh cáchoạt động tạo vốn từ nhiều nguồn khác nhau Hội đứng ra tín chấp vay vốn từcác dự án của Ngân hàng chính sách xã hội huyện như: vay chương trình hộ

Trang 22

nghèo, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, giải quyết cho hầu hết cáchội viên vay Bên cạnh giúp các hội viên phát triển kinh tế, nâng cao đời sốngvật chất, Hội phụ nữ còn tổ chức tập huấn các kiến thức cho cán bộ, hội viêntrong xã như: “Kiến thức về bảo vệ trẻ em”, kiến thức về bình đẳng giới vàphòng chống bạo lực gia đình, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sócsức khỏe, vận động chị em nuôi con khỏe, dạy con ngoan, phòng chống suy dinhdưỡng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình theo 4 chuẩn mực

“ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, gia đình văn hóa, … Đặc biệt là hoạtđộng của “câu lạc bộ sức khỏe sinh sản” được duy trì thường xuyên qua đó giúpchị em nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện tốt pháplệnh dân số kế hoạch hóa gia đình

g) Hội Cựu chiến binh

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Hội luôn giữ và phát huy tốt truyềnthống anh bộ đội Cụ Hồ với tình yêu thương đồng đội đoàn kết, giúp đỡ lẫnnhau phát triển kinh tế Phát huy nội lực xóa đói giảm nghèo, tích cực tham giacác nhiệm vụ của địa phương Hội thường xuyên tổ chức chăm lo và giúp đỡnhau nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, tạo vốn vay cho hội viên phát triểnkinh tế gia đình xóa đói giảm nghèo Đồng thời hội còn tham mưu đắc lực chocấp ủy Đảng, chính quyền, luôn phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên cộng sản

Hồ Chí Minh giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế

hệ trẻ, ủng hộ xóa nhà dột nát và nhiều hoạt động tình nghĩa khác Bên cạnh đóHội còn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể giữ gìn an ninh trật tự, phòngchống tệ nạn xã hội góp phần ổn định tình hình địa phương Là chủ tịch hội cựuchiến binh của xã, bác Phạm Văn Đang luôn luôn phối hợp cùng với chínhquyền xã và các bác trong Ban chấp hành hội làm tốt công tác cũng như nộidung mục tiêu mà Hội đề ra, bác rất quan tâm đến những người đồng chí củamình, luôn biết chia sẻ động viên cùng nhau cố gắng nên bác luôn nhận được sựtin tưởng của cấp trên cũng như đồng đội và nhân dân trong xã

Trang 23

h) Đoàn thanh niên

Đoàn thanh niên xã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tưtưởng theo chủ đề “Tuổi trẻ với tư tưởng HCM” cho đoàn viên thanh niên vớinhiều nội dung thiết thực thông qua các hình thức như: tổ chức diễn đàn traođổi, học tập tư tưởng đạo đức của Bác Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo,đoàn viên thanh niên trong xã hăng hái tham gia phát triển kinh tế, làm đườnggiao thông, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp, tham gia các hoạt động vănhóa xã hội, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã

Ban chấp hành Đoàn Thanh niên xã thường xuyên quan tâm lãnh đạo xâydựng Đoàn, Đội, tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác Đoàn tham gia các lớptập huấn, bồi dưỡng do huyện đoàn tổ chức, thực hiện triển khai hiệu quả thángthanh niên với các chương trình thanh niên tình nguyện, tiếp tục đẩy mạnhphong trào “5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồnghành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” và “Tôi yêu Hà Nội” gắn liền với việcđẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh”

i) Tổ chức Công đoàn

Công đoàn xã thường xuyên làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi chođoàn viên, tích cực phát động các phong trào thi đua: Lao động giỏi, lao độngsáng tạo, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thực hiện tiết kiệm vàchống tham nhũng và tệ nạn xã hội Với những hoạt động đó tổ chức Công đoànluôn nhận được sự ủng hộ của cán bộ xã và nhân dân

k) Hợp tác xã nông nghiệp

Hợ tác xã luôn được củng cố và phát triển, hợp tác xã do bác Nguyễn VănTiến chủ nhiệm Đội ngũ cán bộ hợp tác xã luôn hoạt động đúng theo Luật củahợp tác xã Hợp tác xã đã mạnh dạn cải tiến và cùng nhân dân tập chung vàomột số công việc như: làm đất, dẫn nước, cùng nhân dân trong xã thực hiện theochương trình phát triển nông thôn mới, phối hợp xây dựng, chỉ đạo đào mương,xây cống thoát nước góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã ngày

Trang 24

càng tốt hơn Hợp tác xã còn tổ chức các lớp tập huấn về khuyến nông cho nhândân để cung cấp những kiến thức về khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nôngnghiệp Cùng với việc triển khai, áp dụng các biện pháp khoa học – kỹ thuậttrong sản xuất hợp tác xã còn phối hợp với Ban khuyến nông và Hội nông dânvận động bà con tích cự gieo trồng cây giống mới phù hợp với đất, thời tiết, khíhậu tại địa phương Bên cạnh đó hợp tác xã đã cùng các ban ngành khác thựchiện tốt các dự án mà trên đưa xuống đáp ứng cho cuộc sống của nhân dân.

l) Thành phần khác

Trên địa bàn toàn xã còn có các dòng họ lớn như họ Lê, họ Hoàng, …có sựảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã Ngoài ra còn có các hội như hộiđồng học, hội đồng hương nhưng hoạt động của các hội này không có bề nổi, chỉ

là kỷ niệm và có các buổi gặp nhau trò chuyện chứ không gây ảnh hưởng lớnđến các thành phần khác

2.2 Về an ninh, quốc phòng.

+ An ninh:

Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững,thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức cảnh giác cho cán bộ đảng viên vànhân dân trong xã Đầu năm 2014 lực lượng công an xã triển khai thực hiệnphong trào “Xây dựng lực lượng công an nhân dân vì nước quên thân vì dânphục vụ” Lực lượng công an đã phối hợp với công an huyện tổ chức xóa các tụđiểm ma túy cờ bạc, lập hồ sơ 9 đối tượng đi cai nghiện ma túy, tổ chức tuần trabảo vệ an toàn trong các ngày lễ tết Thường xuyên duy trì công tác nắm chắctình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã, chế độ tuần tra trực gác, phối hợp vớicác ngành đoàn thể ký kết đảm bảo an toàn trong toàn xã, đồng thời thực hiệntốt Nghị định 09/NĐ – CP của Chính phủ về việc không sử dụng, vận chuyển,buôn bán vũ khí, chất nổ, pháo nổ và chương trình quốc gia phòng chống tộiphạm và tệ nạn xã hội

Thực hiện kế hoạch số 46/KH-CAH ngày 14/2/2014 về thu thập thông tin

cá nhân trên địa bàn xã, quá trình thực hiện đến nay đã hoàn thành 9/11 xóm

Trang 25

Đồng thời phối hợp với cơ quan công an cấp trên thực hiện tốt Luật cư trú, duytrì việc đăng kí tạm trú, tạm vắng, quản lí nhân hộ khẩu trên địa bàn.

Thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban bí thư Trungương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo

vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới Đảng ủy đã chỉ đạo và phối hợp vớicông an xã xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự ở địaphương như: “Phong trào thôn xóm 3 quân”, “Tổ liên gia tự quản”, “Dòng họ tựquản”,… Đồng thời tiếp tục triển khai đề án xây dựng địa bàn xã không có matúy, chủ động phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm và các tệ nạn xã hội

Số vụ việc xảy ra trên địa bàn xã tính từ đầu năm cho đến nay có 2 vụ tainạn giao thông và được chuyển lên công an huyện giải quyết Bên cạnh đó còn

có rất nhiều vụ trộm cắp xảy ra trên địa bàn xã Điều đáng lo ngại ở đây là đốitượng gây ra các vụ trộm cắp lại là trẻ vị thành niên, chính quyền xã và ngườidân rất khó kiểm soát, hoàn cảnh gia đình của các đối tượng này rất khó khănnên hình thành tư tưởng đi trộm cắp để thỏa mãn nhu cầu Đặc biệt khi bắt đượccác đối tượng này rất khó xử lý nên đây cũng là một vấn đề khó khăn của xã

+ Quân sự

Lực lượng dân quân thường xuyên được tổ chức, giáo dục chính trị và huấnluyện sẵn sàng chiến đấu, đồng thời tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địaphương

Công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ luôn được duy trì Năm

2014, toàn xã có 56 công dân là nam thanh niên tham gia nhập ngũ, hoàn thànhchỉ tiêu giao quân năm 2014

3 Đánh giá các chương trình, dự án, hoạt động đã được thực hiện trước nhằm hỗ trợ cộng đồng giải quyết vấn đề.

3.1 Các dự án đã được thực hiện tại cộng đồng.

a) Chương trình xây dựng nông thôn mới

b) Dự án xây dựng trường mẫu giáo – mầm non trung tâm Vân Hội

c) Dự án xây dựng đường trung tâm xã

Trang 26

d) Dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và hội trường UBND xã

Chương trình xây dựng nông thôn mới được tiến hành từ năm 2010 cho đến

nay Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giaiđoạn 2010 - 2020 Đảng bộ xã, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã PhongVân đã xây dựng đề án thực hiện

Kết quả đạt được của đề án này: Xã đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạchmạng lưới dân cư nông thôn giai đoạn 2010 - 2020

+ Điện, đường, trường, trạm của xã đã được đầu tư, nâng cấp và chỉnh sửakhang trang và đầy đủ hơn

+ Nguồn thu nhập chính chủ yếu là từ nông - lâm nghiệp, trong những nămgần đây sản xuất công nghiệp dần dần có bước chuyển dịch cơ cấu, đã chú trọngphát triển cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao Một số ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ phát triển mạnh

+ Các phong trào của xã được phát triển khá, bộ mặt nông thôn có nhiềuthay đổi, các cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh kinh tế và phúc lợi như trường học,trạm y tế, đường điện, đường giao thông được xây dựng, đời sống vật chất tinhthần của nhân dân từng bước được nâng lên, văn hóa xã hội phát triển, an ninh,chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, hệ thống chính trị của xã vữngmạnh, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ

Trang 27

Hạn chế của chương trình là công tác dồn điền đổi thửa chưa hoàn thành,mới chỉ hoàn thành 9/11 xóm vì người dân không nhận được phần ruộng thuậnlợi, hay việc đào kênh mương ảnh hưởng đến đất đai, hoa màu của các hộ.

Đối với dự án xây dựng trường mẫu giáo – mầm non trung tâm Vân Hội,

tổng kinh phí đầu tư cho dự án là 7.2 tỷ đồng Dự án đã hoàn thành và xây mớimột tòa nhà 2 tầng với 16 phòng Các phòng được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất,phương tiện nghe nhìn, nơi vui chơi giải trí của các bé Chính sự thành công của

dự án đã tạo điều kiện cho con em thôn Vân Hội xã Phong Vân có một ngôitrường học đảm bảo và gần nhà để nhằm giảm tải tình trạng một lớp mấy chụchọc sinh các thầy cô giáo khó chăm sóc và dạy dỗ Bên cạnh đó là cha mẹ các

em yên tâm khi cho con cái đi học gần nhà

Tuy nhiên, một số cơ sở vật chất của nhà trường như bàn ghế chưa đượcthay mới nên đây cũng là một khó khăn lớn vì nhiều bàn ghế đã hỏng chân, các

em phải ngồi gộp ghế lên nhau hay các mặt bàn còn ghồ ghề nên việc tập viết,tập vẽ của các em còn gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân là do kinh phí của dự

án còn hạn hẹp, với 7.2 tỷ đồng nhưng việc thực hiện dự án còn nhiều phát sinhnên chưa thể đáp ứng việc thay đổi mới hoàn toàn cho trường học

Đối với dự án xây dựng đường trung tâm xã, đây là dự án được thực khởi

công xây dựng vào năm 2010 với độ dài khoảng 1.5km với ước tính chi phíkhoảng 2.05 tỷ đồng Đây là một dự án được thực hiện để bê tông hóa đườnggiao thông trong thôn, tạo điều kiện thuận lợi để bà con nhân dân trong xã giaothương thuận lợi với các xã bạn lân cận và với thủ đô Hà Nội Việc đầu tư, xâydựng nâng cấp đường giao thông trong xã phục vụ cho việc đi lại của người dânđược thuận lợi hơn Đây cũng là tiêu chí để từng bước hoàn thành chương trìnhxây dựng nông thôn mới của xã

Đối với dự án xây dựng trung tâm học tập cộng đồng và hội trường UBND

xã Dự án đã tiến hành xây dựng và hoàn thành vào năm 2011 Mục tiêu của dự

án là xây dựng trung tâm học tập cho cộng đồng để phục vụ cho các hội nghị,các cuộc họp dân đồng thời tạo một môi trường học tập cho cộng đồng Việc

Trang 28

xây dựng hội trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp cấp cao của

xã, bên cạnh đó mở rộng thêm các phòng ban để phân bổ, sắp xếp lại các bộphận hành chính của UBND xã Cho đến nay Trung tâm học tập cho cộng đồng

và hội trường ủy ban đã đi vào hoạt động góp phần đáng kể vào công cuộc pháttriển của xã, đồng thời đây cũng là nơi học tập văn hóa cho các cán bộ và ngườidân trên địa bàn

Đối với dự án nâng cấp hệ thống điện: Dự án được tiến hành vào năm 2012

với tổng kinh phí là 3.6 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư của Nhà nước là 0.6 tỷđồng, vốn vay Ngân hàng thế giới là 3 tỷ đồng Dự án này đã tiến hành thay mớitoàn bộ hệ thống dây điện cao áp trong xã và các trạm biến áp, thay mới toàn bộcông tơ điện để đảm bảo về số lượng điện tiêu thụ của từng hộ dân Ngoài ra cònthay các cột điện trước đây bằng gỗ tạm bợ bằng các cột bê tông kiên cố, cácxóm trong xã đều được phân công treo đèn thắp sáng ở các ngõ để thuận tiệncho sinh hoạt và đi lại của người dân khi trời tối Đây là một dự án rất sát thựcvới nhu cầu của người dân nên việc thực hiện dự án diễn ra nhận được sự ủng hộcủa nhân dân trong xã

Đối với chương trình thu gom rác thải, chương trình này đã được thực hiện

từ năm 2011 Chương trình này nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền

và toàn thể nhân dân trong xã nhằm xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp

và đảm bảo về mặt sức khỏe cho người dân Xã đã tiến hành thực hiện chươngtrình này bằng cách đầu tư cho 11 xóm, mỗi xóm một xe đổ rác và thành lập độithu gom rác Đội thu gom rác sẽ thực hiện công việc của mình một tuần 3 buổi

để đi thu gom rác cho các hộ gia đình trong xã Kinh phí để chi trả cho đội thugom rác là mỗi xóm phải trả cho một người thu gom rác là 600 nghìn đồng docác hộ gia đình đóng cho trưởng xóm và trưởng xóm sẽ chi trả lương cho người

đi thu gom rác Với chương trình này, việc thu gom rác thải của người dân trong

xã đã được thực hiện nhưng vẫn còn có những hạn chế là lượng rác thu gom lạiđược thu về một địa điểm ngay đầu làng để cuối tháng có một xe chở rác đếnchở đi Việc rác bị ứ đọng dẫn đến gây ô nhiễm toàn bộ môi trường xung quanh

Trang 29

khu vực và gây khó khăn cho người dân cho việc canh tác trên đồng ruộng gần

đó Nguyên nhân là do kinh phí của xã phục vụ cho chương trình này còn yếukém, bên công ty môi trường không thể thường xuyên đến để thu gom rác chở đihàng ngày

3.2 Các dự án đang thực hiện tại cộng đồng

a) Dự án nước sạch

Đây là một dự án vừa được khởi công xây dựng vào ngày 15/11/2014 vớimục đích là tăng cường khả năng tiếp cận bền vững và sử dụng hiệu quả dịch vụcấp nước và vệ sinh ở trên địa bàn toàn xã Hiện nay dự án đang được thi công

và có tiến triển rất tốt Mặc dù thời tiết không ủng hộ lắm nhưng tất cả chínhquyền địa phương và nhân dân trong xã Phong Vân và Cổ Đô vẫn cùng nhauxây dựng và cố găng hoàn thành hệ thống nước sạch trong thời gian gần nhất

Dự án đầu tư xây dựng trạm cấp nước sạch liên xã Cổ Đô – Phong Vân cótổng mức đầu tư 82 tỷ đồng, trong đó vốn của Ngân hàng thế giới 60%, vốnngân sách thành phố 30% và nhân dân đóng góp 10% Là dự án đầu tiên đượckhởi công đầu tư xây dựng: Trạm bơm cấp I, tuyến ống nước thô, trạm xử lýnước, mạng đấu nối tới các hộ sử dụng nước,…khai thác từ nguồn nước sôngĐà

Sau khi hoàn thành, trạm cấp nước sẽ đáp ứng nhu cầu nước sạch chokhoảng 14120 hộ dân

b) Dự án rau an toàn

Đây là một dự án mới được khảo sát và có quyết định thực hiện tại xãnhưng chưa khởi công Theo bác chủ tịch xã thì dự án này sẽ được triển khai vàođầu năm 2015, nghĩa là sau khi hoàn thành xong chương trình dồn điền đổi thửa,người dân có diện tích đất trong tay của mình sẽ tiến hành quy hoạch khu vựctrồng rau để cung cấp ra thị trường

Với dự án này xã sẽ cùng ban điều hành dự án thực hiện tại thôn Vân Hội

để giúp cho người dân có được nguồn thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo, cung

Ngày đăng: 12/10/2015, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w