Thời gian thực hiện dự án

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG VÂN ,BA VÌ TP HÀ NỘI (Trang 42 - 46)

III. PHẦN 3: BÁO CÁO NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ CỦA CỘNG ĐỒNG VÀ DỰ ÁN HỖ TRỢ

e)Thời gian thực hiện dự án

Từ 1/ 1/2014 đến 30/3/2014

2.2 Lý do chọn dự án:

Xã Phong Vân nằm ở phía Tây Bắc huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện 15km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km về phía Tây Bắc. Đây là một xã đang trong quá trình thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới. Trong những năm gần đây, xã Phong Vân có sự phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị và trật tự xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo

hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp – thủ công nghiệp và dịch vụ, đời sống của nhân dân đang ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó là các vấn đề xã hội đang được nảy sinh, bao trùm lên cả là vấn đề rác thải. Khi đến với xã Phong Vân chúng ta không thể phủ nhận rằng môi trường ở đây trong sạch bởi ngay từ khi bắt đầu đến địa phận xã Phong Vân chúng ta sẽ nhìn thấy các bãi rác tự phát rất to ở ngay bên lề đường, ngay chỗ giao thông đi lại, gần khu dân cư và diện tích đất canh tác của các hộ dân trong xã. Mặc dù xã đã có chương trình thu gom rác thải trong khu dân cư, xóm làng nhưng tình trạng rác thải ứ đọng vẫn xảy ra phổ biến. Theo như chúng tôi quan sát thì ở các bãi đổ rác, mức độ rác thải là túi nilon khá lớn. Do địa bàn của xã có phát triển chợ, các của hàng dịch vụ hàng hóa nên việc sử dụng núi nilon của người dân thường xuyên diễn ra.

Đứng trước thực trạng trên cũng như đứng trước nhu cầu của người dân xã Phong Vân về vấn đề bảo vệ môi trường, nhóm chúng tôi quyết định xây dựng dự án “Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon trong sinh hoạt hàng ngày của

người dân Thôn Tân Phong-Xã Phong Vân- Huyện Ba Vì-TP Hà Nội” để

cung cấp cho người dân trong xã những thông tin hữu ích về tác hại của ô nhiễm môi trường, tác hại của việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt để thay đổi thói quen sử dụng túi nilon thường xuyên của người dân trong xã góp phần bảo vệ môi trường chung cho xã hội và bảo vệ sức khỏe cho chính họ.

2.3 Những cơ sở để xây dựng dự án

2.3.1 Căn cứ pháp lý để xây dựng dự án:

Theo mục tiêu phát triển thiên niên kỷ có mục tiêu thứ 7 có nội dung như sau:

+ Đảm bảo sự bền vững của môi trường: Tích hợp nguyên tắc phát triển bền vững trong các chính sách và chương trình quốc gia, giảm thiểu tổn thất về môi trường

Quyết định số 35/2008/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

Luật Bảo vệ môi trường ngày 19 tháng 11 năm 2005, trong đó quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia.

Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008.

Chính phủ đã phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020. Theo đó, hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; thay thế từng bước việc sử dụng túi nilon khó phân hủy bằng sử dụng các loại sản phẩm thân thiện với môi trường trong đời sống sinh hoạt cộng đồng; thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó giải pháp kinh tế là trọng tâm kết hợp với giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giải pháp khoa học công nghệ. Mục tiêu gần nhất đến năm 2015 là, giảm 40% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 20% khối lượng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom và tái chế 25% khối lượng chất thải là túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh hoạt.

UBND Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành công văn yêu cầu các Sở, ban ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sử dụng túi thân thiện với môi trường; thực hiện hiệu quả chương trình “Hạn chế sử dụng túi nilon vì môi trường” từ nay đến năm 2020.

Theo đó, Cục Thuế Thành phố, Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường thực hiện giám sát chặt chẽ việc thu nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy để bảo đảm công bằng trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các loại túi nilon thân thiện với môi trường

Căn cứ theo tình hình thực tế về thói quen sử dụng túi nilon của người dân xã Phong Vân, đặc biệt là ở thôn Tân Phong.

Căn cứ vào sự đồng ý của Ủy Ban Nhân Dân xã Phong Vân.

2.3.2 Các cơ sở (tiềm năng của địa phương) để triển khai dự án

Đây chính là nguồn lực để tiến hành thực hiện dự án, do đó nguồn lực để dự án thực hiện đạt hiệu quả bao gồm các nguồn lực sau.

Cấp độ 1:

- Tại thôn Tân Phong, tỉ lệ các hộ gia đình trồng chuối khá nhiều nên có thể tận dụng các lá chuối khô hoặc tươi để đựng thực phẩm chín hoặc tươi sống.

- Quanh chợ trồng khá nhiều chuối.

- Hiện tại, hầu hết các hộ dân đều có ti vi, đài nên qua các hoạt động của dự án người dân cũng theo dõi hơn đến các chương trình về môi trường trên truyền hình.

Cấp độ 2:

- UBND xã Tân Phong có hội trường khá rộng, với sức chứa khoảng 500 người, đây là nơi để có thể tổ chức các hoạt động của dự án.

- Tại địa bàn có 2 nhà may đang thực hiện sản xuất túi vải bền đẹp, an toàn, giá rẻ để bán ra thị trường nên có thể tận dụng đặt hàng may túi đi chợ cho từng hộ gia đình.

Cấp độ 3:

- Chính quyền xã đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống truyền thanh của xã được đặt ở trung tâm và có các loa phóng thanh đặt tại các xóm để người dân dễ dàng tiếp cận được các thông tin.

- Trên địa bàn xã có một cửa hàng in ấn tiện cho việc in áp phích để đưa đến tận tay người dân các thông tin của hoạt động dự án.

2.3.3 Sự cần thiết phải xây dựng dự án

Túi nilon là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường bậc nhất, nhưng lại đang được sử dụng rất phổ biến tại các chợ, các cửa hàng của xã, đặc biệt là người dân xã Phong Vân chưa có nhận thức về tác hại của túi nilon.

Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận sự tiện ích mà túi nilon mang lại trong sinh hoạt hàng ngày. Người tiêu dùng đi chợ mua một vài món hàng nhỏ hay nhiều món chỉ cần lấy túi nilon đựng về. Dần dần sử dụng túi nilon trở thành

một thói quen khó bỏ. Sau đó, những chiếc túi nilon cùng với rác bị vứt bừa bãi ra tự nhiên. Thói quen xấu này đã gây nhiều tác hại đến môi trường sống, sức khỏe của con người gây ra nhiều bệnh tật.

Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ, khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị phân huỷ hoàn toàn. Với việc sử dụng kinh hoàng như hiện nay, con người đang phải trả giá cho việc môi trường bị ô nhiễm từng ngày, từng giờ.

Túi nilon được sử dụng khắp mọi nơi từ của hàng bán rau, dưa cà muối đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Nếu như trước đây, các loại đồ ăn như xôi, bánh, bún, đậu,… hay thậm chí là các thực phẩm tươi sống như thịt, cá,… được người bán hàng gói trong lá chuối dọc sẵn, hoặc rau được đựng trong tầu lá chuối rồi dùng dây thắt lại,... thì ngày nay ở khắp các khu chợ lớn, bé, bất kể thực phẩm nào cũng được đựng bằng túi nilon. Mặc dù ở siêu thị có bán loại túi dùng nhiều lần nhưng ít người mua và thay vào đó, họ thường chỉ dùng túi nilon phát sẵn.

Do quá trình nông thôn hóa của xã với rất nhiều chương trình và dự án đã được triển khai đặc biệt là đề án “ Xây dựng nông thôn mới” đã đem những hiệu quả tích cực và sự thay đổi lớn nhưng đã làm nảy sinh ra các vấn đề xã hội mới. Đặc biệt các vấn đề liên quan đến môi trường, trong đó có việc sử dụng túi nilon một cách tràn lan của người dân đã trở thành một thói quen mà đi đâu cũng bắt gặp. Trong quá trình tiếp xúc và làm việc với cộng đồng chúng tôi nhận thấy vấn đề sử dụng túi nilon của người dân là một vấn đề cấp thiết cần được quan tâm. Vì vậy nhóm chúng tôi đã quyết định xây dựng dự án này tại xã Phong Vân – Ba Vì – Hà Nội.

2.4 Mục tiêu của dự án:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ PHONG VÂN ,BA VÌ TP HÀ NỘI (Trang 42 - 46)